Bốn pha của pháp tính

KHI CHÓI SÁNG NỀN TẢNG BỪNG LÊN vào lúc chết, người tu luyện có kinh nghiệm sẽ duy trì nhận biết đầy đủ và hội nhập với nó, do đó đạt tới giải thoát. Nhưng nếu chúng ta không nhận diện được Chói sáng Nền tảng, thế thì chúng ta đương đầu với trung ấm tiếp, trung ấm chói sáng của pháp tính.

Giáo huấn về trung ấm pháp tính là một chỉ dẫn rất riêng biệt, một chỉ dẫn riêng cho việc tu luyện Đại Toàn thiện và được trân trọng như tim của giáo huấn Đại Toàn thiện qua nhiều thế kỉ. Khởi đầu tôi cảm thấy hơi ngần ngại trình bày công khai điều linh thiêng nhất này của các giáo huấn, và thực ra nếu như không có bất kì việc trình bày trước nào, tôi có thể đã không làm như vậy chút nào. Tuy nhiên, Sách Tây Tạng về người chết và một số sách khác tham chiếu tới trung ấm pháp tính đã được xuất bản, và chúng đã dẫn tới một số kết luận ấu trĩ. Tôi cảm thấy điều cực kì quan trọng và đúng lúc bây giờ là làm thành sẵn có việc làm rõ ràng trực tiếp về trung ấm này, gắn nó vào vào trong bối cảnh đích thực của nó. Tôi phải nhấn mạnh rằng tôi đã không đi vào bất kì chi tiết nào về các tu luyện chuyên sâu được bao hàm; không cách tu luyện nào có thể, trong bất kì hoàn cảnh nào, đã bao giờ được thực hiện một cách hiệu quả trừ phi có chỉ dẫn và hướng dẫn của một thầy đủ tư cách, và khi cam kết và kết nối với thầy đó được giữ hoàn toàn thuần khiết.

Tôi đã thu thập các cái nhìn sáng suốt từ nhiều nguồn khác nhau để viết chương này, tôi cảm thấy đây là một chương quan trọng nhất trong cuốn sách này, súc tích nhất có thể. Tôi hi vọng rằng qua nó, một số trong các bạn sẽ làm kết nối với giáo huấn phi thường này, được hứng khởi để tìm hiểu kĩ hơn và bắt đầu tự mình tu luyện.

 

BỐN PHA CỦA PHÁP TÍNH

Pháp tính, tiếng Phạn là dharmata, tiếng Tây Tạng là cho nyi, có nghĩa là bản tính bên trong của mọi vật, bản chất của mọi thứ như chúng vậy. Pháp tính là chân lí trần trụi, vô điều kiện, bản tính của thực tại, hay bản tính thực của sự tồn tại hiện tượng. Điều chúng ta đang thảo luận ở đây là cái gì đó nền tảng cho toàn thể việc hiểu về bản tính tâm trí và bản tính của mọi vật.

Sự kết thúc của quá trình tan rã và sự bừng lên của Chói sáng Nền tảng đã mở ra một chiều hướng hoàn toàn mới, điều bây giờ bắt đầu hiển lộ. Tôi thấy để giải thích nó một cách hữu hiệu, cần phải so sánh nó với việc chuyển từ đêm qua ngày. Giai đoạn cuối cùng của quá trình tan rã của việc chết là kinh nghiệm tăm tối của giai đoạn “đạt tới đầy đủ.” Nó được mô tả “như bầu trời bị che khuất trong tối.” Việc nảy sinh của Chói sáng Nền tảng là giống như sự trong trẻo trong bầu trời trống rỗng ngay trước bình minh. Bây giờ dần dần mặt trời pháp tính bắt đầu mọc trong mọi vẻ rực rỡ của nó, chiếu sáng đường viền mặt đất theo mọi hướng. Toả chiếu tự nhiên của Rigpa biểu hiện một cách tự phát và chiếu sáng rực như năng lượng và ánh sáng.

Ngay khi mặt trời mọc trong bầu trời trống rỗng và trong trẻo đó, sự xuất hiện chói sáng của trung ấm pháp tính tất cả sẽ nảy sinh từ không gian lan khắp của Chói sáng Nền tảng. Tên chúng ta đặt cho việc hiển thị của âm thanh, ánh sáng và mầu sắc này là “trình hiện tự phát,” vì nó bao giờ cũng trình hiện cố hữu bên trong việc mở rộng của “sự thuần khiết nguyên thuỷ,” cái là nền tảng của nó.

Điều thực tại xảy ra ở đây là quá trình hiển lộ, trong đó tâm trí và bản tính nền tảng của nó dần dần trở nên hiển lộ càng nhiều hơn. Trung ấm pháp tính là một giai đoạn trong quá trình đó. Vì chính thông qua chiều ánh sáng và năng lượng mà tâm trí hiển lộ từ trạng thái thuần khiết nhất của nó, Chói sáng Nền tảng, hướng tới việc biểu lộ thành hình dạng trong trung ấm tiếp, trung ấm trở thành.

Tôi thấy điều cực kì gợi ý là vật lí học hiện đại đã chỉ ra rằng khi vật chất được nghiên cứu, nó được tiết lộ như một đại dương năng lượng và ánh sáng. “Vật chất, như nó đã vậy, là ánh sáng được cô đặc hay đông cứng… mọi vật chất đều là sự cô đặc của ánh sáng vào trong các hình mẫu chuyển động tới lui với tốc độ trung bình nhỏ hơn tốc độ của ánh sáng.” David Bohm đã nhận xét. Vật lí hiện đại cũng hiểu ánh sáng theo một cách nhiều phía: “Nó là năng lượng và nó cũng là thông tin – nội dung, hình thể và cấu trúc. Nó là tiềm năng cho mọi thứ.”[i]

Trung ấm pháp tính có bốn pha, từng pha trong chúng lại trình hiện cơ hội khác cho giải thoát. Nếu cơ hội này không được lấy, thế thì pha tiếp sẽ hiển lộ. Lời giải thích tôi nêu ra ở đây về trung ấm này xuất xứ từ Tantra Đại Toàn thiện, ở đó điều được dạy là chỉ thông qua tu luyện chuyên sâu đặc biệt về chói sáng, gọi là Togal, mới có thể hiểu được ý nghĩa thực của trung ấm pháp tính theo bất kì nghĩa thực nào. Thế thì trung ấm pháp tính gây cảm tưởng ít nổi bật hơn trong các giáo huấn khác cùng chủ đề về chết theo truyền thống Tây Tạng. Ngay trong Sách Tây Tạng về người chết, cái cũng thuộc về giáo huấn Đại Toàn thiện, trình tự bốn pha này chỉ là ngầm ẩn, dường như hơi giấu kn, và không xuất hiện ở đó theo cấu trúc có trật tự và rõ ràng.

Tuy nhiên tôi phải nhấn mạnh rằng mọi lời có thể nói ra chỉ để cho bức tranh quan niệm nào đó về điều có thể xảy ra trong trung ấm pháp tính. Những sự xuất hiện của trung ấm này sẽ vẫn còn là các hình ảnh khái niệm chừng nào người tu luyện còn chưa hoàn thiện tu luyện Togal, khi từng chi tiết của mô tả mà tôi sắp nêu ra vẫn chưa trở thành kinh nghiệm cá nhân không thể phủ nhận. Điều tôi cố nêu cho bạn ở đây theo nghĩa nào đó là chiều kì diệu và lạ lùng có thể tồn tại, và để hoàn thành mô tả của tôi về toàn thể các trung ấm. Tôi cũng hi vọng sâu xa rằng việc mô tả đầy đủ này có thể hành động có lẽ như một loại nhắc nhở nào đó khi bạn đi qua quá trình chết.

 

  1. Chói sáng – cảnh quan ánh sáng

Trong trung ấm pháp tính, bạn lấy một thân ánh sáng. Giai đoạn thứ nhất của trung ấm này là khi “không gian tan biến trong chói sáng”:

Đột nhiên bạn trở nên nhận biết về một thế giới rung động tuôn chảy của âm thanh, ánh sáng và mầu sắc. Mọi thuộc tính thông thường của môi trường quen thuộc của chúng ta đã tan vào trong một cảnh quan tràn ngập ánh sáng. Đây là sự rõ ràng và toả chiếu rực rỡ, trong suốt và đa mầu, không bị giới hạn bởi bất kì chiều hay hướng nào, lung linh và thường xuyên trong chuyển động. Sách Tây Tạng về người chết gọi điều đó là “giống như ảo ảnh trên cánh đồng trong cái nóng mùa hè.” Mầu sắc của nó là diễn đạt tự nhiên của lượng tố yếu tố bên trong của tâm trí: không gian được cảm nhận như ánh sáng xanh da trời, nước như ánh sáng trắng, đất ánh sáng vàng, lửa như ánh sáng đỏ và gió như ánh sáng mầu xanh lục.

Sự xuất hiện ánh sáng chói mắt này ổn định thế nào trong trung ấm pháp tính hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc bạn quản lí việc ổn định thế nào để đạt tới trong tu luyện Togal. Chỉ việc làm chủ thực cho tu luyện này sẽ tạo khả năng cho bạn ổn định được kinh nghiệm này và do vậy dùng nó để thu lấy giải thoát. Bằng không, trung ấm pháp tính sẽ đơn giản nhoáng lên như tia sét; bạn thậm chí sẽ không biết nó đã xuất hiện. Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa rằng chỉ có người tu luyện Togal sẽ có khả năng tạo ra nhận dạng cực kì quan trọng đó: nhng biu lộ toả chiếu ánh sáng này không có sự tồn tại tách biệt với bản tính tâm trí.

 

  1. Hợp nhất – các thần

Nếu bạn không thể nào nhận dạng được điều này như sự hiển thị tự phát của Rigpa, thế thì các tia sáng đơn giản và mầu sắc bắt đầu tích hợp và kết thành các điểm hay quả bóng ánh sáng với kích cỡ khác nhau, được gọi là tiklé. Bên trong chúng “các đồ hình về những thần an bình và phẫn nộ” xuất hiện, việc tập trung ánh sáng hình cầu khổng lồ dường như choán toàn thể không gian.

Đây là pha thứ hai, được biết là “sự chói sáng tan rã vào trong hợp nhất,” nơi sự chói sáng biểu lộ dưới dạng chư phật hay các thần theo đa dạng kích cỡ, mầu sắc, và hình thể, mang các thuộc tính khác nhau. Ánh sáng rực rỡ họ toả ra thật chói loá và lung linh, âm thanh vang rền tựa như tiếng ầm ầm của hàng nghìn tiếng sấm, còn ánh sáng và tia sáng, tựa như tia la de khoan rọi vào mọi thứ.

Đây là “bốn mươi hai thần an bình và năm mươi tám thần phẫn nộ” được mô tả trong Sách Tây Tạng về người chết. Họ hiển lộ trong thời kì nào đó “vài ngày,” mang đồ hình đặc trưng riêng của họ gồm từng cụm năm. Đây là linh ảnh rót đầy toàn thể cảm nhận của bạn với sự mãnh liệt tới mức nếu bạn không có khả năng nhận ra nó về nó là gì, nó dường như khủng khiếp và đe doạ. Sợ vô cùng và hoảng hốt mù quáng có thể tiêu tan bạn, và bạn ngất xỉu.

Từ bản thân bạn và từ các thần, những tia sáng mảnh mai toả ra, nối tim bạn với tim của họ. Vô số hình cầu chói sáng xuất hiện trong các tia chiếu của họ, lớn dần lên và “lăn tới,” khi tất cả các thần tan biến trong bạn.

 

  1. Trí huệ

Nếu lần nữa bạn không nhận dạng được và không thu được sự ổn định, pha tiếp hiển lộ, được gọi là “hợp nhất tan biến trong trí huệ.”

Một tia sáng mảnh mai khác nảy sinh từ tim bạn và một cái nhìn khổng lồ hiển lộ từ nó; tuy nhiên, mọi chi tiết vẫn còn phân biệt và chính xác. Đây là hiển thị của đa dạng khía cạnh của trí huệ, xuất hiện cùng nhau trong biểu hiện về những tấm thảm ánh sáng trải ra cùng những hình cầu sáng chói rực rỡ tiklés:

Thứ nhất, trên tấm thảm mầu xanh da trời thẫm xuất hiện tiklés lung linh có mầu xanh ngọc xa phia, theo hình mẫu cụm năm. Trên đó, trên tấm thảm ánh sáng trắng, xuất hiện các tiklés hình cầu toả sáng, ánh sáng trắng tựa pha lê. Trên nữa, trên tấm thảm ánh sáng vàng, xuất hiện các tiklés hình cầu vàng, và trên nữa là tấm thảm ánh sáng đỏ đỡ những tiklés hình cầu màu hồng ngọc. Chúng đều được bao phủ bởi hình cầu tựa như cái vòm lan rộng làm bằng lông công.

Việc hiển thị ánh sáng rực rỡ này là biểu lộ của năm trí huệ: trí huệ về không gian bao quanh tất thảy, trí huệ tựa gương, trí huệ về bình đẳng, trí huệ về nhận thức rõ, và trí huệ của sự thấu hiểu tất cả. Nhưng vì trí huệ của sự thấu hiểu tất cả chỉ được hoàn chỉnh vào lúc chứng ngộ, nó chưa xuất hiện. Do đó không có tấm thảm ánh sáng và hình cầu mầu lục, vậy mà nó có cố hữu bên trong các mầu khác. Điều được biểu lộ ở đây là tiềm năng chứng ngộ của chúng ta và trí huệ của sự thấu hiểu tất cả chỉ xuất hiện khi chúng ta trở thành phật.

Nếu bạn không đạt tới giải thoát ở đây qua an định không sao lãng trong bản tính tâm trí, các tấm thảm và hình cầu ánh sáng cùng với Rigpa của bạn, tất cả tan biến thành hình cầu ánh sáng toả chiếu, hình cầu này giống như cái vòm bằng lông công.

 

  1. Sự hiện diện tự phát

Điều này báo trước pha cuối cùng của trung ấm pháp tính, “trí huệ tan rã trong sự hiện diện tự phát.” Bây giờ toàn thể thực tại trình hiện bản thân nó trong một cách hiển thị vô cùng. Đầu tiên trạng thái thuần khiết nguyên thuỷ bừng lên như bầu trời mở, không mây. Thế rồi các thần an bình và phẫn nộ xuất hiện, theo sau đó là các cõi giới thanh thịnh của chư phật, và phía dưới họ là sáu cõi giới của sự tồn tại luân hồi.

Tính vô giới hạn của linh ảnh này hoàn toàn ở bên ngoài sự tưởng tượng thông thường của chúng ta. Mọi khả năng được trình hiện ra: từ trí huệ và giải thoát tới u mê và tái sinh. Tại điểm này bạn sẽ thấy bản thân bạn được ban quyền năng cảm nhận thấu thị và hồi tưởng. Chẳng hạn, với thấu thị toàn bộ và các giác quan của bạn không bị cản trở, bạn sẽ biết được các kiếp sống quá khứ và tương lai của bạn, thấy được tâm trí của người khác, và có tri thức về cả sáu cõi của sự tồn tại. Trong thoáng chốc bạn sẽ nhớ một cách sinh động bất kì giáo huấn nào bạn đã nghe, và ngay cả những giáo huấn bạn chưa bao giờ nghe sẽ thức tỉnh trong tâm trí bạn.

Toàn thể cảnh tượng này thế rồi tan biến trở lại bản chất nguồn gốc của nó, tựa như một cái lều sụp đổ khi dây chằng bị cắt đứt.

 

Nếu bạn có sự ổn định để nhận dạng những biểu lộ này như “sự tự toả chiếu” của Rigpa riêng của bạn, bạn sẽ được giải thoát. Nhưng không có kinh nghiệm về tu luyện Togal, bạn sẽ không có khả năng nhìn vào các linh ảnh về các thần, “sáng như mặt trời.” Thay vì vậy, như kết quả của khuynh hướng thói quen của các kiếp trước của bạn, cái nhìn chăm chăm của bạn sẽ bị hướng xuống sáu cõi giới. Chính những cõi giới đó bạn sẽ nhận diện và chính chúng sẽ quyến rũ bạn lại đi vào ảo tưởng.

Trong Sách Tây Tạng về người chết, các thời kì chừng vài ngày được dành cho trải nghiệm về trung ấm pháp tính. Các thời kì này không phải là ngày dương thế hai mươi tư tiếng, vì trong phạm vi pháp tính chúng ta đã đi hoàn toàn ra ngoài mọi giới hạn như thời gian và không gian. Những ngày này là “ngày thiền,” và nói tới chiều dài thời gian chúng ta có khả năng an định không sao lãng trong bản tính tâm trí, hay trong riêng một trạng thái tâm trí. Nếu không ổn định trong tu luyện thiền, những ngày này có thể ngắn chứng vài phút, và sự xuất hiện của các thần an bình và phẫn nộ lướt nhanh qua tới mức chúng ta không thể nào ghi nhận được họ đã nảy sinh.

 

Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”. Ch.17 Toả chiếu bên trong

[i] Trong Đối thoại với Nhà khoa học và Hiền nhân: Tìm kiếm sự thống nhất, biên tập bởi Renée Weber (London: Routledge and Kegan Paul, 1986), 45-46.