Trong cuộc sống có một số chân lí mà chỉ có thể được biết bởi bản thân người ta, chúng không thể được biết qua sách vở hay qua kinh sách. Chân lí của hồn hay chân lí của vũ trụ chỉ có thể được biết bởi bản thân người ta – không có cách khác.
Những điều này được viết trong kinh sách – chúng ta có thể đọc chúng, chúng ta có thể hiểu chúng, chúng ta có thể ghi nhớ chúng, chúng ta có thể học chúng. Chúng ta có thể nói cho người khác về chúng, nhưng không tri thức nào đã được đạt tới.
Việc tích luỹ sự kiện và ý kiến của những người khác không phải là dấu hiệu của tri thức, nó chỉ là dấu hiệu của dốt nát. Người có ý thức và thức tỉnh là tự do với mọi ‘tri thức’ này. Không có chuyện người đó thu thập bất kì sự kiện nào thêm – người đó biết bản thân mình. Với việc tự biết đó, tâm trí không phải là tổ ong mật rối loạn, nó là gương, là hồ.
Tâm trí chúng ta là tổ ong vo ve các ý nghĩ mà chúng ta đã từng nuôi dưỡng vì chúng ta nghĩ chúng là tri thức. Chúng ta đã cho chúng không gian trong nhà của chúng ta; chúng ta đã làm chúng thành cư dân. Chúng ta đã làm tâm trí của chúng ta thành nhà trọ: bất kì ai tới đều có thể ở lại đó chừng nào anh ta còn mặc quần áo tri thức – thế thì anh ta có quyền ở lại. Và đám đông trong nhà trọ đã tăng lên và phát triển nhiều tới mức giờ trở thành khó quyết định ai là chủ trong đám đông này. Những người là khách làm ra tiếng ồn tới mức người la to nhất trở thành người chủ. Và chúng ta không biết ai là người chủ thực.
Từng ý nghĩ la to rằng nó là chủ, cho nên trong nhà trọ đông đúc này sự việc đã trở thành không thể nào biết được người chủ thực.
Không ý nghĩ nào muốn ra đi. Làm sao ai đó mà chúng ta đã mời tới ở, đi ra được? Dễ mời khách nhưng không dễ thế để gạt bỏ anh ta. Trong hàng nghìn năm khách đã tụ tập trong tâm trí con người và nếu tôi đề nghị bạn nói lời tạm biệt họ hôm nay, bạn không thể gạt bỏ họ ngay lập tức. Nhưng nếu chúng ta hiểu bản chất của ảo tưởng của chúng ta thế thì có thể gạt bỏ chúng được. Chúng ta ấp ủ những ý nghĩ này vì ảo tưởng của chúng ta rằng chúng là tri thức, cho nên điều đầu tiên cần hiểu là ở chỗ mọi ý nghĩ được học từ người khác đều là vô tích sự. Nếu điều này trở thành rõ ràng với chúng ta thế thì chúng ta đã chặt chính rễ của tập hợp các ý nghĩ và ý tưởng, chúng ta đã dừng cấp nước cho rễ.
Một hiền nhân già đi qua khu rừng rậm cùng một sư trẻ của mình. Màn đêm buông xuống và trời bắt đầu trở nên tối. Hiền nhân già hỏi sư trẻ, “Này con, con có cho rằng có nguy hiểm nào dọc đường này không? Đây là con đường đi qua rừng thẳm và trời đang trở nên tối. Có cái gì phải sợ không?”
Sư trẻ rất ngạc nhiên vì câu hỏi về sợ đáng phải không nảy sinh trong sannyasin. Dù đêm là tối hay sáng, dù đó là rừng hay chợ, với sannyasin cảm thấy sợ là rất đáng ngạc nhiên. Và ông già này chưa bao giờ sợ cả. Cái gì đã xảy ra hôm nay? Tại sao ông ấy sợ? Cái gì đó này nọ đã sai!
Thế rồi họ đi xa thêm chút nữa và đêm trở nên tối hơn. Ông già lại hỏi lần nữa, “Có cái gì phải lo nghĩ không? Chúng ta sẽ sớm tới thị trấn khác chứ? Nó còn bao xa?” Thế rồi họ dừng lại gần một cái giếng để rửa tay và rửa mặt. Ông già đưa cái túi trên vai mình cho sư trẻ và nói, “Chăm lo nó nhé.”
Anh thanh niên nghĩ, “Chắc chắn phải có cái gì đó trong túi, bằng không chắc sẽ không có vấn đề sợ hay chăm lo nó.”
Nếu sannyasin bao giờ chăm lo cho cái gì đó, điều đó là kì lạ. Thế thì không có nghĩa trong việc trở thành sannyasin vì người chăm lo các thứ là người còn trong gia đình. Sannyasin cần chăm lo cái gì?
Ông già bắt đầu rửa mặt. Anh thanh niên cho tay vào bên trong túi và thấy một viên gạch vàng trong túi. Thế là anh ta hiểu nguyên nhân của sợ. Anh ta vứt viên gạch trong rừng và đặt hòn đá cùng trọng lượng vào trong túi. Ông già nhanh chóng quay lại sau khi rửa mặt, nhanh chóng lấy cái túi, chạm vào nó, cảm giác trọng lượng, đặt túi lên vai và lại bắt đầu bước đi.
Thế rồi sau khi bước đi một chốc, ông ấy nói, “Trời trở nên rất tối, chúng ta đã quên đường rồi sao? Có nguy hiểm nào không?”
Anh thanh niên nói, “Đừng sợ! Tôi đã vứt cái sợ đi rồi.”
Hiền nhân già choáng. Ông ấy lập tức nhìn vào trong túi và thấy rằng, thay vì vàng, có hòn đá bên trong. Trong một khoảnh khắc ông ấy đứng đó sững sờ, thế rồi ông ấy bắt đầu cười và nói, “Ta là đồ ngốc. Ta đã mang tảng đá vậy mà ta sợ vì ta tưởng nó là viên gạch vàng.” Khi ông ấy nhận ra rằng ông ấy đã mang tảng đá, ông ấy ném nó đi và nói với sư trẻ, “Đêm nay chúng ta sẽ ngủ ở đây, vì khó tìm đường trong tối.” Đêm đó họ ngủ trong rừng một cách an bình.
Nếu bạn nghĩ ý nghĩ và ý tưởng của bạn là các viên gạch vàng bạn sẽ chăm nom kĩ lưỡng chúng và vẫn còn rất gắn bó với chúng. Nhưng tôi muốn nói với bạn rằng chúng không phải là gạch vàng đâu, chúng chỉ là đá nặng. Điều bạn nghĩ là tri thức thì không phải là tri thức chút nào, nó không phải là vàng, nó tuyệt đối là đá.
Tri thức thu được từ người khác chỉ là đá. Chỉ tri thức tới từ bên trong bạn là vàng. Ngày bạn thấy rằng bạn đang mang đá trong túi là ngày vấn đề này kết thúc. Thế thì sẽ không khó khăn trong việc vứt đá đi.
Không có khó khăn trong việc vứt rác đi, nhưng có khó khăn trong việc vứt vàng. Chừng nào bạn còn cảm thấy rằng ý nghĩ của bạn là tri thức, bạn không thể vứt chúng đi được – và tâm trí bạn sẽ vẫn còn bị rối. Bạn có thể thử hàng nghìn cách để làm bình thản nó nhưng không cái gì sẽ có tác dụng vì sâu bên dưới bạn muốn các ý nghĩ vẫn còn lại vì bạn nghĩ chúng là tri thức. Khó khăn lớn nhất trong cuộc sống nảy sinh từ việc hiểu lầm rằng chúng ta nghĩ cái gì đó đang có mà nó không có. Thế thì mọi loại phiền toái nảy sinh. Nếu ai đó nghĩ rằng đá là viên gạch vàng thế thì vấn đề bắt đầu. Nếu ai đó nhận ra rằng đá là đá, thế thì vấn đề kết thúc.
Cho nên kho báu các ý nghĩ của chúng ta không phải là kho báu thực – sự kiện này phải được hiểu. Làm sao hiểu điều này? Bạn sẽ hiểu bởi lời nói của tôi nó là vậy sao? Nếu bạn hiểu bởi tôi nói nó thế thì việc hiểu này sẽ là việc hiểu vay mượn, nó sẽ là vô tích sự. Không có chuyện việc hiểu của bạn về cái gì đó bởi vì tôi nói nó – bạn phải nhìn, tìm và nhận ra cho bản thân bạn.
Nếu sư trẻ kia mà nói với ông già, “Cứ bước đi! Không cần lo nghĩ. Có hòn đá trong túi thầy, không phải vàng!” Dầu vậy điều đó chắc đã không tạo ra bất kì khác biệt nào cho ông già này chừng nào ông già còn chưa nhìn bằng chính mắt mình rằng đây là hoàn cảnh. Nếu anh thanh niên mà đơn giản nói cho ông ấy, ông ấy chắc đã không tin điều đó. Ông ấy chắc đã chỉ cười anh thanh niên và nghĩ rằng anh ta chỉ là cậu trẻ, anh ta dốt nát, anh ta không biết bất kì cái gì. Hay ông ấy có thể đã tin anh ta và chấp nhận lời của anh ta, nhưng việc chấp nhận của ông ấy chắc đã là giả – sâu bên trong ông ấy chắc vẫn bám vào ý tưởng giữ viên gạch vàng an toàn. Nhưng việc đích thân thấy nó đã tạo ra khác biệt.
Cho nên cần nhìn vào trong túi tâm trí của bạn và thấy xem liệu điều chúng ta nghĩ có là tri thức không, có thực là tri thức không, hay chúng ta chỉ thu thập rác. Chúng ta đã thu thập lời kinh của Gita, các phát biểu của Vedas, lời của Mahavir và Phật và chúng ta liên tục nhớ chúng, nghĩ về chúng và tìm nghĩa trong chúng. Chúng ta liên tục đọc và viết bình chú về chúng và thảo luận về chúng giữa chúng ta.
Chứng điên tuyệt đối đã được tạo ra. Tri thức không có quan hệ với chứng điên này. Không lửa, không ánh sáng nào sẽ nảy sinh trong cuộc sống của bạn từ điều này. Và bằng việc thu thập rác này, bạn sẽ tạo ra ảo tưởng rằng bạn đã đạt tới giầu có tri thức lớn lao, rằng bạn là người chủ lớn, rằng bạn có nhiều thế, hầm của bạn đầy – và bạn sẽ sống cuộc sống của bạn như thế này và phá huỷ nó.
Một sư trẻ ở trong tu viện. Anh ta đã tới ngồi trong sự hiện diện của một hiền nhân già nhưng trong vòng vài ngày anh ta cảm thấy rằng ông già này đã chẳng biết gì chút nào. Nghe cùng điều mọi ngày anh ta phát chán. Anh ta nghĩ rằng anh ta nên rời bỏ tu viện và tìm đâu đó khác một thầy khác. Đây không phải là chỗ cho anh ta.
Nhưng vào ngày anh ta định bỏ đi, một sư khác tới thăm tu viện. Đêm đó các bạn cùng tu viện tụ tập và họ nói về nhiều điều. Sư mới rất am tường về nhiều thứ thế, rất tinh tế và cảm nhận, rất sâu sắc và rất mãnh liệt, và sư trẻ này nghĩ rằng đây là cách thầy phải vậy. Trong vòng hai giờ sư mới đã mê hoặc mọi người. Sư trẻ nghĩ rằng thầy già phải cảm thấy đau lắm và rất thất vọng rằng ông ấy đã già thế và vậy mà đã chẳng biết gì, trong khi người mới tới này biết nhiều thế.
Sau hai giờ, khi cuộc nói chuyện đã xong, sư khách nhìn vào thầy già và hỏi, “Thầy có thích việc nói chuyện của tôi không?”
Ông già nói, “Việc nói chuyện của ông sao? Ông đã nói, nhưng chẳng cái gì trong đó là của riêng ông. Ta đã rất chăm chú để nghe ông nói cái gì đó nhưng ông đã không nói bất kì cái gì!”
Sư khách đáp, “Nếu đấy không phải là tôi nói thế thì ai đã nói suốt hai giờ qua?”
Ông già nói, “Nếu ông hỏi ý kiến chân thực và đích thực của ta, thế thì sách và kinh đã nói từ bên trong ông, nhưng ông đã không nói chút nào. Ông thậm chí đã không nói một lời. Ông đã nôn ra, đã mửa ra, bất kì cái gì ông đã thu thập. Và vì việc nôn ra của ông ta đã trở nên sợ rằng ông là người rất ốm. Trong hai giờ ông đã liên tục nôn ra bất kì cái gì đã được thu thập trong dạ dầy ông và ông rót đầy cả căn phòng với thứ bẩn thỉu và bốc mùi. Ta đã không ngửi thấy ngay cả chút ít hương thơm của tri thức vì bất kì cái gì được lấy vào từ bên ngoài và lại tống ra đều chắc chắn có mùi khắm của việc nôn ra. Bản thân ông đã không nói bất kì cái gì; không một lời nào là của riêng ông.”
Sau khi nghe hiền nhân già này, sư trẻ người đã muốn rời bỏ tu viện, đã quyết định ở lại. Hôm đó, lần đầu tiên, anh ta đi tới biết rằng có các loại biết khác nhau. Một loại biết là cái chúng ta thu thập từ bên ngoài và loại biết kia là cái nảy sinh từ bên trong. Bất kì cái gì chúng ta thu thập từ bên ngoài đều trở thành sự lệ thuộc, nó không giải thoát chúng ta – chúng ta được giải thoát bởi cái tới từ bên trong.
Cho nên điều đầu tiên để nhìn vào bên trong là – bạn có thực sự biết bất kì cái gì bạn biết không? Cần nghi vấn lại từng ý nghĩ và từng lời mà bạn biết – bạn có thực sự biết nó không? Và nếu câu trả lời là, “Mình không biết nó”, thế thì mọi viên gạch vàng trong đời bạn sẽ dần dần biến thành đá. Có thể lừa mọi người trên thế giới nhưng không thể nào lừa được bản thân bạn.
Từ “Hành trình bên trong”, Ch.5