Đó là toàn thể chức năng của Thầy — tạo ra cơn khát, ham muốn lớn, khao khát để biết chân lí, và thế rồi để giúp bạn, từng bước một, hiểu rằng chân lí không ở đâu đó xa xăm khỏi bạn, nó ngụ trong bạn. Nhưng bạn sẽ không sẵn sàng để nghe nó một cách trực tiếp thế. Bạn sẽ kinh hoàng như người ăn xin này. Nếu người chủ ngôi này mà bảo thẳng anh ta, “Anh là con ta,” anh ta chắc đã trốn mất. Anh ta chắc đã nghĩ, “Có bẫy nào đó trong điều đó.” Làm sao anh ta có thể là con trai của người giầu này? Anh ta là người ăn xin.
Thầy đã thực sự là rất khôn ngoan. Dần dần, dần dần thầy thuyết phục. Trên đường trở thành Phật bạn phải được thuyết phục rất, rất chậm chạp. Thầy khai tâm cho bạn, bạn trở thành sannyasin, khất sĩ, thế này và thế nọ; thế rồi, dần dần, bạn bắt đầu có tỏ ngộ nhỏ, thế rồi tỏ ngộ lớn hơn, thế rồi đại ngộ samadhi. Bạn liên tục được cất nhắc. Một ngày nào đó, đột nhiên, bạn biết rằng mọi điều này đã chỉ là thủ đoạn. Điều bạn chung cuộc trở thành, bạn bao giờ cũng đã là vậy rồi. Nhưng Thầy phải rất thuyết phục, cám dỗ.
Thầy không cho bạn bất kì cái gì. Không có gì để cho. Thầy đơn giản cho bạn cái gì đó mà bạn đã có rồi. Thay vì nói rằng Thầy cho bạn cái gì đó, thực ra, thầy lấy đi nhiều thứ khỏi bạn. Thầy lấy những thứ mà bạn không có và bạn nghĩ rằng bạn có, và thầy cho bạn những thứ mà bạn có nhưng bạn nghĩ rằng bạn không có.
Toàn thể chức năng của Thầy chỉ là để mang bạn về nhà — nơi bạn chưa bao giờ rời khỏi ngay chỗ đầu tiên.
Có một câu ngạn ngữ Thiền nổi tiếng bạn phải đã nghe thấy. Nó nói rằng trước khi chúng ta học Thiền, núi là núi và sông là sông. Tuy nhiên khi chúng ta học Thiền, núi không còn là núi và sông không còn là sông. Nhưng thế rồi, khi việc học Thiền của chúng ta được hoàn thành, núi lần nữa lại là núi, và sông lần nữa lại là sông.
Khi một Thiền sư giải thích điều này cho một trong các thiền sinh của mình, thiền sinh kêu lên, “Dạ, nếu điều đó là đúng, thế thì chẳng có khác biệt gì giữa người thường và người chứng ngộ. Vì trước khi tôi đi vào trong Thiền, núi là núi và sông là sông. Thế rồi tôi học Thiền và núi không còn là núi, và sông không còn là sông. Và thế rồi khi việc học là hoàn tất và tôi đã về nhà, sông lại là sông và núi lại là núi.”
Câu hỏi này có liên quan.
Đệ tử này hỏi, “Thưa Thầy, nếu điều này là vậy, thế thì không có khác biệt giữa người thường và người chứng ngộ.”
Và Thầy nói, “Không có khác biệt.”
Không có khác biệt, ngoại trừ một điều — rằng người chứng ngộ biết rằng không có khác biệt, còn người không chứng ngộ nghĩ có khác biệt.
Ai đó hỏi Phật, “Chứng ngộ là gì?”
Và Phật nói, “Nó tồn tại chỉ trong tâm trí của người chưa chứng ngộ.”
Câu nói tuyệt vời! Bạn hiếm khi bắt gặp câu nói như viên kim cương Kohinoor như vậy: “Nó tồn tại chỉ trong tâm trí của người chưa chứng ngộ.” Họ tạo ra nó. Đầu tiên họ nghĩ họ không chứng ngộ, do đó họ tạo ra lí tưởng về chứng ngộ.
Người chứng ngộ đơn giản đã về tới nhà, và người đó biết núi là núi và sông là sông, và chúng bao giờ cũng là núi và chúng bao giờ cũng là sông. Không một khoảnh khắc nào bất kì cái gì đã thay đổi; mọi thứ đã là như nó phải là vậy; mọi thứ là hoàn hảo. Không thể có bất kì hoàn hảo nào hơn như nó vậy. Sự tồn tại là hoàn toàn hoàn hảo! Bạn là hoàn hảo, như bạn vậy. Không có gì để được thêm vào, không có gì để được cải tiến lên. Nhưng nói điều này cho ai đó không tạo ra mấy nghĩa.
Dần dần, dần dần Thầy phải thuyết phục.
Một sư hỏi, “Phật là gì?” và
Đầu Tử (Thầy) trả lời, “Phật.”
Như cái búa! Thầy đang nói, “Đừng hỏi câu hỏi vô nghĩa. Ông là Cái đó — tat-tvam-asi: Ngươi là cái Cái đó.” Nhưng thầy thậm chí không nói điều đó, vì một khi bạn dùng “Ngươi là Cái đó — tat-tvam-asi,” triết lí bắt đầu. Thế thì anh ta bắt đầu nghĩ “Tôi là ai?” và “Cái đó là ai?” và “Làm sao tôi là Cái đó?” và các câu hỏi…. Và không có tận cùng cho nó. Đầu Tử đơn giản dừng toàn thể sự việc ở đây đó.
Trong Thiền họ nói Thầy giống như chiếc kiếm. Thầy chém. Thầy chém sâu tới mức trong một nhát chém thầy chặt bạn thành hai mảnh.
Sư hỏi: “Đạo là gì?”
Và Đầu Tử nói: “Đạo.”
Và sư hỏi: “Thiền là gì?”
Và Đầu Tử nói: “Thiền.”
Hoặc sư này sẽ có tỏ ngộ nhỏ qua Đầu Tử, hoặc anh ta sẽ hoàn toàn bị thất vọng rằng “Người này điên!” Đầu Tử đang làm gì? Đầu Tử đơn giản vọng lại! Còn cái gì khác có thể được làm? Bạn đi lên núi và bạn hát bài ca, và núi vọng lại nó.
Ở Matheran có một chỗ, Điểm Vọng. Có lần tôi đã tới đó cùng vài người bạn. Bạn hét lên và núi hét lại. Ai đó bắt đầu sủa như chó và núi bắt đầu sủa. Tôi bảo người đó, “Nếu bạn định làm cái gì đó, sao không hát bài ca hay? Sao bạn sủa? Sao gây nhiều rắc rối thế cho núi?” Anh ta bắt đầu hát bài ca, và núi bắt đầu hát bài ca.
Sự sống là điểm vọng. Thầy vọng lại bạn, Thầy là gương. Thầy đơn giản chỉ ra cho bạn xem bạn là ai, có vậy thôi. Thầy đơn giản cho bạn mặt của bạn. Thầy đơn giản phản xạ, vọng lại.
Đệ tử hỏi: “Phật là gì”
Và Thầy nói: “Phật.”
Bạn đi lên núi và bạn hỏi, “Cái gì là Phật?” và bạn sẽ nghe thấy “…Phật.” Bạn sẽ không nghe thấy toàn thể câu hỏi được lặp lại. Lí do? Hai từ đầu đó sẽ bị mất, bị chờm lên. Khi bạn nói, “Cái gì là Phật?” núi lặp lại toàn thể câu này, “Cái gì là Phật?” nhưng sẽ có kẽ hở — kẽ hở thời gian, kẽ hở hơi chút thời gian. Vì kẽ hở thời gian đó, khi bạn có khả năng nghe thấy — khi bạn đã hoàn thành câu hỏi của bạn và bạn có khả năng nghe thấy — bạn sẽ không nghe thấy toàn thể câu hỏi được lặp lại: “Cái gì là Phật?” Bạn sẽ nghe thấy “Phật.”
Điều đó rất có ý nghĩa. Thầy phản xạ, soi gương. Thầy đơn giản hoàn trả bạn lặp đi lặp lại. Thầy không cải tiến bạn. Thầy không cho bạn cái phải, vì mọi cái phải đều tạo ra mặc cảm. Thầy không cho bạn bất kì lí tưởng nào, vì mọi lí tưởng tạo ra căng thẳng, phiền não. Thầy không bao giờ nói, “Cái này là xấu và cái kia là tốt.” Thầy không bao giờ tạo ra giá trị, vì mọi giá trị tạo ra chia chẻ. Thầy không bao giờ dạy phán xét, thầy dạy bạn sống mà không phán xét, không kết án, không nói tốt hay xấu. Để sự sống tuôn chảy như nó vậy.
Nghe chuyện ngụ ngôn hay này và bạn sẽ hiểu phẩm chất tựa gương của Thầy. Đây là một trong những chuyện Thiền nổi tiếng nhất về Thiền sư lớn Bạch Ẩn khi ông ấy ở ngôi đền Shoinji.
Một cô gái trong giáo dân trở nên mang thai. Người bố nghiêm khắc của cô ấy đe doạ cô ấy để hỏi tên của người yêu, và đến cuối, nghĩ rằng nếu cô ấy nói vậy cô ấy có thể thoát sự trừng phạt, cô ấy nói cho bố mình: “Đó là Thiền sư Bạch Ẩn.”
Người bố không nói thêm, nhưng khi thời điểm tới và đứa con được sinh ra, ông ta lập tức mang nó cho thiền sư và ném nó vào thiền sư. “Dường như đây là con ông.” Và ông ta xổ ra hàng tràng sỉ nhục và khinh bỉ vào điều ô nhục của chuyện này.
Thiền sư chỉ nói: “Ồ, thế à?” và bế đứa bé trong cánh tay mình. Sau đó, trong cả ngày nắng lẫn đêm mưa bão ông ấy đều đi xin sữa từ các nhà hàng xóm. Bất kì chỗ nào ông ấy đi ông ấy đều mang theo đứa bé, được bọc trong ống tay áo của bộ áo choàng rách tả tơi.
Bây giờ ông ấy, người đã được coi là Phật sống, đã được tôn thờ như Thích Ca, quả thực đã sa ngã. Nhiều đệ tử, những người đã lũ lượt kéo đến ông ấy, nay quay đi chống lại ông ấy và bỏ ông ấy. Thầy vẫn chẳng nói một lời.
Trong khi đó người mẹ thấy cô ta không thể chịu đựng được nỗi khổ của việc tách rời khỏi đứa con của mình, và hơn nữa, bắt đầu sợ hậu quả trong kiếp sau về điều cô ấy đã làm. Cô ấy thú nhận tên bố của đứa bé. Bố của cô ấy, khắt khe trong quan niệm về đức hạnh, trở nên gần điên vì sợ. Ông ta chạy xô tới Bạch Ẩn và phủ phục mình xuống, nài nỉ cầu xin tha thứ.
Thiền sư lần này cũng lại chỉ nói: “Ồ, thế à?” và trả lại ông ta đứa bé.
Cả hai lần cùng một điều: “Ồ, thế à?” Lần thứ nhất người bố ném đứa trẻ vào Bạch Ẩn và nói, “Thứ này là con ông,” Bạch Ẩn không nói có hay không, ông ấy không phản đối. Ông ấy đơn giản chấp nhận. Ông ấy nói, “Ồ, thế à?” Và sau nhiều tháng… và bạn có thể hiểu khó khăn của ông ấy: đứa trẻ nhỏ, và thị trấn đã quay lưng lại ông ấy. Đi xin cho bản thân ông ấy đã trở thành khó khăn, và xin cho đứa bé thậm chí còn khó khăn hơn, và ông ấy phải chăm nom đứa bé. Nhưng không một khoảnh khắc nào ông ấy thốt ra bất kì cái gì chống lại điều đó. Đây là chấp nhận — như vậy tathata — đây là tính như vậy. Bất kì cái gì sự sống mang tới đều là được, tuyệt đối được.
Và khi người bố quay lại và giằng lấy đứa bé, và nói, “Tôi xin lỗi”, và hỏi xin tha thứ: “Điều đó đã là sai và ông không phải là bố đứa bé — có ai đó khác là bố đứa bé, tôi xin lỗi,” Bạch Ẩn nói, “Ồ, thế à?” và trả lại đứa bé. Không một lời bình luận.
Đây là phẩm chất tựa gương. Không cái gì là tốt, không cái gì là xấu — mọi điều là thiêng liêng. Đây là thông điệp của Phật. Thầy phản xạ trong từng hành động của thầy.
Đó là lí do tại sao đôi khi bạn sẽ thấy Thầy rất mâu thuẫn. Bạn sẽ thấy tôi mâu thuẫn nhiều lần. Tôi nói điều này cho người này, và tôi nói đích xác cái đối lập cho người khác. Và đôi khi cả hai người đã mang tới cùng vấn đề! Vấn đề có thể có vẻ là một khi nó được phát biểu trong cùng ngôn ngữ, nhưng nó không thể là một, vì người hỏi là khác. Họ có quá khứ khác nhau, xu hướng khác nhau, khổ khác nhau, đau khác nhau, lo khác nhau, bố mẹ khác nhau, xã hội khác nhau, ước định khác nhau. Câu hỏi trên bề mặt có thể có vẻ đích xác là một, nhưng nó không thể là một. Không có hai người nào có thể hỏi cùng câu hỏi, cho nên không có hai người nào mà cùng câu trả lời sẽ là câu trả lời đúng. Điều đó sẽ là tuỳ.
Khi bạn đứng trước gương nó phản xạ mặt bạn. Khi bạn đi ra xa, mặt biến mất. Ai đó khác tới, gương phản xạ mặt đó. Một khi người đó chuyển đi, mặt đó mất đi; gương lại là trống rỗng. Bạn không nói với gương, “Mày rất rất không nhất quán. Lúc thì mày hiện ra mặt này, lúc thì mày hiện ra mặt khác.” Ảnh chụp là nhất quán hơn! Điều đó đúng. Ảnh chụp là rất rất nhất quán, nó vẫn còn là một thứ. Nhưng ảnh chụp là chết. Nó có năng lực rất hạn chế. Một khi được phơi ra ánh sáng, nó được kết thúc. Gương là vô hạn. Bạn có thể liên tục phơi nó ra cho hàng triệu người, và nó vẫn còn đó, gương hoàn hảo, và liên tục phản xạ.
Thầy thực nhất định là không nhất quán; chỉ thầy giáo là nhất quán. Chỉ những tâm trí rất tầm thường là nhất quán. Khi tâm trí trở thành có tính càn khôn, nó là không nhất quán như bản thân Thượng đế, nó là nghịch lí như bản thân Thượng đế. Do đó, tôi gọi Thiền là Con đường của Nghịch lí.
Thầy đơn giản phản xạ, soi gương, ném đệ tử trở lại bản thân anh ta lặp đi lặp lại. Nếu đệ tử đã thực sự là người tìm kiếm, không chỉ tò mò, anh ta chắc đã đạt tới.
Nhìn vào mắt Thầy là đủ. Nghe tiếng vọng tới từ tim thầy là đủ. Ở trong tiếp xúc với lửa đó mà Phật tính mang tới cho một người là đủ. Tới gần người đã đạt tới là đủ. Người đó giống như ngọn lửa. Khi bạn tới gần, một khoảnh khắc của gần gũi tới… ngọn lửa nhảy vào trong bạn và trở thành ngọn lửa của bạn. Thầy không mất bất kì cái gì, và bạn thu được tất cả.
Điều đó giống như khi bạn mang chiếc nến, chiếc nến chưa cháy, tới chiếc nến đã cháy. Quan sát điều xảy ra. Đích xác điều đó xảy ra khi đệ tử tới với Thầy. Chỉ sự gần gũi, thân thiết. Toàn thể nghệ thuật của tính đệ tử là về việc là thân thiết, tới gần hơn, bỏ phòng thủ của bạn, bỏ áo giáp, bỏ ý chí và bản ngã của bạn, và tới ngày càng gần hơn, gần hơn, gần hơn. Và đột nhiên… một khoảnh khắc bạn đã không sáng, khoảnh khắc khác bạn được thắp sáng. Và nó bất thần thế, nó không phải là thứ dần dần. Không phải là đầu tiên bạn được sáng lên một chút ít, thế rồi sáng thêm chút ít, không. Nó bất thần thế. Đột nhiên, như bước nhảy lượng tử, bạn không còn là người cũ… cái mới đã tới, tuyệt đối gián đoạn với cái cũ. Thực ra, không cái gì nhiều hơn được cần.
Nếu bạn có thể tìm ra Thầy, người bạn có thể yêu, nếu bạn có thể tìm ra Thầy, người bạn có thể cảm thấy thân thiết, với người đó bạn có thể vô phòng thủ, với người đó bạn có thể mong manh, với người đó bạn không có bất kì bí mật nào, bạn không muốn có bất kì bí mật nào, với người đó bạn sẵn sàng chết, với người đó bạn sẵn sàng đi tới bất kì chỗ nào người đó đi — bạn không quan tâm, bất kì chỗ nào người đó đi đều là mục đích của bạn — nếu tin cậy đó có đó, điều đó là đủ. Mọi sự sẽ bắt đầu xảy ra theo cách riêng của chúng, vì các bạn đã là chư Phật rồi; chỉ việc nhận ra là được cần. Nếu bạn tới gần Thầy và tim thầy phản xạ bạn, bạn sẽ thấy rằng mặt bạn là mặt của Phật, rằng trạng thái vô trí của bạn là Thiền, và rằng khi bạn đang đi vào bên trong bạn là trong Đạo.
Và không có cách khác để giải thích Phật là gì, Đạo là gì, Thiền là gì.
Vâng, nó không thể được nói qua lời — lời là không thích hợp; nó không thể được nói qua im lặng — im lặng là rất phủ định. Thiền chọn con đường giữa. Nó dùng lời theo cách chúng tạo ra im lặng. Nó là phương cách lớn. Nghệ thuật lớn được cần để dùng lời theo cách mà chúng tạo ra im lặng, theo cách mà tác động tối thượng mang tới im lặng, không nhiều lời.
Đó là điều tôi liên tục làm mọi sáng với bạn. Tôi liên tục ném ra cả nghìn lẻ một lời vào bạn. Nhưng nỗ lực này không để cho bạn lời, nỗ lực này là chính điều ngược lại. Nỗ lực này là để đập tan lời mà đã có đó trong tâm trí bạn. Tôi ném lời để đập tan lời của bạn. Một khi chúng đã phủ định lẫn nhau, cả hai chúng sẽ sụp đổ — và sẽ có im lặng, một loại im lặng mới toàn bộ bạn chưa bao giờ biết tới. Nó không phải là kẽ hở giữa hai lời, không. Nó là sự hiện diện của Thượng đế, nó là Phật tính.
Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.3, ch.5