Tái sinh của ý nghĩ

Chính ý tưởng tái sinh, điều đã nảy sinh trong mọi tôn giáo phương Đông, là ở chỗ cái ngã liên tục di chuyển từ thân thể này sang thân thể khác, từ kiếp này sang kiếp khác. Ý tưởng này không tồn tại trong các tôn giáo đã nảy sinh từ Do Thái giáo, Ki tô giáo và Mô ha mét giáo. Nhưng bây giờ thậm chí các nhà tâm thần đang tìm ra rằng điều đó dường như là đúng. Mọi người có thể nhớ các kiếp sống quá khứ của họ; ý tưởng về tái sinh đang thu được lí do.

Nhưng tôi muốn nói một điều với bạn: toàn thể ý tưởng về tái sinh là quan niệm sai. Đúng là khi một người chết đi, con người của người đó trở thành một phần của toàn thể. Dù người đó là tội nhân hay thánh nhân không thành vấn đề, nhưng người đó đã có cái gì đó được gọi là tâm trí, kí ức. Trong quá khứ thông tin không có sẵn để giải thích kí ức như một chùm ý nghĩ và sóng ý nghĩ, nhưng bây giờ điều đó dễ dàng hơn.

Và đó là chỗ, trên nhiều điểm, tôi thấy Phật Gautam tiến xa trước thời đại của ông ấy. Ông ấy là người duy nhất mà chắc đã đồng ý với giải thích của tôi. Ông ấy đã nêu những hướng dẫn, nhưng ông ấy đã không thể đưa ra bất kì bằng chứng nào cho nó; đã không có gì sẵn có để nói. Ông ấy đã nói rằng khi một người chết, kí ức người đó đi vào trong bụng mẹ mới – không phải cái ngã. Và chúng ta bây giờ có thể hiểu được điều đó, rằng khi bạn chết đi, bạn sẽ bỏ lại kí ức khắp xung quanh trong không trung. Và nếu bạn đã khổ, mọi khổ của bạn sẽ tìm một chỗ nào đó; chúng sẽ đi vào trong hệ thống kí ức khác nào đó. Hoặc là chúng sẽ đi toàn bộ vào trong một bụng mẹ – đó là cách ai đó nhớ quá khứ của mình. Nó không phải là quá khứ của bạn; nó là tâm trí của ai đó khác mà bạn đã kế thừa.

Phần lớn mọi người không nhớ bởi vì họ đã không nhận toàn thể cả chùm, toàn thể việc kế thừa hệ thống kí ức của một cá nhân. Họ có thể đã nhận từng mảnh mẩu đây đó, và những mảnh mẩu đó tạo ra hệ thống khổ của bạn. Tất cả những người đã chết trên trái đất này đã chết trong khổ. Rất ít người đã chết trong vui. Rất ít người đã chết với việc nhận ra vô trí. Họ không để dấu vết đằng sau. Họ không làm nặng gánh bất kì ai khác bởi kí ức của họ. Họ đơn giản rải rác trong vũ trụ. Họ không có bất kì tâm trí nào và họ không có bất kì hệ thống kí ức nào. Họ đã làm tan biến nó trong việc thiền của họ. Đó là lí do tại sao người chứng ngộ không bao giờ được sinh ra.

Nhưng người không chứng ngộ liên tục ném ra, với mọi cái chết, đủ mọi loại hình mẫu khổ. Giống như giầu hấp dẫn giầu hơn, khổ hấp dẫn khổ hơn. Nếu bạn khổ, thế thì từ xa hàng dặm, khổ sẽ du hành cùng bạn – bạn là phương tiện thích hợp. Và đây là hiện tượng vô hình, như sóng radio. Chúng vẫn đi quanh bạn; bạn không nghe thấy chúng. Một khi bạn có công cụ thích hợp để thu nhận chúng, lập tức chúng trở thành sẵn có. Thậm chí trước khi radio có đó chúng đã đi qua bên cạnh bạn.

Không có tái sinh, nhưng khổ có tái sinh. Tổn thương của hàng triệu người đang đi quanh bạn, chỉ để tìm ai đó, người sẵn lòng khổ. Tất nhiên, phúc lạc không bỏ lại dấu vết nào. Người thức tỉnh chết đi theo cách con chim bay qua bầu trời, không để dấu vết hay con đường. Bầu trời vẫn còn trống rỗng. Phúc lạc di chuyển không để lại dấu vết nào. Đó là lí do tại sao bạn không nhận bất kì kế thừa nào từ chư phật; họ đơn giản biến mất. Và mọi loại kẻ khờ và người trì trệ tái sinh trong kí ức của họ và điều đó mỗi ngày trở nên một dầy hơn.

Hôm nay, có lẽ điều đó đã đi tới điểm cần được hiểu và cần được làm tan biến; nếu không thì nó quá dầy không cho phép bạn sống, không cho phép bạn cười.

Tâm thức riêng của bạn không có tổn thương.

Tâm thức riêng của bạn không biết gì về khổ.

Tâm thức riêng của bạn là hồn nhiên, hoàn toàn phúc lạc. Để đem bạn chạm vào tâm thức riêng của bạn, mọi nỗ lực đang được tiến hành để tách bạn ra khỏi tâm trí. Tâm trí chứa mọi khổ của bạn, mọi tổn thương của bạn. Và nó liên tục tạo ra những tổn thương theo cách mà, chừng nào bạn chưa nhận biết, bạn thậm chí sẽ không tìm ra cách thức nó tạo ra chúng.

 

Từ “Cương lĩnh Thiền”, Ch.5 Bầu trời của hoàn chỉnh