Xem xét bản chất của nhận biết không sinh.
Bây giờ bạn biết nhận biết là gì. Bạn đã biết nhận biết siêu việt này nơi đối thể và chủ thể không còn tồn tại thêm nữa. Bạn đã biết lần đầu tiên sự thuần khiết này, chiếc gương sáng như pha lê này. Giờ xem xét bản chất của nhận biết này.
Nhìn vào trong nó, nhìn sâu vào trong nó. Lay bản thân bạn vào tỉnh táo tràn đầy nhất có thể được. Thức dậy và nhìn đi! Và bạn sẽ bắt đầu cười – vì giờ bạn sẽ thấy chẳng bao giờ có sinh, và sẽ không bao giờ có chết.
Đây là tâm thức không sinh không diệt. Nó bao giờ cũng ở đây. Nó là vĩnh hằng, nó là vô thời gian. Và bạn sợ chết làm sao, và bạn sợ tuổi già làm sao, và bạn đã sợ cả nghìn lẻ một thứ! Và không cái gì đã bao giờ xảy ra: mọi thứ đã là mơ.
Thấy điều này, người ta mỉm cười, người ta cười. Cả đời bạn cho tới giờ đã từng là nực cười, ngớ ngẩn. Bạn đã sợ không cần thiết, tham không cần thiết, khổ không cần thiết. Bạn đã sống trong ác mộng và nó đã là bịa đặt riêng của bạn.
Xem xét bản chất của nhận biết không sinh.
Và bạn được tự do với mọi khổ, mọi đau, mọi địa ngục.
Để ngay cả bản thân phương thuốc ra đi tự do theo cách riêng của nó.
Và bây giờ đừng bắt đầu bám lấy phương thuốc, bám lấy phương pháp. Cám dỗ đó nảy sinh. Nó là cám dỗ cuối cùng, chính nỗ lực cuối cùng của tâm trí để sống còn. Tâm trí tới từ cửa sau, nó cố một lần nữa. Trước khi nó biến mất mãi mãi, nó làm một nỗ lực nữa, và nỗ lực đó là bám lấy phương pháp – phương pháp suy nghĩ rằng mọi hiện tượng đều là mơ.
Nó đã cho bạn niềm vui thế, kinh nghiệm sâu thế về thực tại, một cách tự nhiên bạn chắc sẽ thích bám lấy nó. Và một khi bạn bám víu, bạn trở lại trong cùng con đường mòn lần nữa: tâm trí lại trở lại dưới dạng trá hình. Bám lấy bất kì cái gì và tâm trí trở lại, vì việc bám víu là tâm trí. Giữ bất kì cái gì, phụ thuộc vào bất kì cái gì, và tâm trí trở lại, vì tâm trí là phụ thuộc, nô lệ. Sở hữu bất kì cái gì – ngay cả phương pháp tâm linh, ngay cả phương pháp thiền – đều trở thành người sở hữu, và bạn bị sở hữu bởi nó. Dù bạn sở hữu tiền hay bạn sở hữu phương pháp thiền có ý nghĩa vô cùng, không thành vấn đề. Bất kì cái gì bạn sở hữu, bạn sẽ bị sở hữu bởi nó và bạn sẽ sợ mất nó.
Có lẩn một nhà huyền bí Sufi được mang tới tôi. Trong ba mươi năm liên tục ông ấy đã dùng phương pháp Sufi zikr, và ông ấy đã đạt tới kinh nghiệm lớn. Người ta có thể thấy điều đó; ngay cả những người bình thường cũng nhận biết rằng ông ấy đã sống trong một thế giới khác toàn bộ. Bạn có thể thấy điều đó trong mắt ông ấy, chúng sáng lên với niềm vui. Chính con người của ông ấy có rung động của cõi bên kia.
Các đệ tử của ông ấy đã mang ông ấy tới tôi, và họ nói, “Thầy của chúng tôi là hồn đã nhận ra. Thầy nói gì về ông ấy?”
Tôi nói, “Để thầy của các bạn ở cùng tôi trong ba ngày, và thế rồi quay lại.”
Thầy này ở lại cùng tôi trong ba ngày. Vào ngày thứ ba ông ấy rất giận, và ông ấy nói, “Ông đã phá huỷ công việc ba mươi năm của tôi!” Vì tôi đã nói cho ông ấy một điều đơn giản – chính là kinh này của Atisha: Để ngay cả bản thân phương thuốc ra đi tự do….
Tôi bảo ông ấy, “Bây giờ trong ba mươi năm ông đã từng nhớ một điều, rằng tất cả là thiêng liêng. Cây là Thượng đế, đá là Thượng đế, người là Thượng đế, chó là Thượng đế, mọi thứ là Thượng đế – trong ba mươi năm ông đã từng liên tục nhớ điều đó.” Và ông ấy đã thực sự làm nỗ lực chân thành.
Ông ấy nói, “Vâng.”
Tôi nói, “Bây giờ dừng việc nhớ lại. Ông định nhớ trong bao lâu? Nếu nó đã xảy ra, thế thì dừng việc nhớ lại và chúng ta hãy xem cái gì xảy ra. Nếu nó đã thực sự xảy ra, thế thì ngay cả sau khi bỏ việc nhớ đi, nó sẽ còn lại.”
Điều đó là logic tới mức ông ấy đồng ý. Ông ấy nói, “Nó đã xảy ra.”
Tôi nói, “Thế thì cho nó việc thử đi. Trong ba ngày ông quên việc nhớ đi, dừng việc nhớ lại.”
Ông ấy nói, “Tôi không thể dừng được, nó đã trở thành tự động.”
Tôi nói, “Ông cứ đợi và thử.”
Ông ấy mất ít nhất hai ngày, bốn mươi tám giờ, để dừng lại. Thật gian nan để dừng lại, nó đã trở thành tự động. Bây giờ không có nhu cầu nhớ; trong ba mươi năm ông ấy đã từng nhớ, nó đã đơn giản có đó như dòng chảy ngầm. Nhưng trong vòng bốn mươi tám giờ nó đã dừng lại.
Và vào sáng ngày thứ ba ông ấy đã rất giận. Ông ấy nói, “Ông đã làm gì vậy? Mọi niềm vui đó đã biến mất. Tôi cảm thấy rất bình thường, tôi cảm thấy là cùng người như tôi đã vậy trước khi tôi bắt đầu trên cuộc hành trình này ba mươi năm trước.” Ông ấy bắt đầu khóc từ giận và từ buồn; nước mắt bắt đầu trào ra từ mắt ông ấy. Ông ấy nói, “Trả lại cho tôi phương pháp của tôi đi – xin đừng lấy nó đi!”
Tôi nói, “Cứ nhìn đi! Nếu điều này là phụ thuộc thế vào phương pháp, thế thì không cái gì đã xảy ra. Nó chỉ là ảo tưởng mà ông đang tạo ra bằng việc liên tục nhớ. Đây không là gì ngoài tự thôi miên.”
Mọi thầy lớn đều nói điều này, rằng một ngày nào đó bạn phải bỏ phương pháp. Và bạn bỏ nó càng sớm, càng tốt. Khoảnh khắc bạn đạt tới, khoảnh khắc nhận biết được xả ra trong bạn, lập tức bỏ phương pháp.
Cứ nhìn mà xem: đây chỉ là lời kinh thứ tư. Trong lời kinh thứ ba Atisha nói:
Xem xét bản chất của nhận biết không sinh.
Và trong lời kinh thứ tư, ngay lập tức:
Để ngay cả bản thân phương thuốc ra đi…
Không còn xem xét, không còn lưu tâm, không còn nhớ rằng mọi thứ là mơ. Một khi vị đầu tiên của nhận biết đã xảy ra trên lưỡi của bạn, nhanh chóng lên! Vì tâm trí rất tinh ranh – tâm trí có thể bắt đầu bảo bạn, “Trông đấy, mình không còn bình thường nữa, mình là phi thường. Trông đấy, mình đã đạt tới. Trông đấy, mình đã trở thành vị Phật, mình được chứng ngộ. Trông đấy, đây là mục đích của mọi con người, và rất hiếm khi, một người trong cả triệu người đạt tới. Mình là một người đó trong cả triệu người.”
Tâm trí sẽ nói mọi thứ êm đềm đẹp đẽ này chẳng là gì, và tất nhiên bản ngã có thể quay lại. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy rất thoải mái, thánh thiện hơn ngươi. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy đặc biệt, tâm linh, thánh thiện. Và mọi thứ bị mất đi. Qua phương thuốc này, bệnh quay lại. Bám lấy phương thuốc, và bệnh quay lại.
Người ta phải rất tỉnh táo về việc bỏ phương pháp. Một khi bạn đạt tới cái gì đó, ngay lập tức bỏ phương pháp đi, bằng không tâm trí của bạn sẽ bắt đầu bám lấy phương pháp này. Nó sẽ nói rất logic với bạn, “Chính phương pháp này là quan trọng.”
Phật thường kể đi kể lại một câu chuyện. Năm kẻ ngốc đi qua một làng. Nhìn thấy họ, mọi người ngạc nhiên, vì họ khênh chiếc thuyền trên đầu. Chiếc thuyền này thực sự lớn; nó gần như đè nghiến năm kẻ ngốc đó, họ gần như chết dưới sức năng của nó. Và mọi người hỏi, “Các ông đang làm gì vậy?”
Họ nói, “Chúng tôi không thể bỏ được chiếc thuyền này. Đây là chiếc thuyền đã giúp chúng tôi tới từ bờ bên kia sang bờ bên này. Làm sao chúng tôi có thể bỏ nó được? Chính vì nó mà chúng tôi đã có khả năng tới đây. Không có nó chúng tôi chắc đã chết ở bờ bên kia. Đêm đang tới gần, và có thú hoang ở bờ bên kia. Điều chắc chắn như bất kì cái gì là đến sáng chúng tôi chắc sẽ chết. Chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ chiếc thuyền này, chúng tôi mang ơn mãi mãi. Chúng tôi sẽ mang nó trên đầu với lòng biết ơn vô cùng.”
Điều này có thể xảy ra, vì mọi tâm trí đều là kẻ ngốc như vậy.
Nguồn gốc của từ kẻ ngốc là hay, đáng để nhớ. Ngốc ngụ ý cái gì đó riêng tư, cái gì đó đặc biệt, cái gì đó mà là của riêng của bạn, cái gì đó lập dị. Đó là nghĩa cơ bản của sự ngốc – vận hành theo cách lập dị.
Tâm trí bao giờ cũng vận hành theo cách lập dị, tâm trí bao giờ cũng là kẻ ngốc. Người thực sự thông minh không có tâm trí. Thông minh nảy sinh từ vô trí, ngốc nảy sinh từ tâm trí. Tâm trí là ngốc, vô trí là khôn. Vô trí là trí huệ, thông minh.
Tâm trí tuỳ thuộc vào tri thức, vào phương pháp, vào tiền, vào kinh nghiệm, vào cái này và cái nọ. Tâm trí bao giờ cũng cần cái chống đỡ, nó cần hỗ trợ, nó không thể tồn tại theo cách riêng của nó. Trên cái đỡ riêng của nó, nó rơi phịch.
Cho nên nỗ lực tối thượng của tâm trí để quay lại sẽ là khi bạn đạt tới nhận biết nào đó. Nó sẽ nói, “Trông đấy, vậy là chúng ta đã đạt tới.” Khoảnh khắc cái gì đó bên trong bạn nói, “Chúng ta đã đạt tới,” cảnh giác đi! Rất rất thận trọng bây giờ, từng bước phải là thận trọng lớn.
Để ngay cả bản thân phương thuốc ra đi tự do theo cách riêng của nó.
Bây giờ xin đừng bám víu lấy phương thuốc, lấy phương pháp. Đây là nhấn mạnh của J. Krishnamurti – nhưng đây là lời kinh thứ nhất của ông ấy. Nó đáng phải là cái thứ tư. Đó là chỗ ông ấy sai; nó không thể là lời kinh thứ nhất. Làm sao bạn có thể bỏ được phương pháp mà bạn chưa bao giờ dùng? Bạn chỉ có thể bỏ phương pháp mà bạn đã dùng.
Atisha là logic hơn nhiều, khoa học hơn nhiều, so với J. Krishnamurti. Nhưng tôi có thể hiểu tại sao ông ấy đã nhấn mạnh điều đó, vì ông ấy sợ rằng nếu bạn đi vào trong ba lời kinh đầu tiên thì lời kinh thứ tư có thể không bao giờ tới, bạn có thể bị lạc trong ba lời kinh đầu. Nhiều người bị lạc trong những điều sơ bộ, nhiều người bị lạc trong các phương pháp. Cho nên ông ấy đã trở nên quá thận trọng, thận trọng cực đoan.
Năm kẻ ngốc kia đã khênh chiếc thuyền, và J. Krishnamurti ở trên bờ bên kia đang dạy mọi người: “Đừng đi vào thuyền” – quá thận trọng! – “vì nếu ông vào thuyền, ai biết, ông có thể bắt đầu khênh thuyền trên đầu ông. Cho nên xin đừng đi vào nó.”
Và có nhiều người đã trở nên sợ việc vào thuyền. Nhưng sợ vào thuyền là cùng sự ngốc; không có khác biệt. Người sợ vào thuyền là cùng người sẽ khênh thuyền; bằng không tại sao bạn phải sợ?
Có những người bạn cũ của tôi, người đã đi theo J. Krishnamurti trong cả đời họ. Họ tới tôi và nói, “Chúng tôi muốn tới đây, nhưng chúng tôi sợ mọi phương pháp mà thầy dạy. Phương pháp là nguy hiểm,” họ nói.
Phương pháp là nguy hiểm chỉ nếu bạn vô nhận biết; bằng không chúng có thể được dùng một cách đẹp đẽ. Bạn có nghĩ thuyền là nguy hiểm không? Nó là nguy hiểm nếu bạn nghĩ khênh nó trên đầu trong cả đời bạn từ lòng biết ơn vô cùng; bằng không nó chỉ là chiếc bè để được dùng và được bỏ đi. Mọi phương pháp đều là bè để được dùng và bị bỏ đi, được dùng và được bỏ, được dùng và không bao giờ nhìn lại sau lần nữa – không cần, chẳng ích gì!
Có hai cực đoan. Một cực đoan là năm kẻ ngốc kia, và cực đoan kia là những người đi theo J. Krishnamurti. Không cần cực đoan nào cả. Cách tiếp cận của tôi là: Dùng thuyền, dùng thuyền đẹp, dùng nhiều thuyền nhất có thể được; với nhận biết này, khi bờ được đạt tới, thuyền được bỏ lại không có bám víu. Khi bạn ở trong thuyền, tận hưởng nó, cám ơn nó. Khi bạn ra khỏi thuyền, nói lời cám ơn và đi tiếp.
Từ “Sách về Trí huệ – tập 1”, Ch.1