Phật nói, “Chân Như không giữ bản tính riêng của nó, nhưng tuỳ theo hoàn cảnh mang tới mọi thứ tạm thời….”
Trích dẫn này là đúng. Phật nói chân như bao giờ cũng sẵn sàng thay đổi với hoàn cảnh. Nó không có chống cự, vì chống cự nghĩa là bản ngã, chống cự nghĩa là, “Tôi có ý chí riêng của tôi. Tôi sẽ đi trên con đường của tôi.”
Chấp nhận cuộc sống trong tính toàn bộ của nó, như nó vậy, có nghĩa là thảnh thơi và để cuộc sống chăm lo cho bạn; thế thì dù nó đưa bạn tới bất kì chỗ nào, đi cùng với nó đi. Đây là giáo huấn nền tảng nhất của ông ấy và tính như vậy hay như thế.
Người như thế bao giờ cũng an bình. Bất kì cái gì xảy ra đều không tạo ra vấn đề gì cho người đó; người đó đơn giản đi cùng với nó với sự sẵn lòng toàn bộ. Người đó không chỉ không có chống đối, mặt khác, người đó đón chào cuộc sống trong bất kì dạng nào nó tới. Người đó đón chào chết – ngay cả chết cũng không thể quấy rối được người đó. Không có gì có thể quấy rối được người đó vì người đó đi cùng với mọi thứ, cho phép nó…
Người đó giống hệt chiếc lá rụng xuống từ cây. Nếu gió thổi nó tung lên, nó bay lên; nếu gió đem nó sang phương bắc, nó đi sang phương bắc; nếu gió đem nó xuống phương nam, nó đi xuống phương nam; nếu gió thả nó lên đất, nó nghỉ ngơi trên đất. Nó không nói với gió, “Điều này rất mâu thuẫn – ông đã bắt đầu đi xuống nam rồi. Tôi không muốn đi xuống nam – tôi mang định mệnh đi lên bắc.” Không, chiếc lá không có đích đến của riêng nó.
Sự tồn tại có đích đến riêng của nó, và con người của thiền lấy đích đến của sự tồn tại là đích đến riêng của người đó. Người đó không tạo ra tách rời chút nào. Nếu sự tồn tại cảm thấy đó là thời gian cho chết, thế thì đó là thời gian cho chết. Năng lực của người đó để chấp nhận là toàn bộ. Người như vậy không thể ở trong đau đớn, trong phiền não, trong khổ sở – người đó đã chặt tận rễ mọi điều này.
Toàn thể ý tưởng của Phật Gautam về thiền là duy nhất và cực kì hay tới mức nó đã là vấn đề cho các tôn giáo khác hiểu nó – vì mọi tôn giáo đều nghĩ nỗ lực nghiêm chỉnh được cần tới. Nhưng ý tưởng của Phật Gautam được đại diện hay bởi bài cú của Ba Tiêu: “Ngồi im lặng, không làm gì… xuân tới và cỏ tự nó mọc lên.” Không có vấn đề về bất kì nỗ lực nào; bạn đơn giản ngồi, không làm gì…
Nếu bạn muốn làm cái gì đó, nỗ lực được cần. Nhưng nếu bạn ở trong trạng thái không làm, không nỗ lực nào được cần… và nếu, với không làm, nỗ lực được cần tới, thì nó sẽ là loại không làm gì? Nỗ lực đang làm, và từ việc làm, bạn không thể tạo ra không làm được. Bạn phải từ bỏ việc làm.
Ngồi im lặng, không làm gì… xuân tới. Không phải là nỗ lực của bạn đem xuân tới; nó tới, theo vòng quay của nó. Nó bao giờ cũng tới. Và khi xuân tới, bạn không phải kéo cỏ và làm nỗ lực nghiêm chỉnh để cho cỏ mọc – nó mọc theo cách riêng của nó. Cỏ tự nó mọc lên…
Không người nào ngoại trừ Phật đã đi tới khám phá vô cùng này, rằng thiền là hiện tượng rất đơn giản. Bạn chỉ thảnh thơi – mà không theo cách Mĩ! Tôi không thể dung thứ cho người đã viết cuốn sách, Bạn phải thảnh thơi! Cái ‘phải’ đó phá huỷ toàn thể ý tưởng về thảnh thơi, nhưng đó là ý tưởng Mĩ – “bạn phải thảnh thơi.” Và cuốn sách này đã bán rất chạy, vì mọi người đều muốn thảnh thơi. Nó được viết hay, nhưng người này không biết gì về thảnh thơi. Nó không thể là điều phải làm.
Thảnh thơi phải là việc hiểu rất đơn giản… không nỗ lực, không việc làm – bạn chỉ ngồi im lặng, và để thân thể bạn thảnh thơi. Không có đâu mà đi, không có gì mà làm, không có gì để đạt tới, cho nên chẳng có ích gì mà căng thẳng – vì bạn đã có nó bên trong bạn rồi. Thảnh thơi trở thành có thể mà không có nỗ lực nào. Bạn ngồi ở chỗ bạn muốn đạt tới, cho nên phỏng có ích gì mà làm bất kì nỗ lực nào? Bạn bao giờ cũng ở trong không gian nơi bạn muốn ở, bạn chỉ đã không nhìn vào trong. Không thành tựu, không khao khát, không ham muốn, không đâu khác để đi… thảnh thơi tới theo cách riêng của nó.
Thảnh thơi được quản lí không mấy là thảnh thơi. Nhất định có căng thẳng tinh vi quanh nó – bạn đang ôm giữ nó. Bạn có thể ngồi im lặng, tĩnh lặng, nhưng sâu bên dưới bạn rất căng thẳng, bạn đang tự mình ôm giữ tĩnh lặng – không chuyển động. Đây không phải là tĩnh lặng, đây là giả. Tĩnh lặng phải là tự nhiên. Và làm sao nó có thể là tự nhiên?
Toàn thể triết lí của Phật cho bạn tình huống đúng trong đó nó xảy ra theo cách riêng của nó. Không có gì để đạt tới – không có Thượng đế, không có cõi trời, không có địa ngục. Mọi điều bạn cần đã được trao cho bạn, bạn có nó bên trong bạn. Bạn không là tội nhân mà phải cầu nguyện liên tục để gạt bỏ tội lỗi của bạn. Bạn là thuần khiết như bản thân Phật. Khác biệt duy nhất – và điều đó không làm cho bạn kém cỏi theo bất kì cách nào – là ở chỗ bạn không nhận biết về nó.
Bạn có viên Kohinoor – viên kim cương quí nhất – bên trong bạn, nhưng bạn không nhận biết về nó. Phật nhận biết về nó.
Cho nên mọi điều cần xảy ra là ngồi im lặng, đợi xuân, đợi đúng khoảnh khắc… khi thảnh thơi của bạn đi tới đỉnh cao nhất của nó, khi im lặng của bạn trở thành tuyệt đối, xuân đã tới. Và “cỏ tự nó mọc lên” chỉ là biểu tượng. Nó là biểu tượng rằng bạn, tiềm năng của bạn, bắt đầu phát triển theo cách riêng của nó, tự phát. Nó là hiện tượng tự nhiên, nó là năng lực cố hữu – bạn không phải làm bất kì cái gì.
Từ “Thiền sư lớn Đại Huệ”, T.1, Ch.11 Làm trống rỗng