Tập trung và nhận biết

Một phương pháp sẽ sửa lại mọi điều sai.

 

Một mục đích – chân lí – và một phương pháp. Phương pháp đó là gì? Tôi gọi nó là thiền, Atisha thường gọi nó là nhận biết, Phật thường gọi nó là chính niệm. Đây là những từ khác nhau cho cùng một phẩm chất – phẩm chất của việc có tính chăm chú, tỉnh táo, thức tỉnh.

Atisha rất có tính toán học; không nhà toán học lớn nào có thể có tính toán học như ông ấy vậy. Ông ấy đi từng bước một. Đầu tiên ông ấy nói: Không tìm an ủi giả; đó là đi lạc lối. Không trốn khỏi trạng thái buồn của bạn; đi vào trong nó. Để điều này trở thành một mục đích của bạn: tìm chân lí của con người bạn. Ông ấy không nói về bất kì chân lí nào sống đâu đó trên trời, ông ấy không nói về bất kì chân lí triết lí nào. Ông ấy nói về chân lí mà là bạn; ông ấy nói về bạn. Ông ấy hoàn toàn có tính tâm lí, ông ấy không nói về siêu hình.

Thế rồi phương pháp… và ông ấy đi nhanh thế, không một lời phí hoài, không một lời thừa. Ông ấy vắn tắt thế; đó là nghĩa của từ kinh. Kinh ngụ ý rất vắn tắt. Đã có nhu cầu lớn vào thời đó khi Atisha viết những lời kinh này – đã có nhu cầu lớn để rất rất ngắn gọn, cô đọng, vắn tắt, vì sách đã không sẵn có; mọi người phải nhớ chúng. Và tốt hơn cả là làm những lời kinh rất rất cô đọng để cho mọi người có thể nhớ được. Bây giờ đây là bẩy điểm duy nhất chúng ta đang thảo luận, và có thể được nhớ dễ dàng.

 

Một phương pháp sẽ sửa lại mọi điều sai.

 

Phương pháp đó là nhận biết. Có nhiều bệnh nhưng chỉ có một khoẻ. Phẩm chất của khoẻ là một, bao giờ cũng như nhau. Dù tôi khoẻ hay bạn khoẻ, việc cảm thấy khoẻ là như nhau. Bện có cả triệu, những thứ sai là nhiều, nhưng chìa khoá đúng mở mọi cửa, chìa khoá chủ, chỉ là một. Và thay vì chặt cành, thay vì tỉa lá, sao không chặt chính rễ? Có nhiều người liên tục tỉa lá hay chặt cành; những người này được biết là các nhà đạo đức.

Người đạo đức là người hơi ngu một chút, ngu theo nghĩa người đó nghĩ rằng bằng việc cắt lá người đó sẽ phá huỷ cây. Người đó sẽ không phá cây theo cách này. Bạn cắt một lá và thay vào đó cây sẽ đáp ứng với ba lá, tán lá sẽ trở nên dầy hơn. Bạn chặt một cành và cây sẽ đổ nhựa cây vào trong cành khác, và cành khác sẽ trở nên dầy đặc hơn và lớn hơn. Đây là điều xảy ra trong cuộc sống của bạn.

Ai đó chống lại dục; người đó kìm nén dục, người đó chặt cành đó. Bây giờ toàn thể năng lượng trở thành giận. Bạn sẽ thấy những câu chuyện trong kinh sách Ấn Độ, những câu chuyện như chuyện về Durvasa – cái gọi là mahatma vĩ đại, người kìm nén dục của mình một cách toàn bộ, và thế rồi trở thành toàn giận, chỉ là giận bừng bừng. Điều đó nhất định xảy ra. Bạn không thể phá huỷ được bất kì năng lượng nào – không bao giờ. Điều đó là không thể được theo chính bản chất của mọi sự. Năng lượng chỉ có thể được biến đổi, không bao giờ bị phá huỷ. Nếu bạn đóng lối ra này, năng lượng sẽ bắt đầu chảy từ lối ra khác. Nếu bạn đóng cửa trước, thế thì từ cửa sau… và từ cửa sau nó là nguy hiểm hơn, vì nó làm cho cuộc sống của bạn thành cuộc sống của kẻ đạo đức giả, nó làm cho cuộc sống của bạn thành nhân đôi. Bạn bắt đầu sống theo cách hai mặt: bạn nói điều này, bạn làm điều khác; bạn trưng ra điều này, bạn là điều khác. Bạn trở nên ngày càng chia chẻ hơn.

Nhấn mạnh của tôi cũng là đích xác như cùng nhấn mạnh của Atisha. Bạn tới tôi với cả nghìn lẻ một vấn đề, nhưng câu trả lời của tôi bao giờ cũng là như nhau. Nếu bạn tới với giận tôi nói nhận biết về nó, nếu bạn tới với tham tôi nói nhận biết về nó, nếu bạn tới với thèm khát tôi nói nhận biết về nó – vì nhận biết chặt chính rễ. Rễ là gì? Vô nhận biết là rễ.

Người ta có thể giận chỉ nếu người ta vô nhận biết. Thử giận và nhận biết cùng nhau và bạn sẽ thấy điều đó là không thể được. Hoặc bạn sẽ nhận biết, thế thì giận sẽ không được tìm thấy, hoặc bạn sẽ giận và nhận biết sẽ biến mất. Mãi cho tới bây giờ, không ai đã có khả năng xoay xở được cả hai điều này cùng nhau, và tôi nghĩ bạn không thể chứng minh được điều ngoại lệ. Thử điều đó mà xem. Có thể là bạn có thể nghĩ cả hai điều này đang xảy ra, nhưng nếu bạn quan sát một cách tỉ mỉ bạn sẽ thấy: khi nhận biết có đó giận không có, khi giận có đó nhận biết không có. Vô nhận biết là rễ của mọi ốm yếu; thế thì nhận biết là thuốc duy nhất.

Phật nói, “Ta là thầy chữa.” Và có lần ai đó đã hỏi, “Thầy nói đi nói lại thầy là thầy chữa, nhưng tôi chẳng thấy thuốc nào quanh thầy. Thầy cho thuốc gì vậy?”

Ông ấy nói, “Thuốc của ta chỉ là một thứ thôi: nó là nhận biết. Ta kê đơn nhận biết.” Và nó phải không được mang tới từ nhà hoá học; bạn phải thay đổi hoá học bên trong của bạn để mang nó tới. Bạn phải thay đổi hoá học bên trong của bạn. Ngay bây giờ hoá học bên trong của bạn vận hành theo cách mà nó tạo ra vô nhận biết, vô ý thức. Nó có thể được thay đổi, nó có thể được giải tự động. Cách làm điều đó bạn sẽ thấy trong những lời kinh sau đây.

Nhưng nhớ, một phương pháp là đủ để sửa lại mọi cái sai. Phương pháp đó là nhận biết. Và làm sao bạn sẽ biết rằng bạn đã đạt tới nó? Nhận biết là cái gì đó bên trong, nó ở sâu tới mức không ai có thể thấy được nó. Dầu vậy, nếu bạn trở nên nhận biết, những người có chút ít thông minh, người có mắt để nhìn, sẽ trở nên nhận biết về nó – vì khi nhận biết xảy ra ở thâm tâm bên trong, từ bi bắt đầu rạng ngời, yêu bắt đầu rạng ngời.

Phật nói: Thắp sáng chiếc nến nhận biết trong tim ông, và toàn thể con người ông sẽ toả ra từ bi. Từ bi là bằng chứng. Chừng nào từ bi chưa xảy ra, nhớ, ông phải đang lừa bản thân ông; ông phải đang làm cái gì đó khác hơn là nhận biết.

Chẳng hạn, bạn có thể thử tập trung. Tập trung không phải là nhận biết, và con người của tập trung sẽ không bao giờ biểu lộ từ bi. Từ bi không phải là hậu quả của tập trung. Tập trung ngụ ý hội tụ tâm trí, làm hẹp tâm trí chỉ vào một điểm. Tâm trí tập trung trở thành tâm trí rất mạnh – nhưng nhớ nó là tâm trí, và rất mạnh, do đó nguy hiểm hơn bao giờ. Tập trung là phương pháp của khoa học.

Nhận biết là khác toàn bộ; nó không hội tụ, nó là tỉnh táo không hội tụ. Chẳng hạn, ngay bây giờ bạn đang nghe tôi. Bạn có thể nghe theo cách tập trung, bạn có thể được hội tụ vào tôi; thế thì bạn sẽ bỏ lỡ chim và tiếng hót của chúng, thế thì bạn sẽ bỏ lỡ tiếng ồn này trên đường. Thế thì bạn không nhận biết, thế thì tâm trí của bạn đã trở thành rất hẹp. Nhận biết không phải là làm hẹp tâm trí mà là sự biến mất của tâm trí. Việc làm hẹp tâm trí làm cho tâm trí thành nhiều tính tâm trí hơn – do đó tâm trí của người Hindu là nhiều tính tâm trí hơn, tâm trí của người Mô ha mét giáo là nhiều tính tâm trí hơn, vì đây toàn là việc làm hẹp lại. Ai đó được hội tụ vào Das Kapital hay Cương lĩnh Cộng sản, ai đó được hội tụ vào Koran hay vào Dhammapada, ai đó vào Gita, ai đó vào Kinh Thánh – những người bị hội tụ. Họ tạo ra tâm trí hẹp trên thế giới. Họ tạo ra xung đột, họ không mang tới từ bi.

Trong hàng nghìn năm các tôn giáo đã tồn tại, nhưng từ bi vẫn là mơ. Chúng ta đã không có khả năng tạo ra thế giới biết yêu là gì, tình bạn là gì, tình huynh đệ là gì. Vâng, chúng ta nói, và chúng ta nói quá nhiều về tất cả những điều đẹp đẽ này. Thực ra việc nói đã trở thành buồn nôn, nó làm cho kinh tởm. Điều đó phải dừng lại. Không nói nhiều về tình huynh đệ và yêu và thế này và thế nọ nữa – chúng ta đã nói trong cả nghìn năm chẳng vì chủ định gì.

Lí do là ở chỗ tâm trí tập trung trở nên hạn hẹp, trở thành nhiều tính tâm trí hơn. Và yêu không phải là chức năng của tâm trí, yêu là chức năng của vô trí – hay gọi nó là tim cũng được, điều ngụ ý cùng một việc. Vô trí và tim là đồng nghĩa.

Nhận biết ngụ ý nghe tôi mà không bị hội tụ – tất nhiên tỉnh táo, không rơi vào ngủ, nhưng tỉnh táo với gió luồn qua cây, tỉnh táo với mọi thứ đang xảy ra. Tập trung loại trừ nhiều thứ, bao hàm ít thứ. Nhận biết không loại trừ cái gì, bao hàm tất cả.

Nhận biết là trạng thái của vô trí. Bạn hiện hữu, vậy mà bạn không bị hội tụ. Bạn chỉ là gương phản xạ tất cả, làm vọng lại tất cả; thấy cái đẹp của điều đó và im lặng và tĩnh lặng. Đột nhiên bạn hiện hữu và bạn không hiện hữu, và phép màu bắt đầu xảy ra. Trong im lặng này bạn sẽ cảm thấy từ bi, từ bi với mọi sinh linh đau khổ. Điều đó phải không được rèn luyện nữa; nó tới theo cách riêng của nó.

Atisha nói: Nhận biết bên trong, từ bi bên ngoài. Từ bi là mặt bên ngoài của nhận biết, phần ngoài của nhận biết. Nhận biết là tính chất bên trong của bạn, tính chủ thể. Từ bi là quan hệ với người khác, chia sẻ với họ.

 

Từ “Sách về Trí huệ”, T.2, Ch.17