Tìm hiểu về chết

Không có chỗ nào trên trái đất này nơi chết không thể tìm thấy chúng ta – ngay cả khi chúng ta thường xuyên ngoái đầu theo mọi hướng như trên vùng đất đầy hoài nghi và đáng ngờ… Nếu như có bất kì cách nào trú ẩn khỏi cú đánh của chết – tôi không là người lùi lại khỏi nó… Nhưng chỉ có điên mà nghĩ rằng bạn có thể thành công…

Người tới và họ đi, họ chạy từng bước và họ múa, và chẳng một lời về chết. Mọi sự đều yên ổn và tốt lành. Vậy mà khi chết tới – với họ, vợ họ, con họ, bạn bè của họ – bắt họ đi vô nhận biết và không được chuẩn bị, thế thì các cơn bão đam mê tràn ngập họ làm sao, kêu khóc làm sao, điên cuồng làm sao, thất vọng làm sao!…

Để bắt đầu tước đi ưu thế lớn nhất của chết đối với chúng ta, chúng ta hãy chấp nhận một cách thức ngược hẳn lại với cách thức thông thường; chúng ta hãy tước của chết sự xa lạ với nó, chúng ta hãy lui tới với nó, chúng ta hãy quen với nó, chúng ta hãy để chết trong tâm trí thường xuyên hơn bất kì cái gì… Chúng ta không biết chết đợi chúng ta ở đâu nên chúng ta hãy đợi nó ở mọi nơi. Tu luyện chết là tu luyện tự do. Người đã học cách chết đã dỡ bỏ cách là nô lệ.

Montaigne[i]

 

Tại sao tu luyện chết và tu luyện tự do là khó thế? Và tại sao đích xác chúng ta kinh hoàng chết tới mức chúng ta tránh nhìn vào nó hoàn toàn? Ở đâu đó, sâu bên dưới, chúng ta biết chúng ta không thể tránh đối điện với chết mãi mãi. Chúng ta biết, theo lời của Milarepa, “Vật này có tên là “cái xác” chúng ta khiếp sợ thế, vẫn đang sống với chúng ta ở đây và bây giờ.” Chúng ta càng trì hoãn việc đối diện với chết, chúng ta càng dốt nát về nó, sợ và bất an ninh do nó gây ra càng ám ảnh chúng ta nhiều hơn. Chúng ta càng cố chạy khỏi sợ đó, nó càng trở thành con quỉ khủng khiếp hơn.

Chết là điều huyền bí bao la, nhưng có hai điều chúng ta có thể nói về nó: Điều tuyệt đối chắc chắn là chúng ta sẽ chết, điều không chắc chắn là chúng ta sẽ chết khi nào và như thế nào. Điều chắc chắn duy nhất chúng ta có, thế thì, là sự không chắc chắn về giờ chết của chúng ta, điều chúng ta nắm lấy như cái cớ để trì hoãn đối diện trực tiếp với chết. Chúng ta giống như tụi trẻ con bịt mắt trong trò chơi trốn tìm và nghĩ rằng không ai có thể nhìn thấy chúng.

Tại sao chúng ta sống trong khủng khiếp về chết thế? Bởi vì ham muốn bản năng của chúng ta là sống và tiếp tục sống, và chết là một kết thúc hoang dã cho mọi thứ chúng ta ôm giữ quen thuộc. Chúng ta cảm thấy rằng khi nó tới chúng ta sẽ bị ném vào cái gì đó hoàn toàn không biết, hoặc trở thành ai đó khác toàn bộ. Chúng ta tưởng tượng chúng ta thấy bản thân chúng ta bị mất và bị hoang mang, trong khu bao quanh toàn những thứ không quen thuộc kinh khủng. Chúng ta tưởng tượng điều đó giống như thức dậy một mình, trong khổ vì lo lắng, ở một nước lạ, không có tri thức về mảnh đất này cũng như ngôn ngữ, không tiền, không liên hệ, không hộ chiếu, không bạn bè…

Có lẽ lí do sâu sắc nhất tại sao chúng ta sợ chết là vì chúng ta không biết chúng ta là ai. Chúng ta tin vào một nhân cách, duy nhất, và căn cước tách rời; nhưng nếu chúng ta dám xem xét nó, chúng ta thấy rằng căn cước này phụ thuộc hoàn toàn vào tuyển tập vô hạn những thứ nâng đỡ nó: tên của chúng ta, “tiểu sử” của chúng ta, đối tác của chúng ta, gia đình, nhà cửa, việc làm, bạn bè, thẻ tín dụng… Chính trên cái nâng đỡ mảnh mai và tạm bợ đó mà chúng ta gửi gắm an ninh của chúng ta. Cho nên khi tất cả chúng bị lấy đi, chúng ta sẽ có bất kì ý tưởng nào về chúng ta thực sự là ai không?

Không có sự nâng đỡ của gia đình, chúng ta bị đối diện với chính bản thân chúng ta, một người chúng ta không biết, một người lạ yếu đuối mà chúng ta đã sống cùng cả đời mọi lúc nhưng không bao giờ thực sự muốn gặp. Chẳng phải đó là lí do tại sao chúng ta đã cố gắng rót đầy mọi khoảnh khắc thời gian bằng tiếng ồn và hoạt động, dù chán hay tầm thường thế nào, để đảm bảo rằng chúng ta không bao giờ bị bỏ lại trong im lặng với người lạ này của riêng chúng ta đó sao?

Và điều này không trỏ tới cái gì đó bi thảm về nền tảng về cách sống của chúng ta sao? Chúng ta sống dưới một căn cước giả định, trong một thế giới cổ tích thần kinh mà không thực tại gì hơn Con Rùa Giả trong truyện Alice ở xứ thần tiên. Bị thôi miên bởi xúc động về việc xây nhà, chúng ta đã dựng lên ngôi nhà của cuộc sống của chúng ta trên cát. Thế giới này dường như có sức thuyết phục kì lạ cho đến khi chết làm sập đổ ảo tưởng và đuổi chúng ta khỏi chỗ ẩn nấp. Thế thì cái gì sẽ xảy ra cho chúng ta nếu chúng ta không có manh mối về bất kì thực tại sâu sắc hơn?

Khi chúng ta chết, chúng ta bỏ lại mọi thứ đằng sau, đặc biệt thân thể này mà chúng ta yêu mến nhiều thế và tin cậy một cách mù quáng thế và cố gắng vất vả để giữ cho nó sống. Nhưng tâm trí chúng ta không phụ thuộc nhiều hơn thân thể chúng ta. Cứ nhìn vào tâm trí của bạn trong vài phút mà xem. Bạn sẽ thấy rằng nó giống như con bọ chét thường xuyên nhảy tới nhảy lui. Bạn sẽ thấy rằng ý nghĩ nảy sinh chẳng có bất kì lí do nào, không có bất kì kết nối nào. Bị quét đi bởi những hỗn độn của mọi khoảnh khắc, chúng ta là nạn nhân của sự thay đổi của tâm trí chúng ta. Nếu đây là trạng thái ý thức duy nhất mà chúng ta đã quen thuộc, thế thì dựa vào tâm trí vào khoảnh khắc chết là việc đánh bạc ngớ ngẩn.

Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.2 Vô thường

[i] Michel de Montaigne, The Essays of Michel de Montaigne, translated and edited by M. A. Screech (London: Allen Lane, 1991), 95.