Chứng ngộ là gì?

Chứng ngộ là tìm thấy rằng chẳng có gì để tìm thấy. Chứng ngộ là đi tới biết rằng không có chỗ nào mà đi. Chứng ngộ là việc hiểu rằng thế này là tất cả, rằng thế này là hoàn hảo, rằng thế này là nó. Chứng ngộ không phải là việc đạt tới, nó là việc hiểu rằng không có gì để đạt tới, không chỗ nào mà đi. Bạn đã ở đó – bạn chưa bao giờ ở xa, bạn không bao giờ có thể ở xa khỏi chỗ đó. Thượng đế chưa bao giờ bị bỏ lỡ. Có thể bạn đã quên, có vậy thôi. Có thể bạn đã rơi vào giấc ngủ, có vậy thôi. Có thể bạn đã lạc trong nhiều, nhiều giấc mơ, có vậy thôi – nhưng bạn ở đó. Thượng đế là chính con người bạn.

Cho nên điều thứ nhất là: không nghĩ về chứng ngộ như mục đích, nó không là vậy. Nó không là mục đích, nó không là cái gì đó mà bạn có thể ham muốn. Và nếu bạn ham muốn nó, bạn sẽ không có được nó. Trong ham muốn cả nghìn lẻ một thứ, dần dần bạn đi tới hiểu rằng mọi ham muốn là vô tích sự. Từng ham muốn đưa bạn vào thất vọng, từng ham muốn ném đi ném lại bạn vào cống rãnh.

Điều này đã từng xảy ra trong hàng triệu năm nhưng bạn lại bắt đầu hi vọng, bạn lại bắt đầu nghĩ rằng ham muốn mới này, cái đang nảy sinh, đang mọc ra trong bạn sẽ có thể dẫn bạn tới thiên đường, rằng ham muốn mới này sẽ cho bạn điều bạn đã từng khao khát, sẽ đáp ứng cho bạn. Hi vọng nảy sinh đi nảy sinh lại. Chứng ngộ là khi mọi hi vọng biến mất. Chứng ngộ là việc biến mất của hi vọng.

Đừng bị rối trí khi tôi nói rằng chứng ngộ là trạng thái vô hi vọng – nó không phải là phủ định. Hi vọng không nảy sinh thêm nữa, ham muốn không còn được tạo ra thêm nữa, tương lai biến mất. Khi không có ham muốn, không có nhu cầu về tương lai. Vải vẽ tương lai được cần tới cho ham muốn. Bạn vẽ ham muốn của bạn trên vải vẽ tương lai. Khi không có gì để vẽ tại sao bạn phải mang vải vẽ một cách không cần thiết? Bạn bỏ nó. Khi không có gì để vẽ tại sao bạn phải mang cọ vẽ và ống mầu? Chúng tới từ quá khứ. Vải vẽ tới từ tương lai và mầu và cọ và kĩ thuật và mọi thứ tới từ quá khứ. Khi bạn không định vẽ bạn vứt vải vẽ, bạn vứt cọ, bạn vứt ống mầu – thế thì đột nhiên bạn ở đây bây giờ.

Đây là điều tôi đã nói hôm nọ – chittakshana (sát na nhận biết). Đây là điều Phật gọi là chittakshana – khoảnh khắc của nhận biết, khoảnh khắc của ý thức. Khoảnh khắc của ý thức này có thể xảy ra bất kì khoảnh khắc nào, không có thời gian đặt biệt cho nó, không có tư thế đặc biệt cho nó, không có chỗ đặc biệt cho nó – nó có thể xảy ra trong đủ mọi loại tình huống, nó đã xảy ra trong mọi loại tình huống. Mọi điều được cần là ở chỗ trong một khoảnh khắc phải không có ý nghĩ, không ham muốn, không hi vọng. Trong một khoảnh khắc đó, tia sét….

Một hôm Chikanzenji đang cắt cỏ dại quanh chiếc am đổ nát. Khi ông ấy ném đi một mảnh ngói vỡ nó chạm lách cách vào cây tre. Đột nhiên ông ấy chứng ngộ.

Và rồi ông ấy hát:

 

Khi nghe tiếng lách cách của ngói vỡ

mọi điều ta đã học bị quên ngay.

Sửa bản tính ta là không cần thiết.

Theo đuổi nhiệm vụ của mọi ngày

ta bước theo con đường cổ.

Ta không chán nản trong trống rỗng vô tâm.

Bất kì chỗ nào ta đi, ta không để lại dấu chân

vì ta không ở trong mầu sắc hay âm thanh.

Người chứng ngộ ở mọi nơi đã nói:

‘Như thế như thế này là đạt tới.’

 

Sư đáng thương này, Chikanzenji, đã từng làm việc trong ít nhất ba mươi năm. Ông ấy đã là người tìm kiếm cần mẫn, ông ấy đã là người tìm kiếm rất, rất chân thành và chân thực và nghiêm chỉnh. Ông ấy đã thực hành mọi điều được bảo cho ông ấy, ông ấy đã tới thăm nhiều Thầy, ông ấy đã sống trong nhiều thiền viện. Ông ấy đã làm mọi điều con người có thể làm. Ông ấy đã thực hành yoga, ông ấy đã thực hành toạ thiền, ông ấy đã làm cái này và cái nọ – nhưng tất cả chẳng đi tới đâu. Không cái gì đã xảy ra; thực ra, thất vọng của ông ấy đã tăng lên ngày càng nhiều. Các phương pháp càng thất bại, ông ấy càng trở nên thất vọng hơn.

Ông ấy đã đọc mọi kinh sách Phật giáo – có hàng nghìn kinh sách. Người ta nói về Chikanzenji này rằng ông ấy có mọi kinh sách trong phòng mình và ông ấy thường xuyên đọc suốt ngày đêm. Và trí nhớ của ông ấy là hoàn hảo thế, ông ấy có thể trích đọc toàn thể kinh sách – nhưng dầu vậy chẳng cái gì xảy ra.

Thế rồi một hôm ông ấy đốt toàn thể thư viện của mình. Nhìn những kinh đó cháy trong lửa ông ấy cười. Ông ấy bỏ thiền viện, ông ấy bỏ guru, và ông ấy đi sống trong am đổ nát. Ông ấy quên mọi điều về thiền, ông ấy quên mọi điều về yoga, ông ấy quên mọi điều về thực hành cái này và cái nọ, ông ấy quên mọi điều về đức hạnh, sheela, ông ấy quên mọi điều về kỉ luật và ông ấy không bao giờ đi vào trong đền chùa để tôn thờ Phật.

Nhưng ông ấy đã sống trong am đổ nát đó thì điều đó đã xảy ra. Ông ấy đang dọn cỏ dại quanh am – làm thứ chẳng tôn giáo gì mấy, không cái gì đặc biệt, chỉ nhổ cỏ dại. Khi ông ấy ném đi viên ngói vỡ nhỏ, nó chạm lách cách vào cây tre – trong khoảnh khắc đó chittakshana, khoảnh khắc của nhận biết, đã xảy ra. Trong chính tiếng lách cách của ngói đập vào tre, cú sốc, giật mình đã xảy ra và tâm trí ông ấy đã dừng lại một khoảnh khắc. Trong chính khoảnh khắc đó ông ấy đã trở nên chứng ngộ.

Làm sao người ta có thể trở nên chứng ngộ trong một khoảnh khắc, người ta có thể chứng ngộ, vì người ta đã được chứng ngộ rồi – người ta chỉ phải nhận ra sự kiện này. Nó không phải là cái gì đó xảy ra từ bên ngoài, nó là cái gì đó nảy sinh từ bên trong. Nó bao giờ cũng có đó nhưng bạn bị che mờ, bạn đầy những ý nghĩ.

Chikanzenji đã đốt mọi kinh sách. Điều đó đã là biểu tượng. Bây giờ ông ấy không còn nhớ bất kì cái gì, bây giờ ông ấy đã quên mọi tìm kiếm, bây giờ ông ấy không còn quan tâm. Không quan tâm ông ấy đã sống cuộc sống rất bình thường – ông ấy thậm chí không còn là sư. Ông ấy đã không có giả vờ nào nữa, ông ấy đã không có mục đích bản ngã nào nữa. Nhớ, có hai loại mục đích bản ngã: một, thế giới này, và cái kia, thế giới kia. Một số người đang tìm kiếm tiền; một số người đang tìm kiếm quyền, danh, thế lực; một số người đang tìm kiếm Thượng đế, moksha, niết bàn, chứng ngộ – nhưng việc tìm kiếm tiếp tục. Và ai đang tìm kiếm? Cùng bản ngã đó. Khoảnh khắc bạn bỏ việc tìm kiếm bạn cũng bỏ bản ngã này. Khoảnh khắc không có việc tìm, người tìm không thể tồn tại.

Quán tưởng sư đáng thương này – người – không còn là sư nữa – sống trong cái am đổ nát. Ông ấy không có nơi nào khác để đi, ông ấy chỉ đang dọn sạch nền đất – có thể để vài cỏ dại ở đó làm rau hay cái gì đó. Ông ấy bắt gặp mảnh ngói, ném nó đi, đã nhặt nó một cách không nhận biết. Mảnh ngói va lách cách vào tre và với tiếng lách cách bất thần, ông ấy đã trở nên chứng ngộ.

Và ông ấy nói:

 

Khi nghe tiếng lách cách của ngói vỡ

mọi điều ta đã học bị quên ngay.

 

Chứng ngộ là quá trình dỡ bỏ. Nó là vô minh hoàn toàn. Nhưng vô minh đó là rất chói sáng và tri thức của bạn là rất mờ xỉn. Vô minh đó là rất sống động và chói sáng và tri thức của bạn là rất tối và chết.

Ông ấy nói: mọi điều ta đã học bị quên ngay. Trong khoảnh khắc đó ông ấy chẳng biết cái gì, trong khoảnh khắc đó không có người biết, trong khoảnh khắc đó đã không có người quan sát, chỉ có âm thanh này. Và người ta được thức tỉnh khỏi giấc ngủ dài.

Và ông ấy nói: Sửa bản tính ta là không cần thiết. Ngày đó ông ấy đã cảm thấy rằng ông ấy đã vật lộn một cách không cần thiết. Sửa bản tính ta là không cần thiết. Bạn không cần sửa bản thân bạn, bạn không cần hoàn thiệu bản thân bạn – điều đó toàn chỉ là chuyện vớ vẩn.

Cảnh giác với tất cả những người liên tục bảo bạn hoàn thiện bản thân bạn, trở thành cái này hay trở thành cái nọ, trở nên đức hạnh; người liên tục bảo bạn rằng cái này là sai, đừng làm nó, rằng cái này là tốt, làm nó đi, rằng cái này sẽ dẫn bạn tới cõi trời và cái này sẽ dẫn bạn tới địa ngục. Những người liên tục bảo bạn chỉnh sửa bản tính của bạn và cải thiện bản thân bạn là những người rất nguy hiểm. Họ là một trong những nguyên nhân cơ bản cho việc không được chứng ngộ của bạn. Bản tính không thể được chỉnh sửa, nó phải được chấp nhận. Không có cách nào để là khác đi. Dù bạn là bất kì ai, dù bạn là bất kì cái gì, đó là cách bạn là vậy, đó là cách bạn hiện hữu, đó là điều bạn là gì. Đó là việc chấp nhận vĩ đại – Phật gọi nó là tathata, chấp nhận vĩ đại. Không cái gì có đó là bị thay đổi.

Làm sao bạn có thể thay đổi được nó và ai sẽ thay đổi nói? Nó là bản tính của bạn và bạn sẽ cố thay đổi nó! Điều đó sẽ chỉ như con chó săn đuổi đuôi riêng của nó. Chó sẽ phát rồ. Nhưng chó không ngu như con người. Con người liên tục săn đuổi đuôi riêng của mình và anh ta càng thấy điều đó là khó, anh ta càng nhảy nhiều hơn và anh ta càng cố nhiều hơn và anh ta trở nên mỗi lúc một kì dị hơn.

Không cái gì phải được thay đổi vì mọi thứ là đẹp. Đó là chứng ngộ. Mọi thứ là như nó phải vậy, mọi thứ là hoàn hảo, đây là thế giới hoàn hảo nhất, khoảnh khắc này không thiếu cái gì – kinh nghiệm về điều này là điều chứng ngộ là gì.

 

Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, T.1, Ch.4