Bốn trạng thái tâm trí

Bốn trạng thái tâm trí

Tâm trí bình thường muốn lấy ngày càng nhiều hơn từ thế giới; từ mọi nơi, từ mọi hướng và chiều. Tâm trí bình thường là kẻ lấy lớn, nó là kẻ đi xin, và việc đi xin là tới mức nó không thể được thoả mãn – nó là vô hạn. Bạn càng lấy nhiều, khao khát càng nảy sinh; bạn càng có nhiều, bạn càng ham muốn nhiều hơn. Nó trở thành cơn đói ám ảnh. Không tồn tại nhu cầu cho nó trong con người bạn, nhưng bạn bị ám ảnh, và bạn trở nên ngày càng khổ hơn vì không cái gì thoả mãn. Không cái gì có thể thoả mãn được cho tâm trí thường xuyên đòi hỏi nhiều hơn. “Nhiều hơn” là sốt, nó là không khoẻ, và không có kết thúc cho nó.

Tâm trí bình thường liên tục ăn, theo nghĩa biểu dụ nào đó, không chỉ các vật mà cả người nữa. Chồng muốn sở hữu vợ sâu và tuyệt đối tới mức đó là một loại ăn cô ấy; anh ta muốn ăn và tiêu hoá cô ấy để cho cô ấy trở thành một phần của anh ta. Tâm trí bình thường có tính ăn thịt người. Vợ muốn cùng điều đó: hấp thu chồng một cách toàn bộ tới mức không cái gì còn lại đằng sau. Họ giết lẫn nhau. Bạn bè làm cùng điều này; bố mẹ với con cái, con cái với bố mẹ làm cùng điều này; mọi quan hệ của tâm trí bình thường là về hấp thu người kia hoàn toàn. Đó là một loại ăn.

Và thế rồi có tâm trí phi thường, chính cái đối lập với tâm trí bình thường. Và vì tâm trí bình thường, tâm trí phi thường đã đi vào trong sự tồn tại. Các tôn giáo dạy về điều đó. Họ nói, “Cho, chia sẻ, cúng dường!” Mọi tôn giáo về căn bản đều dạy rằng bạn phải không nhận, thay vì thế ngược lại, bạn phải cho. Từ thiện được thuyết giảng. Điều này được thuyết giảng để tạo ra tâm trí phi thường.

Tâm trí bình thường bao giờ cũng sẽ trong khổ, vì khao khát về “nhiều hơn” không thể được hoàn thành; bạn sẽ thấy người đó bao giờ cũng chán, buồn. Tâm trí phi thường mà các tôn giáo đã trau dồi – bạn sẽ thấy người đó bao giờ cũng sướng, vui vì người đó không đòi hỏi nhiều hơn; ngược lại, người đó liên tục cho – nhưng sâu bên dưới người đó vẫn là tâm trí bình thường.

Vui này không thể là của con người sâu nhất, nó chỉ có thể ở trên bề mặt. Người đó đã quay lại và trở thành chính cái đảo ngược của người bình thường. Người đó đang đứng trên đầu mình, người đó trong tư thế shirshasana, nhưng người đó vẫn còn là người cũ. Bây giờ ham muốn mới là cho mỗi lúc một nhiều hơn; lại không có kết thúc cho nó. Người đó sẽ vui, nhưng sâu bên dưới trong vui của người đó bạn có thể phát hiện ra chất buồn nào đó.

Bạn bao giờ cũng sẽ tìm thấy chất buồn đó trong người tôn giáo. Vui, tất nhiên, vì họ cho, nhưng buồn vì họ không thể cho nhiều hơn; vui vì họ chia sẻ, nhưng buồn vì nó là không đủ. Không cái gì sẽ là đủ.

Cho nên có hai kiểu khổ: khổ thường; bạn có thể thấy những người khổ đó khắp xung quanh, ở mọi nơi. Toàn thế gian được chất đầy với họ vì họ hỏi xin nhiều hơn và điều đó không thể được hoàn thành. Thế rồi có khổ khác mà có bộ mặt vui; bạn sẽ thấy trong các tu sĩ, sư, trong các tu viện, trong các đạo tràng, những người dường như bao giờ cũng mỉm cười, nhưng nụ cười của họ mang chất buồn nào đó đằng sau nó. Nếu bạn quan sát sâu bạn sẽ thấy họ cũng khổ – vì bạn không thể cho một cách vô hạn, bạn không có nó!

Đây là hai kiểu người dễ dàng được gặp. Người tôn giáo này được trau dồi bởi Ki tô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo, Hindu giáo. Điều đó là tốt hơn tâm trí bình thường nhưng không thể là lời cuối cùng về ý thức. Là khổ theo cách tôn giáo là tốt, tốt hơn là khổ như hoàng đế, không như người đi xin.

Một người rất giầu sắp chết và ông ta đã gọi tôi tới gần ông ta khi ông ta chết, cho nên tôi đã ở đó. Vào khoảnh khắc cuối cùng ông ta mở mắt ra và ông ta bảo con trai của ông ta – điều bao giờ cũng ở trong tâm trí của ông ta, ông ta đã bảo tôi nhiều lần: ông ta đã lo nghĩ về con trai của mình vì anh ta là kẻ ăn tiêu hoang phí và anh ta yêu thích các thứ vật chất, và ông già này đã là người tôn giáo. Lời cuối cùng ông ta đã nói với cậu con trai là, “Nghe đây: tiền không là mọi thứ và con không thể mua được mọi thứ bằng tiền. Có những thứ ở bên ngoài tiền, và một mình tiền không thể làm cho bất kì người nào sướng.”

Người con nghe và nói, “Bố có thể đúng, nhưng với tiền người ta có thể chọn nỗi buồn của việc thích riêng của người đó” – nó có thể không mua được sướng nhưng bố có thể chọn nỗi buồn của việc thích riêng của bố, bố có thể khổ theo cách riêng của bố.

Người nghèo phải khổ qua việc không có chọn lựa; người giầu có thể khổ qua chọn lựa riêng của người đó – đó là khác biệt duy nhất. Người đó chọn khổ riêng của mình, có tự do nào đó. Khổ của người nghèo đơn giản xảy ra cho người đó như số mệnh, định mệnh; người đó không có chọn lựa. Người tôn giáo đã chọn khổ của mình, đó là lí do tại sao người đó có hơi chút vui vẻ; và người phi tôn giáo chịu nỗi khổ của mình vì người đó đã không chọn nó. Cả hai sống trong cùng một thế giới của “nhiều hơn,” nhưng người tôn giáo sống như hoàng đế, chia sẻ, cho, từ thiện.

Phật giáo, Jaina giáo và Đạo, họ đã tạo ra kiểu tâm trí thứ ba mà không là bình thường không là phi thường; thực ra, cái không là tâm trí chút nào. Để cho nó cái tên, gọi nó là vô trí sẽ là hay. Cho nên cố hiểu phân loại này. Tâm trí bình thường, tâm trí phi thường – chính cái đối lập của nó, nhưng dầu vậy vẫn theo cùng một chiều nhiều hơn – thế rồi vô trí, điều mà Phật giáo, Jaina giáo, Đạo đã tạo ra. Vô trí này là gì? – cách tiếp cận thứ ba tới thực tại.

Phật giáo và Jaina giáo không thuyết giảng từ thiện, họ thuyết giảng trung lập. Họ không nói, “Cho đi!” vì việc cho là một phần của việc lấy, cùng vòng tròn. Trong việc lấy bạn lấy từ ai đó, trong việc cho bạn cho ai đó, nhưng nó là cùng vòng tròn. Chiều không đổi, chỉ hướng là đổi. Phật giáo thuyết giảng về trung lập, về vô sở hữu. Nhấn mạnh là vào vô sở hữu, không vào cho. Bạn phải không sở hữu, có vậy thôi. Bạn phải không cố sở hữu vật hay người; bạn đơn giản bỏ thế giới của sở hữu. Không có vấn đề về nhận hay cho, vì cả hai thuộc về thế giới của sở hữu. Bạn có thể cho chỉ cái bạn sở hữu; làm sao bạn có thể cho cái mà bạn không sở hữu? Bạn có thể cho chỉ cái bạn đã kiếm được trước đây; bạn có thể cho chỉ cái mà bạn đã lấy trước đây – bằng không, làm sao bạn có thể cho nó được? Bạn tới trong thế giới này mà không có bất kì cái gì, không có đồ sở hữu; bạn đi ra khỏi thế giới không có bất kì đồ sở hữu nào.

Trong thế giới bạn có thể ở trên hai phía này: hoặc ở phía của những người khao khát ngày càng nhiều hơn, để nhận ngày càng nhiều hơn và hấp thu ngày càng nhiều hơn, và liên tục làm béo bản thân họ; và thế rồi có phía kia những người liên tục cho và cho ngày càng nhiều, và trở thành ngày càng gầy và gầy hơn. Phật nói bạn không nên sở hữu; bạn không nên chọn phía nào. Bạn đơn giản ở trạng thái vô sở hữu.

Người này, kiểu người thứ ba này, người tôi gọi là người của vô trí, sẽ không sướng, không vui như người phi thường. Người đó sẽ im lặng hơn, người đó sẽ yên tĩnh hơn; người đó sẽ có sự mãn nguyện sâu – nhưng không vui. Bạn sẽ thậm chí không tìm ra nụ cười trên mặt người đó; bạn sẽ không tìm thấy một bức tượng nào của Phật mỉm cười hay của Mahavira mỉm cười, không. Họ không vui, họ không sướng. Họ không khổ, tất nhiên; họ không sướng – họ đã bỏ thế giới của khổ và sướng. Họ đơn giản nghỉ ngơi, trung lập với mọi thứ và thế giới của sự vật; vô sở hữu, họ đứng tách rời, không gắn bó. Đây là điều anashakti là gì: tách rời, trung lập. Người này sẽ có phẩm chất nào đó của im lặng quanh người đó – bạn có thể cảm thấy im lặng đó.

Nhưng Tilopa đi ra ngoài cả ba phía nói trên; Tilopa đi ra ngoài cả ba, và giờ khó mà phân loại ông ấy. Tâm trí bình thường, đòi hỏi nhiều hơn; tâm trí phi thường, cố cho nhiều hơn; vô trí, trung lập, không gắn bó, không cho không nhận – thế thì gọi tâm trí của Tilopa là gì? Tilopa là một trong bốn kiểu, và kiểu thứ tư là kiểu cuối cùng và cao nhất, không có bên ngoài cho nó. Nó thậm chí không là vô trí, nó không là tâm trí chút nào – vì trong vô trí nữa, tâm trí hiện diện một cách phủ định. Nhấn mạnh vẫn là vào việc trung lập với mọi sự vật và thế giới sự vật, nhưng hội tụ của bạn là vào sự vật: Vẫn còn trung lập, không gắn bó! Bạn không sở hữu sự vật, nhưng bạn phải tỉnh táo không sở hữu; bạn phải vẫn còn tách rời, bạn phải đi rất tỉnh táo để cho bạn không sở hữu bất kì cái gì. Làm điểm rõ ràng về nó đi: nhấn mạnh vẫn vào sự vật – là trung lập với thế giới!

Tilopa nói nhấn mạnh phải dồn vào cái ngã riêng của bạn, không vào sự vật. An định trong bản thân bạn; thậm chí không trung tập với thế giới, vì trung lập đó vẫn là chiếc cầu rất tinh vi với thế giới. Hội tụ không nên dồn vào cái khác. Quay cuộc sống của bạn hoàn toàn vào bên trong. Bạn không bận tâm về thế giới, thậm chí không trung lập với nó. Bạn không hỏi xin nhiều hơn, bạn cũng không cố cho nhiều hơn, bạn cũng không trung lập với thế giới nữa… dường như thế giới đơn giản đã biến mất. Bạn định tâm vào cái ngã, ngồi bên trong, không làm gì. Toàn thể hội tụ của bạn đã quay lại, lấy cái rẽ toàn bộ… dường như thế giới đã hoàn toàn biến mất. Không cái gì để cho, không cái gì để nhận, không cái gì để trung lập về. Duy nhất bạn hiện hữu. Bạn sống trong ý thức của bạn và đó là thế giới duy nhất của bạn. Không cái gì khác tồn tại.

Đây là trạng thái bên ngoài tâm trí bên ngoài vô trí. Đây là trạng thái tối cao của việc hiểu. Không cái gì bên ngoài nó. Và tôi muốn nói với bạn: đừng bao giờ được thoả mãn chừng nào bạn chưa đạt tới điều này. Tại sao? – vì con người là khổ, người bình thường. Người đó đòi hỏi nhiều hơn và điều đó không bao giờ có thể được thoả mãn, cho nên khổ liên tục có đó, và khổ liên tục trở nên ngày càng nhiều hơn và nhiều hơn.

Người của tâm trí phi thường mà tôn giáo thuyết giảng, là vui, nhưng sâu bên dưới là buồn. Ngay cả chính vui có dòng chảy ngầm của buồn. Dường như người đó đang cố mỉm cười, nụ cười không tới cho người đó; dường như người đó đang làm điệu bộ, dường như nhiếp ảnh gia nào đó có đó và người đó đang làm điệu bộ cho cử chỉ nào đó mà thực ra không tồn tại. Tốt hơn loại người thứ nhất, ít nhất bạn có thể mỉm cười; nụ cười không rất sâu nhưng ít nhất nó có đó. Nhưng điều này sẽ không kéo dài lâu. Bất kì cái gì bạn có thể cho sẽ sớm bị cạn kiệt; thế thì, thế thì việc mỉm cười vui sẽ biến mất. Bạn muốn cho nhiều hơn; thế thì bạn sẽ ở trong cùng cảnh ngộ của loại người thứ nhất, người bình thường.

Sẽ mất chút thời gian lâu hơn cho người thứ hai hiểu và nhận ra khổ này, nhưng khổ này sẽ tới. Cái vui mà bạn tu luyện trong nhà thờ hồi giáo, đền chùa, tu viện, không thể đi rất sâu và nó không thể trở thành trạng thái thường hằng của mọi sự. Nó không thể là vĩnh hằng. Bạn sẽ mất nó. Chính bản chất của nó là tới mức nó chỉ có thể là nhất thời. Tại sao nó chỉ có thể là nhất thời? – vì một điểm sẽ tới, nhất định tới, khi bạn không thể cho vì bạn không có. Đó là lí do tại sao mọi người thuộc hai loại tâm trí này chấp nhận thoả hiệp. Tâm trí bình thường và tâm trí phi thường là như nhau về phẩm chất của chúng; chúng chấp nhận thoả hiệp. Và bạn sẽ tìm thấy thoả hiệp ở mọi nơi.

Đầu tiên người ta liên tục nhận các thứ và thế rồi người đó bắt đầu cúng dường. Hay người đó sẽ kiếm một trăm ru pi và cúng dường mười phần trăm của nó, vì đó là cách có thể duy nhất. Nếu bạn cúng dường một trăm ru pi hoàn toàn, thế thì bạn không phải cúng dường gì thêm nữa. Liên tục nhận các thứ và thế rồi một phần của nó đem đi phân phát. Người Mô ha mét giáo nói một phần năm thu nhập của bạn, bạn phải cúng dường; là từ thiện với một phần năm thu nhập của bạn. Tại sao? – vì đây là thoả hiệp; bằng không, bạn sẽ không có bất kì cái gì để cúng dường. Cho nên đầu tiên tích luỹ và thế rồi phân phát. Tích luỹ để phân phát, là giầu để cho bạn có thể làm từ thiện, bóc lột để cho bạn có thể giúp đỡ. Điều này là ngớ ngẩn! Nhưng đây là cách thức duy nhất: chiếc cầu giữa người bình thường và người phi thường.

Và ngay cả tâm trí bình thường vẫn liên tục nghĩ và tin rằng khi anh ta có nhiều anh ta sẽ cúng dường, anh ta sẽ giúp mọi người. Và tất nhiên anh ta cũng làm điều đó, khi anh ta có đủ anh ta cho – cúng dường cho bệnh viện, cúng dường cho trung tâm nghiên cứu ung thư, cúng dường cho thư viện hay đại học. Đầu tiên anh ta bóc lột và thế rồi anh ta cúng dường; đầu tiên anh ta cướp của bạn và thế rồi anh ta giúp bạn.

Người giúp và kẻ cướp là không khác biệt; thực ra họ là cùng người: với tay phải họ cướp và với tay trái họ giúp; họ thuộc về cùng chiều sự việc.

Người thứ ba, người của vô trí, ở tình huống tốt hơn hai người đầu này. Im lặng của người đó có thể lâu hơn, nhưng người đó không phúc lạc. Người đó không cảm thấy phúc lạc – người đó không sướng, người đó không khổ, nhưng trạng thái của người đó là của bản tính phủ định. Người đó giống như người không ốm vì bác sĩ không thể tìm ra bất kì cái gì sai với người đó, và người đó không khoẻ vì người đó không cảm thấy bất kì lành mạnh nào. Người đó không ốm và người đó không khoẻ – người đó chỉ ở giữa. Người đó không khổ, người đó không sướng – người đó đơn giản trung lập. Và trung lập có thể cho bạn im lặng, nhưng im lặng là không đủ. Nó là tốt, nó là hay, nhưng bạn không thể bằng lòng với nó; sớm hay muộn bạn sẽ chán với nó.

Đó là điều xảy ra nếu bạn đi lên núi. Bạn quá chán với cuộc sống thành thị – Bombay, London, New York. Bạn đã chán – tiếng ồn, giao thông, và toàn thể cái điên khùng này cứ diễn ra mãi – bạn trốn lên Himalayas. Nhưng sau vài ngày – ba, bốn, năm, nhiều nhất bẩy ngày – bạn bắt đầu chán với im lặng. Núi là im lặng, cây là im lặng, thung lũng là im lặng – không kích động. Bạn bắt đầu khao khát cuộc sống thành thị: câu lạc bộ, rạp chiếu phim, bạn bè.

Im lặng là không đủ, vì im lặng có bản chất của chết, không có bản chất của sống. Nó là tốt như ngày nghỉ, nó là tốt như đi cắm trại, nó là tốt để thoát ra khỏi quá nhiều mối bận tâm của bạn trong vài ngày, vài khoảnh khắc, và là im lặng; bạn sẽ tận hưởng nó, nhưng bạn không thể tận hưởng nó mãi mãi được. Bạn sẽ sớm phát chán với nó; bạn sẽ sớm cảm thấy điều này là không đủ. Đây không phải là nuôi dưỡng. Im lặng sẽ bảo vệ bạn khỏi khổ và sướng, khỏi kích động, nhưng không có nuôi dưỡng trong nó. Nó là trạng thái phủ định.

Trạng thái thứ tư mà Tilopa đang chỉ ra – cái mà không thể được nói và cái mà ông ấy đang cố nói cho Naropa và tin cậy của anh ta và yêu của anh ta và đức tín của anh ta – là trạng thái phúc lạc, im lặng và phúc lạc. Nó có tính khẳng định trong đó. Nó không đơn giản là im lặng. Nó đã không tới qua trung lập với sự sống, thay vì thế lại ngược lại, nó đã tới qua kinh nghiệm sâu sắc nhất về con người riêng của người ta. Nó đã không bị dẫn đi bởi việc từ bỏ; nó đã nở hoa bởi việc là chùng lỏng và tự nhiên. Sự tinh tế là khác biệt. Nhưng nếu bạn cố hiểu và suy ngẫm về những phân biệt này, toàn thể con đường sống của bạn sẽ là rõ ràng, và thế thì bạn có thể du hành rất dễ dàng.

Đừng bao giờ được thoả mãn trước trạng thái thứ tư, vì ngay cả bạn trở nên được thoả mãn, sớm hay muộn bất mãn sẽ nảy sinh. Chừng nào bạn chưa đạt tới sat-chit-anand, chân lí tuyệt đối, ý thức tuyệt đối, và phúc lạc tuyệt đối, nhà vẫn còn chưa được đạt tới, bạn vẫn đang du hành trên con đường. Được, đôi khi bạn nghỉ ngơi bên vệ đường, nhưng đừng làm nó thành nhà. Cuộc hành trình phải tiếp tục; bạn phải đứng dậy lần nữa và bạn phải đi.

Từ trạng thái thứ nhất của tâm trí chuyển sang trạng thái thứ hai, từ trạng thái thứ hai chuyển sang trạng thái thứ ba, từ trạng thái thứ ba chuyển sang cõi bên kia.

Nếu bạn đang ở trạng thái tâm trí thứ nhất, như chín mươi chín phần trăm mọi người vậy, thế thì tư duy Do Thái, Hồi giáo, Ki tô giáo sẽ giúp ích. Họ sẽ mang bạn ra khỏi cái bẫy bình thường của khổ – tốt, nhưng bạn vẫn đang trên đường và không lừa bản thân bạn rằng bạn đã đạt tới. Bây giờ bạn phải tới được cõi bên kia này, bên kia vui này mà cái có cả buồn trong nó, bên kia việc nhận và cho cả hai này, bên kia từ thiện. Bạn là ai mà cho? Bạn có gì mà cho? Bạn là ai mà giúp? Bạn đã không giúp ngay cả bản thân bạn; làm sao bạn có thể giúp người khác? Ánh sáng riêng của bạn còn chưa cháy sáng và bạn cố thắp đèn của người khác sao? Bạn có thể thổi tắt chúng, bạn có thể dập tắt chúng – con người bên trong riêng của bạn là tối. Bạn không thể giúp được, bạn không thể cho được, bạn chẳng có gì để cho.

Phật giáo, Jaina giáo, Đạo giáo, Lão Tử, Mahavira và Siddhartha Gautam có thể giúp bạn ra khỏi nó, nhưng Tilopa nói đừng được thoả mãn ngay cả với sự trung lập đó, im lặng, đứng tách rời, xa cách, vì nó vẫn không phải là việc xảy ra, bạn vẫn quan tâm tới thế giới.

Tilopa có thể giúp bạn ra ngoài điều đó. Ông ấy có thể mang bạn tới trung tâm bên trong nhất của con người. Ông ấy có thể giúp bạn định tâm: được bắt rễ trong bản thân bạn, không quan tâm tới thế giới – thậm chí không quan tâm không có đó. Mọi thứ đã tan biến; chỉ bạn còn lại trong sự thuần khiết pha lê của bạn, chỉ bạn còn lại trong sự hồn nhiên tuyệt đối của bạn – dường như thế giới đã không nảy sinh, đã không có đó bao giờ. Bạn đi tới điểm trong trạng thái thứ tư này của ý thức, tới điểm mà bạn đã không được sinh ra, tới cội nguồn tuyệt đối của sự hiện hữu. Ngay cả bước thứ nhất đã không được lấy trong thế giới, hay, bạn đã đi tới điểm cuối cùng, bước cuối cùng đã được lấy.

Đây là điều Thiền nhân gọi là đạt tới mặt nguyên bản. Các Thiền sư nói với các đệ tử, “Đi đi, và tìm ra mặt ông đã có trước khi ông được sinh ra”; hay, “Đi đi, và tìm ra mặt ông sẽ có khi ông chết.” Hoặc khi thế giới không có, hoặc khi thế giới đã biến mất, bạn đạt tới sự thuần khiết nguyên bản của bạn. Đó là điều tự nhiên là gì.

Từ “Tantra hiểu biết tối cao”, Ch.9 Bên ngoài và bên ngoài