Không tồn tại bậc hiền tài,
Mối lo của người là gì? Phiền muộn của người là gì? Đau khổ của người là gì?
Nếu có một người lo nghĩ hay vài người lo nghĩ, người ta có thể hiểu rằng họ có thể có lỗi. Nhưng điều đối lập là hoàn cảnh. Thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp một người bình thản và điềm đạm hay người thực sự tràn đầy mạnh khoẻ. Phần còn lại trong chúng ta là lo nghĩ, không khoẻ và đau khổ. Ốm dường như là trật tự của ngày và khoẻ và sức khoẻ tốt dường như là ngoại lệ. Dốt dường như là hồn của sự sống và hiểu là việc xảy ra ngẫu nhiên – trùng hợp ngẫu nhiên. Dường như rằng là người tức là ốm, lo nghĩ, đau khổ.
Chúng ta không bao giờ biết làm sao đôi khi, ai đó trở nên vô tư lự, thảnh thơi! Hoặc đó là sai lầm của tự nhiên hoặc là ân huệ từ Thượng đế! Qui tắc dường như là: Như chúng ta vậy, chúng ta bị bệnh, ốm quấy rầy.
Lời kinh này của Lão Tử là duy nhất. Ông ấy nói nguyên nhân của lo nghĩ trong nhiều người thế, là bản chất của tâm trí người, nền tảng của văn hoá người, cách tư duy về văn minh của người, chính cấu trúc của xã hội của người. Từng người được đặt vào chỗ mà người đó nhất định phải là ốm.
Nghiên cứu mới nhất ở phương Tây chỉ ra rằng từng người được sinh ra là thiên tài nhưng chúng ta đã tạo ra trạng thái có vấn đề quanh chúng ta tới mức thiên tài bị cắt xén và gần như bị tiêu diệt.
Swami Ram viết trong hồi kí của ông ấy rằng trong khi ở Nhật Bản, ông ấy đã thấy cây thông kích cỡ chỉ một gang tay. Ông ấy ngạc nhiên! Cây này đã không là cây non. Chúng đã 100-150 tuổi nhưng việc trưởng thành của chúng đã bị làm còi cọc. Khi ông ấy hỏi người làm vườn, ông ấy được chỉ cho xem đáy chậu cây. Đáy bị đập vỡ và rễ cây bị người làm vườn đều đặn cắt đi. Rễ không thể phát triển được, cho nên cây cũng không thể lớn lên được. Nó rất cần rễ ăn sâu bên dưới đất, nếu cây phải mọc cao hơn. Bây giờ nếu người làm vườn không muốn cây mọc cao hơn, ông ấy sẽ liên tục cắt rễ với kết quả là cây sẽ già đi nhưng vẫn còn nhỏ.
Phương pháp của chúng ta với con người bằng cách nào đó cũng là tương tự. Do đó mọi người chúng ta thấy, đã phát triển chỉ một gang về chiều cao trong khi họ đáng ra có thể đã chạm tới trời.
Chúng ta đã cho chất độc vào rễ của nhân loại.
Việc đầu độc này đã diễn ra trong nhiều thời đại với kết quả chúng ta đã quên mất nó là chất độc. Thế rồi từng thế hệ thực hiện việc dùng chung chất độc của thế hệ đó. Người già đổ chất độc vào rễ của bạn và bạn đổ chất độc và rễ của con của bạn. Một cách tự nhiên mọi người bố làm cho con trai của mình điều bố anh ta đã làm cho anh ta và do vậy cái vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp diễn.
Lão Tử đã nói đôi điều có đề cập tới chất độc này.
Để hiểu điều này chúng ta trước hết và đầu tiên nhất phải hiểu rằng cái đã được cấp cho tâm trí con người theo số lượng lớn, là chất độc tham vọng. Toàn thể cấu trúc của xã hội của chúng ta được dựa trên tham vọng. Chúng ta làm thành vấn đề là làm cho trẻ nhỏ có tính tham vọng. Nó được thúc giục liên tục phải đứng đầu trong bất kì cái gì nó làm – dù ở trường hay lúc chơi đùa, khi học về hành vi hay mặc quần áo; bất kì cái gì nó làm, hay bất kì cái gì chúng ta làm cho nó làm, chúng ta thấy rằng nó bị gắn chặt vào tinh thần cạnh tranh.
Tham vọng ngụ ý: Chúng ta làm cho bản ngã của nó đứng trong cạnh tranh với bản ngã của người khác. Chúng ta bảo nó rằng người khác phải không vượt nó. Việc tụt lại sau của nó sẽ không để lại chỗ nào cho bản ngã của nó. Cho nên dù nó ở bất kì chỗ nào, nó bao giờ cũng phải cố ở trên đỉnh. Việc là người đứng đầu này là chất độc của chúng ta. Dù là trong quần áo hay trong kinh doanh hay trong giáo dục hay dù trong tôn thờ và lời cầu nguyện hay trong từ bỏ hay trong sám hối chúng ta được dạy thường xuyên nhớ rằng ‘Mình đang bị phán xét bởi người khác đang đối diện. Mình mãi mãi phải nhìn chỗ mình đang đứng đối với người khác. Chỗ của mình ở đâu trong hàng? Mình có tụt lại sau không? Nếu có, mình sẽ bị đau khổ.
Và nếu có hàng dài đằng sau tôi, tôi sẽ vui mừng. Những người sung sướng chỉ là vậy khi họ biết họ đang cho người khác đau khổ ở đằng sau họ. Bằng không thì không có vui mừng.
Nhưng thế giới này là lớn tới mức không ai có thể là tuyệt đối ở hàng đầu; và sự sống là phức tạp tới mức không nảy sinh câu hỏi về việc ở hàng đầu. Sự phức tạp này của sự sống là đa diện. Nếu một người thành công trong tích luỹ cóp nhặt nhiều của cải, người đó thấy ai đó khác đã đánh bại mình về sức khoẻ, người là kẻ đi xin trên phố, với quần áo rách te tua. Một người có thể là giầu có trong sức khoẻ nhưng anh ta thấy bản thân mình trông có vẻ ngây ngô. Nếu một người là doanh nhân thành công, người đó thấy nhiều người khác về mặt trí tuệ hơn hẳn anh ta. Và thường hơn cả một người không mấy thông minh thấy khó kiếm được hai bữa ăn tinh tươm một ngày, trong khi những người khác với ít thông minh hơn nhiều lại xây lâu đài cho bản thân họ.
Sự sống là nhiều mặt – đa chiều. Thế thì nếu theo mọi hướng một người cố gắng ở trên đỉnh, người đó nhất định phát điên. Chính phép màu là người đó không điên! Toàn thể cấu trúc là điên khùng. Do đó, bất kì chỗ nào chúng ta đứng đều có đau và khổ vì chúng ta thấy ai đó đang đứng trước chúng ta và ai đó đứng sau chúng ta!
Là tham vọng tức là không bao giờ nghĩ dưới dạng ‘tôi là ai’ nhưng nghĩ dưới dạng bản thân tôi trong quan hệ với người khác. Không bao giờ nhìn thẳng mặt bản thân mình mà bao giờ cũng trong so sánh với người khác. Không bao giờ nhìn liệu nơi tôi đang đứng có cho vui thích hay không mà nhìn xem liệu người khác có thu được ít vui sướng hơn tôi không. Cũng không lo nghĩ liệu tôi có đang đau khổ không, mà nghĩ liệu người khác có đang trải qua đau khổ lớn hơn không. Thế thì tôi có thể bằng lòng.
Chuyện kể rằng có thời có một trận lụt ở một làng. Một nông dân già có vẻ buồn và lo nghĩ vì mọi cánh đồng và bò của ông ấy đã bị nước lụt cuốn đi rồi. Người hàng xóm trẻ của ông ấy hỏi ông ấy “Ông ơi, sao ông có vẻ lo nghĩ nhiều thế? Ông đã mất mọi dê trong trận lụt rồi sao?” “Anh cũng đã mất dê của anh rồi chứ?” Ông già hỏi, “Vâng” anh thanh niên đáp, “Và cả bò của anh cũng đã chết nữa chứ?” Ông ấy lại hỏi “Vâng,” anh thanh niên nói. “Và mọi cánh đồng của anh cũng bị cuốn sạch rồi chứ?” “Vâng,” anh thanh niên lại nói. “Trong trường hợp đó,” ông già nói, “Ta không có lí do gì để lo nghĩ thế.” Vấn đề đã không phải là liệu ông ấy đã mất tất cả mà liệu người khác có mất tương đương hay nhiều hơn không!
Dù trong vui hay trong buồn, chúng ta bao giờ cũng nhận biết chúng ta đang ở đâu trong hàng. Suy nghĩ của chúng ta được bố trí trong các hàng. Chúng ta không bao giờ nghĩ về bản thân chúng ta như các cá nhân tự do, chúng ta bao giờ cũng nhìn và lo nghĩ về chỗ của chúng ta trong hàng – nơi chúng ta đang đứng trong hàng đợi. Và đây là hàng đợi vòng tròn. Chúng ta vượt người này, thế rồi người khác, thế rồi người khác nữa, bao giờ cũng hi vọng là người đầu tiên nhưng chúng ta bao giờ cũng thấy rằng bao giờ cũng có ai đó đằng trước chúng ta!
Hàng đợi này là tròn. Không có đường thẳng. Và thông thường người chạy nhiều đột nhiên khám phá ra rằng người đó tụt lại xa đằng sau những người khác! Người đó thấy rằng những người kia đã bỏ mình ở sau, đứng ở trước người đó! Do đó bao giờ cũng vậy, những người đạt tới đỉnh thành công, rơi vào trong tai hoạ. Họ bao giờ cũng bị thất vọng và thất vọng này là gì? Họ thấy rằng mặc cho mọi công việc và lao động cực nhọc của họ, họ đã không đạt tới đỉnh và những người kia mà họ đã bỏ xa đằng sau, đột nhiên xuất hiện ở phía trước họ!
Hiểu lời kinh của Lão Tử trong hoàn cảnh này.
Lão Tử nói rằng nếu không có cấp bậc phẩm chất của tài năng và năng khiếu, sẽ không có tranh giành và không có đố kị hay ganh đua. “Tại sao chúng ta phải làm tài năng thành mức độ để phán xét mọi người?” Lão Tử hỏi. Tại sao chúng ta phải coi nó không là bản tính của người? Hiểu khác biệt này đi vì nhiều thứ phụ thuộc vào nó: Tại sao chúng ta phải coi năng lực của một người không phải là nét đặc trưng của người đó và tại sao chúng ta phải làm nó thành cách đo phẩm chất?
Người này giỏi về toán. Giỏi này là bản tính của người đó. Người này giỏi về âm nhạc; đây là bản tính của người đó. Bây giờ một người là kém về toán – đó là khuynh hướng của người đó. Không có gì vĩ đại về một thiên tài toán học vì người đó đã đạt tới phẩm chất này từ tự nhiên. Và không có chuyện không đủ tư cách cho người kém về toán vì điều đó lại là điều người đó đã đạt tới từ tự nhiên theo cùng cách.
Thiền sư Lâm Tế nói cho một người khi người đó đang đứng bên ngoài lều của ông ấy. “Ông có thấy những cây cao kia vươn cao trên trời và ông có thấy những bụi cây đằng kia không?” “Đã nhiều năm rồi,” ông ấy nói, “từ khi ta sống gần những cây này và ta chưa bao giờ một lần nghe thấy bụi cây tự hỏi tại sao những cây kia cao thế! Ta cũng chưa bao giờ thấy những cây cao nhìn xuống một cách kiêu căng vào bụi cây tí hon đó!” “Bí mật là gì?” Người đồng hành hỏi ông ấy. “Bí mật chỉ là điều này,” Lâm Tế nói “rằng cây cao là cây cao vì tự nhiên làm ra chúng như vậy và bụi cây là bụi cây vì cùng lí do.” Không cấp bậc nào được đạt tới bằng việc là lớn và không mất mặt gì trong việc là nhỏ. Cùng tự nhiên đó làm cho cây cao, làm cho cỏ dại nhỏ. Không phải bao giờ những cái lớn cần phải là lớn theo mọi khía cạnh. Khi bão tới, cây lớn bị bật rễ trong khi cỏ dại thấp bé được bỏ lại không bị hại gì.
Napoleon là người thấp. Ông ấy không cao. Nhưng điều luôn luôn xảy ra là người có vóc dáng thấp khao khát những chiều cao lớn. Một hôm ông ấy đã thử lấy một cuốn sách từ giá sách trong thư viện của ông ấy. Tay ông ấy không thể với tới được cho nên người phục vụ của ông ấy, người cao hơn hai mét mốt đã nói, “Thưa ngài, điều dường như khí không phải là tôi có thể bước lên trước và lấy cuốn sách ra cho ngài? Tôi là người cao nhất trong quân đội của ngài. Không có ai cao hơn tôi,” Napoleon đỏ mặt vì bực tức. “Anh không cao hơn, anh chỉ là người cao hơn. Có thể không có người nào có chiều cao lớn hơn anh nhưng một mình ta mới là người cao cấp nhất.”
Điều đã là tự nhiên rằng Napoleon bị tổn thương. Lỗi không chỉ của ngôn ngữ – điều đó đã là một sai lầm rất lớn. Napoleon đã sửa lại anh ta ngay lập tức – người cao nhất chứ không phải là người cao cấp nhất. Khác biệt là gì? Là người cao là hiện tượng tự nhiên. Với cao có đánh giá, phẩm chất, cấp bậc. Không có đánh giá với chiều cao người vì đó là món quà của tự nhiên nhưng với vấn đề về cao, về địa vị, việc đánh giá bước vào.
Lão Tử nói, “Nếu không có cấp bậc phẩm chất theo tài năng, sẽ không có tranh chấp và không có tranh đấu.” Giá mà chúng ta bắt đầu nhìn thấy rằng mọi thứ đều có bản tính riêng của chúng và hành động tương ứng; và chúng không chịu trách nhiệm cho các đặc trưng tự nhiên của chúng! Chúng ta không bao giờ buộc người mù chịu trách nhiệm cho sự mù của người đó phải không? Cho dù người đó mù từ khi sinh chúng ta thông cảm với người đó.
Quãng hai năm trước, một cậu con trai mù đã tới gặp tôi ở Jabalpur, trên đường từ Srinagar. Đã có một trại Shivir được tổ chức ở đó về Mahavira. Anh ta đã đi tới biết về nó mãi về sau và do đó đã bỏ lỡ, cho nên anh ta đã tới trên đường tới Jabalpur. “Bạn phải đã thấy rất khó đi quãng đường dài từ Srinagar tới Jabalpur phải không?” tôi hỏi anh ta. “Không khó chút nào đâu!” Anh ta đáp “Mù là tài sản lớn với tôi. Mọi người sẵn sàng giúp đỡ. Người này dắt tay tôi, người khác mua vé cho tôi. Tại sao, người đạp xích lô đã đưa tôi mọi chặng đường từ ga, không lấy tiền và đợi bên ngoài để đưa tôi trở lại ga. Nếu mà tôi có mắt, tôi chắc không thể được đối xử tốt hơn.”
Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.9 Độc tố của tham vọng và trật tự của sự sống