Không tranh và thắng

Nhu đạo nói, ‘Kẻ thù thất bại bởi điểm yếu riêng của anh ta. Không cần ném anh ta xuống.’

Nhu đạo đã được phát triển từ chính lời kinh này của Lão Tử. Và với lời kinh này của Lão Tử và các tư tưởng của Phật, Thiền đã được sinh ra. Quan niệm của Phật đạt tới Trung Quốc từ Ấn Độ. Vào thời đó tư tưởng của Lão Tử đã thịnh hành trong bầu không khí của Trung Quốc và việc hợp lưu của hai luồng này đã tạo ra một tôn giáo tuyệt đối mới – tôn giáo Thiền. Phật cũng đã nói ở mức độ khác và theo những lời khác, rằng ông ấy đã bị đánh bại bởi quân địch bên trong nhóm ông ấy, bởi những người mà ông ấy đã tranh đấu vì họ. Ông ấy đã không thể thắng được họ. Và thế rồi khi ông ấy từ bỏ mọi tranh đấu, ông ấy đã nhận ra ông ấy chưa bao giờ thất bại! Khi những tư tưởng này của Phật trùng hợp với những lời kinh của Lão Tử, một khoa học mới đầy đủ đi vào hiện hữu – khoa học của việc thắng mà không tranh. Khoa học đó là: Không tranh và thắng. Thắng không qua tranh. Thành công mà không có sức mạnh ý chí!

Chúng ta không thể hình dung được điều này vì chúng ta bao giờ cũng tin rằng nơi có cạnh tranh và ganh đua, có thắng lợi; và nơi có chiến tranh, có vòng hoa chiến thắng. Cho nên Lão Tử sẽ dường như là mâu thuẫn với chúng ta vì ông ấy nói “Yếu chí mạnh xương.” Tại sao ông ấy làm khác biệt giữa xương và sức mạnh ý chí? Nếu như tôi công kích bạn, xương bạn phải mạnh thế để hấp thu việc công kích dữ dội. Bởi xương được ngụ ý là cấu trúc hấp thu cú đánh. Xương này phải đủ mạnh để chịu được bất kì bất kì sự thái quá nào do người khác tác động lên thân thể. Đồng thời, phải không có bản ngã bên trong để chống lại và tranh đấu lại.

Nhớ, để đánh nhau chúng ta không cần đến thân thể mạnh như chúng ta cần để chống cự. Người yếu cũng có thể đánh nhau. Và nếu thân thể là yếu và tâm trí điên, người này có thể đánh nhau rất khá. Thể chất yếu không cản trở đánh nhau và sự thật là, bao giờ người yếu cũng hăm hở đánh nhau.

Tôi đã từng được kể cho rằng khi người Mĩ đầu tiên bước ra cảng Hồng Kông, ông ấy thấy hai người Trung Quốc đánh nhau. Những người Trung Quốc này được liên kết với phẩm cấp của Lão Tử. Trong mười phút ông ấy đứng nhìn họ. Cả hai người dí mặt vào nhau, đưa nắm đấm siết chặt lên ngay mũi người kia, tung ra những lời lăng mạ và làm ầm ĩ lên thế rồi họ lui ra. Nhưng không có đánh nhau. Sau khi quan sát họ trong mười phút ông ta hỏi người hướng dẫn, “Chuyện gì xảy ra vậy?”

Người hướng dẫn nói, “Đây là đánh nhau đấy – phong cách Trung Quốc.” “Nhưng không có đánh nhau!” Người Mĩ nói. “Tôi quan sát trong mười phút vừa rồi. Những người này tới gần để đánh lẫn nhau, thế thì tại sao họ lui ra sau?” Người hướng dẫn đáp, “Trong 2000 năm qua, chính niềm tin của đất nước này là người công kích trước là thua. Cho nên cả hai đều đợi người kia bắt đầu, vì người bắt đầu sẽ mất kiểm soát trên bản thân anh ta trước hết. Và ngay khi một trong họ đánh, đám đông sẽ giải tán vì họ biết người thắng. Bây giờ mỗi người đều cố xúi bẩy người kia. Chúng ta hãy xem ai thua.” Một lời kinh rất kì lạ – Người công kích thua cuộc đánh nhau.

Đây là xu hướng tư tưởng của Lão Tử – kẻ yếu công kích trước.

Tôi đã nhắc tới Machiavelli hôm qua. Triết lí của Lão Tử và Machiavelli là song hành. Machiavelli nói, “Phương thuốc tốt nhất để bảo vệ là tấn công trước.” Hình thức phòng thủ tốt nhất là tấn công trước. Và Machiavelli là đúng vì người yếu phải có một thứ hơn đối thủ của mình, chỉ thế thì mới có cơ hội cho anh ta thắng. Thông điệp này là dành cho người yếu. Thực ra, chỉ người yếu nghĩ dưới dạng phòng thủ. Lão Tử nói, “Khi công kích tới, uống nó!” Vấn đề công kích không nảy sinh – dù là đầu tiên hay cuối cùng. Nhận nó vào bên trong bản thân ông. “Nếu thân khoẻ, chí rỗng và mạnh xương – tường phải là mạnh và người chủ ở bên trong dường như không hiện hữu. Thế thì,” Lão Tử nói, “người hoàn hảo được sinh ra.”

Quan niệm này chính là việc đảo ngược của cách nghĩ của chúng ta; và vì mọi chuẩn phán xét của chúng ta chính là cách nghĩ đối lập với Lão Tử. Chúng ta chắc sẽ nói, việc không chống lại cuộc công kích là dấu hiệu của yếu đuối, của hèn nhát. Sự sống thách thức ở mọi bước và bạn đứng ở chỗ bạn hiện hữu! Bão đến và bạn nằm dài trên đất; hay sông mang bạn đi và bạn được mang đi xa, bạn không bơi!

Hàng xóm của Nasruddin một hôm chạy tới anh ta. “Khẩn trương lên Mulla, vợ anh bị ngã xuống sông rồi! Dòng nước chảy mạnh và sông đầy nước mưa. Khẩn trương lên nếu không cô ấy có thể ra tới đại dương!” Nasruddin chạy ra. Có đám đông lớn trên bờ sông. Anh ta nhảy xuống sông và bắt đầu bơi ngược dòng. Dòng chảy mạnh thế anh ta không thể nào tiến lên được. Mọi người hô to cho anh ra rằng anh ta đang đi sai hướng. Họ nói, “Mulla anh ngu thế. Khi một người ngã xuống sông người đó không nổi ngược dòng đâu! Vợ anh đã đi xuôi sông rồi.”

Mulla đáp, “Tôi xin lỗi, tôi biết vợ tôi hơn các ông. Cô ấy bao giờ cũng làm điều đối lập. Tôi biết cô ấy trong 30 năm qua. Cô ấy không thể xuôi dòng sông được nếu các ông nói mọi người ngã xuống sông đều đi xuôi dòng. Cô ấy phải đã đi ngược dòng!”

Có những điều đảo ngược thế giữa Lão Tử và chúng ta. Do đó khó hiểu ông ấy. Khoa học logic của ông ấy là đảo ngược hoàn toàn với suy luận của chúng ta. Điều chúng ta coi như hèn nhát, Lão Tử gọi là sức mạnh. Ông ấy nói, “Khả năng ông có để đánh nhau càng lớn, càng ít có hung hăng để đánh nhau. Và nếu sức mạnh và lực của người ta là đầy đủ, sẽ không có đánh nhau chút nào!”

Hiểu điều đó theo cách này: Chúng ta đứng trước cổng của Thượng đế và ném lời lăng mạ vào Ngài. Không có đáp ứng. Những người vô thần nói xấu Thượng đế từ hàng nghìn năm nay, vậy mà không lần nào xảy ra chuyện Thượng đế đã làm cho biết tới sự hiện diện của Ngài. Ngài không cảm thấy chẳng chứng tỏ bản thân Ngài là hèn sao? Nhưng Ngài im lặng. Và Lão Tử nói “Ngài im lặng vì Ngài là quyền năng tối cao.” Không có chống lại ở đó. Nếu người vô thần tung hô “Không có Thượng đế,” và tiếng vọng dội lại, “Không có Thượng đế!” Ngài hợp tác với người không tin nữa – không có đối lập. Quyền năng càng lớn, chống lại càng nhỏ.

Một linh mục dạy một lớp về Kinh Thánh trong trường. Ông ta hỏi lũ trẻ liệu chúng có hiểu mọi điều ông ấy đã nói cho chúng về tha thứ ngày hôm trước không. “Nếu ai đó tát con, con có tha thứ cho người đó không?” Ông ta hỏi một cậu bé. Cậu bé đáp, “Con có thể có khả năng làm điều đó nếu người đó già hơn con. Nhưng sẽ khó mà tha thứ cho người đó nếu người đó trẻ hơn con.”

Đây đích xác là trạng thái của tâm trí chúng ta. Chúng ta khuất phục những người chúng ta có thể đàn áp, chúng ta gây phiền phức cho những người chúng ta có thể gây phiền phức, chúng ta làm tổn thương những người chúng ta có thể làm tổn thương một cách an toàn và khi chúng ta không thể làm được, chúng ta viện đến kinh sách để giải thích điều đó.

Lão Tử nói, “Để cho trung tâm đó không còn lại bên trong ông, cái nghĩ dưới dạng lớn và nhỏ, cao và thấp; cái nghĩ và lập mưu cách xử sự với ai, cái lập mưu cho mọi tình huống. Nói cách khác, để không có quyết tâm.”

Lão Tử không đáp ứng cho dù một đứa trẻ nhỏ tát ông ấy. Ông ấy cũng không đáp ứng nếu nhà vua công kích ông ấy! Nếu bạn hiểu rõ lời kinh này, điều đó trở thành kinh lớn cho sadhana.

Thử một thực nghiệm về không chống lại – chỉ trong một tuần. Quyết tâm không chống lại, dù bất kì cái gì xảy ra. Bất kì cái gì bạn đã chống lại trước đây, bạn sẽ không chống lại trong bẩy ngày tới. Mọi thứ bạn kìm nén cho tới giờ, bạn sẽ không kìm nén cho bẩy ngày tới. Trong khoảnh thời gian ngắn này bạn sẽ thấy rằng bạn đã thu thập nhiều năng lượng thế, bạn không thể hình dung được. Thế thì bạn sẽ thấy rất khó làm phí hoài năng lượng này. Chúng ta không có ý tưởng về cách chúng ta làm tiêu tán năng lượng của mình! Tôi đang bước đi dọc đường. Một đứa trẻ nhỏ cười tôi; lập tức sự chống lại bắt đầu!

Một lần Lão Tử bị ai đó trong làng công kích. Lão Tử thậm chí không nhìn lại để xem kẻ vô lại là ai. Kẻ tinh quái quay lại chạy tới ông ấy và nói, “Ít nhất xin ông nhìn lại bằng không nỗ lực của tôi sẽ thành vô ích!” Lão Tử đáp, “Đôi khi do nhầm lẫn, móng của chúng ta gây đau cho chúng ta. Thế thì chúng ta làm gì? Hay nhiều lúc chúng ta ngã và làm gẫy chân tay của mình – và đó toàn là lỗi của chúng ta! Thế thì chúng ta làm gì!”

Lão Tử đã nói, “Có lần ta đang ngồi trong một thuyền. Một thuyền rỗng tới và đụng vào thuyền của ta. Thế thì ta có thể làm gì? Giá mà đã có người chèo thuyền trong chiếc thuyền đó, chắc đã có phiền phức. Kể từ ngày đó ta đã quyết định rằng nếu ta không làm bất kì cái gì khi chiếc thuyền là rỗng, vậy khác biệt gì nếu có người chèo thuyền? Bạn đã làm xong việc của bạn rồi. Giờ đi con đường của bạn đi. Để tôi chăm nom công việc của tôi.” Người này lại tới ngày hôm sau và nói, “Tôi đã không thể nào ngủ được cả đêm! Ông là loại người gì vậy? Xin làm cái gì đó, nói cái gì đó để cho tôi có thể thoát khỏi lo âu!”

Điều tự nhiên là người đó đã bị bất an bên trong. Tất cả chúng ta sống trong hi vọng và mong đợi. Nếu tôi lăng mạ ai đó, tôi tin lời lăng mạ sẽ được đáp trả lại. Nếu nó được đáp trả lại, tôi cảm thấy mọi thứ đang đi theo qui tắc. Nếu nó không quay lại, chúng ta cảm thấy bất an. Nếu tôi yêu ai đó, tôi coi điều đương nhiên là tình yêu của tôi sẽ được đáp lại. Nếu nó không như vậy, tôi bị rối trí. Chúng ta quyết định cho và nhận các đồng tiền với mọi thứ.

Lão Tử nói, “Biến đổi những đồng tiền này đi. Trở thành số không bên trong, bỏ đi sức mạnh ý chí và để bất kì cái gì xảy ra, xảy ra.” Thế thì chúng ta sẽ nói, “Chúng tôi có thể mắc bệnh nào đó, chúng tôi có thể chết, chúng tôi có thể bị cướp, chúng tôi sẽ bị phá sản!” Chúng ta tìm ra cả nghìn cớ. Nhưng những luận cứ của chúng ta sẽ không có cơ sở vì từ mọi thứ chúng ta đang cố giữ, không cái gì còn lại. Mọi thứ bị mất. Chúng ta không thể ngăn được chết cũng không ngăn được bệnh, không ngăn được bất kì cái gì. Mọi thứ bị phá huỷ. Và trong nỗ lực của chúng ta để giữ những thứ này, chúng ta thậm chí không đạt tới bất kì cái nào trong chúng. Nếu như có cái gì đó được đạt tới, nó sẽ không bị phá huỷ.

Thử thực nghiệm đã được nhắc tới trên đây trong bẩy ngày. Với tôi nghĩa của tính sannyas là điều Lão Tử nói. Ông ấy nói, “Sannyasin là người từ bỏ mọi quyết tâm và chấp nhận buông xuôi; người từ bỏ mọi tranh đấu với thế gian và trở thành có tính hợp tác. Người tuyên bố mình không có thù địch với bất kì cái gì; bất kì chỗ nào gió đưa người đó đi, người đó đi. Người đó không khăng khăng vào bất kì cái gì. Người đó chấp nhận bất kì cái gì xảy ra. Không có mục đích nào mà người đó muốn đạt tới. Bất kì chỗ nào người đó đạt tới, đó là đích đến của người đó. Người như vậy là sannyasin. Thái độ mang tính sannyas như vậy mở ra các cánh cửa tới kho báu tối cao của thế gian.”

Lão Tử nói, “Cái trị của Thánh nhân…” Từ này cần suy tư vì hiền nhân không có cái trị. Ít nhất, chúng ta chưa bao giờ nghe thấy điều đó! Nhưng đây là một chân lí rất cổ đại. Đã có thời mà hiền nhân cai trị. Ông ấy không có chính phủ, ông ấy không có cấu trúc chính phủ nhưng qui tắc là của ông ấy.

Trong luật Jain họ nói “qui tắc của Mahavira.” Người cai trị được gọi là vua, thầy dạy. Do đó chúng ta gọi Mahavira và Phật, là thầy dạy. Và bất kì cái gì Shastas (thầy dạy) nói được soạn lại thành sách mà được biết tới là shastras (kinh sách), shasan (chính quyền) ngụ ý cái được cho như qui tắc, bởi việc tuân thủ điều đó, người ta đạt tới đích đến của mình.

Cho nên Lão Tử nói, “Rằng các thánh nhân trong qui tắc của họ và trong tuyên bố của họ tạo ra những kinh sách như vậy theo đó họ cố làm trống rỗng tâm trí của người và nhét đầy bụng người đó. Các thánh nhân phá huỷ sức mạnh ý chí của họ và làm mạnh cho xương của họ.” Mọi phương pháp của Hatha-Yoga đều hướng tới làm mạnh cho thân thể. Nó được nhằm vào việc loại bỏ sức mạnh ý chí, và mang vào buông xuôi. Nếu điều này tới bên trong việc hiểu của người ta, đây là một hình thể hoàn toàn mới của nhân cách. Thế thì chúng ta không phải như chúng ta bây giờ. Đây là cách nhìn khác vào mọi thứ – động thái khác.

Thế thì mọi thứ bắt đầu xuất hiện ngay khi chúng ta bắt đầu nhìn. Nếu bạn đã quyết định là tỉnh táo và được chuẩn bị cho cuộc công kích vào mọi lúc, bạn chắc chắn sẽ thấy kẻ thù mọi ngày. Vũ trụ là rất lớn và thoả mãn cho nhu cầu của mọi người. Nếu bạn ra ngoài để tìm kẻ thù, bạn sẽ thấy kẻ thù mọi khoảnh khắc và đây là cái gì đó cũng hệt như khi bạn làm đau chân bạn, cả ngày dường như bạn đang nhận các cái đau tại chính chỗ duy nhất! Đôi khi bạn cũng tự hỏi – tại sao? Tại sao cùng một chỗ cứ bị đau lặp đi lặp lại và không phải là phần khác của thân thể? Sự kiện là, chân bị đau mọi ngày tại một chỗ đặc biệt nhưng bạn không cảm thấy nó. Hôm nay phần đó của bạn là nhạy cảm, cho nên bạn cảm thấy nó. Các phần khác của thân thể không cảm thấy vì chúng không nhạy cảm.

Chúng ta chỉ cảm thấy những thứ mà chúng ta trở nên nhạy cảm với chúng. Nếu chúng ta nhạy cảm hướng tới hung hăng, nếu chúng ta cảm thấy toàn thể sự sống là cuộc tranh giành, là cuộc chiến, thế thì chúng ta sẽ thấy những người như vậy, người có thể là kẻ thù và chúng ta sẽ thấy những hoàn cảnh như vậy mà có thể dẫn tới xung đột.

Lão Tử cho chúng ta động thái khác, tính nhạy cảm khác, cách khác để nhìn mọi thứ. Ông ấy nói, “Tìm hợp tác.” Và người khởi hành với việc cảm này, sẽ bắt đầu thấy bạn bè ở bất kì chỗ nào người đó đi; vì bây giờ tính nhạy cảm của người đó là khác. Bất kì cái gì chúng ta tìm, chúng ta thấy, hay chúng ta có thể nói, “Bất kì cái gì chúng ta thu được đều là từ việc tìm riêng của chúng ta.” Chúng ta không bao giờ thu được cái mà chúng ta đã không tìm trong thế giới này. Cho nên nhớ bất kì khi nào bạn thu được cái gì đó, nó là kết quả của việc tìm kiếm riêng của bạn. Nhưng chúng ta không nghĩ theo cách này. Nếu chúng ta gặp kẻ thù, chúng ta nói, “Làm sao tôi có thể đã tìm anh ta được? Anh ta là kẻ thù mà tôi đã bắt gặp.” Không. Bạn sẵn sàng để gặp kẻ thù, bạn nhạy cảm hướng tới anh ta. Bạn đã đi tìm anh ta.

Trạng thái hợp tác này là gì? Xung đột và cộng tác là gì?

Kropotkin đã viết một cuốn sách và Kropotkin là một nhân cách duy nhất của thời đại này. Thời đại này là thời đại của xung đột. Toàn thể kỉ nguyên của chúng ta là kỉ nguyên của xung đột nơi mọi tư tưởng, ngay từ Marx tới Mao, đều được chất đầy bởi xung đột và cãi vã. Trong một kỉ nguyên như vậy, có một người ngoại lệ – Kropotkin; và ông ấy là người Nga. Ông ấy nói, “Hợp tác không xung đột!” Đây là một khẩu hiệu rất quí giá mà ông ấy đã đề nghị, mặc dầu không ai chú ý tới ông ấy vì tính nhạy cảm của thời đại này không theo hướng này.

Darwin đã cố chứng minh rằng sống là đấu tranh sinh tồn và ông ấy cũng đã chứng minh sự sống sót của kẻ mạnh nhất. Kẻ mạnh nhất theo ông ấy là chuyên gia trong nghệ thuật chiến tranh.

Trong vòng 300 năm của Darwin, lí thuyết về đấu tranh đã trở nên được phát triển đầy đủ và luồng tư tưởng này đã làm cho chúng ta ngày càng hăm hở hơn với xung đột. Bây giờ chúng ta đã chấp nhận đầy đủ quan niệm này – rằng sống là đấu tranh. Mọi người đang đấu tranh: bố với con trai, con trai với bố, chồng với vợ và vợ với chồng. Mọi người đang đấu tranh. Đó không chỉ là đấu tranh giai cấp, toàn thể cuộc sống của chúng ta đã thừa nhận hình thái của xung đột, điều đã dần dần thấm vào mọi mức của sự tồn tại.

Và từng người đều một mình, đấu tranh với phần còn lại của thế giới!

Kropotkin nói, “Không xung đột mà hợp tác phải là cơ sở.” Điều thú vị nhất ông ấy nói là, “Ngay cả để xung đột, hợp tác là cần thiết.” Kẻ thù của bạn phải hợp tác với bạn để đánh nhau. Nếu anh ta từ chối hợp tác, không có cách nào để đánh nhau! “Cho nên,” Kropotkin nói, “ngay cả với xung đột, hợp tác là cần thiết nhưng đồng thời, xung đột không cần cho hợp tác, hợp tác là nền tảng vì ngay cả xung đột cũng không thể có nếu không có nó.”

Nếu tôi muốn đánh bạn, hợp tác của bạn là tuyệt đối cần thiết dưới dạng này hay dạng khác. Nếu bạn không hợp tác chút nào, thế thì đánh nhau là không thể được. Đánh nhau cũng là trò chơi hợp tác lớn. Khi hai người đánh nhau, họ hợp tác với nhau theo nhiều cách. Nhưng để hợp tác, xung đột không được cần. Điều này ngụ ý rằng hợp tác là sâu hơn bên trong.

Kropotkin nói, “Darwin đi vào rừng rậm và thấy rằng sư tử giết các con vật khác một cách có chủ tâm. Bây giờ nếu sư tử tấn công một con vật trong 24 giờ, nó hợp tác với các con vật khác trong 23 giờ còn lại! Điều này Darwin đã không chú ý. Các con vật trong rừng, không đánh nhau cả hai mươi bốn giờ. Sự thực là, không có con vật nào đánh nhau nhiều hơn con người.”

Có một fakir người Sufi, Jalaluddin. Ông ấy đang ngồi, mất hút trong thiền. Một trong các đệ tử của ông ấy chạy tới ông ấy và nói, “Xin thầy tỉnh dậy nhanh lên, một con khỉ đã lấy được chiếc kiếm! Thảm hoạ nào đó nhất định xảy ra.” Jalaluddin nói, “Kiếm đã không rơi vào trong tay của người, phải không? Thế thì không có sợ. Đừng rối lên thế.”

Không có nhiều xung đột hay tranh đấu trong rừng rậm như chúng ta tưởng tượng. Đây chỉ là quan niệm của chúng ta về rừng rậm. Điều này là không đúng. Có nhiều hợp tác ở đó. Nhưng rừng rậm của người, điều người đó gọi là văn hoá, xã hội, tuyệt đối là sào huyệt của xung đột. Điều này là không rõ ràng: nhưng trong khi đó mạng thù hằn này đang lan rộng khắp nơi.

Kropotkin nói điều Lão Tử đã nói ở trên mức độ khác toàn bộ và sâu hơn. Lão Tử nói, “Hợp tác,” nhưng duy nhất dành cho người có thể hợp tác, người có sức mạnh ý chí bị tắt ngấm. Xung đột là có thể chỉ bởi những người có sức mạnh ý chí mạnh mẽ bên trong. Quyết tâm càng lớn xung đột càng lớn. Quyết tâm là lời kinh của xung đột. Nếu sức mạnh ý chí phai mờ đi, xung đột sẽ biến mất, vì thế thì yếu tố đánh nhau sẽ không còn nữa. Tập luyện điều này và thấy đi.

Mọi lời nói của Lão Tử đều đáng thực nghiệm. Nếu bạn thực nghiệm trên nó, việc hiểu của bạn về nó sẽ sâu hơn. Bằng việc đơn thuần nghe tôi, điều đó sẽ không đi tới rõ ràng cho bạn. Bạn có thể nghe tôi và cảm thấy bạn hiểu. Vậy mà bạn sẽ không hiểu, vì việc hiểu này sẽ giống như chớp loé của sét trong bóng tối – một khoảnh khắc mọi thứ đều sáng, thế rồi tất cả lại là tối. Điều này là vì logic riêng của bạn, suy luận riêng của bạn đã cùng bạn từ nhiều lần sinh, và điều này bao gồm xung đột, tranh giành. Trong việc huấn luyện logic lâu dài thế, nếu chớp loé sáng cho một khoảnh khắc bằng việc nói của ai đó về hợp tác, điều đó có thể kéo dài được bao lâu? Chừng nào bạn chưa thực nghiệm việc hợp tác và cảm thấy sự khác biệt đi ngược lại kinh nghiệm xung đột của bạn, chớp loé này sẽ không kéo dài. Tiến hành thực nghiệm này đi – chỉ trong bẩy ngày.

Hiểu lời kinh này, làm lời nguyện trong bẩy ngày rằng từ ngày mai trong bẩy ngày các bạn sẽ thực hành hợp tác, với điều có thể xảy ra. Bất kì chỗ nào hoàn cảnh xung đột nảy sinh, tôi sẽ hợp tác. Thế thì lời kinh này sẽ giao bí mật của nó. Bí mật của mọi lời kinh này mở ra không bởi việc giải thích mà bởi việc thực nghiệm. Nếu bằng việc giải thích sự việc trở nên rõ ràng rằng nó đáng thực nghiệm, thế thì điều đó là đủ. Hợp tác với người bạn tranh đấu với họ đi. Cúi mình trong những hoàn cảnh mà bạn kháng cự cứng nhắc và kiêu căng, chảy trong chúng, nằm thấp – tuyệt đối phẳng. Thế rồi xem liệu trong bẩy ngày, bạn bị phá huỷ hay được tái sinh. Xem liệu trong bẩy ngày bạn đã trở nên yếu hơn hay mạnh hơn; liệu bạn thua hay được cứu; liệu bạn ốm hay khoẻ. Thế thì phẩm chất mới sẽ bắt đầu tới bên trong kinh nghiệm của bạn.

 

Từ “Con đường Đạo”. T.1, Ch.10 Bí mật của bụng đầy và tâm trí rỗng – Đạo