Chiêm tinh học có thể được chia thành ba phần. Phần thứ nhất là lõi, cái bản chất; nó là điều bản chất, và không thể bị thay đổi. Nó là phần khó hiểu nhất. Phần thứ hai là tầng giữa, trong đó người ta có thể làm ra bất kì thay đổi nào người ta muốn. Nó là phần bán bản chất trong đó bạn có thể làm những thay đổi nếu bạn biết cách, nhưng không có việc biết, không thay đổi nào là có thể chút nào. Phần thứ ba là tầng bên ngoài nhất mà là vô nghĩa, nhưng về cái đó chúng ta rất tò mò.
Phần thứ nhất là cái bản chất, trong đó không thay đổi nào có thể được làm. Khi nó được biết tới, cách duy nhất là hợp tác với nó. Các tôn giáo đã phát minh ra chiêm tinh học để biết và giải mã định mệnh bản chất này. Phần bán bản chất của chiêm tinh học là tới mức nếu chúng ta biết về nó chúng ta có thể thay đổi kiếp sống của chúng ta – bằng không thì không thay đổi được.
Nếu chúng ta không biết, thế thì bất kì cái gì sẽ xảy ra sẽ xảy ra. Nếu có tri thức, có các phương án để chọn giữa chúng. Có khả năng của biến đổi nếu việc chọn đúng được làm. Phần thứ ba, phần không bản chất chỉ là ngoại vi, bề mặt bên ngoài. Không có gì bản chất trong nó; mọi thứ là hoàn cảnh.
Nhưng chúng ta tới hỏi nhà chiêm tinh chỉ về những điều không bản chất. Ai đó đi và hỏi nhà chiêm tinh khi nào người đó có việc làm – không có mối quan hệ giữa việc làm của bạn và trăng và sao. Ai đó hỏi liệu người đó sẽ có hôn nhân hay không…. Có thể có xã hội không có hôn nhân. Ai đó hỏi liệu người đó sẽ vẫn còn nghèo hay trở nên giầu…. Có thể có các xã hội xã hội chủ nghĩa hay cộng sản chủ nghĩa nơi sẽ không có người giầu và không có người nghèo. Cho nên đây là những câu hỏi không bản chất….
Một cụ già tám mươi tuổi đang bước đi thì chân cụ trượt vỏ cam bị vứt trên phố. Bây giờ, có thể đi hỏi nhà chiêm tinh và biết từ trăng và sao chân sẽ trượt trên vỏ cam nào và trên đường nào sao? Những câu hỏi như vậy là ngu xuẩn, nhưng bạn tò mò muốn biết trước liệu chân bạn có tiếp đất trên vỏ cam và trượt đi nếu bạn đi ra đường hôm nay. Điều này là vô nghĩa. Điều này chẳng liên quan gì với con người bạn hay hồn của bạn. Những biến cố này xảy ra ở ngoại vi, và chiêm tinh học chẳng liên quan gì tới chúng. Nhưng vì các nhà chiêm tinh bận rộn nói chỉ về những điều như vậy, dinh thự lớn của chiêm tinh học đã sụp đổ. Đây đã là lí do duy nhất.
Không người thông minh nào sẽ được chuẩn bị để tin rằng khi người đó được sinh ra điều đó đã được viết bởi số mệnh rằng vào ngày đặc biệt nào đó trên đường Marine Drive chân người đó sẽ tiếp đất trên vỏ cam nào đó và người đó sẽ ngã…. Cả việc ngã lẫn vỏ cam chẳng có bất kì quan hệ nào với các sao. Chiêm tinh học đã mất sự kính trọng vì nó đã trở nên được kết nối với những điều như vậy. Vào lúc này hay lúc khác tất cả chúng ta đã muốn biết những điều như vậy từ các nhà chiêm tinh – nhưng những điều này là vô nghĩa. Nhưng có những vấn đề bán bản chất như sinh hay chết của một người: nếu bạn có thể biết mọi thứ về những điều này, bạn có thể lấy các biện pháp thận trọng. Nếu bạn không biết bất kì cái gì, bạn không thể làm được bất kì cái gì.
Nếu tri thức của chúng ta về việc chẩn đoán bệnh được tăng lên, chúng ta sẽ có khả năng tăng khoảng sống của con người. Chúng ta đã từng làm điều đó. Nếu nghiên cứu của chúng ta để làm ra bom nguyên tử chết chóc thành công, chúng ta sẽ có khả năng giết chết hàng trăm nghìn người một lúc – chúng ta đã làm điều đó. Thế giới bán bản chất này trình ra khả năng cho con người của chúng ta làm những điều nào đó, nếu chúng ta biết trước cái gì sẽ xảy ra. Nếu chúng ta không biết, không cái gì có thể được làm. Bằng việc biết trước của mình, các phương án có thể được phân ra và được chọn.
Bên ngoài điều này, thế giới của cái bản chất tồn tại – bạn không thể làm được bất kì cái gì về nó. Tuy nhiên, tính tò mò của chúng ta là để biết chỉ những thứ không bản chất. Hiếm khi ai đó vươn tới biết cái bán bản chất. Tính tò mò hay ham muốn của chúng ra không bao giờ mở tới việc biết cái là bản chất và không tránh khỏi, cái không thể bị thay đổi cho dù được biết.
Mahavira đi qua một làng với đệ tử của ông ấy, Goshalak, người về sau trở thành đối thủ của ông ấy, thì họ đi qua một cây nhỏ. Goshalak nói với Mahavira, “Nghe này, đây là một thực vật. Thầy nghĩ gì: “Nó có mọc đủ để tạo ra hoa, hay nó sẽ chết trước khi nó có thể ra hoa? Tương lai của nó là gì?”
Mahavira lập tức nhắm mắt lại và ngồi trước thực vật này.
Goshalak nói một cách tinh ranh, “Đừng lảng tránh vấn đề này. Cái gì sẽ xảy ra bằng việc thầy nhắm mắt lại?” Ông ta không biết tại sao Mahavira đã trở nên im lặng và nhắm mắt, và rằng ông ấy đang tìm cái bản chất. Điều cần thiết là đi sâu xuống trong cây, vào trong hồn của cây đó. Không làm như vậy, không thể nói được cái gì sẽ xảy ra.
Sau một chốc, Mahavira mở mắt ra và nói, “Thực vật này sẽ sống sót để ra hoa.”
Goshalak lập tức nhổ bật rễ cây này lên, vứt nó đi và cười một cách nhạo báng. Không có cách nào tốt hơn là làm sai phát biểu của Mahavira sao?
Mahavira không có gì thêm để nói bây giờ, vì Goshalak đã nhổ bật rễ cây và vứt nó đi như việc thách thức. Ông ta cười lớn, Mahavira mỉm cười, và họ tiếp tục cuộc hành trình. Trời bắt đầu mưa nặng hạt. Có cơn bão và trong bẩy ngày liên tục mưa rơi như thác, cho nên họ không có khả năng đi ra ngoài trong bẩy ngày.
Khi mưa đã ngớt và họ quay lại, trên đường họ đi tới cùng chỗ mà bẩy ngày trước Mahavira đã nhắm mắt để biết phần bên trong của cây này. Họ thấy rằng cây này đã lại đứng với rễ ăn sâu vào đất. Do mưa lớn và gió đất đã trở nên ướt và xốp ra, và rễ của cây này đã bắt vào.
Mahavira lại nhắm mắt và đứng cạnh cây. Goshalak trở nên rất bối rối – ông ta đã nhổ bật rễ và vứt cây đó đi. Khi Mahavira mở mắt ra, Goshalak nói, “Tôi ngạc nhiên và bối rối. Tôi đã nhổ bật rễ cây này và vứt nó đi, và nó lại mọc lên.”
Mahavira đáp, “Nó sẽ sống sót tới khi ra hoa. Ta nhắm mắt để nhìn vào tiềm năng bên trong và hoàn cảnh của hạt mầm này – liệu nó có năng lực lại mọc rễ cho dù nó đã bị nhổ bật rễ không, liệu nó có tự tử hay không, liệu nó có bản năng hay ham muốn mạnh để chết không. Nếu bản năng của nó là tự tử nó chắc đã dùng sự giúp đỡ của ông để chết. Ta muốn xem liệu nó có khao khát sống không – nếu nó quyết tâm sống, nó sẽ sống. Ta biết rằng ông sẽ nhổ bật rễ nó và vứt nó đi.”
Goshalak hỏi, “Thầy nói gì vậy?”
Mahavira nói, “Khi ta nhìn vào phần bên trong của cây này bằng mắt nhắm, ta cũng thấy ông đang đứng cạnh, quyết tâm nhổ bật rễ nó. Ta biết rằng ông sẽ nhổ bật rễ cây này – đó là lí do tại sao điều cần thiết với ta là biết năng lực bên trong của cây để sống, nó có bao nhiêu tự tin và sức mạnh ý chí. Nếu nó chờ đợi chết và tìm cớ, cớ của ông sẽ là đủ cho nó chết; bằng không, cây đã bị nhổ bật rễ sẽ lại mọc rễ.”
Goshalak không còn dũng cảm để nhổ bật rễ cây này lần nữa; ông ta sợ. Lần trước Goshalak đã cười khi tới làng; lần này, Mahavira bước phía trước với nụ cười hiểu biết.
Thế rồi Goshalak hỏi, “Sao thầy cười?”
Mahavira nói, “Ta đang quan sát, chỉ nghĩ về năng lực của ông – liệu ông có thể nhổ bật rễ cây lần thứ hai hay không.”
Goshalak nói, “Thầy có thể thấy được liệu tôi sẽ làm điều đó hay không sao?”
Mahavira đáp, “Điều đó là không bản chất. Ông có thể nhổ bật rễ nó, ông có thể không nhổ bật rễ nó. Nhưng điều là bản chất và không tránh khỏi là cây này vẫn muốn sống. Toàn thể thân thể nó, toàn thể sức sống của nó, đều muốn sống. Điều đó là bản chất. Điều là vô nghĩa là việc ông vứt nó đi hay không, và điều đó phụ thuộc vào ông. Nhưng ông đã chứng tỏ là kẻ yếu hơn và ít quyết tâm hơn cây này. Ông bị thua.”
Một trong các lí do cho Goshalak không hài lòng với Mahavira đã là sự vụ này liên quan tới cây này.
Chiêm tinh học tôi đang nói tới liên quan tới điều bản chất, nền móng. Tò mò của bạn giỏi nhất chỉ là bán bản chất. Bạn muốn biết bạn sẽ sống bao lâu hay liệu bạn có chết bất thần không. Nhưng bạn không tò mò để biết bạn sẽ làm gì nếu bạn sống – bạn sẽ sống thế nào. Bạn muốn biết bạn sẽ chết thế nào, khi nào thời gian đó tới hay bạn sẽ làm gì vào thời gian đó. Tính tò mò của bạn mở rộng tới các biến cố, không tới hồn. Điều tôi đang sống chỉ là biến cố, nhưng điều tôi đang làm khi sống, hay điều tôi là, mới là hồn tôi. Khi nào tôi chết điều đó sẽ là biến cố, nhưng vào khoảnh khắc chết, tôi sẽ thế nào, tôi sẽ làm gì, là hồn tôi. Chúng ta tất cả đều sẽ chết, biến cố chết là tương tự cho tất cả mọi người, nhưng cách chết, khoảnh khắc chết, sẽ là khác với mọi người – ai đó thậm chí có thể chết khi mỉm cười.
Vào lúc chết, ai đó đã hỏi Mulla Nasruddin, “Ông nghĩ gì, Mulla? – khi mọi người được sinh ra họ tới từ đâu?
Mulla đáp, “Tôi đã thấy mọi đứa trẻ khóc vào lúc sinh, và vào lúc chết mọi người cũng dường như là khóc. Cho nên, tôi phỏng đoán rằng mọi người không tới cũng không đi từ chỗ tốt. Khi họ tới họ khóc, khi họ đi họ cũng khóc!”
Nhưng những người như Nasruddin chết đi khi cười…. Chết là biến cố, nhưng cái mà cười vào lúc chết là hồn. Cho nên, khi bạn đi tới nhà chiêm tinh, hỏi ông ấy bạn sẽ chết thế nào – khóc hay cười? Điều này đáng hỏi – nhưng nó được kết nối với chiêm tinh học bản chất. Không ai trên trái đất này đã hỏi nhà chiêm tinh liệu ông ấy sẽ chết khi khóc hay cười. Bạn đang hỏi khi nào bạn sẽ chết – dường như việc chết là có giá trị trong bản thân nó. Bạn đang hỏi bạn sẽ sống bao lâu – dường như chỉ sống là đủ.
Tại sao tôi sẽ sống? Tôi sẽ sống để làm gì? Tôi sẽ làm gì khi sống? Tôi sẽ trở thành cái gì nếu tôi sống? Những câu hỏi như vậy chẳng được người nào hỏi. Đó là lí do tại sao cấu trúc của chiêm tinh học đã sụp đổ. Bất kì cái gì được xây dựng trên nền móng không bản chất chắc chắn sẽ sụp đổ. Chiêm tinh học tôi đang nói tới, và điều bạn hiểu là chiêm tinh học, là khác nhau. Chiêm tinh học mà tôi đang nói tới là khác về chất và sâu hơn nhiều. Chiều hướng của nó là khác. Tôi đang thảo luận về cái là bản chất trong cuộc sống của bạn – trong hài hoà toàn bộ. Nó là không tách rời, toàn thể thế giới đều tham gia vào trong nó – bạn không một mình trong nó.
Khi Phật trở nên chứng ngộ, ông ấy đã chắp tay lại để chào mừng và cúi đầu lạy cho tới khi nó chạm đất. Chuyện kể tiếp rằng các thần tới từ trên trời để bày tỏ sự kính trọng với Phật vì ông ấy đã tìm ra chân lí tối thượng, nhưng khi thấy ông ấy với đầu chạm đất, họ đã ngạc nhiên. Họ hỏi Phật đang cúi lạy ai. Họ nói rằng họ đã tới từ cõi trời để đưa ra lời chúc mừng cho ông ấy vì ông ấy đã chứng ngộ và rằng họ đã không biết rằng có thể có cái gì đó mà ngay cả Phật cũng phải bày tỏ lời chào, vì chứng ngộ là việc đạt tới tối thượng.
Thế rồi Phật mở mắt ra và nói, “Trong bất kì cái gì đã xảy ra cho ta, ta không một mình, thế giới cũng đã tham dự. Cho nên ta cúi lạy đất trong việc cám ơn cho toàn thế giới.”
Đây là vấn đề được kết nối với chiêm tinh học bản chất. Đó là lí do tại sao Phật đã nói với các đệ tử của ông ấy rằng bất kì khi nào họ đạt tới phúc lạc bên trong, họ phải ngay lập tức cho lời cám ơn tới toàn thế giới, vì họ không một mình trong trải nghiệm đó. Nếu mặt trời mà không mọc lên hay nếu mặt trăng mà không mọc lên, hay nếu chuỗi các biến cố đã khác đi hơi chút thôi, trải nghiệm mà họ đã có chắc đã bị mất đi. Đúng chính họ đã có trải nghiệm, nhưng mọi thứ đã là phương tiện trong nó – toàn thể sự tồn tại đã đóng góp cho nó. Cái tên của mối quan hệ càn khôn liên nối này là chiêm tinh học.
Phật sẽ không bao giờ nói, “Ta đã trở nên chứng ngộ”; ông ấy sẽ chỉ nói, “Thế giới đã trải nghiệm qua ta – biến cố này về chứng ngộ, ánh sáng tối cao này, được biết tới cho thế giới thông qua ta. Ta chỉ là cái cớ, lí do. Ta chỉ là chỗ giao đường nơi mọi con đường của thế giới đã gặp nhau.”
Bạn đã bao giờ nghĩ rằng mặc dù chỗ giao đường có vẻ có ý nghĩa, nó chẳng là gì bởi bản thân nó? Nếu bốn con đường gặp nhau bị bỏ đi, nghĩa của chỗ giao đường cũng sẽ biến mất. Chúng ta là từng chỗ giao đường nơi các lực của thế giới chạm tới và gặp gỡ ở một điểm. Tại điểm đó một cá nhân được hình thành, một người được sinh ra.
Nghĩa và cái bản chất của chiêm tinh học là ở chỗ chúng ta không tách rời, chúng ta là một với vũ trụ. Không chỉ chúng ta là một với vũ trụ, chúng ta cũng là người tham gia vào mọi tình huống và biến cố.
Cho nên Phật đáp rằng ông ấy đã cúng dường chào mừng tới mọi chư Phật đã tới trước ông ấy, và ngay cả những người sẽ tới sau ông ấy. Thế rồi ai đó nói với ông ấy rằng điều không thể hiểu nổi là ông ấy cúng dường lời chào mừng cho những người đã sinh ra trước ông ấy, vì dù có chủ tâm hay vô tình Phật có thể mang ơn họ – tri thức của họ có thể đã giúp ông ấy – nhưng tại sao ông ấy phải chào mừng những người còn chưa được sinh ra? Ông ấy có thể thu được gì từ họ?
Phật đáp rằng ông ấy đã nhận sự giúp đỡ không chỉ những chư Phật đó người đã được sinh ra trước ông ấy, mà cả từ những người sẽ được sinh ra sau ông ấy – vì từ nơi ông ấy đứng vào khoảnh khắc đó, quá khứ và tương lai đã gặp gỡ và trở thành một. Những người đã qua đã gặp với những người đang tới ngay chỗ ông ấy hiện hữu. Mặt trời mọc và mặt trời lặn đã gặp gỡ tại một điểm. Cho nên Phật cũng đã cúng dường lời chào mừng tới những người vẫn còn được sinh ra. Ông ấy đã mang ơn họ nữa – vì nếu như họ mà không được phóng chiếu vào tương lai, Phật có thể đã không xuất hiện.
Điều này có hơi chút khó hiểu. Điều này được gắn với chiêm tinh học bản chất. Tôi sẽ không hiện hữu nếu bất kì cái gì từ quá khứ của tôi bị bỏ đi hay bị mất – tôi là mắt xích trong dây chuyền dài. Điều có thể hiểu được là nếu bố tôi mà không được sinh ra, tôi chắc không thể được sinh ra, vì bố tôi là móc nối bản chất với chuỗi dẫn tới tôi. Ngay cả nếu ông tôi mà không có đó, tôi đã không thể được sinh ra, vì móc nối này là bản chất. Nhưng khó hiểu được rằng nếu như không có móc nối nào được gắn với tôi dẫn tới tương lai, thế thì tôi cũng không thể được sinh ra.
Tôi phải làm gì với móc nối tương lai đó? – Tôi sẵn sàng được sinh ra. Nhưng Phật nói rằng nếu bất kì cái gì sẽ xảy ra trong tương lai mà không có đó, thế thì tôi không thể được sinh ra vì tôi là móc nối giữa quá khứ và tương lai. Nếu như thậm chí có hơi chút thay đổi trong quá khứ hay trong tương lai, tôi không thể là cùng người như tôi bây giờ. Hôm qua đã làm ra tôi và ngày mai cũng đã làm ra tôi: đây là chiêm tinh học. Không chỉ hôm qua, mà cả ngày mai nữa; không chỉ điều đã tới, mà cả điều đang tới; không chỉ mặt trời đã mọc hôm nay, mà cả mặt trời sẽ mọc ngày mai – tất cả đều là thành viên.
Những phóng chiếu của tương lai cũng xác định các khoảnh khắc hiện tại. Khoảnh khắc hiện tại này không thể hiện hữu nếu như không có các khoảnh khắc tương lai. Chỉ với sự hỗ trợ của những khoảnh khắc tương lai mà khoảnh khắc hiện tại có thể xuất hiện. Tay chúng ta tựa trên vai của tương lai của chúng ta, chân chúng ta tựa trên vai của quá khứ của chúng ta. Điều rất hiển nhiên là nếu cái ở bên dưới tôi – cái mà tôi đứng trên và cái mà tôi có thể thấy – trượt ra xa, tôi sẽ ngã. Nhưng nếu vai của tương lai – trên đó tay tôi duỗi ra đang bám vào – trượt ra xa, thế thì tôi cũng sẽ ngã.
Khi một người thấy bản thân mình được kết nối với sự thống nhất bên trong của quá khứ và tương lai, người đó sẽ có khả năng hiểu chiêm tinh học. Thế thì chiêm tinh học trở thành tôn giáo, thế thì chiêm tinh học trở thành tâm linh. Bằng không, bằng việc trở nên có quan hệ với cái không bản chất, chiêm tinh học đơn thuần trở thành chủ đề cho những người đoán vận số rởm bên vệ đường, và thế thì nó không có giá trị gì. Ngay cả khoa học cao nhất cũng chỉ là bụi trong tay của những người dốt nát. Giá trị của nó được xác định bằng việc dùng cái nào chúng ta có khả năng đặt tri thức vào.
Do đó tôi đang cố đẩy bạn từ nhiều cửa để cho bạn có thể hiểu rằng mọi thứ đều được gắn với nhau, được liên nối. Vũ trụ này giống như một gia đình, giống như một thân thể có tổ chức. Khi tôi đang thở, toàn thân tôi bị ảnh hưởng; giống vậy, khi mặt trời thở, trái đất bị ảnh hưởng. Trái đất bị ảnh hưởng bởi điều mặt trời từ xa làm. Ngay cả tế bào nhỏ nhất cũng rung động trong sự thống nhất với những mặt trời khổng lồ kia. Nếu bạn có thể hiểu điều này, chúng ta sẽ có khả năng đi vào trong chiêm tinh học bản chất, và thế thì chúng ta sẽ được miễn cho cái vô dụng của cái không bản chất.
Chúng ta đã liên kết những chuyện tầm thường nhất với chiêm tinh học. Những chuyện đó chẳng có giá trị gì, và vì việc chúng ta kết nối chúng với chiêm tinh học, các khó khăn đã nảy sinh. Chẳng hạn, chúng ta đã kết nối chuyện của người được sinh ra trong gia đình nghèo hay gia đình giầu với chiêm tinh học. Nếu bạn không hiểu rằng những điều như vậy là không bản chất, chiêm tinh học sẽ vẫn còn được kết nối với chúng. Chiêm tinh học có thể trở thành công cụ trong tay bạn chỉ nếu bạn phân biệt cái bản chất với cái không bản chất.
Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện rất hay để cho bạn có thể hiểu…. Mohammed có một đệ tử tên là Ali. Ali có lần đã hỏi ý kiến của Mohammed về liệu một người có độc lập và tự do làm điều anh ta muốn không, hay liệu anh ta có bị trói buộc bởi số mệnh của anh ta vào mọi thứ anh ta làm. Ali hỏi, “Người ta có thể làm như người ta muốn hay không?” – và con người đã từng hỏi câu hỏi này từ thời lâu, lâu rồi. “Nếu con người không có khả năng làm như người đó muốn,” Ali nói, “thế thì thật vô dụng và ngu xuẩn mà đi thuyết giảng cho người đó không ăn trộm, không nói dối, không bất lương, hay đó là số mệnh mà một người bao giờ cũng phải ở đó để thuyết giảng cho người khác không ăn trộm hay không làm cái này hay cái nọ, biết hoàn toàn rõ rằng đó cũng là số mệnh cho người bất lương vẫn còn là bất lương, cho kẻ trộm vẫn còn là kẻ trộm, cho kẻ giết người vẫn còn là kẻ giết người? Mọi điều này dường như là ngớ ngẩn. Nếu mọi thứ đều được tiền định, mọi giáo dục đều là vô dụng – mọi nhà tiên tri, mọi thánh nhân và mọi thầy giáo đều là vô dụng.”
Mọi người đã hỏi những câu hỏi như vậy với Mahavira và với Phật nữa. Nếu cái sắp xảy ra là tiền định rồi, tại sao Mahavira hay Phật nhận nhiều khó nhọc thế để giải thích cái gì là đúng và cái gì là sai? Cho nên, Ali đã hỏi Mohammed ông ấy nghĩ gì về chuyện gây tranh cãi này. Nếu câu hỏi như vậy đã được hỏi với Mahavira hay Phật, họ chắc đã cho lời đáp rất phức tạp và sâu, nhưng Mohammed đã cho lời đáp mà Ali có thể hiểu được. Nhiều lời đáp của Mohammed là trực tiếp và thẳng tuột. Bình thường, câu trả lời được cho bởi những người vô giáo dục hay ít giáo dục, hay người là dân làng đơn sơ, đều trực tiếp và thẳng tuột. Những người như Kabir, Nanak, Mohammed và Jesus đều là người đơn giản theo cách đó. Câu trả lời bởi những người như Phật, Mahavira và Krishna đều phức tạp – Phật và Mahavira đã là tinh hoa của nền văn minh giầu có và phát triển cao. Lời của Jesus là trực tiếp, như cú đánh lên đầu. Kabir thực tại đã hát: “Kabir đang đứng ở chợ thoáng với búa trong tay để đánh ông!” Nếu bất kì người nào tới gần ông ấy, ông ấy sẽ, nói đại khái, đập mở đầu người đó để loại bỏ mọi rác rưởi nằm bên trong.
Mohammed không cho bất kì lời đáp siêu hình nào. Ông ấy yêu cầu Ali nhấc một chân lên và đứng trên nó. Ali đã hỏi một câu hỏi về liệu người ta có tự do làm điều mình muốn không. Tại sao Ali phải đứng trên một chân? Mohammed nói, “Đầu tiên nhấc một chân lên.”
Ali đáng thương nhấc chân trái lên và đứng đó trên một chân.
Thế rồi Mohammed yêu cầu anh ta, “Giờ nhấc chân phải nữa.”
Ali đâm ra phân vân và hỏi làm sao điều đó là có thể được. Thế rồi Mohammed nói, “Nếu ông đã muốn làm, ông có thể đã nhấc chân phải lên trước, nhưng bây giờ ông không thể làm được…. Con người bao giờ cũng tự do để nhấc chân thứ nhất – nó có thể là bất kì chân nào người đó muốn – nhưng ngay khi chân thứ nhất được nhấc lên thì chân kia trở nên bị buộc vào đất.”
Đối với phần không bản chất của sự sống, chúng ta bao giờ cũng tự do nhấc chân thứ nhất. Nhưng một khi điều đó được làm nó trở thành lệ thuộc vào phần bản chất. Chúng ta lấy các bước không bản chất, trở nên bị vướngmắc, và thế thì chúng ta không có khả năng làm điều bản chất. Cho nên Mohammed đã nói với Ali rằng anh ta có mọi tự do để nhấc chân phải hay chân trái trước. Nhưng một khi anh ta đã thực thi tự do đó và nhấc chân trái lên, anh ta không có khả năng nhấc chân kia. Cho nên tự do có đó bên trong những giới hạn nào đó, nhưng bên ngoài những giới hạn đó có lệ thuộc.
Đây là xung đột cổ cho tâm trí con người. Nếu con người là nô lệ của số mệnh của mình – như nhà chiêm tinh dường như khẳng định – nếu mọi thứ là tiền định và xảy ra không tránh khỏi, thế thì mọi tôn giáo đều là vô dụng. Nếu con người có tự do làm mọi thứ, như mọi cái gọi là người theo chủ nghĩa duy lí nói, và nếu không cái gì bị tiền định hay không tránh khỏi, thế thì sự sống sẽ chỉ là hỗn độn và hỗn loạn. Thế thì cũng có thể là con người có thể ăn trộm và vẫn đạt tới giải thoát, rằng người đó có thể giết người và dầu vậy vẫn nhận ra điều thiêng liêng. Khi không cái gì có liên quan, khi bước này không có quan hệ với bước khác, thế thì không có luật và không cái gì trói buộc ở bất kì chỗ nào.
Tôi nhớ tới một câu chuyện về Mulla Nasruddin…. Mulla đi qua một nhà thờ hồi giáo, thì đột nhiên ai đó ngã xuống từ tháp của nhà thờ, nơi anh ta trèo lên để nói lời cầu nguyện. Người này ngã ngay lên vai của Mulla, và xương sống của Mulla bị gẫy. Cho nên Mulla được mang tới bệnh viện để điều trị.
Một số đệ tử của ông ta tới thăm ông ta, vì Mulla thường diễn giải mọi biến cố. Họ hỏi ông ta, “Thầy diễn giải biến cố này thế nào? Điều đó có nghĩa gì?”
Mulla đáp, “Rất rõ ràng là không có mối quan hệ nào giữa hành động và hậu quả của nó. Một người ngã xuống, và xương sống của ai đó khác bị gẫy. Và do vậy từ giờ trở đi các anh phải không đi vào trong tranh cãi về thuyết nghiệp. Điều đã được chứng minh là một người có thể ngã xuống và rằng xương sống của người khác có thể gẫy. Người đó, người ngã xuống là khoẻ mạnh và cường tráng: anh ta ngã lên ta và ta rơi vào mớ lộn xộn. Ta đã không trèo lên tháp để nói lời cầu nguyện, ta chỉ trở về nhà. Ta đã không liên quan tới lời cầu nguyện theo bất kì cách nào – nhưng dầu vậy ta vẫn bị dính líu vào. Cho nên, từ giờ trở đi không nói thêm về thuyết nghiệp nữa. Bất kì cái gì cũng có thể xảy ra. Không có luật; nó toàn là hỗn loạn.”
Mulla rất bất hạnh, cũng là tự nhiên, vì xương sống của ông ta đã bị gẫy không cần thiết.
Từ “Điều huyền bí ẩn kín”, Ch.6