Đánh giá đối thể và chủ thể là như nhau với người chứng ngộ cũng như người không chứng ngộ. Người chứng ngộ có một điều vĩ đại: người đó vẫn còn trong tâm trạng chủ thể, không mất đi trong mọi vật.
Có một phương pháp rất hay. Bạn có thể bắt đầu nó như bạn đang vậy; không điều kiện tiên quyết nào được cần. Phương pháp này là đơn giản: bạn được bao quanh bởi mọi người, hiện tượng – mọi khoảnh khắc cái gì đó có quanh bạn. Mọi thứ có đó, biến cố có đó, mọi người có đó – nhưng vì bạn không tỉnh táo, bạn không có đó. Mọi thứ có đó nhưng bạn ngủ say. Mọi thứ vận động quanh bạn, mọi người vận động quanh bạn, các biến cố vận động quanh bạn, nhưng bạn không có đó. Hay, bạn ngủ.
Cho nên bất kì cái gì xảy ra trong miền bao quanh bạn trở thành chủ, trở thành một lực lên bạn; bạn bị kéo lê bởi nó. Bạn không chỉ bị cưỡng bách, bị ước định bởi nó, bạn bị kéo lê bởi nó.
Bất kì cái gì cũng có thể bắt giữ bạn, và bạn sẽ đi theo nó. Ai đó đi qua – bạn nhìn, mặt đẹp – và bạn bị mang đi. Bộ quần áo đẹp, mầu sắc, chất liệu đẹp – bạn bị mang đi. Xe chạy qua – bạn bị mang đi. Bất kì cái gì xảy ra quanh bạn, bắt giữ bạn. Bạn không mạnh. Mọi thứ khác là mạnh hơn bạn. Bất kì cái gì đều có thể thay đổi bạn. Tâm trạng của bạn, con người của bạn, tâm trí của bạn, tuỳ thuộc vào những thứ khác. Các đối thể ảnh hưởng tới bạn.
Kinh này nói rằng người chứng ngộ và người không chứng ngộ sống trong cùng một thế giới. Vị Phật và bạn cả hai sống và di chuyển trong cùng một thế giới – thế giới vẫn còn như vậy. Khác biệt không ở trong thế giới, khác biệt xảy ra trong Phật: ông ấy di chuyển theo cách khác. Ông ấy di chuyển trong cùng các đối thể nhưng ông ấy di chuyển theo cách khác. Ông ấy là người chủ riêng của ông ấy. Tính chủ thể của ông ấy vẫn còn vô tư và không bị động tới. Đó là bí mật. Không cái gì có thể gây ấn tượng cho ông ấy; không cái gì từ cái bên ngoài có thể ước định được ông ấy; không cái gì có thể chế ngự ông ấy. Ông ấy vẫn còn vô tư; ông ấy vẫn còn là bản thân ông ấy. Nếu ông ấy muốn đi đâu đó, ông ấy sẽ đi, nhưng ông ấy sẽ vẫn còn là người chủ. Nếu ông ấy muốn đuổi theo cái bóng, ông ấy sẽ đuổi theo nó, nhưng đó là quyết định riêng của ông ấy.
Phân biệt này phải được hiểu. Với ‘vô tư’ tôi không ngụ ý người đã từ bỏ thế giới – thế thì không có nghĩa và vô nghĩa trong vô tư. Người vô tư là người sống trong cùng thế giới như bạn – khác biệt không ở trong thế giới. Người từ bỏ thế giới đang thay đổi tình huống, không thay đổi bản thân người đó. Và bạn sẽ nhấn mạnh vào thay đổi tình huống nếu bạn không thể thay đổi được bản thân bạn. Đó là chỉ dẫn về nhân cách yếu đuối. Người mạnh mẽ, tỉnh táo và nhận biết, sẽ bắt đầu thay đổi bản thân mình… không thay đổi tình huống mà người đó đang ở trong. Vì thực sự tình huống không thể được thay đổi – cho dù bạn có thể thay đổi được tình huống, sẽ có những tình huống khác. Mọi khoảnh khắc tình huống liên tục thay đổi cho nên mọi khoảnh khắc vấn đề sẽ có đó.
Đây là khác biệt giữa thái độ tôn giáo và phi tôn giáo. Thái độ phi tôn giáo là thay đổi tình huống, vùng phụ cận. Nó không tin vào bạn, nó tin vào tình huống: khi tình huống là ổn, bạn sẽ là ổn. Bạn phụ thuộc vào tình huống: nếu tình huống không ổn, bạn sẽ không ổn. Cho nên bạn không là thực thể độc lập. Với người cộng sản, người Mác xít, người xã hội, và tất cả những người tin vào thay đổi tình huống, bạn là không quan trọng; thực sự, bạn không tồn tại. Chỉ tình huống tồn tại, và bạn chỉ là chiếc gương phản xạ tình huống. Thái độ tôn giáo nói rằng như bạn vậy bạn có thể là chiếc gương, nhưng điều này không là định mệnh của bạn – bạn có thể trở thành cái gì đó hơn, thành ai đó không phụ thuộc.
Có ba bước trưởng thành. Thứ nhất, tình huống là người chủ, bạn chỉ bị nó kéo lê. Bạn tin rằng ‘bạn hiện hữu’, nhưng bạn không hiện hữu. Thứ hai, ‘bạn hiện hữu’, và tình huống không thể lôi bạn được, tình huống không thể ảnh hưởng tới bạn vì bạn đã trở thành ý chí, bạn được tích hợp và kết tinh. Thứ ba, bạn bắt đầu ảnh hưởng tới tình huống: chỉ bằng sự hiện diện của bạn ở đó, tình huống thay đổi.
Trạng thái thứ nhất là trạng thái của người không chứng ngộ; trạng thái thứ hai là của người thường xuyên nhận biết nhưng chưa chứng ngộ – người đó phải nhận biết, người đó phải làm cái gì đó để tỉnh táo. Tỉnh táo chưa trở thành tự nhiên cho nên người đó phải tranh đấu. Nếu người đó mất ý thức hay tỉnh táo trong một khoảnh khắc, người đó sẽ ở trong ảnh hưởng của sự việc. Cho nên người đó phải đứng trên đầu ngón chân liên tục. Người đó là người tìm kiếm, sadhak, người đang thực hành cái gì đó. Trạng thái thứ ba là trạng thái của siddha, người chứng ngộ. Người đó không cố gắng là tỉnh táo, người đó đơn giản là tỉnh táo – không có nỗ lực cho nó. Tỉnh táo chỉ giống như thở: nó tiếp diễn, người đó không phải duy trì nó. Khi tỉnh táo trở thành hiện tượng như việc thở, tự nhiên, sahaj, tự phát, thế thì kiểu người này, kiểu người được định tâm, tự động ảnh hưởng tới tình huống. Tình huống thay đổi quanh người đó – không phải là người đó ao ước chúng thay đổi, nhưng người đó là mạnh mẽ.
Mạnh mẽ là điều cần được nhớ tới. Bạn không mạnh cho nên bất kì cái gì cũng có thể chế ngự bạn. Và mạnh mẽ tới qua tỉnh táo, nhận biết: càng nhiều tỉnh táo, càng nhiều mạnh mẽ; càng ít tỉnh táo, càng ít mạnh mẽ. Trông đấy… khi bạn ngủ ngay cả mơ cũng trở thành mạnh vì bạn ngủ say, bạn đã đánh mất mọi ý thức. Ngay cả mơ cũng mạnh, và bạn yếu tới mức bạn thậm chí không thể hoài nghi được nó. Ngay cả trong giấc mơ ngớ ngẩn bạn không thể nghi ngại, bạn sẽ phải tin nó. Và trong khi nó kéo dài, nó có vẻ thực. Bạn có thể thấy chỉ những điều ngớ ngẩn trong mơ, nhưng khi bạn đang mơ, bạn không thể hoài nghi được. Bạn không thể nói điều này là không thực; bạn không thể nói điều này là mơ; bạn không thể nói điều này là không thể được. Bạn đơn giản không thể nói được nó vì bạn ngủ say thế. Khi ý thức không có đó ngay cả mơ cũng ảnh hưởng tới bạn. Khi thức, bạn sẽ cười và bạn sẽ nói, “Nó là ngớ ngẩn, không thể được, điều này không thể xảy ra. Mơ này chỉ là ảo vọng.” Nhưng bạn đã không chú ý rằng trong khi nó có đó bạn đã bị ảnh hưởng bởi nó, bạn đã bị nó tiếp quản toàn bộ. Tại sao mơ mạnh thế? Mơ không mạnh – bạn đã không mạnh. Nhớ điều này: khi bạn không mạnh ngay cả mơ cũng trở thành mạnh.
Trong khi bạn thức, mơ không thể ảnh hưởng tới bạn, nhưng thực tại, cái gọi là thực tại xung quanh, có ảnh hưởng. Người thức tỉnh, người chứng ngộ, đã trở nên tỉnh táo tới mức thực tại của bạn cũng không thể ảnh hưởng tới ông ấy. Nếu người đàn bà đi qua, người đàn bà đẹp, bạn đột nhiên bị mang đi. Ham muốn đã nảy sinh, ham muốn sở hữu. Nếu bạn tỉnh táo, người đàn bà sẽ đi qua, nhưng ham muốn sẽ không nảy sinh – bạn đã không bị ảnh hưởng, bạn đã không bị đưa đi. Khi điều này xảy ra lần đầu tiên, khi mọi sự chuyển quanh bạn và bạn không bị ảnh hưởng, bạn sẽ cảm thấy niềm vui tinh tế của hiện hữu. Lần đầu tiên thực sự bạn cảm thấy rằng bạn hiện hữu; không cái gì có thể lôi bạn ra khỏi bạn. Nếu bạn muốn đi theo, đó là việc khác. Đó là quyết định của bạn. Nhưng đừng tự lừa bản thân bạn. Bạn có thể lừa dối. Bạn có thể nói, “Vâng. Đàn bà không mạnh, nhưng tôi muốn đi theo cô ấy, tôi muốn sở hữu cô ấy.” Bạn có thể lừa dối. Nhiều người liên tục lừa dối. Nhưng bạn đang không lừa ai cả ngoài bản thân bạn – thế thì điều đó là vô tích sự. Lấy cái nhìn gần: bạn sẽ biết ham muốn có đó. Ham muốn tới trước, và thế rồi bạn bắt đầu hợp lí hoá nó.
Với người đã chứng ngộ, mọi thứ có đó và người đó có đó nhưng không có chiếc cầu giữa người đó và các thứ. Chiếc cầu đã bị gẫy. Người đó di chuyển một mình. Người đó sống một mình. Người đó đi theo bản thân người đó. Không cái gì khác có thể sở hữu người đó. Vì việc cảm này chúng ta đã gọi việc đạt tới này là moksha- tự do toàn bộ, mukti. Người đó là tự do toàn bộ.
Trên khắp thế giới, con người đã đi tìm tự do; bạn không thể tìm thấy một người không khao khát tự do theo cách riêng của người đó. Qua nhiều con đường con người cố gắng tìm ra trạng thái hiện hữu mà người đó có thể là tự do, và người đó bực bội bất kì cái gì đem lại cho người đó cảm giác bó buộc. Người đó ghét nó. Bất kì cái gì cản trở, cái làm cho người đó bị giam cầm, người đó tranh đấu. Người đó vật lộn chống lại nó. Do đó có nhiều tranh đấu chính trị thế; nhiều cuộc chiến tranh, cách mạng thế; do đó có nhiều tranh đấu gia đình liên tục thế – vợ và chồng, bố và con, tất cả đều tranh đấu với nhau. Tranh đấu là cơ bản. Tranh đấu là vì tự do. Chồng cảm thấy bị hạn chế, vợ đã cầm tù anh ta – giờ tự do của anh ta bị chặt đứt. Và vợ cảm thấy cùng điều đó. Họ cả hai bực bội lẫn nhau, họ cả hai tranh đấu, họ cả hai cố phá huỷ bó buộc. Bố tranh đấu với con vì mọi giai đoạn trưởng thành trong đứa con ngụ ý nhiều tự do hơn cho nó. Và người bố cảm thấy anh ta đang mất đi cái gì đó: quyền lực, thẩm quyền. Trong các gia đình, trong các quốc gia, trong các nền văn minh, con người đang khao khát chỉ một điều – tự do.
Nhưng không cái gì được đạt tới qua tranh đấu chính trị, cách mạng, chiến tranh. Không cái gì được đạt tới. Vì cho dù bạn thu được tự do, nó là bề mặt – sâu bên dưới bạn vẫn còn trong lệ thuộc. Cho nên mọi tự do chứng tỏ là tan vỡ ảo tưởng. Con người khao khát nhiều thế về của cải, nhưng cứ như tôi hiểu điều đó, nó không phải là khao khát về của cải, nó là khao khát về tự do. Của cải cho bạn cảm giác của tự do. Nếu bạn nghèo, bạn bị giới hạn, phương tiện của bạn bị giới hạn – bạn không thể làm điều này, bạn không thể làm điều nọ. Bạn không có tiền để làm nó. Bạn càng có nhiều tiền, bạn càng cảm thấy bạn có tự do, bạn có thể làm bất kì cái gì bạn thích. Nhưng khi bạn có mọi tiền và bạn có thể làm mọi điều bạn ao ước, tưởng tượng, mơ về nó, đột nhiên bạn cảm thấy tự do này là nông cạn, vì bên trong hiện hữu của bạn biết rõ rằng bạn là không mạnh và rằng bất kì cái gì cũng có thể hấp dẫn bạn. Bạn bị gây ấn tượng, bị ảnh hưởng, bị sở hữu bởi các vật và người.
Kinh này nói rằng bạn phải đi tới trạng thái tâm thức nơi không cái gì gây ấn tượng cho bạn, bạn có thể vẫn còn vô tư. Làm sao làm điều đó? Suốt cả ngày cơ hội có đó để làm nó. Đó là lí do tại sao tôi nói phương pháp này là tốt cho bạn làm. Bất kì khoảnh khắc nào bạn có thể trở nên nhận biết rằng cái gì đó đang sở hữu bạn. Thế thì lấy hơi thở sâu, hít vào sâu, thở ra sâu, và nhìn lại vào cái đó. Trong khi bạn đang thở ra nhìn vào cái đó lần nữa, nhưng nhìn chỉ như nhân chứng, như khán giả. Nếu bạn có thể đạt tới trạng thái chứng kiến của tâm trí trong cho dù một khoảnh khắc, đột nhiên bạn sẽ cảm thấy bạn là một mình, không cái gì có thể gây ấn tượng cho bạn; ít nhất trong khoảnh khắc đó không cái gì có thể tạo ra ham muốn trong bạn. Lấy hơi thở sâu và thở ra nó bất kì khi nào bạn cảm thấy rằng cái gì đó đang gây ấn tượng cho bạn, đang ảnh hưởng tới bạn, đang lôi bạn xa khỏi bạn, đang trở nên quan trọng hơn bản thân bạn. Và trong kẽ hở nhỏ đó được tạo ra bởi việc thở ra, nhìn vào điều này – bộ mặt đẹp, thân thể đẹp, toà nhà đẹp, hay bất kì cái gì. Nếu bạn cảm thấy điều đó là khó, nếu chỉ bằng việc thở ra bạn không thể tạo ra được kẽ hở, thế thì làm một điều thêm: thở ra, và dừng việc hít vào trong một khoảnh khắc để cho việc thở ra đã tống mọi không khí ra. Dừng lại, không hít vào. Thế rồi nhìn vào việc này. Khi không khí là ở ngoài, hay ở trong, khi bạn đã dừng thở, không cái gì có thể ảnh hưởng tới bạn. Trong khoảnh khắc đó bạn được không bắc cầu – chiếc cầu bị gẫy. Việc thở là chiếc cầu. Thử nó đi. Nó sẽ chỉ là trong một khoảnh khắc mà bạn sẽ có cảm giác của việc chứng kiến, nhưng điều đó sẽ cho bạn hương vị, cái sẽ cho bạn cảm giác về việc chứng kiến là gì. Thế rồi bạn có thể theo đuổi nó. Suốt cả ngày, bất kì khi nào cái gì đó gây ấn tượng cho bạn và ham muốn nảy sinh, thở ra, dừng lại ở khoảng hở, và nhìn vào sự việc đó. Sự việc sẽ có đó, bạn sẽ có đó, nhưng sẽ không có cầu nối. Việc thở là chiếc cầu. Đột nhiên bạn sẽ cảm thấy bạn là mạnh, bạn có tiềm năng. Và bạn càng cảm thấy bạn mạnh, bạn sẽ càng trở nên mạnh hơn. Càng nhiều thứ mất đi, sức mạnh của chúng trên bạn càng mất đi, bạn sẽ cảm thấy được kết tinh nhiều hơn. Tính cá nhân đã bắt đầu. Bây giờ bạn có một trung tâm để tham chiếu tới, và bất kì khoảnh khắc nào bạn cũng có thể chuyển về trung tâm này và thế giới biến mất. Bất kì khoảnh khắc nào bạn có thể lấy chỗ trú ngụ trong trung tâm riêng của bạn, và thế giới là không có sức mạnh.
Kinh này nói, Đánh giá đối thể và chủ thể là như nhau với người chứng ngộ cũng như người không chứng ngộ. Người chứng ngộ có điều vĩ đại: người đó vẫn còn trong tâm trạng chủ thể, không mất đi trong mọi vật. Người đó vẫn còn trong tâm trạng chủ thể, người đó vẫn còn bên trong bản thân người đó, người đó vẫn còn được định tâm trong ý thức. Vẫn còn trong tâm trạng chủ thể phải được thực hành. Khi bạn có thể có nhiều cơ hội, thử nó đi. Và mọi khoảnh khắc có cơ hội, riêng từng khoảnh khắc đều có cơ hội. Cái gì đó này khác đang gây ấn tượng cho bạn, đang lôi bạn ra, đang kéo bạn ra, đang đẩy bạn vào.
Tôi nhớ tới một câu chuyện cổ. Một vị vua lớn, Bharthruhari, từ bỏ thế giới. Ông ấy từ bỏ thế giới vì ông ấy đã sống trong nó một cách toàn bộ và ông ấy đã đi tới nhận ra rằng nó là vô tích sự. Đó không phải là học thuyết cho ông ấy, đó là thực tại được sống. Ông ấy đã đi tới kết luận này qua cuộc đời riêng của ông ấy. Ông ấy đã là một người của ham muốn mạnh mẽ, ông ấy đã đam mê trong sống nhiều nhất có thể được, thế rồi ông ấy đột nhiên nhận ra nó đã là vô dụng, vô tích sự. Thế là ông ấy bỏ thế giới, ông ấy đã từ bỏ nó, và ông ấy đi vào rừng.
Một hôm ông ấy đang thiền dưới cây. Mặt trời đã lên. Đột nhiên ông ấy trở nên nhận biết rằng ngay trên đường, con đường nhỏ đi qua gần cây này, một viên kim cương rất lớn nằm đó. Khi mặt trời lên, nó phản xạ tia sáng. Ngay cả Bharthruhari đã không thấy viên kim cương lớn thế trước đây. Đột nhiên, trong một khoảnh khắc của vô nhận biết, ham muốn nổi lên để sở hữu nó. Thân thể vẫn còn bất động, nhưng tâm trí đã chuyển. Thân thể đã trong tư thế thiền, siddhasana, nhưng thiền không còn đó nữa. Chỉ cái thân thể chết là ở đó, tâm trí đã chuyển rồi – nó đã đi tới viên kim cương.
Trước khi nhà vua có thể di chuyển, hai người tới từ hai hướng khác nhau trên ngựa của họ và đồng thời họ trở nên nhận biết về viên kim cương nằm trên đường. Họ tuốt kiếm ra, từng người đều tuyên bố rằng mình đã thấy viên kim cương trước nhất. Không có cách nào để quyết định cho nên họ phải đánh nhau. Họ đánh nhau và giết lẫn nhau. Trong vòng vài khoảnh khắc hai xác chết nằm đó cạnh viên kim cương. Bharthruhari cười, nhắm mắt lại, và lại đi vào trong thiền lần nữa.
Cái gì đã xảy ra? Ông ấy lại nhận ra cái vô tích sự này. Và điều gì đã xảy ra cho hai người này? Viên kim cương trở thành có nghĩa hơn toàn thể đời họ. Đây là điều sở hữu ngụ ý: họ đã vứt đi cuộc sống của họ chỉ vì một hòn đá. Khi ham muốn có đó, bạn không còn nữa – ham muốn có thể dẫn bạn tới tự tử. Thực sự, mọi ham muốn đều dẫn bạn tới tự tử. Khi bạn ở trong quyền lực của ham muốn, bạn không trong ý thức của bạn, bạn chỉ điên.
Ham muốn sở hữu nảy sinh trong tâm trí của Bharthruhari nữa; trong một khoảng khoảnh khắc ham muốn đã nảy sinh. Và ông ấy có thể đã đi để lấy nó nhưng trước khi ông ấy có thể đi, hai người kia đã tới và đánh nhau, và có hai xác chết nằm trên đường với hòn đá ở đó trong chỗ riêng của nó. Bharthruhari cười, nhắm mắt lại, và đi vào trong thiền lần nữa. Trong một khoảnh khắc tính chủ thể của ông ấy đã bị mất. Hòn đá, viên kim cương, đối thể, đã trở thành mạnh hơn. Nhưng lần nữa tính chủ thể được thu lại. Không có viên kim cương, toàn thế giới biến mất, và ông ấy nhắm mắt lại.
Trong nhiều thế kỉ các thiền nhân đã từng nhắm mắt lại. Tại sao? Nó chỉ là biểu tượng rằng thế giới đã biến mất, rằng không cái gì để nhìn vào, rằng không cái gì xứng đáng là bất kì cái gì, ngay cả để nhìn vào. Bạn sẽ phải liên tục nhớ rằng bất kì khi nào ham muốn nảy sinh, bạn đã đi ra khỏi tính chủ thể của bạn. Đây là thế giới, chuyển động này. Thu lại đi, quay lại đi, lại được định tâm lần nữa đi! Bạn sẽ có khả năng làm điều đó: năng lực có đó với mọi người. Không ai đã bao giờ đánh mất tiềm năng bên trong này, nó bao giờ cũng có đó. Bạn có thể đi. Nếu bạn có thể đi ra, bạn có thể đi vào. Nếu tôi có thể đi ra khỏi nhà tôi, tại sao tôi không thể quay lại bên trong nó? Cùng con đường là cần được đi; cùng đôi chân là được dùng. Nếu tôi có thể đi ra, tôi có thể đi vào. Mọi khoảnh khắc bạn đi ra, nhưng bất kì khi nào bạn đi ra, nhớ – và đột nhiên quay về. Được định tâm. Nếu bạn cảm thấy nó khó lúc ban đầu thế thì lấy hơi thở sâu, thở ra, và dừng lại. Trong khoảnh khắc đó nhìn vào sự việc cái đang hấp dẫn bạn. Thực sự, không cái gì hấp dẫn bạn, bạn bị hấp dẫn. Viên kim cương đó nằm đó trên đường trong khu rừng đơn độc đã không hấp dẫn bất kì người nào, nó đã đơn giản nằm đó là bản thân nó. Viên kim cương đã không nhận biết rằng Bharthruhari đã bị hấp dẫn, rằng ai đó đã đi ra khỏi thiền của người đó, ra khỏi tính chủ thể của người đó, đã quay lại đi vào thế giới. Viên kim cương đã không nhận biết rằng hai người đã đánh nhau vì nó và mất mạng của họ.
Cho nên không cái gì đang hấp dẫn bạn – bạn bị hấp dẫn. Tỉnh táo và chiếc cầu sẽ bị gẫy và bạn sẽ thu lại cân bằng bên trong. Liên tục làm nó ngày càng nhiều hơn. Bạn càng làm nhiều, càng tốt. Và một khoảnh khắc sẽ tới khi bạn sẽ không cần làm nó vì sức mạnh bên trong sẽ cho bạn sự mạnh mẽ tới mức hấp dẫn của mọi vật sẽ bị mất. Chính điểm yếu của bạn bị hấp dẫn. Là mạnh mẽ hơn và không cái gì sẽ hấp dẫn bạn. Chỉ thế thì lần đầu tiên bạn là người chủ của hiện hữu riêng của bạn.
Điều đó sẽ cho bạn tự do thực. Không tự do chính trị nào, không tự do kinh tế nào, không tự do xã hội nào, có thể giúp đỡ gì mấy. Không phải là chúng không đáng ham muốn, chúng là tốt, tốt trong bản thân chúng, nhưng chúng sẽ không cho bạn những thứ mà cốt lõi bên trong nhất của hiện hữu của bạn đang khao khát – tự do khỏi mọi thứ, khỏi mọi vật, tự do là bản thân người ta mà không có bất kì khả năng nào của việc bị sở hữu bởi bất kì cái gì hay bất kì người nào.
Từ “Vigyan Bhairav Tantra”, T. 4, Ch.73