Đại thủ ấn là kinh nghiệm về hư không

Đại thủ ấn không dựa trên bất kì cái gì….

 

Nếu có cái gì đó, nó cần vật chống đỡ, nó cần nơi nương tựa. Nhưng nếu không có cái gì, trống rỗng, không có nhu cầu về bất kì vật chống đỡ nào. Và đây là việc nhận ra sâu nhất của mọi người biết: rằng hiện hữu của bạn là vô hiện hữu. Nói nó là hiện hữu là sai vì nó không phải là cái gì đó, nó không giống cái gì đó. Nó giống hư không: trống rỗng bao la, không biên giới cho nó. Nó là anatma, vô ngã; nó không phải là cái ngã bên trong bạn.

Mọi việc cảm về cái ngã là giả. Mọi đồng nhất rằng “tôi là cái này và cái nọ” là giả.

Khi bạn đi tới điều tối thượng, khi bạn đi tới cốt lõi sâu nhất của bạn, bạn đột nhiên biết rằng bạn không là cái này không là cái nọ – bạn là không ai cả. Bạn không là bản ngã, bạn chỉ là trống rỗng bao la. Và đôi khi nếu bạn ngồi, nhắm mắt lại và chỉ cảm xem bạn là ai – bạn ở đâu? Và đi sâu hơn và bạn có thể trở nên sợ, vì bạn càng đi sâu hơn, bạn càng cảm thấy sâu hơn rằng bạn không là ai cả, là hư không. Đó là lí do tại sao mọi người trở nên sợ thiền thế. Nó là chết. Nó là chết của bản ngã – và bản ngã chỉ là quan niệm giả.

Bây giờ các nhà vật lí đã đi tới cùng chân lí này qua nghiên cứu khoa học của họ đi sâu vào trong cõi vật chất. Điều Phật, Tilopa và Bồ đề đạt ma đã đạt tới qua sáng suốt của họ, khoa học đã khám phá ra trong thế giới bên ngoài nữa. Bây giờ họ nói không có vật chất nào – vật chất là quan niệm song song của cái ngã.

Tảng đá tồn tại; bạn cảm thấy rằng nó là vật chất rất thật. Bạn có thể đập nó vào đầu ai đó và máu sẽ chảy ra, thậm chí người này có thể chết; nó là rất thật. Nhưng hỏi các nhà vật lí: họ nói nó là không thật, chẳng có gì trong nó. Họ nói rằng nó chỉ là hiện tượng năng lượng; nhiều dòng chảy năng lượng trên tảng đá này cho nó cảm giác là vật chất thật. Cũng như bạn vẽ nhiều đường chéo trên mảnh giấy: chỗ nhiều đường giao nha tại một chỗ, điểm nảy sinh. Điểm không có đó; hai đường cắt chéo và điểm nảy sinh: nhiều đường cắt chéo và điểm lớn nảy sinh. Điểm đó có thực sự có đó không? Hay chỉ các đường cắt chéo cho ảo tưởng về điểm đang có đó?

Các nhà vật lí nói rằng dòng năng lượng cắt chéo tạo ra vật chất. Và nếu bạn hỏi các dòng năng lượng này là gì – chúng không là vật chất, chúng không có trọng lượng, chúng là phi vật chất. Các đường phi vật chất cắt chéo cho ảo tưởng về thứ vật chất, rất thật như tảng đá.

Phật đã đạt tới sự chói sáng này từ hai mươi nhăm thế kỉ trước Einstein, rằng bên trong không có ai cả; chỉ các đường năng lượng cắt chéo cho bạn cảm giác về cái ngã. Phật thường nói rằng cái ngã chỉ như củ hành: bạn bóc nó, tầng này bị bóc ra, tầng khác có đó. Bạn liên tục bóc, hết tầng nọ tới tầng kia, và chung cuộc cái gì còn lại? Toàn thể củ hành bị bóc ra và bạn chẳng thấy cái gì bên trong.

Người cũng giống như củ hành. Bạn bóc các tầng ý nghĩ, tình cảm, và chung cuộc, bạn thấy gì? Hư không. Hư không này không cần vật chống đỡ. Hư không này tồn tại bởi bản thân nó. Đó là lí do tại sao Phật nói không có Thượng đế; không cần Thượng đế vì Thượng đế là vật chống đỡ. Và Phật nói không có đấng sáng tạo vì không cần tạo ra hư không. Đây là một trong những quan niệm khó hiểu nhất – chừng nào bạn chưa nhận ra điều đó.

Đó là lí do tại sao Tilopa nói:

 

Đại thủ ấn ở bên ngoài mọi lời và biểu tượng.

 

Đại thủ ấn là kinh nghiệm về hư không – đơn giản bạn không hiện hữu. Và khi bạn không hiện hữu, thế thì ai có đó để khổ? Ai có đó để ở trong đau và phiền não? Ai có đó để bị thất vọng và buồn? Và ai có đó để hạnh phúc và phúc lạc? Phật nói rằng nếu bạn cảm thấy bạn phúc lạc, bạn sẽ lại trở thành nạn nhân của khổ, vì bạn vẫn có đó. Khi bạn không hiện hữu, hoàn toàn không hiện hữu, hoàn toàn không, thế thì không có khổ và không có phúc lạc – và đây là phúc lạc thực. Thế thì bạn không thể rơi trở lại. Đạt tới hư không là đạt tới tất cả.

Toàn thể nỗ lực của tôi với bạn cũng là để đưa bạn hướng tới hư không, đưa bạn tới chân không toàn bộ.

 

Trống rỗng không cần vật chống đỡ, Đại thủ ấn không dựa trên bất kì cái gì. Không làm nỗ lực, nhưng vẫn còn chùng lỏng và tự nhiên, người ta có thể phá vỡ gông  xiềng – do vậy thu lấy giải thoát.

 

Điều đầu tiên để hiểu là ở chỗ quan niệm về cái ngã được tạo ra bởi tâm trí – không có cái ngã trong bạn.

Chuyện xảy ra: một Phật tử lớn, người của chứng ngộ, đã được nhà vua mời tới dạy ông ấy. Tên của sư Phật giáo này là Na Tiên (Nagasen), và nhà vua là phó vương của Alexander. Khi Alexander trở về từ Ấn Độ, ông ấy đã để Minander lại làm phó vương của ông ấy ở đây; tên Ấn Độ của ông ấy là Milanda. Milanda đã đề nghị Na Tiên tới và dạy cho ông ấy. Ông ấy thực sự quan tâm, và ông ấy đã nghe nhiều câu chuyện về Na Tiên. Và nhiều tin đồn đã tới triều đình: “Đây là hiện tượng hiếm hoi! Hiếm khi việc xảy ra là một người nở hoa, và người này đã nở hoa. Ông ấy có hương thơm của cái gì đó không biết quanh ông ấy, năng lượng huyền bí. Ông ấy bước trên đất, nhưng ông ấy không của trái đất.” Nhà vua trở nên quan tâm; ông ấy mời ông này.

Sứ giả đi tới Na Tiên quay về phân vân lắm, Vì Na Tiên nói, “Vâng, nếu ông ấy mời, Na Tiên sẽ tới – nhưng bảo ông ấy không có ai như Na Tiên. Nếu ông ấy mời ta sẽ tới, nhưng bảo ông ấy đích xác rằng không có người nào như ‘ta đây.’ Ta không còn nữa.” Sứ giả phân vân, vì nếu Na Tiên không còn nữa, thế thì ai sẽ tới? Và Milanda cũng bị phân vân. Ông ta nói, “Người này nói kiểu thách đố. Nhưng để ông ấy tới.” Và ông ta là người Hi Lạp, Milanda này, và tâm trí Hi Lạp về căn bản là logic.

Chỉ có hai tâm trí trên thế giới, tâm trí Ấn Độ và tâm trí Hi Lạp. Tâm trí Ấn Độ là phi logic, và tâm trí Hi Lạp là logic. Tâm trí Ấn Độ đi vào trong chiều sâu tối, sâu hoang sơ, nơi không có biên giới, mọi thứ là mông lung, mờ ảo. Tâm trí Hi Lạp bước trên logic, thẳng, nơi mọi thứ được xác định và được phân loại. Tâm trí Hi Lạp đi vào trong cái đã biết. Tâm trí Ấn Độ đi vào trong cái không biết, và thậm chí còn hơn nữa là đi vào cái không thể biết. Tâm trí Hi Lạp là tuyệt đối hợp lí; tâm trí Ấn Độ là tuyệt đối mâu thuẫn. Cho nên nếu bạn thấy quá nhiều mâu thuẫn trong tôi, đừng bận tâm. Nó là cách thức… trong mâu thuẫn phương Đông là cách thức để tạo quan hệ.

Milanda nói, “Người này dường như là bất hợp lí, đã phát điên. Nếu ông ấy không có đó thể thì làm sao ông ấy có thể tới được? Nhưng để ông ấy tới đi, ta sẽ xem. Ta sẽ chứng minh: chỉ bằng việc tới ông ấy đang chứng minh rằng ông ấy hiện hữu.”

Thế rồi Na Tiên tới. Milanda đón ông ấy ở cổng và điều đầu tiên ông ta hỏi, ông ta nói, “Ta bị phân vân: ông đã tới và dầu vậy ông đã nói rằng ông không hiện hữu.”

Na Tiên nói, “Ta vẫn nói vậy. Cho nên chúng ta hãy giải quyết nó ở đây.”

Một đám đông tụ tập lại, cả triều đình tới đó, và Na Tiên nói, “Ông hỏi đi.”

Milanda hỏi, “Trước hết nói cho ta: nếu cái gì đó không hiện hữu, làm sao nó có thể tới? Nếu ngay chỗ đầu tiên nó không hiện hữu, thế thì không có khả năng nào của việc tới của nó – và ông đã tới. Chính logic đơn giản là ông hiện hữu.”

Na Tiên cười và ông ấy nói, “Nhìn ratha này” – chiếc xe bò kéo trên đó ông ấy đã tới. Ông ấy nói, “Nhìn cái này. Ông gọi nó là ratha, chiếc xe.”

Milanda nói, “Đúng.”

Thế rồi ông ấy bảo người đi theo bỏ các con bò kéo xe ra. Các con bò được bỏ ra và Na Tiên hỏi, “Bò kéo xe có phải là chiếc xe không?”

Milanda nói, “Tất nhiên không.”

Thế rồi, dần dần, mọi thứ từ chiếc xe được bỏ ra, mọi bộ phận. Bánh xe được bỏ ra và ông ấy hỏi, “Bánh xe có phải là xe không?”

Và Milanda nói, “Tất nhiên không!”

Khi mọi thứ được bỏ ra và không còn gì, thế rồi Na Tiên hỏi, “Chiếc xe đâu mà ta đã tới đâu rồi?… và chúng ta chưa bao giờ bỏ chiếc xe, và mọi thứ chúng ta đã bỏ ra ông đã xác nhận rằng đây không phải là xe. Giờ xe ở đâu?”

Na Tiên nói, “Cũng giống điều này Na Tiên tồn tại. Bỏ các bộ phận ra và ông ấy sẽ biến mất.” Chỉ các đường năng lượng cắt chéo: bỏ các đường ra và dấu chấm sẽ biến mất. Xe chỉ là tổ hợp của các bộ phận.

Bạn cũng là tổ hợp của các bộ phận, cái “tôi” là tổ hợp của các bộ phận. Bỏ mọi thứ ra và cái “tôi” sẽ biến mất. Đó là lí do tại sao khi ý nghĩ bị loại bỏ khỏi tâm thức, bạn không thể nói “tôi,” vì không có “tôi” – chỉ chân không còn lại. Khi việc cảm bị loại bỏ, cái ngã biến mất hoàn toàn. Bạn hiện hữu vậy mà không hiện hữu: chỉ việc vắng mặt, không biên giới, trống rỗng.

Đây là việc đạt tới cuối cùng, trạng thái này là Đại thủ ấn, vì chỉ trong trạng thái đó bạn có thể có cực thích với cái toàn thể. Bây giờ không có biên giới, không cái ngã nào tồn tại; bây giờ không có biên giới cho bạn để phân chia.

Cái toàn thể không có biên giới. Bạn phải trở thành như cái toàn thể – chỉ thế thì có thể có gặp gỡ, hội nhập. Khi bạn trống rỗng, bạn hiện hữu mà không có biên giới. Đột nhiên bạn trở thành cái toàn thể. Khi bạn không hiện hữu, bạn trở thành cái toàn thể. Khi bạn hiện hữu, bạn trở thành bản ngã xấu xí. Khi bạn không hiện hữu, bạn có mọi việc mở rộng của sự tồn tại cho con người của bạn hiện hữu.

Nhưng những điều này là mâu thuẫn. Cho nên cố hiểu đi: trở nên chút ít giống Na Tiên, bằng không những lời và biểu tượng này sẽ không mang bất kì cái gì cho bạn. Nghe tôi trong tin cậy đi. Và khi tôi nói nghe trong tin cậy, tôi ngụ ý tôi đã biết điều này. Điều này là vậy. Tôi là việc chứng kiến, tôi mang chứng kiến cho nó, điều này là vậy. Có thể không có khả năng nói nó, nhưng điều đó không có nghĩa là nó là không hiện hữu. Có thể nói cái gì đó, điều đó không ngụ ý rằng nó hiện hữu. Bạn có thể nói cái gì đó mà không hiện hữu, và bạn có thể không có khả năng nói cái gì đó mà hiện hữu. Tôi mang việc chứng kiến về nó, nhưng bạn sẽ có khả năng hiểu tôi chỉ nếu bạn là một Na Tiên, nếu bạn nghe trong tin cậy.

Tôi không dạy học thuyết. Tôi sẽ không quan tâm tới Tilopa chút nào nếu đây không phải là kinh nghiệm riêng của tôi. Tilopa đã nói rõ điều đó:

 

Trống rỗng không cần vật chống đỡ, Đại thủ ấn không dựa trên bất kì cái gì.

 

Đại thủ ấn không dựa trên bất kì cái gì. Đại thủ ấn, theo nghĩa đen của từ này, nghĩa là đại cử chỉ, hay cử chỉ tối thượng, cái cuối cùng bạn có thể có, bên ngoài nó không cái gì là có thể. Đại thủ ấn không dựa trên bất kì cái gì. Bạn là hư không, và thế thì mọi thứ được đạt tới. Bạn chết, và bạn trở thành Thượng đế. Bạn biến mất, và bạn trở thành cái toàn thể. Ở đây giọt nước biến mất, và ở kia đại dương tới trong sự tồn tại.

Đừng bám vào bản thân bạn – đó là mọi điều bạn đã từng làm trong mọi kiếp quá khứ của bạn: bám víu, sợ rằng nếu bạn không bám vào bản ngã, thế thì bạn nhìn xuống: vực không đáy có đó….

Đó là lí do tại sao chúng ta bám lấy những thứ tí hon, thực sự tầm thường, chúng ta liên tục bám lấy chúng. Việc bám víu này chỉ chỉ ra rằng bạn cũng nhận biết về trống rỗng bao la bên trong. Cái gì đó được cần để bám vào, nhưng việc bám của bạn là samsara của bạn, là khổ của bạn. Bỏ bản thân bạn vào trong vực thẳm. Và một khi bạn bỏ bản thân bạn vào trong vực thẳm, bạn trở thành bản thân vực thẳm. Thế thì không có chết, vì làm sao vực thẳm có thể chết? Thế thì không có kết thúc cho nó, vì làm sao hư không có thể kết thúc? Cái gì đó có thể kết thúc, sẽ phải kết thúc – chỉ hư không có thể là vĩnh hằng. Đại thủ ấn không dựa trên bất kì cái gì.

Để tôi giải thích điều đó cho bạn qua kinh nghiệm nào đó mà bạn đã có. Khi bạn yêu một người, bạn phải trở thành hư không. Khi bạn yêu một người, bạn phải trở thành vô ngã. Đó là lí do tại sao yêu là khó thế. Và đó là lí do tại sao Jesus nói Thượng đế là giống yêu. Ông ấy biết cái gì đó về Đại thủ ấn – vì trước khi ông ấy bắt đầu dạy ở Jerusalem, ông ấy đã từng tới Ấn Độ. Ông ấy đã từng tới Tây Tạng nữa. Ông ấy đã gặp những người như Tilopa và Na Tiên. Ông ấy vẫn còn trong các tu viện Phật giáo. Ông ấy đã biết về nó là cái gì mà những người này gọi là hư không. Thế rồi ông ấy đã cố dịch toàn thể việc hiểu của ông ấy sang thuật ngữ Do Thái. Ở đó mọi thứ bị làm lộn xộn hết cả lên.

Bạn không thể dịch việc hiểu Phật giáo sang thuật ngữ Do Thái. Điều đó là không thể được, vì toàn thể thuật ngữ Do Thái phụ thuộc vào các thuật ngữ khẳng định, và thuật ngữ Phật giáo phụ thuộc vào các thuật ngữ tuyệt đối hư vô: hư không, trống rỗng. Nhưng ở đây đó trong lời của Jesus có những thoáng nhìn. Ông ấy nói, “Thượng đế là yêu.” Ông ấy đang chỉ ra cái gì đó. Chỉ dẫn là gì?

Khi bạn yêu, bạn phải trở thành không ai cả. Nếu bạn vẫn còn là ai đó, thế thì yêu không bao giờ xảy ra. Khi bạn yêu một người – ngay cả với một khoảnh khắc yêu xảy ra và chảy giữa hai người – có hai hư không, không phải hai người. Nếu bạn đã bao giờ có bất kì kinh nghiệm nào về yêu, bạn có thể hiểu.

Hai người yêu ngồi bên cạnh nhau, hay hai hư không ngồi cạnh nhau – chỉ thế thì việc gặp gỡ là có thể vì rào chắn bị phá vỡ, biên giới bị ném đi. Năng lượng có thể chuyển từ đây sang kia; không có cản trở. Và chỉ trong khoảnh khắc của yêu sâu sắc như vậy, cực thích là có thể.

Khi hai người yêu đang làm tình, và nếu cả hai người đều là vô ngã, hư không, thế thì cực thích xảy ra. Thế thì năng lượng thân thể của họ, toàn thể con người của họ, mất đi mọi đồng nhất; họ không còn là bản thân họ nữa – họ đã rơi vào trong vực thẳm. Nhưng điều này có thể xảy ra chỉ cho một khoảnh khắc: lần nữa họ trở lại, lần nữa họ bắt đầu bám víu. Đó là lí do tại sao mọi người trở nên sợ trong yêu nữa.

Trong yêu sâu mọi người sợ trở nên điên, hay sắp chết – về điều sẽ xảy ra. Vực thẳm mở miệng nó ra, toàn thể sự tồn tại há miệng ra, và bạn đột nhiên có đó và bạn có thể rơi vào trong nó. Người ta trở nên sợ yêu, thế thì mọi người vẫn còn được thoả mãn với dục và họ gọi dục của họ là “yêu”.

Yêu không là dục. Dục có thể xảy ra trong yêu, nó có thể làm một phần, phần tích hợp của nó, nhưng bản thân dục không là yêu – nó là cái thay thế. Bạn đang cố né tránh yêu qua dục. Bạn đang cho bản thân bạn cảm giác rằng bạn đang trong yêu, và bạn không đi vào yêu. Dục chỉ giống như tri thức vay mượn: cho cảm giác về biết mà không biết; cho cảm giác về yêu và việc yêu mà không có việc yêu.

Trong yêu bạn không hiện hữu, người khác cũng không hiện hữu: chỉ thế, đột nhiên, hai người biến mất. Cùng điều này xảy ra trong Đại thủ ấn. Đại thủ ấn là cực thích toàn bộ với toàn thể sự tồn tại.

Đó là lí do tại sao trong Tantra – và Tilopa là một thầy Tantra – giao hợp sâu, giao hợp cực thích, giữa những người yêu được gọi là Đại thủ ấn, và hai người yêu trong trạng thái cực thích sâu được vẽ trong các đền tantra, trong các sách tantra. Điều đó đã trở thành biểu tượng của cực thích chung cuộc.

 

Từ “Tantra: Hiểu biết tối thượng”, Ch.1 Kinh nghiệm tối thượng