Câu hỏi: Bhagwan Sri, tại sao sự biểu lộ im lặng này của cái không biết đã được cho các cái tên cơ bản khác nhau như, trời, đất, vật chất và ý thức? Tại sao cái biểu lộ của cái tuyệt đối đã không được cho tên?
Bhagwan Sri: Biểu lộ chỉ có thể có tính nhị nguyên. Cái tuyệt đối vẫn còn không được biểu lộ. Cái cực điểm mà có thể được nói về nó, là “Hai”. Cái đó là gần chân lí nhất. Bên ngoài việc nói chỉ có cái một. Tuy nhiên ngôn ngữ không thể nói về bất kì cái gì mà không bẻ nó thành đôi.
Ngay cả Lão Tử, khi ông ấy nói, khi ông ấy viết, vẫn phạm phải lỗi ít nhất nhưng ông ấy không thể nào làm tốt hơn điều này. Và cho dù chúng ta muốn phủ nhận việc trình bày của ông ấy, chúng ta sẽ phải dùng lời. Thế thì chúng ta có thể nói, “cái tuyệt đối, không hai.” Nhưng chúng ta sẽ phải dùng ‘hai’. Để diễn đạt rằng cái tuyệt đối là không phân chia được, chúng ta sẽ phải nói – “Nó không thể bị chia thành hai”. Chừng nào chúng ta còn cố diễn đạt, cái ‘hai’ sẽ đi theo chúng ta. Nếu bạn bỏ việc nói, chỉ thế cái một sẽ còn lại. Chúng ta rất có thể nói: “Tại sao chúng ta không thể nói, ‘Một’?” Chúng ta không nhận biết về sự kiện này, rằng ngay khi chúng ta nhắc tới ‘một’ ý tưởng về hai hình thành ngay lập tức. Khó mà tìm ra một người, có thể nói một mà không tạo ra ý tưởng về hai. Ý tưởng về ‘hai’ hình thành bên trong tâm trí của người nói nữa. Thực ra, ‘một’ không có nghĩa mà không có ‘hai’. ‘Một’ chỉ là một bước để đạt tới ‘hai’ và không gì nhiều hơn.
Lão Tử dùng hai lời; vì cái nhiều nhất có thể được diễn đạt trong lời là ‘hai’. Sự đa dạng và nhiều mặt có thể được thu lại chỉ lên hai. Bên ngoài điều này là cõi không thể diễn tả được của vô lời. Bên ngoài điều này, không thể nào nói ngay cả nhiều như Lão Tử nói. Nó thậm chí không thể được nói là không thể diễn đạt được, cái một không tên. Cái một đó không thể được diễn đạt.
Bất kì cái gì chúng ta nói đều chia ra thành hai, ngay khi chúng ta cho nó việc diễn đạt. Cũng như khi chúng ta nhúng cái gậy vào trong nước nó dường như bị cong. Nó không cong nhưng chỉ dường như vậy. Bỏ nó ra khỏi nước và nó là thẳng như trước. Bây giờ sự kiện này hiện hữu, nó không bao giờ bị cong trong nước nhưng chỉ dường như vậy. Nó bao giờ cũng thẳng. Nếu một người thử hết mức để xem chiếc gậy thẳng trong nước, người đó không thể làm được. Cho dù người đó có thử cả nghìn lần, kinh nghiệm của người đó sẽ chỉ chỉ ra cho người đó rằng chiếc gậy không bao giờ bị cong, mặc dù nó dường như vậy trong nước. Nó sẽ có vẻ bị nghiêng theo góc nào đó vì sự phát xạ thay đổi ngay khi nó được nhúng vào trong nước, gây ra thay đổi trong chuyển động của tia sáng nữa. Theo cùng cách, ngay khi lời được đặt vào việc nói, sự phát xạ thay đổi. Thế thì lời mô tả một, sẽ lập tức cong và truyền đạt ý tưởng về hai ngay khi nó được chuyển vào trong ngôn ngữ.
Lão Tử biết rằng bất kì cái gì ông ấy nói đều truyền đạt ý tưởng về nhị nguyên; nhưng không có cách khác. Cho nên ngay khi Lão Tử nói, ông ấy phải nói trong nhị nguyên. Điều đó khó tới mức nếu Lão Tử vẫn còn im lặng và cố truyền đạt bằng việc vẫn còn im lặng, ngay cả thế thì nhị nguyên vẫn bắt đầu. Nỗ lực diễn đạt mang vào nhị nguyên. Cố hiểu điều này.
Điều này đã xảy ra nhiều lần.
Ai đó đi tới Shaikh Farid và nói: “Tôi đã đi tới nghe nói từ thầy rằng cái là chân lí và trong đó không có dấu vết của phi chân lí. Tôi muốn biết chỉ chân lí đó mà các thánh nhân đã chỉ tới và đã nói nó không thể được diễn đạt. Xin nói cho tôi chân lí cái là im lặng – không lời.” Bạn biết Farid đã nói gì không? Ông ấy nói, “Chắc chắn ta sẽ nói nhưng trước hết ông dựng lên khung cho câu hỏi của ông theo cách mà nó không chứa lời. Hỏi mà không lời và ta sẽ đáp mà không lời. Đừng trông đợi ta trả lời trong im lặng điều ông hỏi trong việc nói. Đi và dựng khung cho câu hỏi của ông mà không có lời và ta sẽ trả lời tương ứng.”
Người này đi xa. Trong nhiều năm ông ta đã thử. Bất kì khi nào Farid đi qua làng ông ta, ông ấy làm điều đó thành điểm để nhắc nhở ông ta về câu hỏi này. “Câu hỏi của ông là gì người anh em?” Ông ấy sẽ hỏi. “Tôi đang cố hết sức nhưng tôi không thể hình thành câu hỏi mà không có lời,” người này nói. “Thử nữa đi.” Farid sẽ nói. “Và khi câu hỏi của ông sẵn sàng, mang nó tới ta. Câu trả lời của ta là sẵn sàng.”
Người này chết, Farid cũng chết. Cả người đã đi tới Farid với câu hỏi của ông ta lẫn bất kì người nào chẳng ai nghe thấy câu trả lời của Farid. Khi ông ấy trên giường chết những người khác nhắc Farid về câu trả lời mà ông ấy đã có cho người này. “Chúng tôi nóng lòng nghe câu trả lời của thầy. Xin nói cho chúng tôi,” họ cầu khẩn. Farid vẫn im lặng. “Xin nói cho chúng tôi,” họ thúc giục. “Thầy sắp chết rồi. Đừng để câu trả lời chết đi cùng thầy.” Farid nói. “Ta đang trả lời các ông. Ta im lặng và đó là câu trả lời của ta. Nếu ta nói cho dù chừng này, rằng ta đang trả lời các ông bằng im lặng của ta, nhị nguyên được tạo ra. Vì điều đó sẽ ngụ ý rằng nó có thể được chỉ ra bằng im lặng và không phải là không có nó. Nhị nguyên được tạo ra, phân biệt được hình thành. Do đó đừng làm cho ta nói rằng ta đang trả lời bằng im lặng của ta. Ta im lặng và các ông phải hiểu. Không nêu ra lời.” Nhưng làm sao nó có thể được giải thích chỉ bằng im lặng?
Lão Tử đã viết một và chỉ một cuốn sách này. Cuốn sách này ông ấy đã viết tại chặng cuối của cuộc đời ông ấy. Ông ấy đã không viết bất kì cái gì khác, dẫu cho mọi người bao giờ cũng theo sau ông ấy. Từ người thường cho tới vua, tất cả họ đều cầu xin ông ấy viết ra kinh nghiệm của ông ấy. Lão Tử bao giờ cũng cười và bỏ qua câu hỏi của họ. “Đã khi nào có bất kì ai đã từng có khả năng viết ra điều này không? Đừng ép ta vào trò ngu xuẩn này. Mọi người đã cố làm trước ta nhưng những người biết đều cười vào nỗ lực của họ, vì họ đã thất bại. Và những người không biết, đã bắt giữ những thất bại của họ, coi chúng là chân lí. Cầu khẩn đi, buộc ta không phạm phải cùng lỗi lầm này. Những người biết sẽ cười và nói, “Xem Lão Tử đang làm đích xác điều ông ấy không nên làm. Ông ấy đang cố nói ra điều không thể được nói. Điều không thể được viết, ông ấy viết. ‘Không, không, ta sẽ không làm điều đó đâu!'”
Suốt cuộc đời mình ông ấy đã lẩn tránh họ. Thế rồi ông ấy dần tới cuối cuộc đời mình. Bạn bè và đệ tử bắt đầu ép ông ấy ngày càng nhiều hơn. Quả thực, kho báu của ông ấy đã không được nói ra. Rất ít người đã sở hữu cái kho bao la thế, rất ít người đã biết và trải nghiệm sâu thế! Do đó điều tự nhiên là những người quanh ông ấy phải khăng khăng rằng ông ấy phải viết ra vì hậu thế.
Khi sự khăng khăng của họ bắt đầu là mạnh hơn và chết còn chưa tới, Lão Tử đã thấy bản thân mình gặp khó khăn. Thế rồi một đêm, ông ấy yên lặng bỏ nhà và những người đã la ó đòi ông ấy viết. Đến sáng, các đệ tử của ông ấy tìm thấy lều của ông ấy trống rỗng, họ chạy tới nhà vua và kể cho ông ta rằng Lão Tử đã đi xa. Nhà vua phái lính đi tìm ông ấy. Ông ấy bị chặn lại tại một trong những trạm kiểm soát trên biên ải của Trung Quốc. Lão Tử được bảo rằng chính lệnh của nhà vua là không ai đi qua biên giới mà không trả tiền thuế qua đường. Nhưng Lão Tử cãi rằng ông ấy chẳng mang cái gì ra ngoài đất nước. “Ta phải trả thuế gì khi ta chẳng có gì để khai báo?”
Và bạn có biết viên quan đã đáp lại thế nào không? “Nhà vua đã có lời rằng trước đây chưa bao giờ có người nào thoát đi với kho báu nhiều thế. Đợi ở đây và viết ra mọi điều ông đã biết.” Cuốn sách này do vậy đã được Lão Tử viết ra ở trạm kiểm soát, dưới sự giám sát của lính biên ải để thanh toán khoản thuế của ông ấy trước khi rời đất nước.
Cuốn Đạo Đức Kinh này là cuốn sách có một không hai. Chưa bao giờ đã từng có cuốn sách được viết theo kiểu cách này. Ở đây Lão Tử đã chạy xa khỏi việc viết bất kì cái gì. Dường như nhà vua có phần rất khắt khe với việc ép ông ấy viết khi ông ấy không muốn viết; nhưng có bằng chứng về từ bi nữa. Nếu cuốn sách này mà đã không hiện hữu thì sao? Và đã từng có những người khác như Lão Tử người đã không viết. Nhưng hữu dụng của những người đã viết là gì và chúng ta đã được cái gì từ những người đã không viết? Không thể có tranh cãi về những người đã không viết trong khi chúng ta có thể thảo luận và cân nhắc về bài viết của những người đã viết. Chúng ta có thể nghĩ và suy tư trên từng lời mà họ đã viết và cố nắm được nghĩa của họ – và nghĩa ở bên ngoài lời.
Trong phân tích cuối cùng về nòi giống người, sẽ khó mà biết liệu những người đã viết có là người trí huệ không hay những người đã không viết là trí huệ. Dù bất kì người nào chúng ta chọn, đó là chọn lựa của nhị nguyên. Người chọn là im lặng vì người đó đối lập với việc viết và người chọn viết vì người đó đối lập với im lặng. Không có cách nào thoát khỏi nhị nguyên. Nhị nguyên bò vào ngay cả khi Lão Tử nói và do đó ông ấy chủ định nói rằng “Không tên là đấng sáng tạo trời và đất và là gốc duy nhất của mọi vật được đặt tên.” Nhị nguyên tới tất yếu cùng lời. Nhưng đó là với hi vọng rằng người tìm kiếm được đẩy vào trong trạng thái không lời qua việc dùng lời, rằng những người như Lão Tử tạo ra việc dùng lời. Điều này là có thể. Nhị nguyên dường như hiện hữu, nó không thực tại tồn tại. Nếu nó quả tồn tại thì chắc đã không có giả định.
Bây giờ giả sử tôi chuyển ngón tay tôi qua các dây đàn veena chỉ một lần và để nó một mình. Âm vang của nốt được tạo ra bởi ngón tay của tôi sẽ rót đầy căn phòng. Thế rồi dần dần, nó bắt đầu tan dần đi. Bạn có thể biết khi nào nốt này đã hoàn toàn chết không? Bạn có thể vẽ ra một đường nơi nốt này chấm dứt hoàn toàn và im lặng bắt đầu không? Bạn có thể xác định rõ ràng đường đánh dấu giữa âm vang và không âm vang không? Bạn sẽ thấy rằng việc âm vang dần mất đi bản thân nó trong không âm vang – lời dần dần hội nhập vào trong im lặng. Nếu bạn hoà điệu tâm trí bạn với chỉ một nốt của đàn veena bạn sẽ thấy rằng khi nốt này rơi vào trong trống rỗng, tâm trí bạn nữa, cùng rơi vào trong im lặng cùng mức độ. Thế thì bạn sẽ không mất thời gian lâu để thấy rằng với sự giúp đỡ của nốt nhạc này, bạn cũng đã đạt tới trạng thái không âm vang. Với sự giúp đỡ của lời, bạn đã đạt tới vô lời.
Chính với hi vọng này mà Lão Tử, Phật, Mahavira, Krishna hay Christ đã nói. Chính là với hi vọng này mà có lẽ qua lời của họ, họ có thể có khả năng dẫn bạn vào trong trạng thái không lời. Nó chỉ là dụng cụ được sáng chế ra, một phương cách, để họ dùng. Phật bao giờ cũng nói, “Bất kì cái gì ta nói, không để nói cho ông về cái đang đó, thay vì thế nó là để dẫn ông tới chỗ đó.” Không cái gì có thể được nói về cái đang đó, nhưng bạn có thể được dẫn tới nó. Có lẽ bạn nữa có thể bắt đầu cuộc hành trình này qua lời của tôi. Nếu mặt bạn quay theo hướng đó, thế thì có lẽ một ngày nào đó, bạn sẽ rơi vào trong vực thẳm không đáy nơi bạn sẽ đi tới mặt đối mặt với cái tuyệt đối.
Tuy nhiên nhị nguyên bước vào trong ngôn ngữ của mọi người nói.
Phật nói về luân hồi (samsara) và niết bàn (nirvana) và do vậy nhị nguyên bước vào trong bài nói của ông ấy. Mahavira nói về vật chất (padartha) và linh hồn (paramatman). Đây cũng là nhị nguyên. Điều đó là được khi Mahavira nói, vì ông ấy nói rằng ông ấy chấp nhận nhị nguyên nhưng Shankara, người đã là một người trung kiên của nhất nguyên luận, cũng nói về maya (ảo tưởng) và brahma (linh hồn vũ trụ), vì không thể nào nói khác được. Shankara nói: “Không có hai”, vậy mà ông ấy phải nói trong nhị nguyên. Nếu không có ‘hai’, Shankara nói cái gì cho người nghe của ông ấy? Nó là cái gì mà họ đã tránh ra nếu không có hai? Nó là cái gì mà họ phải giải thoát bản thân họ nếu không có hai? Nếu có một mình brahma, thế thì tất cả chúng ta đều là brahma. Thế thì người ta phải đi đâu, người ta phải đạt tới đâu, và người ta phải làm gì? Cho nên ngay cả Shankara cũng phải mang vào trong nhị nguyên – có cái gì đó mà phải được dẫn thêm, cái gì đó mà phải được bỏ đi: vô minh, ảo tưởng, tri thức giả. Cho nên hai cái đối lập được hình thành, Shankara lâm vào thế khó xử; ông ấy định làm gì?
Mahavira đã rất rõ ràng về điều này: Chúng ta phải chấp nhận nhị nguyên, vì khi cái hai rơi đi, bản thân bạn sẽ biết rằng có một mình cái một. Cho nên Mahavira nói, “Chúng ta sẽ không nói về cái một. Chúng ta sẽ nói về cái hai và đạt tới chỗ cái hai rơi đi.” Nhưng Shankara nhấn mạnh vào việc nói về cái một mặc dầu ông ấy phải nói về cái hai. Và những người nói trong nhị nguyên tất yếu cũng phải chỉ tới cái một.
Phật thường nói: “Bỏ samsara (luân hồi), đạt tới niết bàn (giải thoát)” nhưng trong lời cuối cùng của mình ông ấy đã nói: “Samsara và niết bàn, là một và cùng một thứ.” Phát biểu này của Phật cảnh báo cho các khất sĩ và sadhakas của ông ấy và vẫn là nguyên nhân của sự không thoải mái của họ ngay cả tới bây giờ sau 2000 năm. Samsara là niết bàn, cái gì có thể là khó hơn điều này? Thế thì người ta đi đâu? Người ta bỏ cái gì và người ta phải đạt tới cái gì? Cho nên có một giáo phái của các Phật tử, những người phủ nhận rằng Phật đã bao giờ nói những lời này. Vì, họ tranh cãi, làm sao Phật có thể nói rằng samsara và niết bàn là một và cùng một thứ, khi cả đời mình ông ấy đã hô hào mọi người bỏ samsara và đạt tới niết bàn? Nhưng những người ‘biết’ nói rằng quả thực đây là phát biểu của Phật. Mọi phát biểu khác của ông ấy có thể được phép đưa ra không ai để ý nhưng phát biểu này ông ấy chỉ có thể đưa ra sau khi ông ấy đã biết. Khi Phật đạt tới đỉnh kinh nghiệm cao nhất, thế thì một mình ông ấy đã thấy không có phân biệt giữa samsara và niết bàn, giữa thân và hồn, giữa brahma và maya; và thế thì lệ thuộc và tự do trở thành hai hình thể cho cùng một thứ. Nhưng đó là kinh nghiệm cho tri thức về cái một: ngay khi nó biểu lộ nó chia thành hai. Và điều đó chỉ biểu lộ điều Lão Tử nói – “Đất và trời; vật chất và ý thức.”
Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.2 Dòng chảy gốc huyền bí – Đạo