Khác biệt gì giữa học trò và đệ tử? Học trò muốn biết nhiều hơn, nắm bắt nhiều hơn. Học trò muốn trở thành học giả. Học trò khao khát Cây Tri thức. Học trò muốn ăn nhiều táo nhất có thể được. Học trò đang trên hành trình bản ngã – tò mò, truy hỏi, nhưng không sẵn sàng được biến đổi.
Đệ tử là hiện tượng khác. Đệ tử không khao khát tri thức, người đó muốn thấy, không muốn biết. Người đó muốn hiện hữu. Người đó không còn quan tâm tới việc có nhiều tri thức hơn, người đó muốn có nhiều hiện hữu hơn. Chiều hướng của người đó là khác toàn bộ. Nếu để có nhiều hiện hữu hơn người đó phải bỏ mọi việc biết của mình, người đó sẵn sàng. Người đó sẵn sàng hi sinh mọi thứ.
Đệ tử không là người tích trữ; học trò là người tích trữ. Và tất nhiên, khi bạn tích trữ, bạn tích trữ trong kí ức. Kí ức liên tục tăng trưởng trong tâm trí của học trò nhưng không tăng trưởng tâm thức của người đó. Bên trong đệ tử kí ức dần dần bắt đầu biến mất. Người đó không mang gánh nặng của quá khứ thêm nữa. Người đó chỉ biết chính điều bản chất. Tri thức của người đó là tiện dụng. Nhưng tâm thức của người đó bắt đầu tăng trưởng. Toàn thể năng lượng của người đó chuyển từ kí ức sang tâm thức.
Có khác biệt lớn giữa học trò và đệ tử. Học trò muốn biết về – toàn thể nỗ lực của người đó là cách nghĩ tốt hơn. Đệ tử muốn hiện hữu – toàn thể nỗ lực của người đó là cách hiện hữu, cách về lại nhà, cách đạt tới con mắt thời thơ ấu đó lần nữa, cách được tái sinh. Đó là điều Jesus ngụ ý khi ông ấy nói, ‘Chừng nào ông chưa được sinh ra lần nữa.’ Ông ấy đã đi tìm đệ tử. Và với người này, Nicodemus, người mà ông ấy đã nói điều này, ‘Chừng nào ông chưa được sinh ra lần nữa ông sẽ không hiểu ta và ông sẽ không có khả năng vào vương quốc Thượng đế’ của ta….
Học trò sẵn sàng trả tiền theo từng cắc nhỏ; đệ tử sẵn sàng trả bằng cuộc đời mình. Học trò có truy vấn; đệ tử… đó không chỉ là truy vấn. Trong tiếng Anh không có từ đúng cho nó. Trong tiếng Phạn chúng ta có từ – mumuksha. Về truy vấn chúng ta có từ khác – jigyasa. Nó ngụ ý người muốn biết nhiều hơn. Mumuksha ngụ ý người muốn hiện hữu nhiều hơn. Người muốn được tự do khỏi mọi giam cầm. Người ta không muốn bị giam giữ trong bất kì loại nô lệ nào – của truyền thống, của kinh sách, của xã hội, của quốc gia. Người ta không muốn bất kì loại nô lệ nào thêm nữa; người ta muốn là tự do, hoàn toàn tự do. Việc nổi dậy đó, thôi thúc đó để là tự do toàn bộ, là mumuksha. Trong tiếng Anh không có từ để dịch nó. Chúng ta gọi nó là ham muốn trở thành vô ham muốn; ham muốn là tự do hoàn toàn tới mức ngày cả ham muốn này cũng không còn lại.
Học trò và học giả và giáo sư – họ xử lí trong lời. Họ biểu lộ bằng lời. Họ tạo ra những lời mới. Họ liên tục chơi với lời. Toàn thể công việc của họ là về lời – những lời trống rỗng, bất lực. Nhưng họ liên tục chơi với những lời đó, tạo ra những lời mới.
Đệ tử đã tới để trở thành im lặng. Đệ tử biết rằng là im lặng là tự nhiên. Lắng nghe Thầy trong im lặng. Thực ra, không nghe quá nhiều lời thầy, nghe im lặng của thầy cái bao giờ cũng có đó đằng sau lời. Bạn bắt đầu bằng việc nghe những lời của thầy và thế rồi dần dần bạn bắt đầu lắng nghe im lặng của thầy. Dần dần, dần dần, bạn tốt nghiệp từ lời vào im lặng. Dần dần, dần dần, dịch chuyển xảy ra, động thái thay đổi – bạn không còn quan tâm tới điều Thầy nói, bạn trở nên quan tâm tới điều thầy hiện hữu.
Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, T.1, Ch.3
Osho ơi, tôi liên tục quên lời thầy. Tôi phải làm gì?
Ai đã bảo bạn nhớ lời của tôi? Đó là cách nó phải vậy, đích xác, chính xác. Bạn phải quên lời tôi; bạn phải nhớ điều bản chất, không nhớ lời. Và điều bản chất không cần được nhớ, nó chỉ được hiểu.
Nếu bạn đang nghe tôi một cách đúng đắn bạn không cần nhớ điều tôi đã nói. Thực ra, nếu bạn cố nhớ nó bạn sẽ bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Thế thì lời sẽ có đó và điều bản chất sẽ bị thiếu. Liên tục quên lời đi bằng không bạn sẽ bị nặng gánh bởi chúng, và bạn sẽ lạc đường.
Bạn cố hiểu đi. Khi tôi nói ‘cố hiểu’ tôi ngụ ý chỉ im lặng, thụ động, lắng nghe một cách tỉnh táo. Không phán xét và không tranh cãi và không quyết định liệu tôi đang nói cái gì đó mà là đúng hay sai. Chỉ lắng nghe một cách im lặng. Nếu bạn trở nên quá lo nghĩ liệu tôi đang nói cái gì đó mà đúng hay sai thế thì bạn không lắng nghe. Tôi không nói rằng bạn phải tin điều tôi đang nói, không. Chỉ lắng nghe. Và đây là cái đẹp của lắng nghe thuần khiết – nếu bạn có thể lắng nghe một cách thuần khiết, bất kì cái gì là đúng sẽ đi vào tim bạn và bất kì cái gì là không đúng sẽ rơi rụng đi. Không có nhu cầu lo nghĩ về nó. Tim biết. Điều đó gần như tự nhiên. Điều đó giống như khi bạn được cho máu, máu của bạn sẽ từ chối nó nếu nó không thuộc cùng loại. Một loại máu nào đó sẽ được cần, cùng số máu sẽ được cần. Nếu bạn đã bị mổ và loại da nào đó đã được cấy vào, da của bất kì người nào sẽ không được. Thân thể bạn sẽ bác bỏ nó. Thân thể biết. Da riêng của bạn sẽ phải được lấy ra từ phần khác nào đó của thân thể thế thì thân thể sẽ chấp nhận nó.
Đó là cách nó vậy. Chân lí là thức ăn của tim. Khi chân lí được nghe thấy, tim đơn giản chấp nhận nó. Đó không là vấn đề quyết định liệu nó là đúng hay không – đây là cách của tâm trí. Tâm trí liên tục lo nghĩ về liệu nó là đúng hay không đúng, và vì lo nghĩ này tâm trí không bao giờ lắng nghe. Tâm trí là điếc. Nó giả vờ lắng nghe nhưng nó không bao giờ lắng nghe. Bạn chỉ gạt tâm trí sang bên, để cho tim bạn lắng nghe tôi, để cho tim bạn được lan rộng vào trong tôi, để cho tim bạn được hoà điệu cùng tôi. Và nếu có cái gì đó đúng nó sẽ về nhà. Nếu nó không đúng bạn không cần lo nghĩ, nó sẽ biến mất.
Bạn không cần lo nghĩ về lời của tôi. Lo nghĩ về tôi, đừng về lời của tôi. Tôi không đề xuất triết lí ở đây, tôi đơn giản trao bản thân tôi cho bạn.
Có câu nói nổi tiếng của Trang tử – ông ấy phải đã nói nó trong câu trả lời cho một người hỏi đích xác giống người hỏi này.
Nơm để bắt cá.
Được cá quên nơm.
Bẫy để bắt thỏ.
Được thỏ quên bẫy.
Từ “Thiền: con đường nghịch lí”, T.1, Ch.10