Cầu động, sông không động

Như Xá Lợi Phất trên hội Bát Nhã hỏi Văn Thù…

 

Hai người này là những đệ tử rất thân cận của Phật Gautam, có lẽ là những người có học thức nhất. Nhưng họ bỏ mọi học thức của họ. Đối thoại giữa họ phải được hiểu rất chi tiết và rất đáng yêu, vì đây là cách những người chứng ngộ Phật giáo đã từng nói chuyện với nhau trong nhiều thế kỉ. Đây là cái gì đó đặc biệt với Phật giáo, điều như thế không xảy ra cho bất kì tôn giáo nào khác. Cả hai đều là những người đã chứng ngộ.

Xá Lợi Phất đã hỏi, Chư Phật có giác ngộ pháp giới chăng?

Ông ấy biết câu trả lời nhưng ông ấy đơn giản hỏi Văn Thù, người vừa mới trở nên chứng ngộ.

Văn Thù nói: Không. Xá Lợi Phất! Chư Phật còn bất khả đắc thì làm sao có Phật mà giác ngộ pháp giới!

Câu hỏi này chỉ để kiểm tra Văn Thù đã đạt tới sâu thế nào trong chứng ngộ của ông ấy. Và Văn Thù biểu lộ sáng suốt vô cùng. Ông ấy nói, “Khi ông trở nên chứng ngộ ông không còn nữa. Ông không tìm thấy phật. Ông không còn là người, ông chỉ là sự hiện diện. Và khi không có phật, làm sao có thể có bất kì chân lí nào để được tìm thấy? Ai sẽ tìm thấy nó? Người tìm kiếm, người tìm, người tìm thấy không còn nữa – ai sẽ tìm chân lí?

“Pháp giới cũng bất khả đắc thì làm sao có pháp giới cho chư Phật giác ngộ!” Cái mà không thể được tìm thấy chắc chắn không thể được nhận ra.

Đại Huệ không hiểu ý định của đối thoại nhỏ này. Ông ấy nghĩ, Xem qua sự vấn đáp khích bác của hai ngài. Họ đã đạt tới bên ngoài cách thức; không có vấn đề về khích bác lẫn nhau! Xá Lợi Phất đơn giản cố tìm ra xem chứng ngộ của Văn Thù sâu thế nào – và ông ấy được thoả mãn hoàn toàn.

Chứng ngộ nghĩa là: bạn trở thành chỉ sự hiện diện, và chính sự hiện diện đó là chân lí. Không có hai đối thể – người tìm thấy và cái được thấy. Người tìm kiếm đã tan biến, và cái còn lại chỉ là nhận biết thuần khiết không căn cước, không nhân cách, không bản ngã. Chính sự hiện diện này là chân lí. Không có chân lí khác hơn nhận biết của bạn.

Nhưng Đại Huệ không nói rằng Xá Lợi Phất được thoả mãn mênh mông rằng Văn Thù đã đạt tới chỗ này. Câu hỏi của Xá Lợi Phất không phải là sự tò mò; câu hỏi của ông ấy là để thăm dò chiều sâu. Văn Thù đã đi qua biến đổi, và đây là thực hành thông thường trong các đệ tử của Phật: khi ai đó trở nên chứng ngộ, tất cả những người chứng ngộ khác sẽ hỏi người đó những câu hỏi kì lạ – không phải là họ không biết câu trả lời, họ muốn nghe câu trả lời từ người này, người vừa mới đi vào trong cội nguồn vĩnh hằng của cuộc sống.

Nhưng Đại Huệ đã bỏ cuộc đối thoại không đầy đủ. Xá Lợi Phất đã quá đỗi hân hoan, và ông ấy đã nói với Văn Thù, “Vậy là ông đã đạt tới! Bây giờ không còn gì thêm nữa, không chỗ nào khác mà đi. Ông đã tìm thấy thực tại đích thực của ông.” Vì Đại Huệ không nói điều đó, cảm giác của tôi là ông ấy đã không hiểu chủ định của đối thoại này.

Xem qua sự vấn đáp khích bác của hai ngài thì đâu từng trụ vào chỗ nào?

Ông ấy chưa thể nào quan niệm được không gian của vô trí. Ông ấy vẫn còn trong tâm trí. Thỉnh thoảng ông ấy đi tới chính biên giới của tâm trí, nhưng thế rồi ông ấy đi lui lại; ông ấy không bước ra khỏi nó. Chẳng hạn, đối thoại này có thể đã giúp cho ông ấy bước ra khỏi tâm trí. Không có phật trong chứng ngộ; không có việc nhận ra chân lí trong chứng ngộ, nhưng chỉ là sự hiện diện thuần khiết, sự sống thuần khiết, tâm thức thuần khiết nhưng đó là cái chúng ta gọi là phật, đó là cái chúng ta gọi là chân lí.

Nhưng cách tiếp cận của Đại Huệ là qua trí tuệ và tâm trí, cho nên ông ấy kết thúc bằng bình luận: Xem qua sự vấn đáp khích bác của hai ngài thì đâu từng trụ vào chỗ nào. Từ xưa chư Phật chư Tổ thuyết pháp đều có thể cách như thế, chỉ vì con cháu sau này thất lạc tông chỉ, mỗi mỗi tự lập môn phái, tác yêu tác quái mà thôi.

Họ không giúp đỡ. Đối thoại này không phải vấn đề giúp đỡ, vì cả hai đều đã chứng ngộ. Có hàng triệu đối thoại… hay thế. Đôi khi tôi đã từng nghĩ chỉ nói về những đối thoại đó mà đã xảy ra giữa những người chứng ngộ.

Chẳng hạn, Lâm tế đang đứng trên cầu cùng thầy ông ấy. Ông ấy nói, “Thưa thầy, có đúng là” – vì Phật nói mọi thứ là một luồng – “chúng ta đang đứng trên cầu, cái là một luồng không? – điều đó là nguy hiểm. Sông đang động, điều đó là đúng, nhưng cầu không động.”

Thầy đánh Lâm Tế và bảo ông ấy, “Ông ngốc! Sông không động, cầu đang động. Thiền về điều đó đi!” Và Lâm tế phải thiền về điều đó và đã nhận ra… trong im lặng nào đó cầu cũng đang động, nhưng rất chậm. Nói rằng sông đang động là vô nghĩa vì chính nghĩa của từ ‘sông’ là động; nói “động là động” là ngớ ngẩn. Nhưng cầu có vẻ ổn định và lâu bền đang động, nó đang già đi. Một ngày nào đó nó sẽ sụp đổ. Nó không phải là người chạy nhanh – chuyển động rất chậm, chậm tới mức bạn không thể phát hiện ra điều đó.

Ông ấy quay lại thầy và nói, “Tôi xin lỗi. Sông không động, cầu đang động. Sông nghĩa là động, cho nên phỏng có ích gì mà nói rằng nó đang động. Vấn đề thực là cầu.”

Và thầy nói, “Ông đã thành công để thấy. Trong cảnh quan đúng, ngay cả núi đang động, ngay cả sao đang động, vì mọi thứ là trong một luồng. Sông động nhanh tới mức ông có thể thấy điều đó, nhưng cái mà ông có thể thấy không phải là việc nhận ra lớn lao… chừng nào ông còn chưa bắt đầu thấy cái đang xảy ra mà ông không nhận biết tới.”

 

Từ “Thiền sư lớn Đại Huệ”, T.1, Ch.13 Hư không