Giá trị trong tương quan với tính hiếm hoi

Thực ra chúng ta trao giá trị cho các thứ hiếm. Nếu một thứ mà không hiếm, thế thì dù nó giá trị thế nào, chính sự kiện rằng nó dễ dàng sẵn có làm giảm giá trị của nó. Tính hiếm hoi tạo ra giá trị.

Lão Tử nói, “Nếu món hàng hiếm không được cho là quan trọng thì yếu tố trộm cắp có thể được tiêu diệt.” Thế thì không ai sẽ là kẻ cắp hay người bất lương. Nhớ, lương thiện được cần đến để sống cuộc sống nhưng nếu bạn có tham vọng vươn lên trên người khác, bất lương trở nên cần thiết. Lương thiện là đủ, chỉ để sống và nếu mọi người làm nỗ lực chỉ để sống, không cần tới bất lương. Nhưng nếu bạn muốn vươn lên trên việc sống đơn thuần, nếu bạn khao khát không phải một mình bánh mì mà còn cả viên Kohinoor, thế thì lương thiện là không đủ. Lương thiện không thể cho bạn viên Kohinoor; bạn sẽ phải là bất lương. Một sự kiện cũng thú vị là thứ càng hiếm, bạn sẽ càng phải bất lương hơn. Bây giờ chẳng hạn, chúng ta tất cả đang ở đây. Nếu mọi người ngồi ở chỗ riêng của mình, không có cãi nhau nhưng nếu tất cả các bạn cố chiếm ghế của tôi, sẽ có hỗn độn. Người gây rối nhất sẽ thành công trong việc chiếm giữ chiếc ghế.

Bây giờ nếu chúng ta quyết định rằng việc ngồi trên chiếc ghế này là mục đích của sự sống, thế thì sẽ không có gì ngoài tranh giành, gây rối trật tự và bất lương trong phòng này. Người xoay xở chiếm chiếc ghế cũng sẽ không có khả năng ngồi an bình vì sẽ có những người khác bao giờ cũng kéo chân người đó, cố đem người đó xuống. Cho nên người đó sẽ chỉ dường như ngồi thôi. Thực tại, người đó bao giờ cũng sẽ trong trạng thái căng thẳng và dồn nén thường xuyên vì người đó sợ người đó có thể bị lôi xuống vào bất kì khoảnh khắc nào bởi những người khác đang cố đoạt được chiếc ghế này theo cùng cách.

Sáng suốt của Lão Tử là rất sâu lắng. Ông ấy nói “Không cho mọi thứ ý nghĩa nào mà không dễ dàng sẵn có.” Tức là, không cho mọi thứ là quan trọng, cái là hiếm, và sẽ không có trộm cắp, không có bất lương trên thế giới. Bằng việc trừng phạt kẻ cắp, kẻ cắp không thể bị tiêu diệt, bằng việc thuyết giảng và giảng giải cho kẻ cướp, bạn không thể kết thúc được việc cướp bóc và bằng việc làm cho kẻ cắp sợ những khủng khiếp của địa ngục, bất lương sẽ không kết thúc. Không cho các thứ hiếm hoi là quan trọng và mọi điều này sẽ kết thúc. Chỉ nghĩ vậy và điều này kết thúc.

Bất kì khi nào bạn đã từng là bất lương hay bất kì khi nào bạn đã phạm tội trộm cắp hay muốn phạm tội trộm cắp, bạn không bao giờ làm một cách thuần tuý thế chỉ vì kiếm sống; thay vì thế mà vì cái gì đó nhiều hơn việc sống. Bạn có thể đã cố lừa bản thân bạn rằng điều đó là cần thiết cho sự sống nhưng nó bao giờ cũng là cái gì đó nhiều hơn sự sống. Bạn có thể đã làm nó để có được áo sơ mi tốt; bất lương không phải là cần thiết để che đậy thân thể. Người quan tâm chỉ tới việc che đậy thân thể mình sẽ không bao giờ là bất lương. Người như vậy, nếu được cần, thậm chí sẽ sẵn sàng đi trần trụi ngày nào đó nhưng sẽ không bao giờ sẵn sàng là bất lương. Nhưng nếu chỉ đơn thuần che đậy thân thể là không đủ và cái nó che đậy là không quan trọng nữa, thế thì một mình lương thiện sẽ không có tác dụng. Nghĩa của lời kinh này của Lão Tử là ở chỗ một mình sự sống, sự tồn tại không chấp nhận bất lương là cần thiết. Chính chỉ là xu hướng của chúng ta đặt ý nghĩa cho các thứ mà là hiếm hoi thì mới làm lan rộng toàn thể mạng lưới bất lương.

Do đó nhớ lấy, cộng đồng càng lạc hậu, nó càng ít bất lương và lí do cho điều đó chỉ là việc này, rằng bất kì cái gì mà cộng đồng coi là có giá trị đều là sẵn có một cách dễ dàng. Bây giờ có những người Adivasis này. Họ coi thức ăn, khố, dầu lửa là có giá trị và đây toàn là các thứ sẵn có một cách dễ dàng. Trong một số nhà có một đèn lồng cháy sáng và trong một số nhà có hai đèn lồng, nhưng điều này không làm cho họ áy náy vì khối lượng công việc được làm là như nhau, dù đèn lồng là hai hay một chiếc. Ham muốn của họ không nhiều hơn điều này. Không có thứ mà họ ham muốn tới mức họ có thể phải bán hồn của họ.

Nhớ chúng ta phải bán hồn riêng của chúng ta để có được thứ hiếm hoi. Vì nó không sẵn có bằng lao động chăm chỉ vất vả. Không ai đã bao giờ có thể mơ được rằng nếu người đó làm việc một cách lương thiện từng ngày trong tám giờ, ngày nào đó người đó sẽ thấy viên Kohinoor trong vòng cổ của vợ mình! Đây là cái gì đó mà ngay cả Mahavira hay Phật không thể nghĩ tới được. Người cao quí nhất không bao giờ có thể tuyên bố rằng bằng việc sống một cách giản dị và chất phác, người đó có thể có được viên Kohinoor để trang điểm cho cổ của vợ mình. Viên Kohinoor trang điểm cho cổ của người mà người đó sẵn sàng cắt hàng triệu cái cổ. Khi chỉ có một viên kim cương và hàng triệu người khao khát nó, vấn đề không thể đơn giản thế.

Nhưng chúng ta bao giờ cũng cho các vật hiếm là có giá trị. Phương pháp đánh giá của chúng ta là như vậy. Một vật càng ít sẵn có thì nó càng được cho là có giá trị nhiều hơn. Tính sẵn có của một vật không cộng hay trừ từ phẩm chất của vật này. Tiêu chí thực tại phải là cách đi vòng khác.

Tôi đã nghe nói rằng Abraham Lincoln một đêm có một giấc mơ. Ông ấy thấy bản thân ông ấy đi qua một đám đông lớn và mọi người nhìn ông ấy và thì thào vào tai nhau. Ông ấy có thể nghe thấy họ nói, “Một người có vẻ bình thường thế, cần gì làm ông ấy thành tổng thống Mĩ?” Lincoln khó chịu. Ông ấy đã không biết phải làm gì. Tiếng xì xào này lan đi và ông ấy có thể nghe thấy cùng điều này được lặp đi lặp lại mãi. “Họ không thể tìm ra người dễ ưa hơn để giữ chức vụ cao thế sao?” Lincoln trở nên không thoải mái tới mức ông ấy thức dậy. Ông ấy không thể ngủ được phần còn lại của đêm.

Đến sáng ông ấy viết trong nhật kí của mình về giấc mơ này và cũng cả câu trả lời của ông ấy cho nó. Ông ấy nói, “Tôi tin có lí do để chọn tôi làm tổng thống. Các bộ mặt mà Thượng đế tạo ra theo số rất nhỏ, tôi cảm thấy Ngài không thích chúng. Do đó tôi cảm thấy ngài ưa thích các bộ mặt thường, vì ngài tạo ra chúng theo số lớn thế! Và bộ mặt thường là chọn lựa của Thượng đế. Mặt phi thường đôi khi ngẫu nhiên được tạo ra bởi sai sót nếu không thì chắc chúng đã có theo số lớn rồi.”

Lincoln đã viết đùa vậy nhưng cái được tạo ra theo số lượng lớn phải là cơ sở của sự sống. Nhưng chúng ta làm khác đi. Kiểu nét mặt mà nói chung mọi người có là không có giá trị với chúng ta. Chúng phải là tới mức không phải ai cũng có – thế thì điều đó trở thành có giá trị. Vậy chúng ta làm tăng lên việc tranh giành và đấu tranh và bắt đầu cuộc đua về cái bất thường, điều làm cho mọi người thành điên. Và cuộc tranh giành quyết liệt này không có kết thúc! Đây không phải là trong một thứ mà trong mọi thứ trong sự sống.

Nếu tâm trí họ không bị hút hướng tới những điều đáng mong muốn, tim họ sẽ trở nên không bị đau khổ. Nếu chúng ta không kéo tâm trí của mọi người hướng tới những thứ đánh thức ham muốn, tâm trí của họ sẽ không bị đau khổ và chán nản. Những cơn bão không ngừng sẽ không dậy lên bên trong họ và tim họ sẽ yên bình và im lặng. Nhưng điều chúng ta làm là kích thích họ hướng tới đỉnh Everest. Không cái gì trên đất dường như là đáng đạt tới. Cho nên chúng ta nói, “Đi lên đỉnh Everest như Tensing và Hillary đã làm. Lên tới đó và cắm cờ của bạn thế thì bạn sẽ làm được cái gì đó bằng không bạn đã sống vô giá trị!”

Cắm cờ trên Everest phục vụ cho chủ định thành công gì trong cuộc sống là điều làm tôi phân vân! Ngày mai, khi nhiều người bắt đầu đáp xuống Gourishankar bằng máy bay, giá trị của việc bạn đã cắm cờ ở đó sẽ là gì? Cả Gourishankar là không quan trọng, mà việc cắm cờ ở đó cũng không quan trọng. Giá trị là của sự hiếm hoi. Bây giờ khi một người thôi, một Armstrong, bước trên mặt trăng, ông ấy làm ra tin tức trên khắp thế giới. Trong một khoảnh khắc, một người thực hiện một nhiệm vụ không thể được đạt tới, lên tới đỉnh, nơi một người làm việc vất vả một cách lương thiện vì việc thừa nhận, sẽ đạt tới đó sau 50 năm. Thế nữa, điều đó là không chắc chắn.

Đừng nghĩ rằng ngày bạn đáp xuống mặt trăng, bạn sẽ làm ra lịch sử. Bạn sẽ không làm ra lịch sử đâu, vì bạn sẽ đạt tới khi điều đó là dễ dàng và thuận tiện cho mọi người đi tới đó. Ở Nhật Bản, một công ti đang bán vé lên mặt trăng! Nó hứa hẹn đưa hành khách lên mặt trăng trước ngày 1 tháng 1 năm 1975. Việc đặt chỗ trước và mọi người đang mua vé. Nhưng nếu họ cảm thấy họ cũng trở nên nổi tiếng, họ bị lầm. Ý nghĩa bao giờ cũng là của sự hiếm hoi của tình huống. Armstrong đã là người đầu tiên bước lên mặt trăng đó là giá trị duy nhất, không cái gì khác.

Bất kì khi nào chúng ta đổi hướng, chúng ta thấy chúng ta đánh giá các vật chỉ khi khi sự sẵn có của nó là ít đi hay gần như là không thể có. Do vậy chúng ta làm sinh ra bất hoà và xung đột cho mọi người bắt đầu đạt tới nó và trong quá trình này họ trở thành nản lòng và tràn đầy với chán nản. Và những người đạt tới việc nhận ra sau khi đạt tới điều đó họ đã không đạt được bất kì cái gì chút nào! Nếu bạn đi và đứng trên mặt trăng, bạn sẽ thu được cái gì? Đất là không khác thế với trái đất. Bạn sẽ đạt tới cái gì, bạn sẽ đạt tới thành tựu gì bên trong? Không có bất kì cái gì. Bây giờ những người đã không đạt tới sẽ chết vì chán nản. Họ sẽ cảm thấy rằng chừng nào họ chưa lên tới mặt trăng, mọi thứ khác là vô dụng. Họ sẽ nghĩ họ đã được sinh ra trong vô tích sự, vì họ đã không thể lên tới mặt trăng.

Hạt mầm được gieo bên trong chúng ta từ thời thơ ấu là giống như tính ham mê này về việc lên tới mặt trăng. Bây giờ khó khăn là, nếu bạn lên tới đó bạn sẽ thấy bạn đã chẳng đạt tới cái gì và nếu bạn không lên tới đó, bạn chết đi trong thất vọng, bạn khổ vì nỗi khổ của việc không hoàn thành. Những người đã đạt tới đều phải trải qua nhiều căng thẳng và dồn nén và khó khăn. Những người đã không đạt tới, cũng sống qua nhiều xung đột và chung cuộc chết đi. Không cái gì được đạt tới bằng việc lên tới nhưng trong nỗ lực lên tới nhiều chuyện lớn bị mất. Bạn mất đi cơ hội của sự sống từ đây các tia sáng của phúc lạc đáng ra có thể đã toả ra.

Mọi nhấn mạnh này của Lão Tử đều có tính phủ định, không chỉ để cho bạn có thể không ngã lòng, đó không phải là nghĩa. Điều ông ấy ngụ ý là, nếu bạn không ngã lòng, thế thì trạng thái phi ngã lòng sẽ mở ra cánh cổng của phúc lạc khẳng định. Cá nhân đã đi vào cuộc tranh giành quyết liệt để đạt được món hàng hiếm hoi, việc bỏ lỡ cơ hội này đang mở ra cho tất cả.

Có lẽ chúng ta không tìm kiếm Thượng đế vì các thánh nhân nói, Thượng đế ở mọi nơi. Thế thì Ngài không còn là ham muốn nữa vì họ nói, ngài ở trong mọi hạt gạo, trong mọi hạt bụi, khắp xung quanh! Thế thì đi tìm Ngài dường như là vô dụng. Giá mà Ngài ở đâu đó xa xôi, nơi chỉ một trong số cả triệu người có thể đạt tới, thế thì có lẽ mọi người chắc đã khởi hành vì Ngài và thậm chí đã làm Ngài thành mục đích của họ!

Cho nên chính các thánh nhân với chính tay của họ làm Thượng đế thành không thể ham muốn được. Ngài ở mọi nơi, họ nói bất kì chỗ nào bạn thấy, đó là Ngài. Dù bạn đạt tới Ngài hay dù bạn không đạt tới, Ngài bao giờ cũng vẫn ở quanh bạn. Dù bạn biết hay dù bạn không biết, Ngài bao giờ cũng ở quanh bạn như đại dương bao quanh cá. Thế thì tâm trí tranh cãi, “Nghĩa trong việc đạt tới một thứ mà bao giờ cũng gần thế là ở đâu?” Một thứ vô dụng thế là không đáng phấn đấu – một thứ bao giờ cũng ở cùng với bạn, dù bạn ngủ hay thức hay ngay cả bạn chạy đi nó vẫn cùng với bạn. Cho nên nếu nó bao giờ cũng ở cùng với bạn, chẳng có ích gì mà đi tìm nó.

Chúng ta sẽ lên đường đi tìm cái mà không phải là ở mọi nơi. Chúng ta sẽ tìm cái là hiếm hoi và chỉ đôi khi ở chỗ nào đó bởi số rất ít người. Và những người đạt tới, trở thành các nhân vật lịch sử. Thế thì nghĩa trong việc làm phí hoài cuộc đời của bạn trong việc theo đuổi Thượng đế là gì?

Bây giờ cho dù bạn đạt tới Thượng đế một người như Phật sẽ nói, “Vĩ đại gì thế về điều đó? Ngài đã được đạt tới!” Mahavir sẽ nói, “Vậy cái gì xảy ra nếu ông đã đạt tới? Nó chính là bản tính của ông!” Cho nên Lão Tử cũng nói không cần đưa điều đó lên giấy tờ. “Hàng nghìn người đã đạt tới và hàng nghìn người sẽ đạt tới ngài. Không cần phải tự hào, không cần được làm thành niềm vui. Không cần cắm cờ! Thượng đế đã được đạt tới mãi mãi và ngài đứng sẵn bên cạnh những người đã không đạt tới nữa. Ngay khi họ trở nên nhận biết, họ nữa sẽ đạt tới!” Theo cách này không ham muốn nào được tạo ra. Nếu Thượng đế không trở thành việc tìm kiếm của chúng ta, đó chỉ là vì ngài không trở thành ham muốn của chúng ta. Ham muốn không nảy sinh bên trong chúng ta như nó sẽ vậy nếu chúng ta phải giằng lấy Ngài từ người khác và đạt tới Ngài. Đây là nhược điểm khác. Sự thoả mãn của việc đạt tới cái gì đó chỉ tới khi nó được giằng lấy từ ai đó. Bằng không, dường như điều đó là không đáng. Thượng đế là thứ mà không thành vấn đề bạn đạt tới Ngài bao nhiêu, không ai là nghèo hơn về điều đó. Không phải là dường như việc đạt tới của bạn sẽ đưa tôi vào khó khăn. Không phải là nếu bạn đã đạt tới, điều đó ngăn cản tôi không cho đạt tới. Không; không thành vấn đề bạn đạt tới bao nhiêu, Ngài vẫn mở nhiều với tôi để đạt tới. Việc đạt tới của bạn không tạo ra khác biệt cho việc đạt tới của tôi. Các thánh nhân nói: “Ngài là vô hạn!” Không thành vấn đề Ngài được đạt tới bao nhiêu, Ngài vẫn còn nhiều hơn nhiều để được đạt tới. Bây giờ, khi không có nghĩa cạnh tranh, là khách cho Thượng đế dường như vô dụng với chúng ta. Không có sự hài lòng về việc giằng lấy từ người khác. Chà, sự hứng thú, niềm vui, của việc tước đoạt ai đó! Khi chúng ta giằng lấy một thứ, nhớ đó không phải là niềm vui của việc làm chủ thứ đó mà là sự hài lòng của việc đã tước nó từ người khác, điều làm cho thoả mãn thế. Nó là niềm vui của việc gây đau khổ cho người khác.

Nếu giả sử, viên Kohinoo bị tung rải rác ra như đá cuội trên đường, được thấy có ở từng và mọi nhà, Hoàng hậu sẽ lập tức giật nó ra khỏi cổ mình và ném nó đi như thứ vô dụng. Chính ý nghĩ rằng ngay cả kẻ ăn xin cũng sở hữu nó, là đủ để làm cho nó thành vô nghĩa. Chính ý nghĩ rằng không ai có nó, đó là niềm vui của việc làm chủ nó. Chúng ta phát sinh khao khát và ham muốn với ngay cả những thứ tầm thường nhất.

Một điều nữa cần được hiểu trong hoàn cảnh này. Cũng như bộ máy tư pháp chống lại lời kinh thứ nhất của Lão Tử, các nhà kinh tế đối lập với lời kinh thứ hai của Lão Tử. Thực tại, các nhà kinh tế nói rằng chính luật kinh tế là ở chỗ có xung đột về cái hiếm hoi, về cái không có sẵn theo số lượng lớn.

Thực ra chỉ cái đó có giá trị kinh tế, cái có ít. Do đó không có giá cho không khí hay cho nước trong các làng. Thời nào đó trước đây, ngay cả đất cũng không có giá trị. Sau một số thời gian ngay cả không khí cũng sẽ có giá bởi vì bây giờ ô xi đang mỗi ngày một ít đi. Dân số đã tăng lên nhiều tới mức trong vòng 50 năm tới chỉ những người có khả năng đảm đương có không khí, sẽ mang ô xi đi trong các hộp. Người nghèo sẽ phải đi xin không khí.

Sẽ không là kì lạ nếu mọi người gõ cửa nhà bạn và hỏi xin vay ô xi. Người đó có thể hỏi để lấy vài hơi thở từ hộp của bạn!

Ô xi ít hơn nhiều trong bầu khí quyển của New York, tới mức các nhà khoa học tự hỏi làm sao mọi người sống được ở đó. Tỉ lệ khí độc đang trở nên báo động tới mức sẽ không thể nào vẫn còn sống lâu được. Tới mức đó bạn thấy, không khí đó sẽ trở thành có giá trị. Đã không bao giờ có giá cho nước. Năm mươi năm trước sữa thường được cho không. Ngay khi một thứ bắt đầu thiếu hụt về số lượng, giá trị của nó tăng lên. Mọi khoa học kinh tế đều dựa trên số tiền thiếu hụt. Nghĩa đúng của giá trị là – giá của một thứ phụ thuộc vào việc thiếu sự sẵn có của nó. Giá chỉ ra một thứ là không sẵn có thế nào. Một thứ thiếu hụt cung cấp và giá của nó tăng lên. Tính sẵn có của một thứ càng lớn giá trị của nó càng nhỏ.

Chính vì vậy mà Mĩ phải vứt đi hàng triệu kiện vải xuống biển. Nhiều vải đã được sản xuất ra tới mức giá vải chắc đã xuống rất thấp. Cho nên để giá có thể vẫn còn ổn định, họ phải làm điều này nếu không, việc giá giảm chắc đã ảnh hưởng tới thị trường nội địa một cách bất lợi. Và hàng triệu người sống trần trụi trên thế giới! Nhưng khoa học kinh tế yêu cầu rằng điều này phải được thực hiện nếu không nền kinh tế sẽ sụp đổ.

Nếu Lão Tử mà có cách thức của ông ấy, chắc sẽ không có kinh tế trên thế giới và không có khoa học kinh tế. Vì Lão Tử nói, “Sao ông gắn giá trị cho việc thiếu hụt? Để mắt ông vào cái có nhiều đi.” Cho giá trị và đặt cái sẵn có dễ dàng cho mọi người đi. Đừng chú ý tới cái thiếu cung cấp. Nếu một người trưng diện viên kim cương, đừng chú ý tới người đó. Để lời lan truyền rằng có người điên trong thị trấn có đeo một hòn đá quanh cổ anh ta. Khắc ghi điều này vào trong tâm trí của trẻ em và để chúng chú ý tới cái vô tích sự và ngu xuẩn của người này. Thế thì thế giới này có thể được làm thành vô ham muốn. Thế thì chúng ta có thể đem tâm trí của người đi xa khỏi day dứt và đi vào trong thế giới của an bình và thanh bình.

Lão Tử thường nói, “Ta đã nghe nói rằng vào thời của bố và ông của ta, họ có thể nghe thấy tiếng chó sủa vọng qua sông. Đã có làng nào đó ở đó. Khi trời trong, họ có thể thấy khói của lửa cháy trong nhà của những người đó. Nhưng không ai từ làng của ông ấy đi qua để xem ai đã ở đấy. Mọi người được tràn ngập với an bình tới mức họ đã không nhận những quấy rối không cần thiết lên bản thân họ. Làm sao điều đó liên quan tới họ, người sống ở đó? Họ nghe tiếng chó của những người đó và thấy khói bốc lên từ lửa của họ. Điều đó là quá đủ để chỉ ra rằng đã có người bên kia sông. Nhưng không ai tò mò thế khi cố biết nhiều hơn.”

Và chúng ta ở đây! Chúng ta sẽ không nghỉ ngơi cho tới khi chúng ta tìm ra mọi thứ về mọi ngôi sao và hành tinh!

Sâu bên trong, vấn đề này tuỳ thuộc toàn bộ vào trạng thái đau buồn hay không đau buồn của chúng ta. Người được chất đầy với đau buồn bao giờ cũng sẽ chạy. Người đó sẽ chạy với cái cớ nhỏ nhất. Người không đau buồn, sẽ vẫn ngồi. Người đó sẽ thanh thản và tĩnh lặng dưới các hoàn cảnh. Không có giận sôi hay khuấy động bên trong người đó. Người đó sẽ không mời những cơn bão hay xoáy lốc không cần thiết và vô dụng bên trong bản thân người đó. Cho nên người đó sẽ không mê đắm vào việc tìm hỏi vô dụng.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.9 Chất độc của tham vọng và trật tự của sự sống