Với việc làm sâu sắc thiền, người ta trở nên ngày càng nhạy cảm hơn với các vật, biến cố và người. Nhưng do sự nhạy cảm cao này người ta\ cảm thấy một loại thân thiết sâu sắc với mọi thứ, và việc này thường trở thành nguyên nhân của gắn bó tinh tế. Làm sao là nhạy cảm và vậy mà vô tư?
Làm sao là nhạy cảm và vậy mà vô tư? Hai điều này không mâu thuẫn, chúng không là đối lập. Nếu bạn nhạy cảm hơn, bạn sẽ vô tư; hay nếu bạn vô tư, bạn sẽ trở nên ngày càng nhạy cảm hơn. Tính nhạy cảm không phải là gắn bó, tính nhạy cảm là nhận biết. Chỉ người nhận biết có thể nhạy cảm. Nếu bạn không nhận biết bạn sẽ không nhạy cảm. Khi bạn vô ý thức bạn là không nhạy cảm toàn bộ – càng ý thức, càng nhạy cảm. Phật là nhạy cảm toàn bộ, ông ấy có nhạy cảm tối đa, vì ông ấy sẽ cảm và ông ấy sẽ nhận biết về năng lực toàn bộ của ông ấy. Nhưng khi bạn nhạy cảm và nhận biết bạn sẽ không bị gắn bó. Bạn sẽ vô tư, vì chính hiện tượng nhận biết chặt đứt chiếc cầu, phá huỷ chiếc cầu, giữa bạn và mọi vật, giữa bạn và người, giữa bạn và thế giới. Vô thức, vô nhận biết, là nguyên nhân của gắn bó.
Nếu bạn tỉnh táo, chiếc cầu đột nhiên biến mất. Khi bạn tỉnh táo không cái gì tạo ra quan hệ giữa bạn với thế giới. Thế giới có đó, bạn có đó, nhưng giữa hai điều này chiếc cầu đã biến mất. Chiếc cầu được làm bằng vô ý thức của bạn. Cho nên đừng nghĩ và cảm thấy rằng bạn trở nên bị gắn bó vì bạn là nhạy cảm hơn. Không. Nếu bạn nhạy cảm hơn bạn sẽ không bị gắn bó. Gắn bó là phẩm chất rất thô, nó không là tinh.
Với gắn bó bạn không cần nhận biết và tỉnh táo. Không có nhu cầu. Ngay cả con vật có thể bị gắn bó rất dễ dàng, hơn thế, còn dễ dàng hơn. Chó bị gắn bó nhiều với chủ của nó hơn bất kì người nào khác có thể bị gắn bó. Chó hoàn toàn vô ý thức cho nên gắn bó xảy ra. Đó là lí do tại sao ở các nước mà mối quan hệ con người đã trở nên nghèo nàn, như ở phương Tây, con người liên tục tìm kiếm mối quan hệ với con vật, với chó, với các con vật khác, vì mối quan hệ con người không còn đó nữa. Xã hội con người đang biến mất và mọi người cảm thấy bị cô lập, xa lạ, một mình. Đám đông có đó nhưng bạn không được quan hệ với nó. Bạn một mình trong đám đông và sự một mình này gây sợ. Người ta trở nên sợ và hoảng.
Khi bạn có quan hệ, có gắn bó với người nào đó, và ai đó được gắn bó với bạn, bạn cảm thấy bạn không một mình trong thế giới này, trong thế giới kì lạ này. Ai đó đang ở cùng bạn. Việc cảm đó về sự thuộc về cho bạn một loại an ninh. Khi mối quan hệ con người trở thành không thể được thế thì đàn ông và đàn bà cố tạo ra mối quan hệ với con vật. Ở phương Tây họ có quan hệ rất sâu với chó và các con vật khác, nhưng ở đây ở phương Đông, mặc dầu bạn có thể tôn thờ bò, bạn không có quan hệ với chúng. Bạn có thể liên tục nói rằng bạn tôn thờ bò như con vật thiêng liêng, nhưng độc ác của bạn không có chỗ cuối.
Ở phương Đông bạn độc ác với con vật tới mức phương Tây thậm chí không thể quan niệm được về làm sao bạn có thể liên tục nghĩ rằng bạn là bất bạo lực. Trên khắp thế giới, đặc biệt ở phương Tây, có nhiều xã hội bảo vệ con vật khỏi sự độc ác của con người. Bạn không thể đánh chó ở phương Tây. Nếu bạn đánh nó, đó sẽ là hành động tội phạm và bạn sẽ bị trừng phạt vì điều đó. Điều đang thực sự xảy ra, là ở chỗ quan hệ con người đang tan biến – nhưng con người không thể sống một mình được. Con người phải có mối quan hệ, nhưng con người không thể sống một mình. Con người phải có quan hệ, họ hàng, cảm giác rằng ai đó đang ở cùng mình. Con vật có thể là bạn rất tốt vì chúng có gắn bó thế; không người nào, không con người nào, có thể có gắn bó đó.
Với gắn bó, nhận biết là không cần thiết; thay vì thế, nhận biết là rào chắn. Bạn càng trở nên nhận biết hơn, bạn càng ít bị gắn bó hơn, vì nhu cầu về gắn bó biến mất. Tại sao bạn muốn được gắn bó với ai đó? Vì một mình bạn cảm thấy bạn không đủ. Bạn thiếu cái gì đó. Cái gì đó là không đầy đủ trong bạn. Bạn không là toàn thể. Bạn cần ai đó làm đầy đủ bạn. Do đó, có gắn bó. Nếu bạn nhận biết, bạn là đầy đủ, bạn là toàn thể; vòng tròn bây giờ là đầy đủ, không cái gì thiếu trong bạn – bạn không cần bất kì người nào. Bạn, một mình, cảm thấy độc lập toàn bộ, cảm thấy tính toàn thể.
Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không yêu mọi người; thay vì thế, ngược lại, chỉ bạn có thể yêu. Người phụ thuộc vào bạn không thể yêu bạn: người đó sẽ ghét bạn. Người cần bạn không thể yêu bạn. Người đó sẽ ghét bạn vì bạn trở thành sự bó buộc. Người đó cảm thấy rằng không có bạn người đó không thể sống được, không có bạn người đó không thể hạnh phúc, cho nên bạn là nguyên nhân cho cả hạnh phúc và bất hạnh của người đó. Người đó không thể đảm đương được việc mất bạn. Điều này sẽ cho cảm giác về giam cầm: người đó bị cầm tù bởi bạn và người đó sẽ bực tức điều đó, người đó sẽ tranh đấu chống lại điều đó. Mọi người ghét và yêu cùng đối tượng, nhưng yêu này không thể rất sâu. Chỉ người có nhận biết có thể yêu, vì người đó không cần bạn. Nhưng thế thì yêu có chiều khác toàn bộ: nó không là gắn bó, nó không là phụ thuộc. Người đó không phụ thuộc vào bạn và người đó sẽ không làm bạn thành phụ thuộc vào người đó; người đó sẽ vẫn còn là tự do và người đó sẽ cho phép bạn vẫn còn tự do. Các bạn sẽ là hai tác nhân tự do, hai con người toàn bộ, toàn thể, gặp gỡ. Việc gặp gỡ đó sẽ là lễ hội, việc mở hội – không là phụ thuộc. Việc gặp gỡ đó sẽ là vui vẻ, chơi đùa.
Đó là lí do tại sao chúng ta đã gọi cuộc đời của Krishna là leela của Krishna, chơi đùa của Krishna. Ông ấy yêu nhiều người thế nhưng không có gắn bó. Cùng điều này là không đúng về phần của các gopis và gopals, các bạn và bạn gái của Krishna. Cùng điều này là không đúng. Họ đã trở nên bị gắn bó, cho nên khi Krishna đi từ Brindavan tới Dwarka, họ than khóc và đau khổ. Phiền não của họ là lớn vì họ nghĩ rằng Krishna đã quên họ. Ông ấy đã không quên, nhưng không có đau vì không có phụ thuộc; ông ấy là toàn thể và hạnh phúc ở Dwarka như ông ấy đã ở Brindavan và yêu của ông ấy tuôn chảy ở Dwarka cũng nhiều như nó đã tuôn chảy ở Brindavan. Đối thể của yêu đã thay đổi nhưng cội nguồn của yêu vẫn còn y nguyên. Cho nên bất kì người nào tới gần ông ấy đều nhận được quà. Và món quà này là vô điều kiện: không cái gì được yêu cầu như sự đền đáp, không cái gì được đòi hỏi như sự đền đáp.
Khi yêu đi qua ý thức nhận biết nó chính là món quà thuần khiết không điều kiện nào, và người đang cho nó là hạnh phúc vì người đó đang cho nó. Chính hành động cho này là phúc lạc của người đó, cực lạc của người đó.
Cho nên nhớ rằng nếu bạn cảm thấy rằng qua thiền bạn đã trở nên nhạy cảm hơn, thế thì một cách tự động bạn sẽ trở nên ít bị gắn bó hơn, nhiều vô tư hơn. Vì bạn sẽ được tiếp đất nhiều hơn trong bản thân bạn, bạn sẽ được định tâm hơn trong bản thân bạn, bạn sẽ không dùng ai đó khác làm trung tâm của bạn. Gắn bó ngụ ý gì? Gắn bó ngụ ý rằng bạn đang dùng ai đó khác làm trung tâm của hiện hữu của bạn, Majnu bị gắn bó với Laila: anh ta nói anh ta không thể sống được mà không có Laila. Điều đó có nghĩa trung tâm của con người đã được chuyển đi. Nếu bạn nói rằng bạn không thể sống được mà không có cái này hay cái nọ, thế thì hồn của bạn không ở bên trong bạn. Thế thì bạn không tồn tại như một đơn vị độc lập, trung tâm của bạn đã chuyển đi đâu đó khác.
Việc chuyển trung tâm này từ bản thân bạn sang cái gì đó khác, sang người khác, là gắn bó. Nếu bạn nhạy cảm, bạn sẽ cảm thấy người khác, nhưng người khác sẽ không trở thành trung tâm của sự sống của bạn. Bạn sẽ vẫn còn là trung tâm và từ việc định tâm này người khác sẽ nhận được nhiều món quà từ bạn. Nhưng chúng sẽ là món quà, chúng sẽ không là mặc cả. Bạn sẽ đơn giản cho vì bạn có quá nhiều, bạn là việc tràn ngập. Và bạn sẽ cám ơn rằng người kia đã nhận nó. Điều đó sẽ là đủ và điều đó sẽ là mục đích.
Đó là lí do tại sao tôi liên tục nói rằng tâm trí là kẻ lừa dối lớn. Bạn tưởng rằng bạn đang thiền và rằng đó là lí do tại sao bạn đã trở nên nhạy cảm. Thế thì câu hỏi về tại sao bạn bị gắn bó nảy sinh. Nếu bạn bị gắn bó, đó là triệu chứng rõ ràng rằng tính nhạy cảm không là từ nhận biết. Thực sự, nó không phải là nhạy cảm chút nào. Nó có thể là tính đa cảm: đó là điều khác toàn bộ. Bạn có thể đa cảm: bạn có thể khóc và than về những điều nhỏ bé, bạn có thể mủi lòng, và cơn bão có thể được tạo ra rất dễ dàng bên trong bạn – nhưng đó là đa cảm, không là nhạy cảm.
Để tôi kể cho bạn một câu chuyện. Phật ở trong một làng. Một người đàn bà tới ông ấy, vừa than vừa khóc và la. Con cô ta, đứa con duy nhất, đột nhiên chết. Vì Phật đã ở trong làng, mọi người nói, “Đừng khóc. Đi tới người này đi. Mọi người nói ông ấy là từ bi vô hạn. Nếu ông ấy quyết chí điều đó, cháu bé có thể sống lại. Cho nên đừng khóc. Đi tới Phật này đi.” Người đàn bà này đi tới mang theo đứa con chết, vừa kêu khóc, và cả làng đi theo cô ta – cả làng mủi lòng. Các đệ tử của Phật cũng mủi lòng; họ bắt đầu cầu nguyện trong tâm trí họ rằng Phật sẽ có từ bi. Ông ấy phải ban ân huệ cho đứa bé để cho nó sẽ được làm sống lại, được phục sinh.
Nhiều đệ tử của Phật bắt đầu khóc. Cảnh này thật xúc động, xúc động sâu sắc. Mọi người tĩnh lặng. Phật vẫn còn im lặng. Ông ấy nhìn đứa trẻ chết, thế rồi ông ấy vào người mẹ đang than khóc và ông ấy nói với người mẹ, “Đừng khóc, cứ làm một điều và con cô sẽ sống lại. Để đứa bé chết này lại đây, quay trở lại thị trấn, đi tới mọi nhà và hỏi mọi gia đình liệu ai đó đã bao giờ chết trong gia đình họ, trong nhà họ chưa. Và nếu cô có thể tìm thấy một nhà mà không người nào đã bao giờ chết, thế thì cầu xin họ cái gì đó để ăn, bánh mì nào đó, chút gạo nào đó, hay bất kì cái gì – nhưng từ ngôi nhà nơi không người nào đã bao giờ chết. Và bánh mì đó hay gạo đó sẽ làm sống lại đứa trẻ ngay lập tức. Cô đi đi. Đừng phí thời gian.”
Người đàn bà trở nên hạnh phúc. Cô ấy cảm thấy rằng bây giờ phép màu sắp xảy ra. Cô ấy chạm chân Phật và chạy vào làng, làng không lớn gì lắm, rất ít mái nhà tranh, vài gia đình. Cô ấy chuyển từ gia đình nọ sang gia đình kia, hỏi thăm. Nhưng mọi gia đình đều nói, “Điều này là không thể được. Không có một nhà nào – không chỉ ở làng này mà trên khắp thế gian – không có một ngôi nhà nào mà không người nào đã từng chết, nơi mọi người đã không chịu đựng chết và khổ và đau và phiền não, cái bắt nguồn từ nó.”
Dần dần người đàn bà này nhận ra rằng Phật đã dùng thủ đoạn. Điều này là không thể được. Nhưng dầu vậy hi vọng đã có đó. Côn ấy đi hỏi cho tới khi đã đi hết một vòng quanh cả làng. Nước mắt đã khô, hi vọng đã chết, nhưng đột nhiên cô ấy cảm thấy yên tĩnh mới, bình thản, tới với cô ấy. Bây giờ cô ấy nhận ra rằng bất kì ai được sinh ra sẽ phải chết. Vấn đề chỉ là số năm. Ai đó sẽ chết sớm hơn, ai đó sẽ chết muộn hơn, nhưng chết là không tránh khỏi. Cô ấy quay lại và chạm chân Phật lần nữa và nói với ông ấy, “Như mọi người nói, thầy thực sự có từ bi sâu sắc với mọi người.” Không ai có thể hiểu được điều gì đã xảy ra. Phật đã khai tâm cho cô ấy vào tính chất sannyas, cô ấy trở thành nữ khất sĩ, sannyasin. Cô ấy đã được khai tâm.
Anand hỏi Phật, “Thầy có thể đã làm sống lại cậu bé này. Nó là đứa trẻ đẹp thế và người mẹ đã bị đau khổ thế.” Nhưng Phật nói, “Cho dù đứa bé có được phục sinh, nó sẽ phải chết. Chết là không tránh khỏi.” Anand nói, “Nhưng thầy dường như không rất nhạy cảm với mọi người, với khổ và phiền não của họ.” Phật đáp, “Ta nhạy cảm; ông đa cảm. Chỉ bởi vì ông bắt đầu khóc, ông tưởng ông nhạy cảm sao? Ông trẻ con. Ông không hiểu sự sống. Ông không nhận biết về hiện tượng này.”
Đây là khác biệt giữa Ki tô giáo và Phật giáo. Christ tương truyền đã làm nhiều phép màu về làm sống lại mọi người. Khi Lazarus chết, Jesus đã chạm vào ông ấy và ông ấy quay lại cuộc sống. Chúng ta ở phương Đông không thể quan niệm được về Phật chạm vào người chết và đem người đó trở lại cuộc sống. Với người bình thường, với tâm trí bình thường, Jesus chắc có vẻ yêu thương và từ bi hơn Phật. Nhưng tôi nói với bạn rằng Phật là nhạy cảm hơn, từ bi hơn, vì cho dù Lazarus được làm sống lại, điều đó không tạo ra khác biệt gì. Ông ấy vẫn phải chết. Chung cuộc Lazarus đã phải chết. Cho nên phép màu này chẳng hữu dụng gì, không có giá trị tối thượng. Người ta không thể quan niệm được Phật làm điều như vậy.
Jesus phải làm vì ông ấy đã mang cái gì đó mới, thông điệp mới, thông báo mới tới Israel. Và thông điệp này là sâu sắc tới mức mọi người sẽ không hiểu được nó cho nên ông ấy đã phải tạo ra phép màu quanh nó – vì mọi người có thể hiểu được phép màu nhưng họ không thể hiểu được thông điệp sâu, thông điệp bí truyền. Họ có thể hiểu được phép màu, cho nên qua các phép màu họ có thể trở nên mở và có khả năng tiếp thu thông điệp này. Jesus đã mang thông điệp Phật giáo tới mảnh đấy không có tính Phật giáo; thông điệp phương Đông sang một nước không có truyền thống về chứng ngộ, về nhiều chư phật.
Chúng ta có thể quan niệm rằng Phật là nhạy cảm hơn các đệ tử của ông ấy, những người than khóc. Họ là đa cảm.
Đừng hiểu lầm tính đa cảm của bạn. Tính đa cảm là bình thường; nhạy cảm là phi thường. Nó xảy ra qua nỗ lực. Nó là thành tựu. Bạn phải thu được nó. Tính đa cảm không được thu lấy; bạn được sinh ra cùng nó. Nó là sự kế thừa con vật, điều bạn đã có trong các tế bào thân thể bạn và tâm trí bạn. Tính nhạy cảm là khả năng. Bạn không có nó. Bạn có thể tạo ra nó, bạn có thể làm việc vì nó – thế thì nó sẽ xảy ra cho bạn. Và bất kì khi nào nó xảy ra, bạn sẽ là vô tư.
Phật đã là vô tư toàn bộ. Đứa trẻ chết đã có đó nhưng ông ấy dường như không bị ảnh hưởng chút nào. Người đàn bà, người mẹ này đã khổ sở và ông ấy dùng thủ đoạn với cô ấy. Người này dường như độc ác và việc dùng thủ đoạn này dường như là quá nhiều với người mẹ có đứa con đã chết. Ông ấy đã cho cô ấy một câu đố, và ông ấy biết rõ rằng cô ấy sẽ quay lại tay trắng. Nhưng tôi nói lại rằng ông ấy có từ bi thực sự vì ông ấy đã giúp cho người đàn bà này trưởng thành, là chín chắn. Chừng nào bạn chưa thể hiểu được chết bạn không chín chắn; và chừng nào bạn chưa thể chấp nhận chết, bạn không có trung tâm bên trong hiện hữu của bạn. Khi bạn chấp nhận chết như một thực tại, bạn đã siêu việt trên nó.
Phật đã dùng tình huống này. Ông ấy ít quan tâm tới đứa trẻ chết và quan tâm nhiều hơn tới người mẹ sống vì ông ấy biết rằng đứa trẻ chết sẽ quay lại sự sống lần nữa – không có nhu cầu về phép màu. Nhưng nếu đứa trẻ được làm sống lại người mẹ có thể đã làm mất cơ hội. Trong nhiều kiếp sống cô ấy có thể không có việc gặp gỡ nữa với một Phật. Cho nên ở phương Đông chỉ các saddhu hạng ba đã làm phép màu; người hạng nhất không bao giờ làm bất kì cái gì – họ làm việc trên mức độ cao hơn. Phật cũng đang làm phép màu nhưng phép màu này được làm trên mức độ rất cao. Người mẹ đang được biến đổi.
Nhưng điều đó là khó hiểu vì tâm trí chúng ta là thô và chúng ta chỉ hiểu tính đa cảm, chúng ta không thể hiểu được tính nhạy cảm. Tính nhạy cảm nghĩa là sự tỉnh táo cái cảm thấy mọi thứ xảy ra xung quanh. Và bạn có thể cảm được chỉ khi bạn không bị gắn bó. Nhớ điều này: nếu bạn bị gắn bó bạn không còn đó để cảm, bạn đã chuyển ra khỏi bạn. Cho nên nếu bạn muốn biết chân lí về ai đó, đừng hỏi bạn của người đó. Họ bị gắn bó. Và đừng hỏi kẻ thù của người đó. Họ cũng bị gắn bó, theo thứ tự đảo ngược. Hỏi ai đó là trung lập, không bạn không thù. Chỉ người đó có thể nói sự thực.
Bạn bè không thể được tin, kẻ thù không thể được tin; nhưng chúng ta tin hoặc vào bạn bè hoặc vào kẻ thù. Cả hai nhất định là sai vì họ không có việc chứng kiến trung tập, họ không có cái nhìn vô tư. Họ không thể đứng tách rời và nhìn vì họ có đầu tư vào người này. Bạn bè có đầu tư và kẻ thù có đầu tư. Họ thấy tương ứng theo quan điểm đặc thù, và với những quan điểm đó họ bị gắn bó. Khoảnh khắc bạn cảm thấy bạn bị gắn bó, bạn đã lấy quan điểm rồi. Tính toàn bộ bị mất; chỉ mảnh mẩu là trong tay bạn. Và các mảnh mẩu bao giờ cũng là dối trá vì chỉ cái toàn thể mới là thực.
Thiền đi, trở nên nhạy cảm hơn, và coi nó như tiêu chí rằng bạn sẽ liên tục trở thành ngày càng vô tư hơn. Nếu bạn cảm thấy rằng gắn bó đang tăng lên, thế thì bạn bị lỗi ở đâu đó trong thiền của bạn. Đây là tiêu chí. Và với tôi, gắn bó không thể bị phá huỷ và vô tư không thể được thực hành. Bạn chỉ có thể thực hành thiền – và vô tư sẽ theo sau như hệ quả, như sản phẩm phụ. Nếu thiền thực sự nở hoa bên trong bạn, bạn sẽ có cảm giác về vô tư. Thế thì bạn có thể đi bất kì chỗ nào, và bạn sẽ vẫn còn không bị động chạm, không sợ. Thế thì khi bạn rời bỏ thân thể bạn, bạn sẽ bỏ nó không bị xây xước gì. Ý thức của bạn sẽ tuyệt đối thuần khiết, không cái gì ngoại lai đã đi vào trong nó. Khi bạn bị gắn bó, cái không thuần khiết đi vào trong bạn. Đây là không thuần khiết cơ bản: rằng bạn đánh mất trung tâm của bạn và ai đó khác hay cái gì đó khác trở thành trung tâm của hiện hữu của bạn.
Từ “Vigyan Bhairav Tantra”, T. 4, Ch.74