Hỏi: Khoa học hiện đại đã đưa giống người xa khỏi tự nhiên và đã phát triển rất nhiều chiều của sự sống. Xin thầy giải thích làm sao hình mẫu rắc rối của hệ thống khoa học về sự sống có thể được làm cân bằng với cuộc sống tự nhiên của thời đại Đạo?
Bhagwan Sri: Vấn đề không phải là cố gắng tạo cân bằng giữa Lão Tử và khoa học ngày nay hiện thời. Nếu quan điểm của Lão Tử tới trong việc hiểu của con người, một khoa học mới toàn bộ có thể đi vào hiện hữu. Điều này là vì cách nhìn sự sống của ông ấy là khác toàn bộ. Khoa học đã phát triển trên cơ sở của các lí thuyết của Aristotle là không đầy đủ và dốt. Nó đã cố khám phá và hiểu chính phần rất nhỏ của sự sống, bỏ lại một mình phần lớn hơn của sự sống. Bạn có thể gọi điều đó là ấu trĩ. Nó đã không làm nỗ lực nào để hiểu tính toàn bộ chút nào. Điều cũng đúng là mãi cho đến giờ nó đã không thể làm được; bây giờ thì nó có thể làm.
Sau khi khám phá ra vũ khí nguyên tử và phát triển năng lượng nguyên tử, khoa học sẽ bị ép buộc phải xem xét lại và cấu trúc lại trong nền tảng của nó. Bạn có thể hỏi tại sao?
Nếu khoa học tiến bộ như nó đã từng tiến bộ tới giờ, nó chỉ có thể tiến tới làm tuyệt chủng loài người. Không có chiều khác mở ra cho nó. Khoa học phải nghĩ lại về các quan niệm cũ của nó vì bây giờ họ nghi ngờ có sai lầm cơ bản trong chính nền tảng của nó. Họ thấy rằng mọi nỗ lực của họ chỉ mang lại kết quả huỷ diệt. Nỗ lực của chúng ta để cải tiến sự sống đã từng là mạnh vô cùng nhưng kết quả bao giờ cũng là cái đối lập. Mọi nỗ lực đều dẫn tới đau và buồn. Do đó khoa học phải xem lại các quan niệm cũ của nó.
Sau mọi xem xét lại nếu họ khám phá ra lỗi của họ, họ sẽ thấy đó là lỗi của việc đi theo Aristotle. Thế thì khoa học được tiến hoá sẽ không hướng tới thắng sự tồn tại mà dựa trên việc hợp tác với nó. Mọi cơ sở sẽ thay đổi. Khoa học dựa trên đối kháng với tự nhiên bao giờ cũng nghĩ theo ngôn ngữ của huỷ diệt. Chúng ta sẽ hiểu điều này rõ hơn bằng một ví dụ: Chẳng hạn, muỗi gây ra sốt rét. Khoa học theo Aristotle nói, diệt muỗi nếu bạn muốn gạt bỏ sốt rét. Đây là ngôn ngữ của huỷ diệt. Nhưng rất có thể là có cái gì đó có lợi cho sự sống mà tới cùng với muỗi. Nếu muỗi bị diệt, điều này sẽ thôi không tới. Muỗi cũng có thể hữu dụng cho sự sống ở khía cạnh khác nhưng điều này chúng ta chỉ biết sau sự triệt tiêu hoàn toàn của chúng. Thế thì có lẽ chúng ta sẽ phải cố và thay thế chúng lần nữa!
Nếu Lão Tử bị đối diện với vấn đề này của việc xoá bỏ bệnh sốt rét, ông ấy chắc không bao giờ nghĩ dưới dạng diệt muỗi. Ông ấy chắc đã gợi ý hai phương pháp. Ông ấy chắc đã gợi ý thay đổi thái độ hướng tới muỗi hay thay đổi trong hệ thống thể chất của người để làm cho người miễn nhiễm với sốt rét. Không cần bất kì việc diệt muỗi nào. Cũng có thể thay đổi thành phần cấu tạo của hệ thống thân thể của muỗi theo đó nó sẽ không là kẻ thù của người mà thay vì thế là bạn của người. Từng phương pháp hay cả hai phương pháp này có thể được thực hiện.
Nếu như chúng ta theo phương pháp của Lão Tử, chúng ta chắc đã làm việc theo sự hoà hợp giữa hai điều này. Nếu có thể triệt tiêu muỗi hoàn toàn, tại sao lại khó triệt tiêu chất độc bên trong nó? Và nếu muỗi có thể hoàn toàn bị diệt hay chất độc của nó bị loại bỏ khỏi hệ thống của nó, thế thì không có lí do gì tại sao sức đề kháng của con người không thể được xây dựng để trụ được với chất độc của muỗi? Lão Tử chắc dứt khoát thiên về việc tăng sức mạnh đề kháng của con người.
Bao giờ cũng có hai cách cho bất kì vấn đề nào. Bây giờ chẳng hạn, trời đang nắng bên ngoài. Một cách là ở chỗ chúng ta dùng ô để giữ cho mặt trời bị che chắn. Trong trường hợp đó, tôi đối xử với mặt trời như kẻ thù của tôi và tôi ngăn cản các tia sáng của nó khỏi chiếu vào tôi. Cũng có cách khác nữa – tôi có thể làm cho thân thể tôi mạnh và khoẻ tới mức nó có thể trụ được với các tia sáng của mặt trời. Lão Tử sẽ nói: “Làm cho thân thể ông mạnh lên đi. Thế thì ông sẽ cảm thấy mặt trời là bạn của ông vì mặt trời không bao giờ nắng tới mức không thể chịu được cho thân thể mạnh khoẻ. Mặt trời dường như là kẻ thù chỉ với những thân thể yếu và không khoẻ.
Chúng ta nên nghĩ về đường hướng thiết lập tình bạn và hoà hợp với mọi thứ trong sự sống. Tranh giành chung cuộc dẫn tới tự tử. Chúng ta sẽ tranh giành được bao lâu? Lí thuyết về tranh giành là – diệt mọi thứ gây hại cho chúng ta. Ngày nay chúng ta diệt muỗi, ngày mai chúng ta thấy người Trung Quốc đang gây ra hại cho chúng ta. Thế thì sao không diệt họ? Thế rồi chúng ta cảm thấy người Ấn Độ là nguy hiểm – cho nên diệt họ… và cứ thế. Đây là ngôn ngữ của chiến tranh điều áp dụng được ở mọi nơi. Bất kì cái gì bạn thấy có hại, diệt nó. Mĩ nghĩ về diệt Nga và Nga nghĩ về diệt Mĩ.
Nhưng sau nghiên cứu nguyên tử, cả Mĩ và Nga đã hiểu ra sự kiện rằng ngôn ngữ về tiêu diệt này không còn chứa đựng an toàn. Bây giờ không ai có thể tiêu diệt người khác và cứu được bản thân mình. Chỉ có thể có thời kì 10 phút trước khi kẻ huỷ diệt nhận huỷ diệt chính bản thân nó. Kẻ xâm lược sẽ chết 10 phút sau đó và sẽ không có thời gian để tung hô chiến thắng! Do đó, từ mười năm trước, Mĩ và Nga đã bắt đầu nghĩ dưới dạng cộng tác vì sự thù địch đã mất nghĩa của nó. Cho nên bây giờ xu hướng là cùng tồn tại.
Tuy nhiên chính việc nghĩ dưới dạng cùng tồn tại giữa người với người là không đủ. Cùng tồn tại phải là đầy đủ. Cùng nguyên lí này phải là đúng đối với mọi sự tồn tại. Thái độ của chúng ta phải là thái độ thân thiện ngay cả hướng tới bệnh và ốm. Ngôn ngữ của Lão Tử là ngôn ngữ của cùng tồn tại – hướng tới toàn bộ sự tồn tại. Và chúng ta không thể phân biệt và chọn cùng tồn tại với cái này và không tồn tại với cái khác, vì nếu yếu tố thù địch vẫn còn, chúng ta có thể trở nên thù địch hướng tới những cái mà chúng ta đang trong thân thiện.
Khoa học mới sẽ được sinh ra – tương ứng theo cách nghĩ của Lão Tử. Và nếu chúng ta hiểu thấu đáo về Lão Tử, Lão Tử ngụ ý tâm trí phương Đông – cách nghĩ phương Đông. Aristotle ngụ ý tâm trí phương Tây – cách nghĩ phương Tây.
Chúng ta có thể nói, cách nghĩ phương Tây là logic và cách nghĩ phương Đông là trải nghiệm. Mọi khoa học ngày nay dựa trên cơ sở của đối thể. Nó là việc nghiên cứu trong lĩnh vực các đối thể. Nếu đã bao giờ khoa học được tiến hoá dựa trên Lão Tử, Yoga, Patanjali, Phật, nó sẽ được dựa trên tìm kiếm bên trong tâm trí của người và không bao giờ làm tìm kiếm bên ngoài người. Không thể có hoà hợp, không thể có thống nhất giữa hai điều này. Nếu và khi khoa học theo Lão Tử bắt đầu tiến hoá, khoa học hiện thời sẽ dần gộp vào trong nó, vì nó chỉ là một phần của khoa học. Khoa học về trải nghiệm sẽ là bao la và toàn bộ. Khoa học hiện đại này sẽ được hấp thu vào trong nó và thế thì một mình nó sẽ đạt tới sự xứng đáng của nó. Thế thì như một phần của cái toàn thể, nó sẽ mất đi cái nọc của nó và mọi thứ quí giá bên trong nó sẽ đi ra ánh sáng.
Bây giờ có nhiều chỉ dẫn ở phương Tây mà rõ ràng chỉ ra việc bắt đầu của sự công kích dữ dội lên khoa học hiện thời. Lão Tử đang xuyên thấu từ nhiều phía. Nghĩa của Lão Tử là – phương Đông. Bây giờ có kiến trúc sư ở Mĩ tên là Wright người đã thiết kế ra nhà theo phong cách Lão Tử. Toàn thể ngôi nhà được thiết kế tới mức nhìn như một phần của đất bên ngoài và cả núi và cây quanh nó. Bây giờ nếu cây tới theo cách xây nhà của ông ấy, Wright sẽ không chặt bỏ cây, thay vì thế ông ấy sẽ tạo hình nhà của ông ấy để đem cây vào như nó vậy. Cây sẽ không bị động tới chút nào; chính nhà sẽ được thiết kế tương ứng theo.
Nếu cây ngẫu nhiên mọc ở chỗ phòng khách, ông ấy sẽ thiết kế nhà để cả phòng là trong hài hoà với cây đó. Cho nên ngôi nhà người này xây dựng trở thành một phần của tự nhiên. Được nhìn từ xa, những ngôi nhà này không thể được thấy như chúng vậy. Lão Tử cảm thấy rằng nhà đứng trơ trọi riêng là bạo hành. Chúng là bạo hành, như toà nhà ‘Woodlands’ này. Nếu nhà lên cao tới 26 tầng, cây sẽ ở đâu, núi sẽ ở đâu và người ở đâu? Chúng tất cả bị mất hút! Duy nhất toà nhà trần trụi còn lại. Điều này là không hài hoà, kệch cỡm, vì không có việc cùng tồn tại, không có hài hoà với mọi thứ xung quanh. Toà nhà như vậy đứng đơn độc và trơ trọi, trong sự ngạo mạn riêng của nó. Nhà đáng phải tới mức được che phủ bởi cây cối, được chạm tới bởi đồi núi và sông uốn lượn cạnh tường vây quanh của nó. Khi ai đó đi qua nhà này, nó phải không dường như ghê gớm thế khi cho người đó cảm giác về sự kém cỏi. Người đó phải không cảm thấy như sâu bọ trước nó. Nếu người cảm thấy kém cỏi với một thứ từ sáng tạo riêng của người đó, kết quả có thể là nguy hiểm.
Nhà được Wright tạo ra là tới mức vườn, bãi cỏ đi vào trong phòng khách. Có cây và thực vật mọc dầy trên mái và nhà có vẻ dường như nó đã mọc ra từ bản thân tự nhiên. Nó không dường như đã được xây dựng. Dường như nó nữa đã mọc lên như cây bên cạnh nó.
Kiến trúc mới của Wright đã có tác động lớn ở Mĩ và châu Âu. Nhà của ông ấy có cái đẹp duy nhất tất cả của riêng chúng. Ngồi bên trong bóng của ngôi nhà của ông ấy là kinh nghiệm hiếm hoi. Ngồi trong một trong những ngôi nhà này không phải là bị xé ra khỏi tự nhiên nhưng là ở giữa tự nhiên. Cho nên cách nghĩ của Lão Tử đang thâu tóm tâm trí phương Tây theo cả nghìn cách.
Nhà thơ mới của thời nay không quan tâm tới nhịp điệu hay văn phạm trong thơ ca của ông ấy; vì Lão Tử nói, gió có lo nghĩ về hình thể và nhịp điệu khi nó thổi qua không? Hay mây có cân nhắc điệp khúc và giọng điệu của sấm của chúng không? Và vậy mà có nhịp điệu trong sấm đó – nhịp điệu phi nhịp điệu. Cho nên hình thức phi nhịp điệu này của thơ ca, trong đó có nhịp bên trong nhưng không vần luật bên ngoài, đang giáng xuống toàn thể phương Tây và cũng toàn thể thế giới. Trong thơ ca này, không có lời chú thích, không có thể thơ nhịp điệu, không nhịp phách, không tung hứng lời và vậy mà có dòng chảy hoàn hảo bên trong – luồng chảy và trong mạch này có giai điệu hài hoà.
Có các hoạ sĩ ở phương Tây đã không đặt khung lên tranh của họ; vì khung không có ở đâu ngoại trừ trên các thứ do người tạo ra. Không có khung cho trời và mặt trời hay cho hoa và cây! Có sự tồn tại vô tận. Mọi thứ dường như không kết thúc ở bất kì chỗ nào. Mọi thứ dường như là sự tiếp diễn mãi. Cho nên các hoạ sĩ không còn trói tác phẩm của họ trong các khung. Họ nói đó là thứ con người làm ra. Cũng vậy, không nhất thiết là mọi thứ phải tới bên trong bức tranh. Kiểu vẽ theo Lão Tử đã được sinh ra ở Trung Quốc, hàng nghìn năm trước. Trường phái Đạo về hội hoạ là dạng khác của việc vẽ tất cả cùng nhau. Bất kì khi nào một người như Lão Tử xuất hiện, mọi vận hành của thế giới bắt đầu lấy hình dạng tương ứng với quan niệm của ông ấy. Cho nên kiểu vẽ theo Lão Tử đã đi vào hiện hữu. Những bức tranh này có cái duyên dáng của riêng chúng. Những bức tranh này không mang khung, chúng không có bắt đầu và không có kết thúc. Trong sự sống nữa, không có bắt đầu và không có kết thúc. Mọi thứ là vô thuỷ và vô chung. Duy nhất điều mà chúng ta làm là có bắt đầu và có kết thúc. Cho nên kiểu tranh theo Lão Tử không bắt đầu từ đâu và không kết thúc ở bất kì đâu.
Mốt thịnh hành mới này bây giờ thu được nền tảng trong nghệ thuật hiện đại, dù nó là hội hoạ hay thơ ca hay kể chuyện. Những chuyện cổ hơn bao giờ cũng bắt đầu với – “Ngày xưa”, – bao giờ cũng có bắt đầu và bao giờ cũng kết thúc – “và họ đã sống hạnh phúc mãi sau đó.” Mọi thứ được chứa trong một khuôn khổ đặc biệt. Chuyện hiện đại của ngày nay, chẳng bắt đầu từ đâu và chẳng kết thúc ở đâu. Thực ra, chuyện hiện đại có bắt đầu nhưng không có kết thúc. Nó là một mảnh, vì theo lí thuyết Lão Tử, bất kì cái gì chúng ta nói, đều không nhiều hơn một mảnh; nó không thể là toàn thể. Bản thân chúng ta là không đầy đủ. Khi mọi thứ đều bị phân mảnh, không đầy đủ như vậy, thì cứ để chúng còn như vậy đi. Đừng tự cho phép lâm vào nhiệm vụ vô dụng về hoàn thành chúng, bằng không mọi thứ sẽ trở thành xấu và kệch cỡm.
Tâm trí phương Đông xuyên thấu từ mọi phía: qua thơ ca và hội hoạ, qua âm nhạc và kiến trúc và qua điêu khắc; và thế giới phương Tây sợ vì nó bị bao quanh mọi phía. Hermann Hess đã viết ở đâu đó rằng thế giới phương Tây sẽ sớm đi tới biết rằng thắng lợi của nó đối với phương Đông đã được sống rất ngắn ngủi. Nhưng ngày mà phương Đông tấn công với mọi linh hồn bên trong của nó, việc chinh phục của nó sẽ là thường hằng. Thắng lợi của bạn đã không thể kéo dài vì nó đã được đạt tới bằng việc chĩa súng. Nhưng nếu phương Đông chọn tấn công với mọi hiểu biết về trải nghiệm của nó được thu thập qua hàng nghìn năm, nó sẽ tấn công theo cách khác hoàn toàn. Trải nghiệm và hiểu biết không có tính hung hăng. Chúng xuyên thấu bên trong người ta một cách kín đáo; và nó đã làm tràn ngập bên trong tâm trí của con người.
Phương Tây bị bao vây mọi phía và với mọi ngày nó nhận ra rằng mọi thang đo của nó đang lung lay. Bất kì cái gì nó đã hoàn thành bây giờ đang rung chuyển.
Và phương Đông đang lan toả nhanh như mây đôi khi lan rộng trên trời. Dần dần, nó sẽ lan rộng khắp phương Tây. Điều này là tự nhiên, vì nếu chúng ta nhìn đúng, việc hiểu thấu của phương Tây là hoàn toàn bề ngoài do đó thành công của nó là rất nhanh chóng. Việc hiểu thấu của phương Đông là sâu sắc và sâu lắng tới mức nó không thể thành công một cách nhanh chóng thế. Nhớ, thực vật mùa vụ nở hoa trong bốn tháng, hai tháng trong khi cây lâu năm mất nhiều năm để nở hoa.
Hiểu thấu của phương Đông là rất thâm thuý. Do đó phải mất hàng nghìn năm trước khi một quan niệm chạm đất. Hiểu thấu của phương Tây là rất bề mặt. Riêng một quan niệm thành công trong một trăm năm và nó cũng bị mất đi nhanh như thế. Nhưng phương Đông có thể chờ đợi. Nó có thể chờ đợi thời gian lâu cho cơ hội đúng.
Lão Tử là trí huệ bên trong nhất của phương Đông. Điều tinh tuý của phương Đông nằm ẩn kín trong Lão Tử.
Không thể có hoà hợp sao? Không thể có sự hợp nhất giữa hai phương pháp cảm nhận sự sống này. Và toàn thể khoa học mới có thể được sinh ra trên quan niệm của Lão Tử và việc sinh này sẽ xảy ra rất sớm. Có nhiều thứ không đập ngay vào tâm trí. Chẳng hạn, hình học Euclid đã là trụ cột chính của phương Tây. Mọi nhà toán học đã tham gia vào khoa học đều đã là người theo Euclid. Không ai đã bao giờ có thể mơ rằng bất kì hình học phi Euclid nào một ngày nào đó sẽ làm nó thành vô hiệu lực nhưng từ 150 năm qua, hình học phi Euclid đã đi vào hiện hữu mà thậm chí tuyệt đối là theo Lão Tử cho dù qua những người không biết điều đó.
Euclid nói, “Hai đường song song không bao giờ gặp nhau.” Hình học phi Euclid nói, “Hai đường song song đã được kết nối.” Đây là lời kinh theo Lão Tử rằng chúng đã được nối rồi. Nếu chúng ta vẽ hai đường này cho tới chính tận cùng, chúng ta thấy rằng chúng gặp gỡ. Điều phiền phức là chúng ta không vẽ đủ chúng. Chúng ta thấy chúng từ phía gần, chúng ta không thấy đủ xa; nhưng khoảng cách là một phần của cái gần. Bây giờ điều đã được chứng minh là nếu hai đường song song được vẽ từ cả hai phía, cho tới vô hạn, chúng gặp gỡ.
Thế rồi Euclid nói rằng không phần nào của chu vi đường tròn có thể là đường thẳng – làm sao nó có thể vậy được? Bất kì phần nào của vòng tròn bao giờ cũng cong. Nhưng hình học phi Euclid nói rằng đường thẳng là một phần của đường tròn lớn. Nếu đường thẳng được vẽ ra xa hơn từ hai cực đoan, vòng tròn sẽ bắt đầu được hình thành. Bây giờ sự kiện này được chấp nhận rằng bất kì đường thẳng nào được vẽ trên đất không bao giờ có thể là thẳng, vì trái đất là tròn.
Chẳng hạn, tôi vẽ một đường thẳng trong phòng này mà dường như là tuyệt đối thẳng. Bây giờ đường này nữa, là tuyệt đối thẳng nhưng vì trái đất tròn, đường thẳng này không thể là thẳng. Nó là một phần của vòng tròn rộng hơn của trái đất. Mọi đường thẳng, khi được vẽ tới vô hạn đều trở thành vòng tròn. Điều này nghĩa là mọi đường thẳng đều là một phần của vòng tròn. Nhưng Euclid đã nói rằng các bộ phận của vòng tròn không thể là thẳng.
Cho nên bây giờ chúng ta có hình học phi Euclid thế vào chỗ của hình học Euclid!
Nền tảng cơ bản của khoa học phương Tây trong 200 năm qua đã là yếu tố về chắc chắn. Nếu không có tính chắc chắn trong khoa học, khác biệt giữa giữa nghệ thuật và khoa học? Phải có sự chắc chắn, chỉ thế thì khoa học mới là khoa học. Nhưng bây giờ từ 15 năm qua, một quan niệm mới đã thành hình – quan niệm về bất định. Ngay khi nguyên tử bị đập ra thành điện tử, người ta khám phá ra rằng hành vi của những điện tử này hầu hết là bất định. Chúng ta không bao giờ có thể dự đoán được chúng sẽ hành xử thế nào vào bất kì thời gian nào đã cho.
Hành vi của điện tử giống như hành vi của con người. Không cái gì có thể được dự đoán về người là thiên tài – người đó sẽ làm gì tiếp, trong khi người đạo đức giả có thể được dự đoán trước rất rõ. Về người đó chúng ta có thể dễ dàng nói rằng người đó sẽ giận ba lần trong quá trình cả ngày, người đó sẽ hút thuốc sáu lần và vân vân. Tuy nhiên không cái gì có thể được nói trước về người đích thực.
Người đích thực ngủ trong đêm cùng vợ người đó và đứa con một ngày tuổi của họ. Yashodhara đã không bao giờ có thể mơ được rằng người đó sẽ bỏ họ và đi xa trong đêm đó! Không có lí do bề ngoài nào cho người này làm như vậy! Người đích thực là không thể dự đoán được, độc lập, người không đích thực là dự đoán được, nói cách khác, là nô lệ.
Chúng ta đã bị ấn tượng rằng vật chất là dự đoán được, vì sau rốt, vật chất là vật chất. Nhưng bây giờ chúng ta biết rằng ngay cả vật chất cũng là năng lượng và năng lượng thì không thể được dự đoán. Cho nên trong 15 năm qua, nghiên cứu mạnh mẽ nhất trong khoa học là về nguyên lí này của tính bất định. Bây giờ nếu khoa học cũng chứng tỏ là bất định, thế thì khác biệt gì giữa khoa học và nghệ thuật?
Einstein đã nói trong những ngày cuối đời ông ấy, rằng rất chóng vánh, các phát biểu của nhà khoa học sẽ có vẻ giống như lời tuyên bố của các nhà huyền bí. Eddington đã nói trong kỉ niệm của ông ấy “Tôi thường nghĩ rằng thế giới là vật. Bây giờ khi tôi đi tới cuối đời, tôi có thể nói thế giới không phải là vật mà là ý nghĩ. Nó giống ý nghĩ nhiều hơn là vật.”
Có khác biệt lớn giữa ý nghĩ và vật. Nếu nhà khoa học này nói rằng thế giới giống ý nghĩ nhiều hơn là vật, thế thì khác biệt gì giữa phát biểu này và phát biểu của các rishis người tuyên bố “Thế giới là Thượng đế?” Các rishis đã nói rằng thế giới là hồn, là ý thức. Bây giờ Eddington nói, “Thế giới là ý nghĩ”, cho nên hầu như không có khác biệt bây giờ giữa hai điều này.
Khoa học đang bị phá vỡ ở nhiều chỗ. Đến cuối thế kỉ này, nó sẽ dần bị phá huỷ. Chỗ của nó sẽ bị ý thức mới toàn bộ chiếm lĩnh. Ý thức sự sống mới này sẽ là ý thức về sự cùng tồn tại và là một với cái toàn bộ bao la. Nó sẽ là luồng sự sống. Nó sẽ có tính tâm linh và không có tính vật chất. Sẽ không phải là sự hợp nhất của khoa học hiện nay và khoa học mới. Khoa học trước đây phải vỡ ra và sụp đổ vì nó chỉ là mảnh mẩu. Và tâm linh vũ trụ sẽ vươn lên từ bên trong nó. Điều này phải là vậy. Dứt khoát có khả năng.
Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.6 Nhạc của nốt đối lập