Ý thức về bản ngã – vô ý nghĩ – ý thức toàn thể

Hỏi: Nếu ý thức có thể quyết định đầy đủ, thế thì khác biệt gì giữa nó và các yếu tố của vật chất? Khi không cái gì được làm và chỉ ‘hiện hữu’ là mục tiêu duy nhất, cái gì sẽ không là khác biệt giữa trạng thái như vậy và sự tĩnh lặng thâm thuý? Động cơ gì nằm sau sự tồn tại của ý thức cho bản ngã của chúng ta. Khác biệt gì giữa sự tồn tại của chiếc ghế gỗ và sự tồn tại của tâm trí vô ý nghĩ?

 

Bhagwan Sri: Bạn chưa bao giờ có kinh nghiệm về việc là ghế gỗ mà bạn cũng chưa bao giờ có kinh nghiệm về cá nhân vô trí. Bạn không biết những trạng thái này và vậy mà bạn nghĩ về khác biệt giữa hai trạng thái này. Hay có lẽ bạn nghĩ không có khác biệt giữa hai trạng thái này. Ghế gỗ cảm thấy thế nào hay nó không cảm thấy thế nào, bạn không có ý tưởng gì. Người vô ý nghĩ, không trải nghiệm làm gì, điều đó bạn cũng không biết. Nhưng câu hỏi này dứt khoát nảy sinh trong tâm trí và câu hỏi này là rất tự nhiên. Mọi câu hỏi của chúng ta đều giống thế này – rằng chúng ta tạo ra câu hỏi về các thứ ở bên ngoài kinh nghiệm của chúng ta, và do đó không câu trả lời nào là hệ quả. Duy nhất kinh nghiệm cho câu trả lời hiệu quả. Cho nên chúng ta hãy trải nghiệm trước hết một chút ít và thế rồi xem câu trả lời.

Khi mọi ý nghĩ của một cá nhân được làm im lặng, chỉ thế thì ý thức còn lại – không phải là ý thức tới cái ngã. Điều này là khó hiểu với chúng ta vì chúng ta không biết ý thức khác ngoài ý thức tới cái ngã. Khi chúng ta nói, “Tôi ý thức,” điều đó ngụ ý “tôi hiện hữu.” Việc ý thức của chúng ta chỉ có một nghĩa cho chúng ta – “rằng tôi biết tôi hiện hữu.” Thực tại sự kiện là, tôi không có ý tưởng tôi là ai – không biết dù bất kì cái gì. “Tôi hiện hữu” và đó là tất cả. Việc ý thức tới cái ngã này của chúng ta là bệnh, là ốm.

Hợp lưu của chính ý thức tới cái ngã này là bản ngã. Chúng ta thấy cả nghìn phương tiện của việc làm tăng thêm ý thức tới cái ngã này. Khi bạn mặc quần áo đẹp mà người khác không có, cái gì xảy ra? Ý thức tới cái ngã được làm mạnh thêm. Khó ý thức tới cái ngã trong quần áo bình thường nhưng rất dễ là như vậy trong quần áo bất thường. Nếu bạn đang ngồi trong xe và những người khác đang bước bộ, bạn trở nên ý thức tới cái ngã. Bạn cảm thấy bạn là cái gì đó. Sự cô đặc của việc cảm này về ý thức tới cái ngã, là bệnh, nó là ốm; và đây là lo âu của chúng ta, đây là căng thẳng của chúng ta, đây là nguyên nhân sự khắc khoải của chúng ta. Người có các ý nghĩ đã được làm cho im lặng vì điều tốt sẽ là có ý thức nhưng không là ý thức tới cái ngã. Người đó sẽ đầy ý thức, mọi lỗ chân lông của thân thể người đó sẽ được rót đầy với ý thức; ý thức sẽ tuôn chảy quanh người đó nhưng sẽ không có trung tâm của cái ‘tôi’ bên trong ý thức này. Ý thức của người đó sẽ là phi trung tâm – không có cái ‘tôi’.

Điều này là khó hiểu nếu không có kinh nghiệm thực tại, vì kinh nghiệm của chúng ta chỉ là một. Trung tâm của cái ‘tôi’, trung tâm bản ngã giữ việc rung động như vết thương bên trong. Chúng ta ý thức tới sự một mình đó. Đó là lí do tại sao chúng ta cảm thấy tốt hơn khi chúng ta là vô thức như khi người ta uống rượu. Thế thì việc ý thức tới cái ngã bị phá vỡ và vết thương bị quên đi một lúc. Khi chúng ta ngủ say ban đêm, chúng ta được tươi tắn lại, vì trong giấc ngủ say, bệnh bản ngã bị quên đi. Khi chúng ta nghe nhạc chúng ta quên nó: bệnh của bản ngã bị làm yếu đi một chốc. Nhưng chúng ta không biết về ý thức. Chúng ta đã chỉ biết bản ngã được tập trung này. Bản ngã này là bệnh của ý thức.

Khi các ý nghĩ bị thiếu vắng hoàn toàn, khi bạn đang trong yên lặng, trạng thái vô ý nghĩ, ý thức là đầy đủ. Thế thì không phải là ‘tôi’ có đó hay ‘bạn’ có đó – chỉ có duy nhất sự hiện hữu. Nếu chúng ta tách rời cái tôi khỏi sự hiện hữu, và bỏ cái tôi, thế thì ‘sự hiện hữu’ này, (không phải cái ‘tôi hiện hữu’) còn lại. Thế thì không có gợi ý về ‘tôi’ trong ‘sự hiện hữu’ này. Và người không trải nghiệm việc cảm này của cái ‘tôi’ không thể trải nghiệm việc cảm về cái ‘bạn’ nữa. Mặt này cái ‘tôi’ sụp đổ và mặt kia cái ‘bạn’ cũng sụp đổ. Do đó, khi chúng ta ý thức tới cái ngã, chúng ta là các cá nhân và khi chúng ta chỉ là ý thức, chúng ta trở thành cái toàn thể, cái kết tập.

Khi tôi là ‘tôi’, thế thì tôi là tách rời và toàn thế giới là tách rời; tôi trở thành hòn đảo. Khi tôi chỉ là ‘sự hiện hữu’, tôi trở thành lục địa, đất liền. Thế thì mọi sao và trăng quay bên trong ‘sự hiện hữu’ của tôi; mặt trời mọc bên trong tôi, hoa nở bên trong tôi và mọi bạn bè và mọi kẻ thù của hôm qua bắt đầu ‘xảy ra’ bên trong tôi. Tôi lan toả. Cách cổ đại để nói điều đó là – tôi trở thành Brahma. Nghĩa của Brahma là – tôi lan toả. Tôi lan toả tới mức bao trọn mọi thứ bên trong bản thân tôi. Không cái gì còn lại bên ngoài tôi.

Chừng nào việc ý thức tới cái ngã còn tồn tại, mọi thứ ở bên ngoài bạn và bạn là tách xa khỏi mọi thứ. Chỉ khi ý thức còn lại, thế thì mọi thứ, mọi thứ là ở bên trong – không có cái gì bên ngoài; không có bên ngoài. Không có gì ở bên ngoài ý thức – mọi thứ được chứa bên trong nó. Chỉ có ‘tính bên trong’. Điều này không thể được hiểu thấu mà không có kinh nghiệm; vì nó là khó, có thể là không thể được cho chúng ta hình dung bên trong mà không có bên ngoài. Mọi kinh nghiệm của chúng ta đều chỉ ra rằng bất kì chỗ nào có bên trong thì nhất định có bên ngoài. Nếu nhà có bên trong, kinh nghiệm của chúng ta cho chúng ta biết, nó phải có bên ngoài. Chúng ta không có tri thức về toàn thể vũ trụ bao la như một nhà, bên ngoài nó không có gì cả. Khi mọi ý nghĩ bị phá huỷ và chỉ ý thức còn lại, mọi thứ đi vào bên trong.

Thế thì câu hỏi này nảy sinh – nếu điều đó là vậy, thế thì khác biệt gì giữa loài hữu tình và vô tình? Khác biệt gì giữa bản thân bạn và chiếc ghế? – bạn hỏi. Câu hỏi này nảy sinh vì ngay bây giờ bạn nhìn thấy khác biệt giữa bản thân bạn và chiếc ghế. Trong ý thức bao la, cái ghế này cũng vậy, sẽ ở bên trong bạn – một phần của bạn đấy! Nó sẽ là hữu tình như bạn vậy. Nó sẽ là sống động như bạn vậy. Thậm chí bây giờ chiếc ghế này đang sống động, nhưng chiều của việc là sống động của nó là khác tới mức bạn không thể quen thuộc với điều đó. Không một vật nào là ở ngoài ý thức. Mọi thứ đều ở bên trong ý thức. Và không có thứ như vậy nơi ý thức ở bên ngoài nó. Ý thức trú trong mọi thứ – nhưng theo rất nhiều cách.

Nếu chúng ta cố hiểu các phương thức theo đó ý thức tồn tại, sẽ dễ dàng hiểu: nếu tôi ném hòn đá vào tường, nó không xuyên qua tường, nó rơi trên mặt này của tường. Nhưng nếu tôi ném cùng hòn đá này vào không khí, nó đi qua không khí. Bây giờ cấu trúc của tường là khác và cấu trúc của khí là khác. Nhưng có những thứ mà có thể đi qua cấu trúc của tường nữa – như tia X. Với tia X, tường không đáp ứng như tường mà như không khí. Tia X sẽ không biết liệu nó có đang đi ngang qua tường hay đi qua bầu không khí. Với tia X, tường giống như không khí nhưng với đá thì không.

Điều tôi đang cố truyền đạt cho bạn là sự kiện rằng phẩm chất của ý thức của chúng ta tuỳ thuộc vào cách chúng ta nhìn mọi thứ. Nếu tôi là người lấy cái ngã là trung tâm, ghế là tách rời và tôi là tách rời. Nếu cái ngã tan vỡ thế thì hệt như tường và không khí là một cho tia X, cho nên ghế và bản thân bạn là một và cùng một với ý thức của bạn. Không có khác biệt; nhưng điều này chỉ là vậy khi bạn trở nên nhận biết về nó. Nhưng nếu chúng ta không có thông tin về nó thì sao? Cũng như trước khi tia X được khám phá ra, không ai tin rằng ruột có thể được chụp ảnh từ bên ngoài – và làm sao chúng có thể được chụp? Nếu một ảnh được chụp, nó chỉ có thể là dáng vẻ bên ngoài của bạn. Làm sao xương của bạn có thể được chụp ảnh? Người chụp ảnh dùng các tia sáng, nhưng đây là những tia bình thường. Bây giờ chúng ta biết rằng có các tia mà có thể xuyên qua da và đi tới xương. Khi các tia này được khám phá ra, thế thì chúng ta trở nên nhận biết về sự kiện rằng xương cũng có thể được chụp ảnh.

Thực tại ý thức có qui tắc và qui định riêng của nó. Ý thức mà chúng ta sống trong thì không có việc mở rộng dù bất kì cái gì. Chúng ta vẫn còn co lại bên trong bản thân chúng ta. Ghế là tách rời khỏi chúng ta, hàng xóm cũng vậy. Mọi thứ là khác và tách rời khỏi chúng ta. Bản tính của ý thức của chúng ta như nó là vậy bây giờ là bản tính tách rời; chúng ta ở xa và có khoảng cách với mọi thứ và mọi người. Nhưng hình thể của ý thức thay đổi ngay, có thay đổi về chất. Ngay khi các ý nghĩ bị phá huỷ, phân biệt và khác biệt sụp đổ. Mọi khoảng cách sụp đổ. Mọi thứ xuất hiện là một và từng thứ có vẻ sống động theo cách khác nhau.

Khi Aldous Huxley dùng thuốc gây ảo giác L.S.D. lần đầu tiên, may mắn kinh nghiệm của ông ấy hoá ra là tương tự như câu hỏi của bạn. Đã có chiếc ghế ở trước ông ấy. Chút ít ngay sau khi uống L.S.D., ông ấy đã chú ý các tia sáng kì lạ phát ra từ chiếc ghế này. Chiếc ghế này dường như bình thường, chết, đã sống động và lấp lánh với các mầu sắc kì lạ và bất thường! Ông ấy sửng sốt. Chưa bao giờ có trong tưởng tượng hoang dã nhất của ông ấy, ông ấy đã có thể có khả năng thấy chiếc ghế này đẹp và huy hoàng thế! Ông ấy viết trong sách của mình về kinh nghiệm này. Ông ấy đã kinh ngạc. Đó là lần đầu tiên, ông ấy viết, ông ấy đã nhận ra rằng chiếc ghế có thể giống như thế này. Nó đã không phải là chiếc ghế thường đứng trước ông ấy. Dường như là kim cương bay ra từ nó đủ mọi phía – nó dường như quá quí giá không thể ngồi lên! Nó đã đẹp hơn mọi sao và mặt trời gắn lại với nhau!

Huxley nói ông ấy ngờ điều này là tác dụng của L.S.D., vì đó là ma tuý mở rộng ý thức. Ý thức của bạn mở rộng trong một khoảng ngắn dưới ảnh hưởng của L.S.D. Nếu trong khoảnh khắc ngắn thế của việc mở rộng, chiếc ghế trở thành sống động thế thì Huxley nói, “Tôi rất tin bây giờ vào những người đã bày tỏ sự tôn sùng với hòn đá như họ tôn sùng Thượng đế.” Việc mở rộng của ý thức của họ phải là một chiều khác với việc mở rộng của chúng ta. “Bây giờ”, Huxley nói, “tôi đánh giá cao hoạ sĩ như Van Gogh, người đã làm ra bức tranh chiếc ghế; vì tại sao ai đó phải làm ra bức tranh về một thứ như ghế?” Bạn có thể tưởng tượng bức tranh của người có tầm cỡ Van Gogh khi mất nhiều đau đớn thế, cống hiến nhiều thời gian thế và đưa bản thân ông ấy tới điên để vẽ ra một chiếc ghế đơn thuần sao? Chiếc ghế này xứng với việc nhận nhiều phiền phức thế sao? Huxley tiếp tục nói: “Mãi tới lúc đó tôi đã không hiểu được tại sao Van Gogh đã vẽ ghế. Giờ tôi biết rằng ông ấy phải đã thấy chiếc ghế theo khía cạnh ý thức khác, và đã vẽ nó.”

Mầu sắc chúng ta thấy là rất mờ nhạt khi so với mầu sắc được thấy sau khi dùng L.S.D. Những mầu như vậy chúng ta chưa bao giờ thấy. Nhưng L.S.D. không làm gì cả. Nó đơn thuần cho chút ít mở rộng cho ý thức bình thường của chúng ta hệt như chúng ta bơm thêm chút không khí vào trong quả bóng và nó trở nên lớn hơn. Việc hơi chút mở rộng này gây ra thay đổi thế trong mầu sắc. Thế thì những viên sỏi nằm bên vệ đường sáng lên như ngọc và kim cương.

Nếu ngày nay thế giới phương Tây là điên chạy theo L.S.D., điều này có lí do duy nhất. Toàn thế giới xuất hiện đẹp hơn rất nhiều. Toàn thế giới được rót đầy với cảm giác mà chúng ta chưa bao giờ cảm thấy trước đây. Bàn tay thường dường như giống tay của Thượng đế. Quần áo thường dường như lộng lẫy và quyến rũ tới mức nó ở bên ngoài tưởng tượng của chúng ta.

L.S.D. đã mở ra xu hướng tư tưởng mới. Tư tưởng mới là: khi ý thức được mở rộng, dù ít thế nào, thế giới trở thành chỗ khác hoàn toàn. Nhưng khi một ý thức như ý thức của Mahavira hay Lão Tử mở rộng đầy đủ (và không theo phạm vi nhỏ) do sự sụp đổ và tắt ngóm hoàn toàn của bản ngã, thế thì khác biệt nào có thể có đó giữa bạn và chiếc ghế? Rất khó cho bạn hiểu, vì chiếc ghế như bạn biết nó, không phải là ghế thật; và cái ngã mà bạn biết như bản thân bạn, không phải là cái ngã thực. Nếu bạn cố coi hai thứ không thực này là quan trọng, bạn sẽ không hiểu.

Bạn trở thành bạn thực, nguyên bản và ghế sẽ có cơ hội trở thành ghế thực; với bạn giả, không có năng lực quán xét chiếc ghế thực tại. Những cánh cửa mới mở ra trong bạn. Huxley đã đặt tên cho sách của ông ấy là: ‘Những cánh cửa mới của cảm nhận: L.S.D.’ L.S.D. là việc thay đổi hoá chất đơn thuần, điều kéo dài trong sáu, tám hay nhiều nhất mười hai giờ. Thế rồi nó sẽ phai nhạt đi. Và kinh nghiệm này là rất nhỏ vô cùng. Nhưng những người đã trải nghiệm Thượng đế; những người có ý thức tới cái ngã (không phải ý thức) hoàn toàn bị mất hút, và người đã trở nên có ý thức, với họ tất cả khoảng cách sụp đổ. Với họ, từng và mọi hạt trở thành có tính thượng đế và thiêng liêng.

Nếu Mahavira bước đi một cách thận trọng, điều đó không như người Jaina hiểu nó – rằng để cứu kiến hay muỗi (điều một số người đang lo nghĩ thế). Muỗi là thấy được với bạn lại là không thấy được theo cùng cách với Mahavira. Nếu nó mà thấy được, ngay cả Mahavira chắc đã không bận tâm nhiều thế về nó. Thực ra, Mahavira trải nghiệm Brahma lần đầu tiên trong kiến (điều chúng ta không bao giờ làm và do đó không quan tâm.) Nó là vậy, không có cách khác. Sự tồn tại tự biểu lộ bản thân nó trong kiến, và với cùng mức độ như bên trong bản thân Mahavira.

Thế thì cánh cửa này mở ra thế giới khác. Và khi những cửa này mở ra, bạn không còn lại trong thế giới này. Do đó đừng hỏi về thế giới này. Thế giới này không có kết nối, không có sự nhất quán, không liên quan, giữa thế giới đó và thế giới này. Mọi câu hỏi của chúng ta theo cách nào đó là giống thế này: Rằng khi tôi ngủ, quan hệ của tôi với phòng ngủ là gì trong giấc ngủ của tôi? Không có kết nối dù là bất kì cái gì. Hay là có? Bạn có thể ngủ trong phòng này và ở tại London trong mơ của bạn. Bạn có thể ngủ trong phòng đóng kín và mơ đang ở dưới bầu trời thoáng, bên dưới sao và trăng! Bạn có thể có kết nối gì với căn phòng khi bạn đang ngủ?

Không. Ngay khi bạn ngủ, bạn đi vào chiều khác của ý thức. Căn phòng vẫn còn trong cùng chiều như nó đã vậy nhưng bạn đi vào thế giới khác. Thế thì nếu bạn muốn bước ra khỏi căn phòng này, bạn phải không mở cửa của căn phòng này. Một cách tự nhiên bạn sẽ hỏi liệu bạn có nên giữ chìa khoá phòng của bạn cùng bạn đi ra khỏi phòng hay đeo kính để nhìn cho rõ mơ? Không, bạn đi vào một chiều khác nơi kính của bạn không được cần, mà mắt bạn cũng không cần cho chuyện đó. Cũng sẽ không cầm mở cửa phòng – và bạn sẽ có khả năng bước ra ngoài.

Tuy nhiên nếu bạn nói với một người mà chưa bao giờ mơ và bảo người đó rằng có một trạng thái đặc biệt mà bạn có thể ra khỏi phòng mà không mở cửa; hay rằng bạn có thể tới London mà không lên tàu hay máy bay hay bất kì xe cộ nào khác; hay rằng bạn không cần chìa khoá, bạn thậm chí không cần mở cửa để ở ngoài phòng, người đó sẽ nghi vấn sự lành mạnh của tâm trí bạn. Theo người đó, nếu bạn không mở cửa, bạn sẽ đập đầu vào cửa; hay làm sao khoá sẽ mở ra mà không có chìa khoá? Câu hỏi của người đó tất cả đều là thích đáng, vậy mà bạn sẽ cười. Bạn sẽ nói, người đó chẳng biết gì về mơ nơi không một câu hỏi nào trong những câu hỏi này là thích hợp.

Ngay khi tâm trí sụp đổ và ý thức vô trí được tạo ra, bạn bước vào trong thế giới khác hoàn toàn, nơi không cái gì từ thế giới này là có liên quan. Không một thứ nào, không một luật nào của thế giới này là áp dụng được cho nó. Bất kì cái gì dường như là vô tình trong thế giới này sẽ là hữu tình ở đó. Cái dường như là chết ở đây là sống động ở đó. Nơi có cửa trong thế giới này, sẽ là tường ở đó và nơi có tường ở đây, sẽ có cửa ở đó. Không câu hỏi nào của thế giới này giữ được nghĩa ở đó. Do đó bất kì câu hỏi nào chúng ta nêu ra ở đây đều không có nghĩa đối với thế giới kia.

Duy nhất những câu hỏi có nghĩa mà được làm ra để hỏi cách chúng ta có thể vào cõi này. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng ngồi ở đây trong thế giới này chúng ta có thể hiểu về thế giới kia bằng việc hỏi các câu hỏi, bạn lầm đấy. Điều đó là không thể được.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.2 Dòng chảy gốc huyền bí – Đạo