Chân lí là một

Chân lí không thay đổi trong hai mươi nhăm năm, chân lí không thay đổi trong hai mươi nhăm nghìn năm, chân lí không thay đổi trong hai mươi nhăm triệu năm. Chân lí không thay đổi. Chân lí là một.

Hàng nghìn là cách diễn đạt cho nó, nhưng chân lí là một. Nhiều ngón tay chỉ trăng, nhưng trăng là một. Đừng bị lạc trong các ngón tay, đừng bị gắn bó quá nhiều với ngón tay. Nhìn vào thông điệp này và quên cái trung gian đi.

Cái trung gian có nhiều, chân lí không nhiều. Biểu dụ là nhiều, chân lí không nhiều. Chân lí là một, vô thời gian, siêu việt. Về chân lí, điều này phải được hiểu rất sâu. Việc hiểu này sẽ giải thoát bạn khỏi là người Ki tô giáo, khỏi là người Hindu, khỏi là người Jain, khỏi là Phật tử, khỏi là người Mô ha mét giáo. Việc hiểu này sẽ làm cho bạn thành có tính tôn giáo lần đầu tiên.

Tôn giáo không bị giới hạn vào bất kì cái trung gian nào. Nhiều, nhiều nỗ lực đã được thực hiện — nó không bị giới hạn vào bất kì nỗ lực nào để diễn đạt điều đó. Mọi điều được diễn đạt là cái gì đó khác toàn bộ với các biểu dụ, chuyện ngụ ngôn, lời, ngôn ngữ, mà trong đó nó được diễn đạt. Nhớ cái bản chất và quên đi cái không bản chất. Phật, Mahavir, Krishna, Christ, Mohammed — tất cả họ đều nói cùng một điều, hiển nhiên theo những cách khác nhau. Họ là những người khác nhau cho nên họ nói các ngôn ngữ khác nhau. Họ được nuôi dưỡng lớn lên khác nhau, các biểu dụ của họ là khác nhau. Nhưng làm sao họ có thể nói các chân lí khác nhau được? Chân lí là một.

Trông đấy! — ngay cả khoa học cũng là một. Không có hoá học Hindu và không có toán học Ki tô giáo. Chân lí của khoa học là một. Nếu chân lí là một về vật chất, tại sao nó phải là khác đi về tâm thức? Khi chân lí là một về ngoại vi, tại sao nó phải là khác khi có liên quan tới trung tâm? Trung tâm là một, ngoại vi có thể là khác lẫn nhau. Ngoại vi là đủ lớn để được phân chia. Trung tâm thậm chí không đủ lớn để bị phân chia, trung tâm là không thể phân chia được. Vâng, có khả năng của việc có toán học Ki tô giáo và toán học Hindu, nhưng không có khả năng có việc là tôn giáo Ki tô giáo và tôn giáo Hindu — vì toán học tồn tại ở ngoại vi; nó là thế giới của cái bề mặt.

Tôn giáo là ở chính cốt lõi của thực tại, trung tâm của cơn xoáy lốc. Nó là một! Chúng ta có thể nhìn vào nó bằng những con mắt khác nhau, và chúng ta có thể có các kính khác nhau đeo trên mắt chúng ta — những kính mầu khác nhau. Chúng ta có thể có các kết cấu tâm trí khác nhau, các ý thức hệ để diễn giải nó. Nhưng cái được diễn giải là một. Tôn giáo là một. Các tôn giáo không phải là tôn giáo mà chỉ là các giáo phái. Các tôn giáo là cách chỉ tới chính tôn giáo — ngón tay chỉ trăng.

Để điều đó chìm sâu vào trong bạn.

Mới hôm nọ đã có câu hỏi từ Divya rằng “Khi thầy nói về Phật, dường như Phật là Thiền sư. Khi thầy nói về Mahavir, dường như Mahavir là Thiền sư. Khi thầy nói về Christ, dường như Christ là Thiền sư. Khi thầy nói về ai đó khác, có vẻ như người đó là Thiền sư.”

Vâng, họ toàn là các Thiền sư, vì Thiền không phải là tôn giáo. Thiền là cốt lõi bản chất của mọi tôn giáo. Thiền ngụ ý dhyan. Gốc tiếng Phạn cho Thiền là dhyan. Thế rồi dhyan trong tiếng Pali trở thành zan. Thế rồi trong tiếng Trung Quốc nó trở thành chan, và thế rồi ở Nhật Bản nó trở thành Zen. Nhưng gốc là dhyan. Dhyan là điều bản chất. Dhyan ngụ ý trạng thái nhận biết vô ý nghĩ, khi mọi ý nghĩ biến mất và bạn nhìn vào trong thực tại mà không có bất kì cản trở nào, khi mọi bụi đã bị gạt đi và gương phản xạ hoàn hảo — như nó là hoàn cảnh — cái được phản xạ mà không có bất kì diễn giải nào về phần bạn. Cái đó là điều Thiền là gì!

Divya là đúng. Và bạn có thể phân vân nhiều lần rằng tôi liên tục nói về Tilopa, Mohammed, Mahavir, Krishna, Christ. Nhưng tôi liên tục nói cùng một điều. Đây chỉ là những cái cớ khác nhau để mang bạn về nhà. Nếu bạn không lắng nghe, nếu bạn không hiểu cách Phật nói, tôi sẽ nói cách mà Mohammed nói. Nếu bạn không hiểu điều đó, tôi sẽ nói cách mà Tilopa nói. Tôi có hi vọng vô hạn rằng theo cách nào đó, ngày nào đó, biểu dụ nào đó sẽ đập vào bạn, và sẽ mở tim bạn ra.

Chiếc kiếm này sao? — tốt. Nếu kiếm này không giết bạn, thế thì kiếm khác. Tôi không bị gắn bó với kiếm. Toàn thể nỗ lực của tôi là làm sao triệt tiêu bạn. Bất kì kiếm nào có tác dụng là được. Tôi không quan tâm rằng bạn phải bị giết chỉ bởi kiếm này: kiếm của Phật hay kiếm của Mahavir, hay kiếm của Christ — bất kì kiếm nào có tác dụng là được, bất kì đền chùa nào có tác dụng là được. Lời cầu nguyện phải nảy sinh, tính thiền phải xảy ra.

Cho nên điều đầu tiên trước khi chúng ta cố gắng đi vào câu chuyện hay này: nhiều là dối trá — chỉ dối trá có thể là nhiều, chân lí không thể là nhiều. Làm sao có thể có hai chân lí? Hoặc chúng sẽ đồng ý với nhau, thế thì chúng sẽ trở thành một; hoặc chúng sẽ bất đồng với nhau, chỉ thế thì cái này có thể là đúng, hay có thể cả hai là sai, nhưng cả hai không thể là đúng. Chân lí không thể là hai.

Ý kiến là nhiều. Ý kiến là dối trá, dối trá do con người bịa ra. Chẳng hạn, chúng ta đang ngồi đây, một nghìn người đang ngồi đây. Nếu các bạn nghĩ, các bạn là một nghìn người. Mọi người nghĩ theo cách riêng của mình; mọi người sẽ có ý nghĩ riêng của mình, sẽ thêu dệt mơ riêng của mình. Nhưng nếu tất cả các bạn im lặng, không ai nghĩ, thế thì không có một nghìn người ngồi ở đây: đơn giản có một im lặng, một số không — số không lớn — và tất cả đã tan biến vào trong nó.

Khi bạn thiền, bản ngã biến mất. Cùng với bản ngã mọi phân biệt, khác biệt, biến mất. Nếu tất cả các bạn có tính thiền ở đây, trong khoảnh khắc này, thế thì ở đây không có người. Chỉ một thứ ngự trị — cái không biết — duy nhất Thượng đế toả khắp. Bạn biến mất, bạn mất các biên giới, bạn tan chảy, bạn hội nhập trong đại dương. Khi bạn nghĩ, bạn là tách rời. Khi bạn nghĩ, bạn tạo ra tiếng ồn, bạn tạo ra biên giới quanh bạn, bạn được rào lại với người khác. Khi bạn nghĩ, bạn ủng hộ cái gì đó và chống lại cái gì đó. Suy nghĩ bao giờ cũng tạo ra ủng hộ và chống đối.

Khi bạn nghĩ, bạn là người Hindu hay người Mô ha mét giáo. Khi bạn không nghĩ, bạn là ai? — người Hindu hay người Mô ha mét giáo? Bạn không thể nói được. Nếu bạn nói người Hindu, bạn vẫn đang suy nghĩ. Nếu bạn nói người Mô ha mét giáo, bạn vẫn đang suy nghĩ. Khi bạn không nghĩ, bạn không là ai cả. Duy nhất Thượng đế hiện hữu. Bạn là cây tre hổng, chiếc sáo, và bài ca là của Thượng đế không phải của bạn.

Dối trá là nhiều, vì dối trá là bịa đặt của con người. Bạn có thể liên tục bịa ra chúng. Đó là lí do tại sao mọi người quan tâm nhiều thế tới dối trá, vì dối trá cho xúc động — chúng là mới. Chân lí không bao giờ mới, nó là cổ đại nhất — cùng một điều, cùng một điều, cùng một điều…. Chân lí gây chán. Dối trá là rất, rất hấp dẫn; dối trá là rất thú vị. Do đó bạn thích chuyện hư cấu, do đó bạn đi xem phim. Sự sống là mọi thứ xung quanh! Bạn không nhìn sự sống này — bạn đi tới rạp chiếu phim, bạn trả tiền cho điều đó. Trong ba giờ bạn bị mất hút trong thế giới hư cấu, không thực, nhưng bạn thích thú nó. Tại sao bạn thích nó? Nó là mới.

Nhưng chân lí bao giờ cũng là cùng một điều. Thực ra gọi nó là cũ cũng là không đúng, vì nó chưa bao giờ là mới cho nên làm sao nó có thể là cũ được? Bất kì cái gì là mới sẽ trở thành cũ, bất kì cái gì là cũ phải đã từng là mới lúc nào đó này khác. Chỉ cái mới trở thành cũ. Chân lí không là cả hai. Đó là điều chúng ta ngụ ý ở Ấn Độ khi chúng ta nói chân lí là sanatana — vĩnh hằng — không mới không cũ. Cũ như bất kì cái gì và mới như bất kì cái gì, nhưng về căn bản không là cả hai.

Chỉ người rất, rất thông minh có thể lắng nghe chân lí. Tâm trí ngu khao khát điều hư cấu, chuyện tầm phào — không phải là cẩm nang. Tâm trí ngu quan tâm tới nói chuyện tầm phào. Có xúc động! Cái gì đó mới đang xảy ra! Bạn đọc báo buổi sáng. Bạn không đọc Gita thêm nữa, bạn không đọc Kinh Thánh thêm nữa, bạn không đọc Dhammapada. Bạn đọc báo; báo là thế giới của dối trá — thế giới của chính khách, thế giới của hư cấu. Bạn thích báo vô cùng, vì bạn có cảm giác rằng cái gì đó mới có thể đã xảy ra, cái gì đó mới là có thể.

 

Tôi đã nghe nói rằng có lần một nhà báo chết và đi thẳng lên cõi trời. Ông ta là nhà báo và là cái tên lớn, và ông ta đã không bận tâm liệu ông ta có được quyền lên cõi trời hay không. Ông ta đơn giản gõ cửa — và mọi cánh cửa lớn trên thế giới bao giờ cũng mở cho ông ta: cửa của thủ tướng, cửa của tổng thống, và cửa của mọi VIP-người rất quan trọng.

Ông ta gõ cửa. Thánh Peter mở cửa ra, hỏi ông ta là ai, và ông ta nói, “Ông không biết tên tôi à? Ông chưa bao giờ nghe thấy tên tôi sao? Ông không đọc báo sao?”

Thánh Peter nói, “Không, báo không đưa tới đây. Và chúng tôi có đủ hạn ngạch về các nhà báo trên cõi trời — mười hai — chúng tôi có hạn ngạch cố định. Cho dù mười hai người đó là vô dụng, vì không có tin tức ở đây! Nó chỉ là việc theo đúng thủ tục. Họ đang ở đây, nhưng không báo nào được xuất bản. Không có gì để xuất bản. Để tin tức xảy ra, người điên được cần tới.”

 

George Bernard Shaw đã nói, “Khi chó cắn người đó không phải là tin tức; khi người cắn chó, đó là tin tức.” Chó cắn người sao? Đây là tin gì mới? Điều này bình thường. Nhưng người cắn chó trở thành tin tức. Chỉ người điên tạo ra tin tức. Cho nên nếu bạn muốn tin tức thực bạn phải đi tới những thành phố điên — New Delhi, Bắc Kinh, Moscow, Washington, London — ở đó bạn thấy tin tức khắp xung quanh. Tin tức, và tin tức và tin tức!

Cho nên thánh Peter nói, “Xin ông đi chỗ khác, xuống địa ngục. Ở đó họ cần nhiều người cung cấp tin — các nhà báo lớn được cần và được kính trọng ở đó, và nhiều điều xảy ra ở đó. Ở đây chẳng cái gì xảy ra! Nó bao giờ cũng là cùng một thứ. Không cái gì thay đổi ở đây, nó là cùng một điều vĩnh hằng. Im lặng ngự trị, yên lặng tuyệt đối ngự trị. Không buôn chuyện, không đánh nhau, không chiến tranh, không giết người, không cưỡng hiếp — không cái gì xảy ra. Mọi thứ ở đây dường như chúng không có.”

Nhưng nhà báo này vẫn hang hái. Ông ta nói, “Ông có mười hai nhà báo. Cứ cho tôi thời gian hai mươi bốn giờ. Tôi sẽ thuyết phục ai đó đi sang chỗ khác, và thế thì ông có thể xoay xở được cho tôi. Tôi muốn ở đây.”

Thánh Peter thương hại ông ta và cho ông ta hai mươi bốn giờ để thuyết phục ai đó.

Ông ta lan truyền tin tức — ông ta là nhà báo — ông ya lập tức đi vào và bắt đầu nói cho mọi người: “Một tờ báo mới, báo rất mới, sắp được xuất bản ở địa ngục, và trả lương tốt, nhà lớn, xe lớn, nhân viên đông, biên tập viên, biên tập viên mới được cần tới.” Ông ta lan truyền tin này.

Sau hai mươi bốn giờ khi ông ta quay lại thánh Peter, thánh Peter đóng cửa và nói, “Đừng cố đi ra. Tất cả mười hai người đã trốn hết rồi!”

Nhưng thế rồi nhà báo này trở nên hơi chút nghi ngờ. Ông ta nói, “Cả mười hai người đã đi rồi sao? Tôi đã nghĩ một hay hai người là nhiều nhất. Cả mười hai người đã đi rồi sao? Thế thì để tôi ra đi. Thế thì phải có cái gì đó trong nó.”

 

Bản thân ông ta đã tạo ra tin này. Nó là dối trá, ông ta biết, nhưng khi bạn nói điều dối trá cho mọi người nhiều lần, dần dần bản thân bạn bắt đầu tin vào nó. Dối trá có xu hướng trở thành chân lí, chỉ việc lặp lại được cần.

Đó là điều Adolf Hitler nói trong cuốn tự tiểu sử của ông ta, Mein Kampf. Đó là phân biệt duy nhất ông ta làm giữa chân lí và dối trá: dối trá là chân lí được nói lần thứ nhất; và chân lí là dối trá được nói nhiều lần. Đó là phân biệt duy nhất ông ta làm ra. Và ông ta biết rõ, đích thân ông ta đã làm ra nó.

Bạn có thể liên tục lặp lại dối trá lặp đi lặp lại, và sớm hay muộn mọi người sẽ bắt đầu tin vào nó. Khi họ nghe nó lặp đi lặp lại, tác động… điều đó tạo ra đường rãnh trong tâm trí họ. Và khi nhiều người bắt đầu tin tưởng, bản thân bạn sẽ bắt đầu tin, vì bạn sống theo mọi người.

“Nếu nhiều người thế tin, phải có cái gì đó trong nó,” nhà báo này nói. “Tôi muốn đi, tôi không muốn ở đây. Và tôi đã nhìn vào cõi trời của ông — nó là vô dụng. Không cái gì xảy ra ở đây và không cái gì sẽ bao giờ xảy ra ở đây.”

 

Cho nên vẫn còn trong trạng thái mà không cái gì xảy ra, là điều dhyan là gì, thiền là gì. Thiền là cõi trời.

Phật nói về nó, Jesus nói về nó, Zarathustra nói về nó, Lão Tử nói về nó. Và họ nói về cùng một hiện tượng. Nó là cùng năng lượng, cùng loại kinh nghiệm.

Đó là lí do tại sap Divya là đúng. Khi tôi nói, tôi nói về cùng điều này lặp đi lặp lại. Đây là những cái cớ khác nhau. Tôi dùng chúng như bàn nhảy. Nếu bất kì một thông điệp nào đập vào bạn, mọi thông điệp đã đập vào bạn. Nếu bạn có thể hiểu được Phật, bạn đã hiểu mọi người — Mahavir, Krishna, Christ — tất cả. Nếu bạn hiểu Christ, bạn đã hiểu tất cả.

Riêng một người chứng ngộ đã hiểu và bạn đã hiểu mọi người… toàn thể quá khứ của mọi người chứng ngộ! Không chỉ điều đó, mà toàn thể tương lai nữa. Mọi chư Phật đã xảy ra và mọi chư Phật sẽ xảy ra đều được chứa trong một việc hiểu về riêng một Phật.

 

Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.3, ch.3