Bản tính của tối và sáng

Trước hết chúng ta hãy suy ngẫm một chút về bản tính của tối. Nó là một trong những điều huyền bí nhất trong sự tồn tại – và cuộc sống của bạn được bao trong nó nhiều thế, bạn không thể không nghĩ về nó. Người ta phải đi tới thừa nhận với bản tính của tối vì cùng điều này là bản tính của ngủ, và cùng điều này là bản tính của chết, và cùng điều này là bản tính của mọi vô minh.

Điều đầu tiên, nếu bạn suy ngẫm về tối, điều sẽ được khải lộ cho bạn là tối đó không tồn tại, nó có đó mà không có bất kì sự tồn tại nào. Nó còn huyền bí hơn cả ánh sáng. Nó không có sự tồn tại chút nào; thay vì thế, ngược lại, nó chỉ là việc thiếu sáng. Không có tối ở bất kì chỗ nào, bạn không thể tìm thấy nó, nó đơn giản là việc thiếu vắng. Nó không hiện hữu trong bản thân nó, nó không có sự tồn tại “trong bản thân nó”, tối đơn giản là sáng không hiện diện.

Nếu sáng có đó, không có tối; nếu sáng không có đó, có tối – thiếu vắng sáng, tối không phải là sự hiện diện của cái gì đó. Đó là lí do tại sao sáng tới và đi – tối còn lại. Nó không hiện hữu, nhưng nó còn dai dẳng. Sáng bạn có thể tạo ra, sáng bạn có thể phá huỷ, nhưng bạn không thể tạo ra tối và bạn không thể phá huỷ tối: nó bao giờ cũng có đó mà không hiện hữu ở đó chút nào.

Điều thứ hai, nếu bạn suy ngẫm, bạn sẽ đi tới nhận ra rằng vì nó vô hiện hữu bạn không thể làm được bất kì cái gì với nó. Và nếu bạn cố làm bất kì cái gì với nó, bạn sẽ thất bại. Tối không thể bị đánh bại, làm sao bạn có thể đánh bại cái gì đó mà không hiện hữu? Và khi bạn bị thất bại bạn sẽ nghĩ: “Nó rất mạnh vì nó đã đánh bại mình.” Điều này là ngớ ngẩn! Tối không có sức mạnh; làm sao một thứ có sức mạnh mà không hiện hữu? Bạn không bị đánh bại bởi tối và sức mạnh của nó, bạn bị đánh bại bởi ngu xuẩn của bạn. Ngay chỗ đầu tiên bạn đã bắt đầu tranh đấu – điều đó đã là ngu. Làm sao bạn có thể tranh đấu với cái gì đó không hiện hữu? Và nhớ, bạn đã từng tranh đấu với nhiều thứ mà không hiện hữu, chúng chỉ giống như tối.

Toàn thể đạo đức là tranh đấu chống lại tối, đó là lí do tại sao điều đó là ngu xuẩn. Toàn thể đạo đức, một cách vô điều kiện, là việc tranh đấu với tối, tranh đấu với cái gì đó mà trong bản thân nó không hiện hữu. Ghét không phải là thực, nó chỉ là thiếu vắng yêu. Giận không phải là thực, nó chỉ là thiếu vắng từ bi. Vô minh không phải là thực, nó chỉ là thiếu vắng Phật tính, chứng ngộ. Dục không phải là thực, nó chỉ là thiếu vắng của vô dục brahmacharya. Và toàn thể đạo đức liên tục tranh đấu với cái không hiện hữu. Người đạo đức không bao giờ có thể thành công, điều đó là không thể được. Chung cuộc người đó phải bị thất bại – toàn thể nỗ lực của người đó là vô nghĩa.

Và có phân biệt giữa tôn giáo và đạo đức: đạo đức cố tranh đấu với tối, và tôn giáo cố thức tỉnh sáng bị ẩn kín bên trong. Nó không bận tâm về tối, nó đơn giản cố tìm ra sáng bên trong. Một khi sáng có đó, tối biến mất; một khi sáng có đó, bạn không cần làm bất kì cái gì với tối – đơn giản nó không có đó.

Đây là điều thứ hai, rằng không cái gì có thể được làm với tối một cách trực tiếp. Nếu bạn muốn làm cái gì đó với tối, bạn sẽ phải làm cái gì đó với sáng, không với tối. Tắt đèn đi và tối có đó; bật đèn lên và tối không có đó – nhưng bạn không thể bật và tắt tối được. Bạn không thể mang nó từ đâu đó tới, bạn không thể đẩy nó ra. Nếu bạn muốn làm cái gì đó  với tối, bạn phải làm qua sáng, bạn phải đi theo cách gián tiếp.

Đừng bao giờ tranh đấu với những thứ không hiện hữu. Tâm trí bị cám dỗ tranh đấu, nhưng cám dỗ đó là nguy hiểm: bạn sẽ phí hoài năng lượng của bạn và làm tiêu tán bản thân bạn. Đừng bị cám dỗ bởi tâm trí; đơn giản thấy liệu một vật có sự tồn tại thực hay đó chỉ là việc thiếu vắng. Nếu nó là việc thiếu rằng thế thì đừng tranh đấu với nó, thế thì tìm kiếm thứ mà nó là việc thiếu vắng – thế thì bạn sẽ ở đúng đường.

Điều thứ ba về tối là ở chỗ nó được tham gia sâu vào sự tồn tại của bạn theo nhiều triệu cách.

Bất kì khi nào bạn giận, sáng bên trong của bạn đã biến mất. Thực ra, bạn giận vì sáng này đã biến mất, tối đã đi vào. Bạn có thể giận chỉ khi bạn vô ý thức, bạn không thể giận một cách có ý thức. Thử nó mà xem: hoặc bạn sẽ mất ý thức và giận sẽ có đó, hoặc bạn sẽ vẫn còn ý thức và giận sẽ không nảy sinh – bạn không thể giận một cách có ý thức. Điều đó nghĩa là gì? Nó có nghĩa bản tính của ý thức là giống như sáng, và bản chất của giận giống như tối – bạn không thể có cả hai. Nếu sáng có đó, bạn không thể có tối; nếu bạn ý thức, bạn không thể giận.

Mọi người tới tôi liên tục và hỏi làm sao không giận. Họ đang hỏi câu hỏi sai – và khi bạn hỏi câu hỏi sai, rất khó nhận được câu trả lời đúng. Đầu tiên hỏi câu hỏi đúng đã. Đừng hỏi làm sao xua tan tối, đừng hỏi làm sao xua tan lo nghĩ, phiền não, lo âu; cứ phân tích tâm trí của bạn và thấy tại sao chúng có đó ngay chỗ đầu tiên. Chúng có đó vì bạn không đủ ý thức. Cho nên hỏi câu hỏi đúng đi: Làm sao ngày càng có ý thức hơn? Nếu bạn hỏi làm sao không giận, bạn sẽ trở thành nạn nhân của nhà đạo đức nào đó. Còn nếu bạn hỏi câu hỏi làm sao có ý thức nhiều hơn, vậy thì giận không thể tồn tại thế, thèm khát không thể tồn tại thế, tham không thể tồn tại thế, thế thì bạn đang trên đường đúng, thế thì bạn sẽ trở thành người tìm kiếm tôn giáo.

Đạo đức là đồng tiền giả; nó lừa mọi người. Nó không phải là tôn giáo chút nào. Tôn giáo không liên quan gì với đạo đức, vì tôn giáo không liên quan gì tới tối. Nó là nỗ lực tích cực để đánh thức bạn. Nó không bận tâm về tính cách của bạn; điều bạn làm là vô nghĩa và bạn không thể thay đổi được điều đó. Bạn có thể trang hoàng cho nó, bạn không thể thay đổi được nó. Bạn có thể tô mầu cho nó theo cách đẹp đẽ, bạn có thể sơn vẽ nó, nhưng bạn không thể thay đổi được nó.

Chỉ có một biến đổi, chỉ có một cách mạng, và cách mạng đó tới không bởi việc quan tâm tới tính cách của bạn, tới hành động của bạn, tới việc làm của bạn, mà quan tâm tới con người của bạn. Con người là hiện tượng tích cực; một khi con người tỉnh táo, thức tỉnh, có ý thức, đột nhiên tối biến mất – con người của bạn có bản tính của sáng.

Và điều thứ tư… thế thì chúng ta đi vào lời kinh này. Ngủ chỉ giống như tối. Không phải ngẫu nhiên mà bạn thấy khó ngủ khi có sáng; điều đó đơn giản là tự nhiên. Tối có sự giống nhau với ngủ; đó là lí do tại sao dễ ngủ trong đêm. Tối khắp xung quanh tạo ra chỗ trong đó bạn có thể rơi vào ngủ rất dễ dàng.

Cái gì xảy ra trong ngủ? Bạn mất ý thức dần dần. Tới một thời kì ở giữa trong đó bạn mơ. Việc mơ ngụ ý nửa ý thức, nửa vô ý thức; như ở giữa đường, đang đi tới vô ý thức toàn bộ; từ trạng thái thức của bạn, bạn đang đi tới vô ý thức toàn bộ. Trên con đường này mơ tồn tại. Mơ ngụ ý chỉ việc bạn nửa thức nửa ngủ. Đó là lí do tại sao, nếu bạn mơ liên tục cả đêm, bạn cảm thấy mệt buổi sáng. Và nếu bạn không được phép mơ, thế nữa bạn sẽ cảm thấy mệt – vì mơ tồn tại với lí do nào đó.

Trong giờ thức của bạn, bạn tích luỹ nhiều thứ: ý nghĩ, cảm giác, những chuyện không đầy đủ treo trong tâm trí. Bạn nhìn vào người đàn bà đẹp trên đường và đột nhiên ham muốn đã nảy sinh trong bạn. Nhưng bạn là người có cá tính, có cách cư xử, văn minh; bạn đơn giản đẩy nó xuống, bạn sẽ không nhìn vào nó, bạn sẽ tiếp tục với công việc của bạn – ham muốn không đầy đủ treo quanh bạn. Nó phải được làm đầy đủ, bằng không bạn sẽ không có khả năng rơi vào giấc ngủ say. Nó sẽ kéo bạn trở lại mãi. Nó sẽ nói, “Tới đây đi! Người đàn bà kia thực sự đẹp, thân hình cô ấy duyên dáng lắm. Và mình thực ngu, mình đang làm gì ở đây? Tìm cô ấy đi – mình đã bỏ lỡ cơ hội rồi!”

Ham muốn treo ở đó sẽ không cho phép bạn rơi vào giấc ngủ. Tâm trí tạo ra mơ: lần nữa bạn ở trên đường, người đàn bà đẹp đi qua, nhưng lần này bạn một mình không có bất kì văn minh nào bao quanh bạn. Không xã giao nào được cần, không lịch sự nào được cần. Bạn giống như con vật, bạn là tự nhiên, không đạo đức. Đây là thế giới riêng tư riêng của bạn; không cảnh sát nào có thể đi vào trong nó, không quan toà nào có thể phán xét nó. Bạn đơn giản một mình, sẽ thậm chí không có nhân chứng. Bây giờ bạn có thể chơi với thèm khát của bạn: bạn sẽ có mơ dục. Mơ đó hoàn chỉnh ham muốn đang treo đó, thế rồi bạn rơi vào giấc ngủ. Nhưng nếu bạn liên tục mơ, thế nữa bạn sẽ cảm thấy mệt.

Nếu mơ của bạn là không được phép…. Ở Mĩ họ đã làm nhiều phòng thí nghiệm ngủ, và họ đã đi tới khám phá ra hiện tượng này: nếu một người không được phép mơ, trong vòng ba tuần người đó sẽ phát điên. Nếu người đó bị đánh thức lặp đi lặp lại bất kì khi nào người đó bắt đầu mơ…. Có những dấu hiệu thấy được. Khi một người bắt đầu mơ bạn có thể đánh thức người đó. Đặc biệt mí mắt của người đó bắt đầu mấp máy nhanh; điều đó nghĩa là người đó đang thấy mơ. Khi người đó không thấy mơ, mí mắt của người đó dừng lại, vì khi người đó bắt đầu thấy mơ mắt của người đó đang hoạt động. Đánh thức người đó và làm việc này cả đêm – bất kì khi nào người đó bắt đầu mơ, đánh thức người đó. Trong vòng ba tuần người đó sẽ phát điên.

Ngủ dường như không cần thiết thế. Nếu bạn đánh thức một người… bất kì khi nào người đó không mơ đánh thức người đó: người đó sẽ cảm thấy mệt, nhưng người đó sẽ không phát điên. Điều đó ngụ ý gì? Nó ngụ ý mơ là cần thiết cho bạn. Bạn là tới mức… bạn là ảo tưởng thế, toàn thể sự tồn tại của bạn là ảo tưởng thế – điều người Hindus đã gọi là maya – mơ đó là được cần. Không có mơ bạn không thể tồn tại: mơ là thức ăn của bạn, mơ là sức mạnh của bạn, không có mơ bạn sẽ phát điên. Mơ là việc xả tính điên ra, và một khi việc xả này xảy ra rồi bạn rơi vào trong giấc ngủ.

Từ thức bạn rơi vào trong mơ và từ mơ bạn rơi vào trong ngủ. Mọi đêm người bình thường có tám chu kì mơ, và chỉ vài khoảnh khắc ở giữa hai chu trình mơ người đó có giấc ngủ say. Trong giấc ngủ say đó mọi ý thức biến mất, nó là tối tuyệt đối. Nhưng dầu vậy bạn ở gần đường biên, bất kì tình hình khẩn cấp nào sẽ đánh thức bạn. Nhà bị cháy, bạn sẽ phải chạy lại ý thức thức tỉnh của bạn; hay bạn là người mẹ và đứa con bắt đầu khóc, bạn sẽ chạy, chạy xô tới việc thức – để cho bạn vẫn còn ở đường biên. Bạn rơi vào tối sâu, nhưng vẫn còn ở ngoại vi.

Trong chết bạn rơi đích xác vào trung tâm. Chết và ngủ là tương tự, phẩm chất là như nhau. Trong ngủ, mọi ngày, bạn rơi vào trong tối, tối hoàn toàn; điều đó có nghĩa là bạn hoàn toàn trở thành vô ý thức, chính cực đối lập của Phật tính. Vị Phật được thức tỉnh toàn bộ, và mọi đêm bạn rơi vào trạng thái vô thức toàn bộ, tuyệt đối tối.

Trong Gita, Krishna nói với Arjuna rằng khi mọi người ngủ say, hành giả yogi vẫn thức. Điều đó không ngụ ý rằng ông ấy không bao giờ ngủ: ông ấy ngủ, nhưng chỉ thân thể ông ấy ngủ, thân thể ông ấy nghỉ ngơi. Ông ấy không có mơ vì ông ấy không có ham muốn, cho nên ông ấy không thể có ham muốn không được hoàn thành. Và ông ấy không có giấc ngủ như bạn – ngay cả trong nghỉ ngơi sâu nhất ý thức của ông ấy là rõ ràng, ý thức của ông ấy bùng cháy như ngọn lửa.

Mọi đêm bạn rơi vào giấc ngủ, bạn rơi vào trong vô thức sâu, cơn mê. Trong chết bạn rơi vào trong cơn mê sâu hơn. Đây tất cả toàn là giống như tối. Đó là lí do tại sao bạn sợ tối, vì nó giống chết. Và có những người sợ ngủ nữa, vì ngỉ cũng giống chết.

Tôi đã bắt gặp nhiều người không thể ngủ được, và họ muốn ngủ. Và khi tôi cố hiểu tâm trí của họ, tôi đi tới nhận ra rằng họ về căn bản sợ. Họ nói họ muốn ngủ vì họ cảm thấy mệt, nhưng sâu bên dưới họ sợ ngủ – và điều đó tạo ra toàn thể phiền phức. Chín mươi phần trăm bệnh mất ngủ là do sợ ngủ; bạn sợ. Bạn sợ tối; bạn sẽ sợ ngủ nữa, và sợ này tới từ sợ chết.

Một khi bạn hiểu rằng đây toàn là tối và bản tính bên trong của bạn là bản tính của sáng, mọi sự bắt đầu thay đổi. Thế thì không có sợ cho bạn, chỉ có nghỉ ngơi; thế thì không có chết cho bạn, chỉ là thay quần áo, thay thân thể, chỉ là thay đổi vỏ ngoài. Nhưng điều đó có thể xảy ra nếu bạn nhận ra ngọn lửa bên trong, bản tính của bạn, con người bên trong nhất của bạn.

 

Từ “Tantra- hiểu biết tối cao”, Ch.3 Bản tính của tối và sáng