Vì tôi chỉ là người bắt đầu trong việc tìm kiếm thực tại, xin thầy định nghĩa cho tôi bốn thuật ngữ: chân lí, thượng đế, tâm linh, sự kiện.
Ken Jones, nếu bạn chỉ là người mới bắt đầu việc tìm kiếm, xin quay lại đi, đừng tiến lên trước. Đừng trở thành nhiều tính chuyên gia trong việc tìm kiếm tâm linh, vì các chuyên gia là người thất bại. Đừng trở thành am tường hơn, trở thành hồn nhiên hơn đi. Bỏ mọi điều bạn biết, quên mọi điều bạn biết đi. Vẫn còn ngạc nhiên, nhưng không biến việc ngạc nhiên của bạn thành câu hỏi, vì một khi ngạc nhiên bị biến thành câu hỏi, sớm hay muộn câu hỏi này sẽ mang tri thức tới. Và tri thức là đồng tiền giả.
Từ trạng thái ngạc nhiên, có hai con đường. Một là việc hỏi – con đường sai – nó dẫn bạn ngày càng đi vào tri thức hơn. Con đường kia là không hỏi nhưng là tận hưởng. Tận hưởng ngạc nhiên, tận hưởng rằng sự sống hiện hữu, tận hưởng rằng sự tồn tại hiện hữu, tận hưởng mặt trời và ánh mặt trời và cây được tắm trong tia sáng vàng của nó. Trải nghiệm điều đó. Không đặt dấu chấm hỏi vào, để nó là như nó vậy.
Vẫn còn dốt nát đi nếu bạn đã bao giờ muốn trở thành chứng ngộ. Vẫn còn hồn nhiên, như trẻ thơ, nếu bạn đã bao giờ muốn giao cảm với sự tồn tại và thực tại. Vẫn còn trong ngạc nhiên nếu bạn muốn điều huyền bí mở ra cho bạn. Điều huyền bí không bao giờ mở ra cho những người liên tục hỏi. Người hỏi sớm hay muộn kết thúc trong thư viện. Người hỏi sớm hay muộn kết thúc với kinh sách, vì kinh sách đầy những câu trả lời.
Và câu trả lời là nguy hiểm, chúng giết ngạc nhiên của bạn. Chúng là nguy hiển vì chúng cho bạn cảm giác rằng bạn biết, mặc dầu bạn không biết. Chúng cho bạn việc hiểu lầm này về bản thân bạn rằng bây giờ những câu hỏi đã được giải. “Tôi biết Kinh Thánh nói gì, tôi biết Koran nói gì, tôi biết Gita nói gì. Tôi đã đạt tới.” Bạn sẽ trở thành vẹt; bạn sẽ lặp lại mọi thứ nhưng bạn sẽ không biết bất kì cái gì. Đây không phải là cách biết – tri thức không phải là cách biết.
Thế thì cách biết là gì? Ngạc nhiên. Để tim bạn nhảy múa với ngạc nhiên. Đầy ngạc nhiên: đập rộn ràng với nó, hít nó vào, thở nó ra. Tại sao vội vàng thế với câu trả lời? Bạn không thể cho phép điều huyền bí vẫn còn là điều huyền bí sao? Tôi biết có cám dỗ lớn để không cho phép nó vẫn còn là điều huyền bí, để thu nó thành tri thức. Tại sao cám dỗ này có đó? – vì chỉ nếu bạn đầy tri thức bạn sẽ trong kiểm soát.
Điều huyền bí sẽ kiểm soát bạn, tri thức sẽ làm cho bạn thành người kiểm soát. Điều huyền bí sẽ sở hữu bạn. Bạn không thể sở hữu điều huyền bí; nó là bao la thế và tay bạn là nhỏ thế. Nó là vô hạn thế, bạn không thể sở hữu nó được, bạn sẽ phải bị nó sở hữu – và đó là nỗi sợ. Tri thức bạn có thể sở hữu, nó tầm thường thế; tri thức bạn có thể kiểm soát.
Cám dỗ này của tâm trí để thu mọi ngạc nhiên, mọi điều huyền bí, thành câu hỏi, về căn bản là hướng theo sợ. Chúng ta sợ, sợ cái mênh mông của sự sống, của sự tồn tại không thể nào tin nổi này. Chúng ta sợ. Từ sợ chúng ta tạo ra tri thức nhỏ bé nào đó quanh bản thân chúng ta như cái bảo vệ, như áo giáp, như việc phòng thủ.
Chính là chỉ người hèn thu năng lực có giá trị mênh mông của việc ngạc nhiên thành câu hỏi. Người thực sự bạo dạn, người dũng cảm, để nó như nó vậy. Thay vì đổi nó thành câu hỏi, người đó nhảy vào trong điều huyền bí. Thay vì cố kiếm soát nó, người đó cho phép điều huyền bí sở hữu người đó.
Và niềm vui của việc bị sở hữu, và phúc lành của việc bị sở hữu, là vô giá. Bạn không thể hình dung được nó là gì, bạn chưa bao giờ mơ về nó – vì bị sở hữu bởi điều huyền bí là bị sở hữu bởi Thượng đế.
Ken Jones, bạn nói: “Vì tôi chỉ là người mới bắt đầu….”
Bạn may là bạn chỉ là người mới bắt đầu. Có nhiều người đã trở thành chuyên gia; họ sẽ phải quay về nhà, và đó sẽ là cuộc hành trình gian nan lâu lâu dài. Họ đã tích luỹ nhiều tri thức tới mức việc bỏ nó sẽ là nhiệm vụ khó khăn. Nếu bạn thực sự là người mới bắt đầu, hạnh phúc đi. Bạn đã không đi xa, bạn chỉ mới bắt đầu. Quay lại đi.
Không có nhu cầu định nghĩa những từ hay này, vì chúng không chỉ là từ. Bạn muốn tôi định nghĩa chân lí. Bạn có biết, đã bao giờ có bất kì người nào định nghĩa chân lí không? Nó có là định nghĩa được chút nào không? Định nghĩa là gì? Định nghĩa ngụ ý việc lặp thừa – bạn đặt cùng từ vào theo những cách khác nhau. Thực ra, định nghĩa của bạn là gì? Các từ đồng nghĩa.
Cứ nhìn vào các định nghĩa của bạn mà xem và bạn sẽ thấy rằng bạn đã diễn giải dài dòng. Nhưng làm sao diễn giải dài dòng có thể định nghĩa được cho bất kì cái gì? Điều thứ hai mà bạn nghĩ là định nghĩa, đến lượt nó lại cần định nghĩa khác. Các định nghĩa hoặc là lặp thừa hoặc chỉ là ngu.
Chẳng hạn, hỏi tâm trí là gì và những người biết, người am tường, nói, “Nó không là vật chất.” Và thế rồi hỏi họ, “Vật chất là gì?” Và họ nói, “Nó không là tâm trí.” Loại định nghĩa gì đang diễn ra vậy? Tâm trí không là vật chất; điều này trở thành định nghĩa. Vật chất không là tâm trí; điều này trở thành định nghĩa. Cả hai vẫn còn không thể định nghĩa được; bạn đã không định nghĩa bất kì cái gì, bạn đã đơn giản dịch chuyển vấn đề từ chỗ này sang chỗ khác.
Bạn có thể lừa chỉ những người ngu.
Và chân lí ngụ ý cái toàn thể, mọi cái đang hiện hữu, cái toàn bộ. Mọi cái đang hiện hữu – làm sao bạn có thể định nghĩa được nó? Nó là vô biên, vô hạn. Định nghĩa nghĩa là vẽ ra một đường quanh nó, định vị nó, để nói, “Đây là nó.” Nhưng không có cách nào để định nghĩa chân lí, vì không có cách nào vẽ ra đường quanh nó. Nó là vô hạn, nó là vĩnh hằng, nó không có bắt đầu, không có kết thúc.
Những người đã cố định nghĩa chân lí đều nói, “Chân lí là cái đang hiện hữu.” Nhưng điều đó là lặp thừa. Vấn đề vẫn còn lại y nguyên, điều huyền bí vẫn còn không được giải. “Chân lí là cái đang hiện hữu” – bạn đã thêm vào cái gì? Bạn có làm cho nó đơn giản hơn chút ít so với trước đây không? Bạn có thể gọi nó là “cái đang hiện hữu” hay bạn có thể gọi nó là chân lí, hay bạn có thể gọi nó là Thượng đế, nhưng bạn đơn giản dùng các cái tên, lời, nhãn, cho cái gì đó mà về căn bản không thể định nghĩa được.
Chân lí không thể được định nghĩa, mặc dầu nó chắc chắn có thể được trải nghiệm. Nhưng trải nghiệm không phải là định nghĩa. Định nghĩa được tâm trí làm ra, trải nghiệm tới qua việc tham gia. Nếu ai đó hỏi, “Điệu vũ là gì?” làm sao bạn có thể định nghĩa được nó? Nhưng bạn có thể nhảy múa và bạn có thể biết cảm giác bên trong về nó.
Thượng đế là điệu vũ tối thượng. Bạn sẽ phải học nhảy múa cực lạc để trải nghiệm Thượng đế. Thượng đế là điệu vũ nơi vũ công biến mất. Thế thì kinh nghiệm tới, trút xuống bạn, và bạn biết. Nhưng việc biết đó không phải là tri thức, việc biết đó là trí huệ.
Chân lí không thể được định nghĩa. Lão Tử nói nếu bạn định nghĩa nó bạn đã làm cho nó thành không đúng. Ông ấy đã sống cuộc sống dài; nó phải đã thực sự dài vì chuyện kể là ông ấy đã sống tám mươi hai năm trong bụng mẹ ông ấy, cho nên khi ông ấy được sinh ra ông ấy đã tám mươi hai tuổi. Thế rồi nếu ông ấy đã sống trong ít nhất tám mươi hai năm nữa, ông ấy phải đã sống rất lâu. Nhưng ông ấy không bao giờ viết ra một lời.
Suốt cuộc đời của ông ấy, các đệ tử của ông ấy đã yêu cầu, hỏi đi hỏi lại, “Thầy viết ra cái gì đó đi. Thầy ngày càng già, rồi một hôm nào đó thầy sẽ phải rời khỏi thân thể này. Xin để lại di chúc cuối của thầy.” Nhưng ông ấy chỉ cười và chẳng nói gì, hay ông ấy giữ im lặng dường như ông ấy đã không nghe thấy.
Thế rồi khi ông ấy trở nên rất già, ông ấy bắt đầu đi tới Himalayas. Ông ấy nói với các đệ tử của mình, “Giờ ta sẽ đi lên Himalayas, không bao giờ quay lại nữa. Cả đời ta đã từng là kẻ lang thang, và Himalayas là chỗ tốt nhất để chết. Ta đã sống đẹp, ta đã sống cuộc sống cực lạc nhất có thể được. Ta cũng muốn chết cực lạc nhất, thẩm mĩ nhất. Ta muốn chết trong im lặng của Himalayas, trong núi non đẹp đó.”
Khi ông ấy sắp rời khỏi biên giới Trung Quốc, lính gác biên ải ngăn ông ấy lại. Anh ta nói, “Tôi sẽ không cho phép thầy rời khỏi nước chừng nào thầy chưa viết ra cái gì đó.” Anh ta chắc phải đã là một người rất cảm nhận, lính gác này. Thế giới mang nợ anh ta vì một trong những điều vĩ đại nhất mà đã từng được viết ra – Đạo Đức Kinh. Không cuốn sách nào sánh được với nó.
Không tìm được cách nào để né tránh điều đó, vì lính gác này sẽ không cho phép ông ấy đi và ông ấy thì muốn rời khỏi đất nước thật nhanh, thật chóng nhất có thể được – chết đang mỗi lúc một tới gần hơn và ông ấy muốn chết trong im lặng của Himalayas – bị buộc phải viết ra, ông ấy đã ngồi trong phòng của lính gác trong ba ngày và đã hoàn thành cuốn sách này, Đạo Đức Kinh.
Nhưng điều đầu tiên mà ông ấy đã viết đã là, “Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh. Đạo không thể được nói ra. Một khi được nói ra, nó không còn là Đạo nữa.”
Bạn có thể hiểu điều ông ấy ngụ ý. Ông ấy nói rằng nếu bạn đọc phát biểu đầu tiên này, không cần đi xa hơn thêm nữa. “Chân lí không thể được nói ra. Một khi được nói ra, nó không còn đúng nữa” – đây là tuyên bố của ông ấy. Bây giờ, nếu bạn hiểu, cuốn sách này được kết thúc. Cái gì có thể được nói về chân lí? Vâng, nó có thể được sống, được trải nghiệm. Bạn có thể yêu, sống, hiện hữu – nhưng định nghĩa là không thể được. Nếu bạn muốn định nghĩa bạn sẽ phải đi tới đại học. Các giáo sư định nghĩa chân lí là gì, và từng giáo sư triết học định nghĩa nó theo cách riêng của ông ấy, và có cả triệu định nghĩa, và tất cả là sai. Không định nghĩa nào đã bao giờ có thể là đúng.
Nói gì về chân lí – ngay cả những trải nghiệm nhỏ của sự sống cũng không thể được định nghĩa. Yêu là gì? Hay vị của đường trên lưỡi bạn là gì? Làm sao định nghĩa nó? Đẹp là gì khi bạn thấy nó trong hoa sen?
Một trong những triết gia hiện đại vĩ đại nhất, G.E. Moore, đã viết một cuốn sách, Principia Ethica, trong đó ông ấy cố định nghĩa tốt là gì. Tất nhiên, đó là câu hỏi đầu tiên trong thế giới thẩm mĩ: tốt là gì? Và trong hai trăm hay hai trăm năm mươi trang, ông ấy cố gắng vất vả theo cách này cách nọ, và không thể định nghĩa được nó. Và ông ấy đã là một trong những người cảm nhận nhất mà thế kỉ này đã tạo ra.
Thất bại, mệt mỏi, kiệt sức, đến cuối ông ấy nói tốt là không thể định nghĩa được. Nó là không thể định nghĩa được như mầu vàng. Nếu ai đó hỏi, “Mầu vàng là gì?” – có hoa cúc vạn thọ, và ai đó hỏi, “Ông gọi nó là vàng sao? Vàng là gì?” – làm sao bạn sẽ định nghĩa nó được? Bạn có thể nói thêm cái gì? Vàng là vàng, tốt là tốt, đẹp là đẹp. Nhưng đây là lặp thừa; bạn chẳng định nghĩa bất kì cái gì, bạn đơn giản lặp lại các từ.
Chân lí là gì? Không có cách nào để định nghĩa nó.
Tôi không dạy triết lí cho bạn, tôi đang chia sẻ chân lí của tôi cho bạn. Đừng hỏi về định nghĩa. Nếu bạn có dũng cảm, thế thì lấy cú nhảy vào trong trải nghiệm này mà được làm thành sẵn có ở đây: lấy cú nhảy vào trong thiền, và bạn sẽ biết. Và dầu vậy, cho dù bạn biết, bạn sẽ không có khả năng định nghĩa nó.
Và bạn hỏi, “Thượng đế là gì?”
Đó là cái tên khác cho chân lí – tên của người yêu. “Chân lí” là tên được thiền nhân đặt cho tính toàn bộ. “Thượng đế” là tên được đặt cho tính toàn bộ, cho chân lí, bởi người yêu, bởi người sùng kính. Cả hai mũi tên trỏ tới cùng một hiện tượng, nhưng người yêu không thể nghĩ được dưới dạng các từ trừu tượng. “Chân lí” là rất trừu tượng: bạn không thể ôm được chân lí, bạn có thể ôm được không? Bạn không thể hôn chân lí – hay bạn có thể? Bạn không thể nói xin chào với chân lí, bạn không thể cầm tay chân lí. “Chân lí” là vô nhân tính; nó là từ được thiền nhân đặt cho, người không muốn đem bất kì nhân cách nào vào trong nó.
“Thượng đế” là cái tên được cho từ yêu, từ quan hệ con người với sự tồn tại. Người yêu muốn nói “Người,” người yêu muốn nói “Xin chào,” người yêu muốn có giao cảm, đối thoại. Nó là cùng tính toàn bộ, nhưng người yêu làm nó thành người. Thế thì chân lí trở thành Thượng đế.
Và bạn hỏi, “Tâm linh là gì?”
Ở trong quan hệ với chân lí hay với Thượng đế là có tính tâm linh. Nhớ, ở trong quan hệ – không nói về tính tâm linh, không đi theo tín ngưỡng, tín điều, nhà thờ nào, nhưng ở trong quan hệ trực tiếp tức khắc với sự tồn tại là tính tâm linh. Là hoà điệu với cái toàn thể, cảm thấy hài hoà và niềm vui và mở hội vô cùng của việc ở đây, đó là tâm linh. Nó chẳng liên quan gì tới nhà thờ hay đền chùa, nó chẳng liên quan gì tới trích dẫn Koran hay Kinh Thánh hay Gita. Nó chẳng liên quan gì tới bất kì nghi lễ tôn thờ nào, nó có liên quan nào đó với giao cảm – giao cảm với cây, giao cảm với sao, giao cảm với sông, giao cảm với mọi cái đang hiện hữu. Nó là giao cảm với cách diễn đạt đa chiều của Thượng đế, nó có đối thoại với cái toàn thể. Phẩm chất của yêu điên cuồng được cần, thế thì bạn có tính tâm linh. Tính tâm linh không phải là chuyện của cái đầu; nó là đối thoại tim qua tim, và chung cuộc là đối thoại người qua người.
Và cái thứ tư, bạn hỏi, “Sự kiện là gì?”
Sự kiện là chân lí được thấy bằng vô nhận biết, được thấy với việc mù, được thấy với mắt nhắm, được thấy một cách không thông minh, không có tính thiền. Thế thì chân lí trở thành sự kiện.
Chẳng hạn, bạn bắt gặp vị phật. Nếu bạn nhìn ông ấy một cách vô ý thức, ông ấy chỉ là sự kiện, sự kiện lịch sử; ông ấy được sinh ra vào ngày nào đó và sẽ chết vào ngày nào đó. Ông ấy là thân thể mà bạn có thể thấy bằng mắt của bạn; ông ấy là người nào đó, một nhân cách. Sử có thể ghi chép về ông ấy, bạn có thể có bức hình của ông ấy.
Nhưng nếu bạn nhìn, không với vô ý thức mà với ý thức lớn, với nhận biết, với ánh sáng lớn, im lặng, thế thì sự kiện này không còn có đó – có chân lí. Thế thì Phật không phải là ai đó được sinh ra vào ngày nào đó, ông ấy là ai đó người không bao giờ sinh và không bao giờ chết. Thế thì Phật không là thân thể, thân thể chỉ là chỗ trú ngụ. Thế thì Phật không là người bị giới hạn xuất hiện cho bạn, ông ấy tượng trưng cho cái toàn bộ, cái toàn thể. Thế thì Phật là tia sáng của cái vô hạn, món quà của cõi bên kia cho thế gian. Thế thì đột nhiên sự kiện đã biến mất; bây giờ có chân lí.
Nhưng lịch sử không thể ghi chép được chân lí; lịch sử bao gồm các sự kiện. Ở Ấn Độ chúng ta có hai hệ thống khác nhau. Một hệ thống chúng ta gọi là lịch sử; lịch sử ghi chép về các sự kiện. Hệ thống khác chúng ta gọi là purana, huyền thoại; nó ghi chép về chân lí. Chúng ta đã không viết sử về Phật, Mahavira hay Krishna, không. Điều đó chắc đã là việc kéo lê cái gì đó cực kì đẹp vào trong bùn lầy vô thức của nhân loại. Chúng ta đã không viết sử về những người này, chúng ta đã viết huyền thoại. Huyền thoại là gì? Huyền thoại là chuyện ngụ ngôn, chuyện ngụ ngôn trỏ tới trăng nhưng không nói gì về trăng – ngón tay chỉ trăng, chỉ dẫn, mũi tên, không nói cái gì.
Đi tới các đền Jaina và bạn sẽ ngạc nhiên. Bạn sẽ thấy hai mươi bốn tượng của hai mươi bốn thầy chứng ngộ vĩ đại, hai mươi bốn tirthankara. Và điều gây ấn tượng nhất sẽ là điều này, rằng tất cả họ có vẻ tuyệt đối giống nhau. Điều này là không thể được – thậm chí không có hai người nào tuyệt đối giống nhau trên thế giới này, thậm chí không có anh chị em sinh đôi nào là tuyệt đối giống nhau. Cho nên làm sao điều đó là có thể được – và khoảng thời gian là lớn, hàng nghìn năm – để hai mươi bốn tirthankaras là đích xác giống nhau?
Đây không phải là lịch sử. Những bức tượng này không mô tả người thực, không, không chút nào. Chúng không phải là tượng trưng hình ảnh. Thế thì chúng là gì? Chúng tượng trưng cho cái gì đó của cái bên trong, chúng tượng trưng cho cái gì đó của tính thiền, chúng tượng trưng cho cái gì đó của tĩnh lặng bên trong, cái gì đó của sự hiện hữu. Hai mươi bốn bức tượng đó chỉ là các biểu trưng, biểu trưng thấy được, của cái gì đó vô hình.
Khi ngồi trước những tượng này, nếu bạn im lặng liên tục quan sát, bạn sẽ ngạc nhiên. Cái gì đó bắt đầu xảy ra bên trong bạn. Bức tượng là hình thể của nghệ thuật có tính đối thể; nó đồng bộ với hình thể bên trong của con người bạn. Tư thế của tượng đồng bộ với tư thế của bạn. Nếu bạn ngồi theo cùng tư thế – với xương sống dựng thẳng, mắt mở ti hí, chỉ nhỉn vào chỏm mũi, không làm gì, dường như bạn cũng là bức tượng cẩm thạch, toàn mầu trắng, bên trong và bên ngoài – thế thì bạn sẽ biết rằng bạn không đối diện với tượng thường, bạn đang đương đầu với biểu tượng lớn. Đây là huyền thoại.
Huyền thoại nhất định có tính thơ ca, vì chỉ thơ ca có thể cho vài thoáng nhìn về cái không biết.
Tương truyền rằng bất kì chỗ nào Phật đi, cây sẽ bắt đầu nở hoa trái vụ. Bây giờ, đây là thơ ca, thơ ca thuần tuý; nó đã không xảy ra như sự kiện. Nhưng điều này chỉ ra cái gì đó; không có cách khác để nói nó. Nó nói bất kì khi nào Phật ở trong việc gặp gỡ, ngay cả cây cũng bắt đầu nở hoa trái vụ – vậy còn nói gì về con người?
Tương truyền rằng bất kì chỗ nào Mohammed đi vào trong ánh mặt trời nóng của sa mạc, và có lửa ở mọi nơi, một đám mây nhỏ, mây trắng, sẽ liên tục bay trên ông ấy chỉ để cho ông ấy bóng râm như chiếc ô. Điều này là thơ ca, hay, nhưng nó không phải là sự kiện lịch sử. Người như Mohammed được sự tồn tại bảo vệ, người như Mohammed được sự tồn tại chăm nom theo mọi cách. Người đã buông xuôi theo sự tồn tại nhất định được sự tồn tại chăm nom. Người đã tin cậy một cách toàn bộ, làm sao sự tồn tại có thể không chăm nom cho người đó được? Để nói điều này, có biểu dụ về mây lơ lửng trên đầu người đó bất kì chỗ nào người đó đi.
Jesus chết trên cây chữ thập, và thế rồi sau ba ngày được phục sinh. Đây là thơ ca, không là lịch sử. Đây không phải là sự kiện, đây là chân lí. Nó đơn giản nói rằng những người chết trong Thượng đế và vì Thượng đế thì đạt tới sự sống vĩnh hằng. Những người sẵn sàng chết vì Thượng đế được phục sinh trên bình diện khác của hiện hữu; họ mất thân thể vật lí nhưng họ thu được thân thể chói sáng. Họ không còn là một phần của đất nhưng họ trở thành một phần của trời; họ biến mất khỏi thời gian nhưng họ xuất hiện trong vĩnh hằng.
Nhưng mọi tôn giáo đã từng cố chứng minh rằng đây là các sự kiện. Và trong khi cố chứng minh rằng đây là các sự kiện họ đã đơn giản chứng minh rằng họ là người ngu. Đây không phải là sự kiện, đây là chân lí biểu tượng.
Bất kì cái gì bạn thấy xung quanh bạn là sự kiện. Bạn thấy cây, cây xanh, đầy nhựa và hoa – đó là sự kiện. Nhưng nếu bạn thiền và một ngày nào đó đột nhiên mắt bạn mở ra, mở với cái thực, và cây không còn chỉ là cây – mầu lục của nó không là gì ngoài mầu lục Thượng đế trong nó, và nhựa cây chảy qua nó không còn là hiện tượng vật lí mà là cái gì đó tâm linh – nếu một ngày nào đó bạn có thể thấy sự hiện diện của cây, Thượng đế của cây, rằng cây này chỉ là biểu lộ của điều thiêng liêng, bạn đã thấy chân lí.
Chân lí cần con mắt thiền. Nếu bạn không có con mắt thiền, thế thì toàn thể sự sống chỉ là những sự kiện chết đờ đẫn, không liên quan lẫn nhau, ngẫu nhiên, vô nghĩa, mớ lộn xộn, chỉ là hiện tượng tình cờ. Nếu bạn thấy chân lí, mọi thứ sắp vào hàng, mọi thứ rơi vào cùng nhau trong hài hoà, mọi thứ bắt đầu có ý nghĩa.
Bao giờ cũng nhớ, ý nghĩa là cái bóng của chân lí. Và những người chỉ sống trong sự kiện là sống sự sống vô nghĩa hoàn toàn.
Từ “Sách về Trí huệ”, T1., Ch.10