Không mâu thuẫn đối lập mà cùng hỗ trợ tồn tại

Cố,

Hữu Vô tương sinh,

 

Bởi vậy,

Có với Không cùng sinh,

 

Cái là đối lập, cái là mâu thuẫn, cũng được liên minh. Thù cũng là bạn, bà con thân thuộc.

Lão Tử không nhìn việc đối lập như thù địch; ông ấy không coi cái xa là xa; và ông ấy không hiểu cái mâu thuẫn là cái đối lập. Lão Tử xác nhận: “Mọi vật ở xa được đo bởi tính xấp xỉ của chúng. Mọi sự xấp xỉ là các dạng giảm nhẹ của cái ở xa.” Nếu bạn muốn vẽ ra đường trắng, bạn cần bối cảnh đen. Do đó, người nói trắng là đối lập của đen, là nhầm lẫn. Chúng ta phải dùng đen để mang ra cái trắng trong mọi sự phân biệt của nó. Người nói sáng phá huỷ đêm, là nhầm lẫn. Sự thực là, sáng được sinh ra từ đêm. Mọi thứ chúng ta thấy như mâu thuẫn và đối lập, Lão Tử thấy như được thống nhất nối liền. Đó là động thái đầy đủ; cách thức nhìn mọi sự của ông ấy là tuyệt đối mâu thuẫn với cách nhìn của chúng ta.

Nơi chúng ta thấy dồn nén giữa mọi vật, Lão Tử thấy sự hấp dẫn; nơi chúng ta thấy rõ ràng rằng ai đó đang cố tiêu diệt chúng ta, Lão Tử nói, điều không thể được với chúng ta là tồn tại mà không có họ. Ông ấy minh hoạ quan điểm của ông ấy bằng nhiều ví dụ.

Ông ấy nói, “Nếu không có hai, không có chỗ cho một.” Đây là một ví dụ số học. Các nhà toán học thừa nhận rằng nếu chúng ta muốn bảo tồn số 1, chúng ta sẽ phải bảo tồn mọi số đi theo sau. Nếu chúng ta chùi sạch mọi số từ 2 trở đi, sẽ không có nghĩa nào còn lại cho 1. Bất kì cái gì có trong 1, tất cả là do 2. Nghĩ một chút mà xem: Nếu như chúng ta chỉ có số 1, nó có nghĩa gì? Chẳng có nghĩa gì cả. Nó sẽ là vô nghĩa. Nghĩa của nó được hiểu từ việc mở rộng của nó thành 2, 3, 4…..9. Nếu chúng ta bỏ mọi chữ số sau 1, 1 trở thành vô nghĩa.

Lão Tử nói: “Một không tách rời khỏi hai. Nó là một phần của hai.” Ông ấy nói, nếu chúng ta bỏ chiều cao, cái gì sẽ trở thành chiều sâu? Nếu chúng ta bỏ núi, thung lũng có còn lại không? Như thế nào? Và vậy mà thung lũng có vẻ như là cái đối lập với đỉnh núi. Đỉnh núi dường như chạm trời trong khi thung lung chìm sâu trong vùng đất thấp. Nhưng Lão Tử nói, “Thung lũng được hình thành gần núi và chỉ vì núi.” Thực ra, thung lũng là phần kia của đỉnh núi – chiều khác của nó. Phá huỷ cái này và bạn phá huỷ cái kia. Nếu chúng ta phá huỷ đỉnh núi, thung lũng bị phá huỷ. Nhưng chúng ta bao giờ cũng thấy chúng như các đối lập lẫn nhau.

Lão Tử nói, “Thung lũng là cái đỡ cho đỉnh núi. Đỉnh núi là kẻ sáng tạo của thung lũng, “Cả hai thứ này được kết nối – là một – và không có cách nào tách rời chúng. Và Lão Tử nói: “Làm sao chúng ta có thể gọi là đối lập cho cái chúng ta không thể xé nó ra thành các phần?”

Làm sao chúng ta có thể gọi điều đó là mâu làm thuẫn, điều chúng ta không thể tách rời ra được?

Một kẻ thù cả đời của Napoleon chết. Mắt của Napoleon đầy nước mắt. Bạn ông ấy bảo ông ấy, “Ông đáng ra phải hài lòng khi tống khứ đi một kẻ thù cả đời!” Napoleon nói, “Tôi không hiểu bản thân tôi. Hôm nay tôi thấy ông ấy chết, người mà tôi đã không hi vọng bao giờ trở thành bạn bè, tôi cảm thấy một phần của tôi bị mất đi. Giờ tôi sẽ không còn là điều tôi đã từng là trong thời gian sống của ông ấy.” Việc cảm này của Napoleon làm cho lí thuyết của Lão Tử thành tuyệt đối rõ ràng.

Napoleon nói, “Cái gì đó chết đi bên trong tôi với cái chết của kẻ thù của tôi; cái gì đó mà đáng ra chỉ có thể có khi ông ấy còn sống. Tôi bây giờ là người nghèo hơn tới mức độ đó. Đã có cái gì đó trong tôi mà đã hoàn toàn do ông ấy tạo ra. Hôm nay ông ấy không còn nữa và bên trong tôi cũng vậy, nó không còn là cùng điều như cũ.” Điều này ngụ ý rằng ngay cả kẻ thù cũng giúp một tay trong việc tạo ra nhân cách của bạn chứ không chỉ một mình bạn của bạn. Không có kẻ thù bạn sẽ kém hơn, bạn sẽ là trống rỗng.

Lão Tử nói có các lực đối lập trên thế gian này. Chúng chỉ dường như vậy thôi. Ốm không phải là cái đối lập của khoẻ. Nếu chúng ta hỏi y học, nó nữa sẽ nói rằng ốm là một phần của khoẻ. Cần phải là khoẻ để bị ốm. Không có việc là khoẻ, chúng ta không thể là ốm. Do đó mà điều thường xảy ra là người chết không ngã bệnh. Vì vậy, điều thường xảy ra là sau một tuổi nào đó, chết cũng trở thành khó. Khi một người không có đủ mạnh khoẻ ngay cả để chết, điều đó trở thành rất khó. Sau tuổi 80-90, chết nữa phải bò mà tới.

Lukman đã nói rằng nếu một người không bao giờ ngã bệnh, người đó chết trong việc ốm bệnh đầu tiên của người đó. Người đó là sống động tới mức ốm bệnh đầu tiên giết chết người đó. Một người bị ngã bệnh nhiều lần thì không chết dễ dàng được. Để chết ngay lập tức, người đang sống được cần tới.

Điều này có vẻ mâu thuẫn. Chúng ta thấy ốm như chống lại khoẻ. Nhưng nếu chúng ta quan sát từ bên trong, chúng ta sẽ thấy rằng ốm là cách thức bảo vệ cho khoẻ mạnh. Nỗ lực dai dẳng mà thân thể làm để gìn giữ cho khoẻ của bạn là bản thân ốm bệnh. Một người phát sốt; đây chỉ là phương tiện mà thân thể đã làm nóng nỗ lực của nó để bảo tồn khoẻ của bạn. Nó đang đưa ra việc tranh đấu cho sự mạnh khoẻ của bạn, nhiều tới mức nó bị mệt mỏi. Trong sự tồn tại, ốm và khoẻ là hai phần của cùng một thứ.

Mọi mâu thuẫn và mọi đối lập là không mâu thuẫn theo Lão Tử. Nếu một người ao ước không bao giờ bị sỉ nhục, người đó phải nhớ người đó sẽ không bao giờ được kính trọng nữa. Người mong đợi được tôn vinh, phải sẵn sàng cho sỉ nhục. Và duy nhất người được kính trọng là người đã trải qua nhiều sỉ nhục. Cho nên Lão Tử cũng nói, “Người không ao ước bị sỉ nhục cũng phải không khao khát được tôn vinh. Chỉ thế thì người đó không bị sỉ nhục.”

Lão Tử đã nói: “Ta bao giờ cũng đã ngồi đó, ở chỗ không ai có thể chiếm chỗ ta. Ta đã ngồi ở chính chỗ cuối cùng, nơi mọi người để dép của họ. Ta đã ngồi ở chỗ không còn chỗ nào thấp hơn mà ta có thể bị đẩy vào.” “Không ai đã bao giờ xúc phạm ta,” Lão Tử nói, “Vì ta không bao giờ nài xin tôn vinh.” Ham muốn tôn vinh và sỉ nhục tới. Nếu không sẵn sàng cho sỉ nhục, không có cách gì để tôn vinh và quí trọng. Người mơ vươn lên chắc chắn ngã xuống. Người sợ ngã phải không mạo hiểm trèo lên và người có dũng cảm để ngã, có thể phấn đấu trèo lên. Điều Lão Tử ngụ ý nói là ở chỗ việc cố thoát khỏi cái đối lập là sai và chính trong nỗ lực làm như vậy mà chúng ta thấy bản thân mình lâm vào phiền phức. Hoặc từ bỏ cả hai hoặc được chuẩn bị cho cả hai.

Sự tồn tại là một. Sự tồn tại chúng ta biết và cái ở trong thế giới của tâm trí chúng ta là nhị nguyên. Mọi thứ ở đó vậy được thu xếp – giữa các cái đối lập; như kiến trúc sư làm ra cung vòm. Thực ra từ kiến trúc sư ngụ ý người làm ra cung vòm. Nghệ thuật đằng sau việc làm ra cung vòm bao gồm trong việc bố trí gạch đảo ngược. Một nửa gạch được đặt theo cách bố trí đảo ngược dọc theo cung vòm và đây là lí do tại sao khung vòm có thể mang bất kì trọng lượng nào ở bên trên. Việc đặt gạch đảo ngược làm cho chúng ép lại với nhau. Chúng bao giờ cũng trong đối chọi với nhau và điều này sinh ra sức mạnh. Sức mạnh này nâng đỡ toàn thể cấu trúc xây dựng. Người ta có thể nghĩ, nếu vị trí gạch đảo ngược tạo ra nhiều lực thế, điều gì xảy ra nếu chúng ta đặt mọi gạch theo một vị trí? Cung vòm sẽ không bao giờ được làm ra. Chính việc thu xếp đảo ngược làm phát sinh ra lực có khả năng nâng đỡ toàn thể cấu trúc.

Cánh cửa của sự sống, việc nâng đỡ sự sống được dựa hoàn toàn trên luật của các cái đối lập, bất kì khi nào có một vật, cái đối lập lập tức sẵn sàng để giữ nó. Dù đó là đàn ông hay đàn bà, cực dương hay cực âm, dù trời hay đất, dù lửa hay nước, mọi thứ quanh chúng ta, sự tồn tại trụ lại được bởi việc hỗ trợ của cặp các cái đối lập. Các cái đối lập giúp lẫn nhau. Gạch được đặt theo hướng đối lập không phải là kẻ thù mà là bạn và chính tính chất trái ngược của chúng tạo nên cơ sở.

Cho nên Lão Tử cho các ví dụ và nói, “Có với Không cùng sinh.” Tồn tại cho ý tưởng về không tồn tại. Không tồn tại cho ý tưởng về tồn tại. Nói cách khác, sống cho ý tưởng về chết, chết cho ý tưởng về sống. Chúng ta không thể nghĩ được về sự tồn tại nào mà sẽ như không có việc không tồn tại. Chúng ta không thể nghĩ được sự tồn tại nào mà sẽ như không có chết. Nếu có sống nhất định có chết. Không có cách nào cho sống tồn tại mà không có chết. Tại sao Lão Tử nói điều này?

Ông ấy nói điều này để cho một khi điều này tới bên trong hiểu biết của bạn, tâm trí bạn sẽ được chất đầy với cảm giác chấp nhận. Thế thì bạn sẽ không còn sợ chết. Thế thì bạn sẽ biết nó là phần cần thiết của sống. Thế thì bạn sẽ có năng lực chấp nhận và đón chào chết nữa. Thế thì bạn sẽ hiểu rằng khi chúng ta ham muốn sống, chúng ta tự động ham muốn chết. Nếu tôi lấy một bước hướng tới sống, tôi lúc nào cũng bước hướng tới chết. Thế thì bạn sẽ biết rằng chấp nhận mỗi mình sống là ngu xuẩn. Sống chỉ có thể hiện hữu cùng với chết. Sống và chết không thể được chọn một cách tách rời, chúng đi cùng nhau. Nếu tôi ham muốn sống tôi phải ham muốn chết nữa. Nếu tôi không ham muốn chết, tôi không thể ham muốn sống. Thế thì trong cả hai hoàn cảnh này, hiểu biết bất thường được sinh ra.

Nếu một người từ bỏ ham muốn cả về sống và chết, người đó đạt tới trạng thái vô gắn bó. Hay nếu người đó ôm trọn sống và chết cùng nhau và không làm phân biệt giữa chúng, thế nữa, người đó đạt tới trạng thái vô gắn bó tối cao. Cặp này phải được chấp nhận một cách hoàn toàn hoặc không được chấp nhận chút nào, chỉ thế thì bạn có thể trượt ra khỏi các cặp các cái đối lập.

Nói chung điều chúng ta làm là, chúng ta cố giữ cái này chống lại cái kia. Tâm trí nói, “Sống đáng giữ lại, chết đáng bị tránh xa. Yêu nên được nâng lên và ghét phải bị bỏ đi; bạn nên được bảo vệ, thù nên bị tiêu diệt.” Tâm trí nói, “Tôn vinh được đón chào, sỉ nhục không được đón chào; khoẻ nên có đó nhưng không có ốm; tuổi trẻ nên tới nhưng tuổi già thì không.” Tâm trí khao khát hạnh phúc và chạy xa khỏi bất hạnh. Vậy khi tâm trí chọn cái này chống lại cái kia, sống trở thành đau khổ, lo âu và căng thẳng vô dụng. Chọn cái này và bỏ cái kia, là nguyên nhân của mọi tiếc thương và buồn rầu. Chấp nhận cả hai hay bác bỏ cả hai đi. Thế thì một mình trạng thái phúc lạc tuyệt đối và mãn nguyện tối cao được sinh ra.

Lão Tử muốn chỉ ra rằng dù bạn phủ nhận hay dù bạn chấp nhận, cặp này không thể bị làm rời ra được. Chúng được thống nhất. Gọi chúng là được thống nhất là cách diễn đạt của ngôn ngữ. Thực tại, chúng là một. Chúng là hai đầu của cùng một thứ. Nó cũng giống như nếu một người nói, “Tôi sẽ thở vào nhưng tôi sẽ không thở ra.” Người này chắc chắn chết vì hơi thở đi vào cũng là hơi thở đi ra. Hoặc cả hai phải còn lại hoặc cả hai phải không còn lại. Không có cách nào giữ cái này và bỏ cái kia. Mọi minh hoạ của Lão Tử là để giải thích điểm này.

Ông ấy nói rằng Có với Không cùng sinh. Chúng là đồng chí, bạn bè và không là kẻ thù. Chúng không chống lại nhau, chúng bù cho nhau. Phức tạp và giản dị tạo ra ý tưởng của nhau. Nếu một người ham muốn là giản dị, như các sadhu luôn luôn làm, họ trở thành khó khăn hơn, phức tạp hơn. Điều này nhất định xảy ra. Có thể là trong khi cố là giản dị, ông ấy có thể chỉ giữ một đôi quần áo, ăn một lần trong ngày, ngủ dưới cây. Mọi điều này ông ấy có thể làm nhưng ông ấy sẽ vẫn không là giản dị. Nhiều nỗ lực và thu xếp thế được cần cho chủ định này, nhiều phương pháp và kỉ luật thế là cần thiết, nhiều tu luyện thế là cần thiết để ngủ dưới cây mà mọi điều này sẽ làm cho tâm trí thành rất phức tạp và khó khăn.

Nghĩa của giản dị là ở chỗ người ta phải ngủ ngay cả trong cung điện dường như người ta ngủ dưới cây. Chúng ta có thể dễ dàng quán tưởng một kiểu khó khăn. Nếu vua quen với mọi thứ xa hoa trong cuộc sống bị làm cho phải mặc khố và ngủ dưới cây, chúng ta có thể hiểu rất rõ khó khăn của ông ta. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ về khó khăn mà một người, người bao giờ cũng được che phủ trong bộ khố và người bao giờ cũng ngủ dưới cây, sẽ trải nghiệm thế nào nếu người đó đột nhiên bị chồng chất bởi những thứ xa hoa của cung điện? Khó khăn của người đó sẽ là lớn – có lẽ còn lớn hơn. Không có yêu cầu kỉ luật đặc biệt nào để sống trong cung điện nhưng dứt khoát có yêu cầu kỉ luật lớn để ngủ dưới cây. Không việc bố trí hay phương pháp nào được cần để mặc quần áo đẹp nhưng sadhana và nỗ lực lớn được cần trước khi một người có thể bỏ quần áo. Cho nên nếu chúng ta đột nhiên không mặc quần áo gì, người đó sẽ bị phiền phức rất nhiều. Người đó sẽ trải nghiệm khó khăn lớn bên trong bản thân người đó.

Diogenes là một người khổ hạnh fakir. Một lần ông ta đi tới thăm Socrates. Socrates đã là người rất giản dị – người giản dị đã không trau dồi sự giản dị. Người trau dồi giản dị, trở thành phức tạp. Socrates đã không trau dồi giản dị, ông ấy không bao giờ thiên về bất kì hình thức giản dị nào ngược lại với phi giản dị. Diogenes là người phức tạp vì ông ta đã trau dồi sự giản dị. Ông ta thường đi quanh trần trụi. Nếu bất kì ai cho ông ta quần áo mới, ông ta sẽ làm bẩn chúng, xé rách chúng ra và thế rồi mặc chúng. Ông ta tu luyện tính giản dị.

Khi ông ta gặp Socrates ông ta nói: “Tôi tự hỏi làm sao ông gọi bản thân ông là người tốt, người giản dị, khi mà ông mặc quần áo lộng lẫy thế?” Socrates cười. “Điều hoàn toàn có thể là tôi không là người giản dị.” Ông ấy nói, “Điều hoàn toàn có thể là điều ông nói là đúng.” Diogenes đã không hiểu, làm sao đây có thể là nét đặc trưng của người là giản dị. “Vậy ông đồng ý sao?” Ông này hỏi Socrates, “Thực ra đó là điều tôi đã từng nói cho mọi người, rằng ông không phải là người giản dị. Vậy là ông xác nhận điều tôi đã nói?” Socrates đáp, “Vì ông nói thế, tôi không thấy lí do nào để phủ nhận, tôi phải là người phức tạp.” Diogenes cười lớn và bỏ đi.

Khi ông ấy đi xuống bậc cửa, ông ấy gặp đệ tử của Socrates, Plato, “Nghe đây!” ông ta gọi ông này “Guru của ông đã thừa nhận trước mọi người trong nhiều lời thế, rằng ông ấy không phải là người giản dị!” Plato nhìn ông ta từ đầu tới chân và nói, “Đừng bao giờ đi trần trụi từ bên trong với các lỗ hổng trên quần áo của ông, tôi chẳng thể thấy cái gì ngoài bản ngã của ông thò ra.” Ông ấy nói thêm, “Ông gần như không biết rằng đây là chỉ báo về người của tính giản dị, rằng ông ấy chấp nhận điều bất kì người nào phải cho ông ấy! Tính giản dị của ông, cái mà ông tuyên bố từ nóc nhà là rất rắc rối, rất không giản dị.” Tính đơn giản có văn hoá trở thành rắc rối, trong khi tính phức tạp không được trau dồi cũng trở thành tính giản dị. Vấn đề thực không phải là chọn giữa các cái đối lập. Điều đáng ngạc nhiên là ngay khi cái này được chọn, cái đối lập xuất hiện ngay lập tức. Nếu chúng ta trau dồi bất bạo hành, yếu tố bạo hành sẽ lập tức trình hiện bản thân nó bên trong chúng ta. Do đó, người thực hành bất bạo hành, trở thành bạo hành theo cách thức rất tinh vi. Người thực hành vô dục (brahmcharya) trở thành có tính dục sâu bên trong bản thân người đó. Không có cái đối lập, chúng ta không thể trau dồi bất kì cái gì, vì để trau dồi chúng ta phải tranh đấu với cái đối lập.

Sự kiện đáng ngạc nhiên khác là ở chỗ chúng ta trở nên thích cái chúng ta tranh đấu chống lại nó. Có thể là bạn không bị ảnh hưởng bởi bạn bè của bạn nhưng không thể có chuyện không bị ảnh hưởng bởi kẻ thù của bạn. Ấn tượng về kẻ thù nhất định hiện hữu. Nếu người ta quyết định là kẻ thù của bạo hành sâu bên trong mình, người đó nhất định vẫn còn là bạo hành không thành vấn đề người đó trau dồi bất bạo hành nhiều thế nào. Nếu ai đó quyết định trở thành vô ngã, quét sạch bản ngã của người đó, trạng thái của người đó sẽ giống như trạng thái của Diogenes. Bản ngã của người đó sẽ ló ra từ mọi chỗ rách trong áo quần của người đó.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.6 Nhạc của nốt đối lập