Người trị liệu

Làm sao tôi có thể làm việc như người trị liệu theo cách vô ngã?

 

Ở phương Đông cách tiếp cận của chúng ta là ở chỗ người trị liệu phải không làm việc chút nào. Người trị liệu trở thành chỉ là phương tiện cho năng lượng của Thượng đế. Người đó chỉ là sẵn có như cây trúc hổng để cho Thượng đế có thể đi qua người đó. Người chữa lành phải trở thành chỉ là lối chuyển.

Bệnh nhân — trong con mắt phương Đông — là người đã mất tiếp xúc với Thượng đế. Người đó đã trở thành quá bản ngã và người đó đã mất tiếp xúc với Thượng đế. Người đó đã tạo ra bức Trường thành Trung Quốc quanh bản thân người đó tới mức người đó không còn biết thêm nữa về Thượng đế là gì, người đó không còn biết tính toàn bộ là gì. Người đó hoàn toàn bị ngắt kết nối khỏi gốc rễ, khỏi chính cội nguồn của sự sống. Đó là lí do tại sao người đó ốm — về tinh thần, về thể chất hay bất kì cách nào khác. Ốm ngụ ý rằng người đó đã mất dấu vết của cội nguồn. Người chữa lành, người trị liệu ở phương Đông được mong đợi kết nối người ốm với cội nguồn. Người đó đã đánh mất cội nguồn, nhưng bạn vẫn còn kết nối.

Bạn cầm tay một người. Người đó bị ẩn kín đằng sau bức tường. Để người đó ẩn kín đằng sau bức tường đi. Cho dù bạn có thể cầm tay người đó qua một cái lỗ trong bức tường này… nếu người đó có thể tin cậy bạn — người đó không thể tin cậy và Thượng đế, người đó không biết Thượng đế nghĩa là gì. Từ đó đã trở thành vô nghĩa với người đó. Nhưng người đó có thể tin cậy người trị liệu, người đó có thể cầm tay người trị liệu. Người trị liệu là trống rỗng, chỉ trong hoà hợp với Thượng đế, và năng lượng bắt đầu tuôn chảy. Và năng lượng đó là sống động, là làm khoẻ lại tới mức sớm hay muộn nó phá huỷ bức Trường thành Trung Quốc kia quanh bệnh nhân, người đó có thoáng nhìn về vô ngã. Thoáng nhìn đó làm cho người đó mạnh khoẻ và toàn thể, không cái gì khác làm cho người đó mạnh khoẻ và toàn thể.

Cho nên nếu bản thân người trị liệu là một bản ngã, thế thì việc trị liệu là không thể được. Cả hai đều là tù nhân. Nhà tù của họ là khác, nhưng họ không thể giúp gì mấy.

Toàn thể cách tiếp cận của tôi về trị liệu là ở chỗ người trị liệu phải trở thành công cụ của Thượng đế. Tôi không nói đừng biết bí quyết. Biết bí quyết đi! — nhưng làm cho bí quyết đó thành sẵn có cho Thượng đế. Để Ngài dùng nó. Học trị liệu tâm lí, học mọi loại trị liệu đi. Biết bất kì cái gì là có thể để biết, nhưng không bám lấy nó. Để nó đó, để Thượng đế là sẵn có qua bạn. Để Thượng qua mọi bí quyết của bạn, để Thượng đế tuôn chảy qua mọi bí quyết của bạn. Để Ngài là cội nguồn của chữa lành và trị liệu. Đó là điều yêu là gì.

Yêu làm thảnh thơi người kia. Yêu cho người kia sự tin cậy. Yêu trút lên người kia, chữa lành vết thương của người kia.

 

Chữa lành linh hồn có thể tách tời khỏi thế giới quan tôn giáo không?

 

Không. Chỉ bộ phận thì điều đó là có thể. Con người có ba bình diện của sự hiện hữu của mình: thân, tâm và hồn. Tâm trí là ở giữa, nó là chiếc cầu. Một nửa bao gồm thân, một nửa chứa hồn. Cho nên nếu bạn bỏ chiều tôn giáo hoàn toàn, tâm trí không bao giờ có thể là toàn thể; nó bao giờ cũng là một nửa, cái gì đó sẽ bị thiếu.

Đó là điều Carl Gustav Jung đã đi tới biết ở giai đoạn cuối đời ông ấy. Ông ấy phải đã điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân. Đến cuối cùng ông ấy đã khẳng định, “Đây đã là quan sát của tôi: rằng độ tuổi bốn mươi hai dường như mang tới cái gì đó mới trong cuộc sống của con người. Cũng như ở độ tuổi mười bốn dục đi vào, như vậy ở độ tuổi bốn mươi hai tôn giáo phải đi vào. Mọi người khổ sau bốn mươi hai bằng cách nào đó này khác là khổ do thiếu chiều hướng tôn giáo.” Đó là quan sát của Jung. Bằng cách nào đó họ cần tiến tới Thượng đế. Họ có thể không biết về điều đó, nhưng vấn đề cơ bản của họ là ở đó. Và nó phải ở đó.

Sự sống có hai phần: sinh và chết. Khi bạn là thanh niên bạn quá đầy sinh, bạn ở gần sinh. Bạn không bận tâm về chết. Khi bạn bắt đầu đi tới gần chết, một ngày nào đó bạn đi qua biên giới của sinh và bạn đi vào trong biên giới của chết. Thế thì bạn bắt đầu nghĩ về chết. Và không có cách khác để giải quyết sợ chết ngoại trừ qua tôn giáo. Và bạn không thể giải được nó, nó liên tục lay bạn, làm bạn run lên; nó liên tục giày vò tim bạn. Nó trở thành vết thương. Bạn có thể né tránh nó, bạn có thể không nhìn vào nó. Bạn có thể vẫn còn bận bịu trong cả nghìn lẻ một thứ. Bạn có thể không nghĩ về nó một cách có ý thức, nhưng một cách vô thức chết đang tới gần hơn, và toàn thể sự sống của bạn bắt đầu mất nghĩa.

Ở giữa sống một ngày tới khi đột nhiên chết trở nên có ý nghĩa. Khoản khắc bạn nhận ra rằng chết là có ý nghĩa, bạn phải nhận ra chiều hướng tôn giáo. Tôn giáo tồn tại vì chết.

Chủ nghĩa vật chất chắc sẽ là ổn hoàn hảo nếu như không có chết; chắc sẽ không có nhu cầu tôn giáo. Nếu như chỉ có sinh và không có chết, thế thì chủ nghĩa vật chất chắc đã là tất cả, thế thì Charvarka, Epicurus, Karl Marx — những người này chắc đã là chư Phật. Thế thì không có cái gì khác. Nếu chỉ có việc sinh, thế thì ai bận tâm? Nếu bạn sẽ sống ở đây mãi mãi, bạn sẽ sống ở đây mãi mãi, ai bận tâm về phẩm chất cuộc sống, hay về cái gì đó sâu hơn? Thế thì liên tục tận hưởng là đủ! Thế thì “Ăn, uống, vui vẻ” là lời kinh duy nhất. Không Veda, không Kinh Thánh khác nào được cần.

Nhưng chết tới. Và bởi vì chết tới, Phật trở thành quan trọng, Mahavir trở thành quan trọng, Christ trở thành quan trọng. Họ cho bạn cái nhìn ra bên ngoài chết, cái vượt qua chết, cái chinh phục chết. Tôn giáo không là gì ngoài cánh cửa để lắng đọng quan hệ với chết.

Tâm trí không thể thực sự lành mạnh mà không có cái nhìn tôn giáo về thế giới. Nó sẽ là cái nhìn thiên lệch. Bạn không chỉ là thân thể, cho nên chỉ nghĩ dưới dạng vật chất sẽ không thoả mãn cho bạn. Và bạn không chỉ là tâm trí, cho nên chỉ lành mạnh tâm lí sẽ không có tác dụng. Bạn có linh hồn nữa, và linh hồn là ở trung tâm. Đó là chính cốt lõi của bạn. Nếu cái đó vẫn còn bị ngột ngạt, nếu cái đó vẫn còn bị bỏ đói, bằng cách nào đó này khác việc ngạt thở đó, việc đói đó, sẽ tạo ra hiệu ứng trong tâm lí, trong thể chất nữa. Nó sẽ tới từ cội nguồn, rỉ ra như chất độc, và bạn sẽ liên tục làm mọi thứ, và dầu vậy bạn sẽ thấy cái gì đó đang thiếu, cái gì đó có ý nghĩa sâu đang thiếu.

Đó là điều chủ nghĩa vật chất phương Tây đã tới. Mọi thứ là sẵn có đó, nhưng nghĩa bị mất, ý nghĩa bị mất, vinh quang bị mất, chân giá trị bị mất. Hồn đang thiếu. Jesus nói: “Và ông có thể thu được cái gì cho dù ông thu được toàn thế giới và làm mất hồn của ông?”

 

Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.3, ch.4