Sự hiện diện của Thầy mang tính quyến rũ. Nó không có lời răn. Nó không nói với bạn “Làm cái này,” và “Không làm cái kia.” Những người nói như điều đó, họ không phải là Thầy. Họ có thể là thầy giáo là nhiều nhất. Thầy không bao giờ nói “Làm cái này,” và “Không làm cái kia.” Thầy không quan tâm tới hành động của bạn chút nào. Quan tâm của thầy là sâu hơn, quan tâm của thầy là với con người của bạn.
Thầy làm lây lan… như bệnh sởi. Trong sự hiện diện của thầy bạn bắt đầu lây rung động khác — nếu bạn sẵn có, nếu bạn sẵn sàng lắng nghe, nếu bạn sẵn sàng nhìn — thế thì mọi thứ bắt đầu chuyển động theo cách riêng của chúng. Đó là nghĩa của Thầy.
Khác biệt gì giữa thầy giáo và Thầy? Thầy giáo dạy bạn, ông ấy có học thuyết, ông ấy có triết lí. Ông ấy tranh cãi, thảo luận, chứng minh. Bản thân Thầy là bằng chứng. Thầy không tranh cãi, thầy không đề xuất bất kì triết lí nào, thầy không cho bạn bất kì đặc tính nào. Thầy không có lời răn. Thầy không tạo ra bất kì cái phải nào, thầy không cho bạn bất kì lí tưởng nào. Thực ra, thầy lấy đi mọi lí tưởng. Thầy không cho bạn kinh sách. Thầy dạy bạn cách đốt mọi kinh sách, cách là tự do với lời, cách là tự do với lí thuyết — vì một khi bạn được tự do với lời và lí thuyết và kinh sách, bạn được tự do hiện hữu. Bằng không, các ý nghĩ liên tục la hét bên trong, các ý nghĩ liên tục che mờ bên trong. Và ý nghĩ liên tục làm sao lãng bạn khỏi trung tâm của bạn.
Ý nghĩ là việc làm sao lãng, bất kì ý nghĩ nào — trần gian, thế giới khác. Ý nghĩ như vậy là việc làm sao lãng, nó đem bạn đi xa khỏi bản thân bạn. Ý nghĩ dẫn bạn đi vào trong thế giới mơ, ảo vọng, trừu tượng. Nó không cho phép bạn nhìn và cảm và hiện hữu. Toàn thể công việc của Thầy là giúp bạn bỏ tâm trí của bạn. Và mọi lời răn đi vào trong tâm trí, trở thành kí ức của bạn.
Cho nên Thầy không có thông điệp khi có liên quan tới hành động của bạn. Thầy chắc chắn có thông điệp khi có liên quan tới con người của bạn. Thầy dạy bạn là cái gì. Và thầy dạy bạn theo cả nghìn lẻ một cách.
Một Thiền sư lớn được một trong những đệ tử của ông ấy hỏi, “Tôi đã ở cùng thầy ba năm và thầy đã chẳng dạy tôi bất kì cái gì, thưa thầy. Khi nào việc dạy của tôi sẽ bắt đầu?”
Thầy cười và thầy nói, “Ông nói gì vậy? Trong ba năm liên tục, hết ngày nọ tới ngày kia, ta đã dạy ông rồi. Khi ông mang trà cho ta buổi sáng, chẳng phải ta đã cám ơn ông đó sao? Khi ông tới và cúi lạy, chẳng phải ta đã chạm đầu ông sao? Khi ta đi dạo buổi sáng và ông tới và đi theo ta, chẳng phải ông đã thấy cách ta bước đi sao? Chẳng phải ông đã quan sát rằng chân ta không chạm đất sao? — chúng trên đất mét tám. Chẳng phải ông đã nhìn vào mắt ta trong ba năm này đó sao? — đôi mắt này là mắt của người say. Ông còn muốn cái gì khác? Ông đang nói về việc dạy gì vậy? Ta đã từng dạy hết ngày nọ tới ngày kia, hết năm nọ tới năm kia. Đôi khi ông phải đã đi vào trong phòng của ta khi ta ngủ, ông đã không nhìn ta sao? Vị Phật thảnh thơi thế nào? — như trẻ nhỏ. Ông còn muốn cái gì khác? Ông đang đợi lời sao? Thế thì đi tới thầy giáo đi.”
Thầy về căn bản là sự hiện diện. Cho dù thầy nói, thầy nói chỉ để dẫn bạn tới vô lời. Cho dù thầy nói, thầy nói cho bạn bên ngoài ngôn ngữ. Thầy cố nói để cho bạn có thể được dẫn vào trong thế giới của vô ý nghĩ. Việc dạy của Thầy là không dạy. Thầy không đề xuất bất kì ý tưởng nào để cho bạn có thể bám vào chúng. Thầy có tính phá huỷ hoàn toàn; Thầy tạo ra hỗn độn. Thầy đưa bạn tới điên khùng khi có liên quan tới tâm trí của bạn — vì khi tâm trí đã bị đưa tới điên khùng, nó dừng lại… và đột nhiên tâm thức mới nảy sinh.
Cho nên điều đầu tiên cần được hiểu: Thầy tạo ra tin cậy, không vâng lời. Thầy không bao giờ đòi hỏi vâng lời. Và nếu ai đó đòi hỏi vâng lời, trốn khỏi người đó đi. Người đó đang đi tìm nô lệ. Người đó sẽ giết bạn, người đó sẽ phá huỷ tự do của bạn, người đó sẽ ước định tâm trí của bạn. Người đó sẽ cho bạn hình mẫu để sống. Người đó sẽ không làm bạn thành sẵn có cho thượng đế; người đó sẽ không làm bạn thành thượng đế — thượng đế ngụ ý tự do, tự do tuyệt đối. Vâng lời là nô lệ; vâng lời là cái tên hay cho sự nô lệ. Bất kì người nào tạo ra vâng lời trong bạn đều là nguy hiểm, là kẻ thù của bạn. Thầy không tạo ra vâng lời, thầy tạo ra tin cậy — và đó là điều khác toàn bộ, khác hoàn toàn.
Tin cậy là gì? Nó là việc cảm, nó chẳng liên quan gì tới việc tin của bạn. Tin cậy là việc cảm. Tin cậy là việc cảm rằng người này đã đi vào chỗ nào đó, chúng ta không biết chỗ nào… người này đã đi vào trong chiều hướng mới nào đó, chúng ta không biết cái gì. Việc cảm rằng người này có cánh bay vào trong cái không biết, việc cảm rằng sẽ là tốt nếu đi cùng người này trên cuộc hành hương này.
Thầy tạo ra tin cậy trong bạn để cho bạn có thể thu lấy dũng cảm. Bằng việc nhìn thầy, bằng việc hiện hữu cùng thầy, bằng việc sẵn có cho rung động của thầy, dao động của thầy, dần dần bạn thu lấy dũng cảm — không phải vâng lời mà là dũng cảm. Người vâng lời là người đờ đẫn. Người vâng lời trở thành không thông minh, người đó trở thành người phụ thuộc. Người đó bao giờ cũng tìm mệnh lệnh; người đó bao giờ cũng chờ đợi — ai đó phải bảo cho người đó làm cái gì. Không, Thầy không thể làm bạn thành què quặt, thầy không thể cho bạn chiếc nạng để dựa vào.
Khi bạn tới Thầy bạn đã có quá nhiều nạng rồi. Thầy rút chúng đi. Thầy giúp bạn đứng trên chân của bạn. Thầy tạo ra bạn như bạn phải vậy trong tính đích thực của bạn. Thầy giúp bạn chỉ là bản thân bạn và không gì khác. Cho nên Thầy không thể có hình mẫu và không thể có phát biểu tổng quát. Với từng cá nhân nó sẽ xảy ra theo cách khác nhau.
Điều thứ nhất: vâng lời là một phần của chính trị, không của tôn giáo. Tu sĩ yêu cầu vâng lời, chính khách yêu cầu vâng lời: “Đi theo tôi, vâng lời tôi! Không bao giờ làm bất kì cái gì ngược lại lời răn của tôi. Vẫn còn bị giới hạn trong lãnh thổ mà tôi cho ông, không bao giờ đi ra ngoài nó.” Người đó đang phá huỷ chính hồn bạn. Đó là điều các tu sĩ đã làm suốt nhiều thời đại, họ đã giết mọi người! Mọi người không còn sống động. Ai đó là người Hồi giáo và ai đó là người Hindu và ai đó là người Sikh và ai đó là người Jain và ai đó là Phật tử và ai đó là người Ki tô giáo — nhưng người thực ở đâu? Đây toàn là những cái tên giả. Người tôn giáo ở đâu?
Nanak ở đâu? Bạn có thể tìm thấy người Sikh, nhưng Nanak ở đâu? Bạn có thể tìm thấy người Ki tô giáo, nhưng Jesus ở đâu? Và bạn có thể tìm thấy các Phật tử, nhưng Phật ở đâu? Nhiều người tôn giáo thế và bạn sẽ không tìm thấy một người tôn giáo nào. Đám đông la hét quanh đền chùa và giáo đường Do Thái và nhà thờ và nhà thờ Hồi giáo, nhưng toàn nô lệ — nô lệ của quá khứ chết.
Thầy giải phóng bạn khỏi quá khứ, vì Thầy giải phóng bạn khỏi kí ức. Thầy không cho bạn bất kì cái gì để học: thầy đề xuất tiến trình dỡ bỏ. Thầy nói, “Dỡ bỏ bất kì cái gì ông đã học. Bỏ nó đi, nó toàn là bụi thôi. Lau sạch gương của ông hoàn toàn khỏi mọi bụi. Khi gương sạch sẽ, Thượng đế được phản xạ. Nếu gương của ông mang quá nhiều kinh sách, Thượng đế sẽ không được phản xạ.”
Người Hindu không thể thấy được Thượng đế. Làm sao người Hindu có thể thấy được Thượng đế? Chỉ bởi việc là người Hindu người đó đang tạo ra cản trở. Làm sao người Mô ha mét giáo có thể thấy được Thượng đế? Chỉ là người Mô ha mét giáo người đó đang tạo ra bức tường giữa bản thân người đó và Thượng đế. Ít nhất khi bạn đi tới Thượng đế đừng mang những cái nhãn, những phân loại. Ít nhất khi bạn đi tới Thượng đế, đi trần trụi và khoả thân. Đi chỉ như con người, chỉ như người thuần khiết, tấm gương sẵn sàng phản xạ… sẵn sàng phản xạ bất kì cái gì là hoàn cảnh. Đừng liên tục phóng chiếu ý tưởng.
Người Hindu tìm Thượng đế Hindu, người Ki tô giáo tìm Thượng đế Ki tô giáo. Và khi bạn đang tìm Thượng đế bạn đang mang một ý tưởng trong bạn. Và bất kì ý tưởng nào bên trong đều không cho phép bạn rơi vào trong dhyan, samadhi, thiền. Mọi ý tưởng phải bị bỏ đi. Tâm trí phải dừng lại để Thượng đế hiện hữu. Khi bạn không hiện hữu, Thượng đế hiện hữu.
Thầy dạy bạn cách trở thành vắng mặt. Sự hiện diện của thầy dần dần dạy bạn trở thành vắng mặt. Bạn đã không quan sát một hiện tượng cực kì quan trọng đó sao? — rằng cách hiện diện trong thế giới của Thượng đế là sự vắng mặt của ngài. Ngài không hiện diện bằng việc là hiện diện. Thượng đế là hiện diện bởi việc là vắng mặt. Đó là cách của ngài hiện diện trong thế giới. Bạn không thể chỉ rõ ra được: đây là Thượng đế. Và bất kì chỗ nào bạn có thể chỉ rõ ra, Ngài không hiện hữu. Ngài ở mọi nơi và không nơi nào. Bạn không thể định vị, bạn không thể nói “ở phương bắc, hay ở phương nam, hay ở đền chùa này, hay ở đền thờ hồi giáo kia” — bạn không thể chỉ rõ Thượng đế. Nếu bạn chỉ rõ ra, nó sẽ là cái gì đó khác, không phải Thượng đế — tượng, kinh sách, tín ngưỡng, đạo đức, nhưng không phải tôn giáo, không phải Thượng đế. Thượng đế ở mọi nơi! Cách hiện diện của ngài là vắng mặt, và đây là điều Thầy dạy bạn. Sự hiện diện của ngài cũng là cách thức vắng mặt.
Thầy đã biến mất, thầy không còn nữa — chỉ có hư không hoàn toàn trong thầy. Nếu bạn đi vào bên trong Thầy, bạn sẽ thấy cùng điều mà đã được thiên thần trong chuyện ngụ ngôn kia tìm thấy. Người đang ngồi trong rừng xoài đã trở thành phật.
Phật không phải là tên riêng. Nó chẳng liên quan gì tới Gautam Siddhartha. Gautam Siddhartha là một trong các chư phật. Christ cũng là Phật; Mahavir cũng vậy, Krishna cũng vậy, Nanak cũng vậy, Kabir cũng vậy, Rabiya cũng vậy, Meera cũng vậy, Mohammed cũng vậy.
Một hôm một Thiền sư đi vào trong vườn, và một sư đang dọn lá khô, lá chết từ vườn. Thiền sư hỏi sư này, người là đệ tử của ông ấy, “Ông đang làm gì?”
Đệ tử nói, “Thưa thầy, dọn sạch ạ.”
Và Thầy hỏi một câu hỏi rất kì lạ: “Dọn sạch à? Ông đang làm điều đó trước Phật hay sau Phật?”
Bây giờ Phật đã là cổ đại — hai mươi nhăm thế kỉ đã trôi qua, câu hỏi này là hoàn toàn vô nghĩa. Nhưng các Thiền sư thích điều vô nghĩa lắm. Thiền là nghĩa của vô nghĩa. Nếu nó mà được hỏi với bạn, bạn chắc đã bị phân vân. Nhưng đệ tử này biết Thầy của mình. Anh ta đã sống cùng thầy, anh ta biết thầy hay dùng loại câu hỏi nào để hỏi. Từng câu hỏi là một tình huống, từng câu hỏi là một hướng dẫn — càng ngớ ngẩn càng tiềm năng, vì bạn không thể trả lời nó qua tâm trí. Bây giờ tâm trí sẽ đơn giản cảm thấy chùn lại. “Ông đang dọn sạch,” Thầy nói, “nhưng nói cho ta: trước Phật hay sau Phật?”
Và đệ tử cười, và anh ta nói, “Cả hai, thưa thầy — trước và sau.”
Thầy vỗ nhẹ anh ta và nói, “Đúng.” Thầy đi mất.
Một người làm vườn khác, một đệ tử khác đã làm việc trong vườn, đang tưới cây, đã rất phân vân. Anh ta là người mới. Anh ta hỏi đệ tử này, “Tôi không hiểu kịp. Cái gì tiếp sau giữa ông và Thầy? Tôi đã nghe rất chăm chú. Câu hỏi của Thầy là ngớ ngẩn, và câu trả lời của ông thậm chí còn ngớ ngẩn hơn thế. Ông ngụ ý gì khi ông nói ‘trước và sau Phật’?”
Và đệ tử này nói, “Nó là sau Phật vì nhiều vị Phật đã xảy ra trong quá khứ, nhiều. Và nó là trước Phật vì nhiều người sẽ xảy ra trong tương lai. Nó bao giờ cũng ở giữa. Trong quá khứ đã từng có nhiều Phật. Trong tương lai sẽ có nhiều Phật. Tôi chỉ đang đứng ở giữa và dọn sạch nền đất — dọn sạch cho chư Phật tới, dọn sạch mọi thứ bẩn mà chư Phật cũ đã bỏ lại, và chuẩn bị nền đất cho Phật mới tới.”
Đó là điều Thầy làm — đích xác, một cách chính xác — tạo ra sự sạch sẽ khỏi chư Phật quá khứ, vì mọi người bám víu, mọi người bám lấy lời chết, chữ chết, và nhiều thứ bẩn được tạo ra. Thầy dọn sạch tâm trí bạn khỏi quá khứ, khỏi tác động của quá khứ, và thầy chuẩn bị gương của bạn cho tương lai.
Và đấy không chỉ là chư Phật sẽ xảy ra trong tương lai — bạn cũng sẽ trở thành Phật ngày nào đó này khác. Vấn đề chỉ là thời gian, và điều đó là tuỳ vào bạn. Nếu bạn quyết định trở thành Phật ngay khoảnh khắc này, không ai cản con đường của bạn. Chỉ quyết định bị thiếu, chỉ cam kết với Phật tính bị thiếu. Không ai cản trở, không ai đứng trên đường của bạn. Không có khối chắn. Bạn chỉ đang bám lấy quá khứ, và bạn không bỏ quá khứ. Bằng không, bạn tự do đi trong thế giới. Chính khoảnh khắc này bạn có thể trở thành Phật.
Kinh Thiền nói: Chính đất này là mảnh đất hoa sen, chính thân này là Phật.
Từng thân thể là mảnh đất hoa sen, và từng thân là ngôi chùa của vị Phật có thể, của vị Phật tiềm năng. Phật không phải là cái tên riêng cho Phật Gautam. Mọi người đã trở nên nhận biết, họ được gọi là chư Phật.
Khi bản thân Phật Gautam đã trở nên chứng ngộ, một người tới ông ấy. Người này không thể tin được vào mắt mình — duyên dáng thế, nữ tính thế, đẹp thế! Anh ta hỏi Phật, “Ông là ai? Ông là thần giáng trần từ cõi trời sao? Tôi chưa bao giờ thấy cái đẹp thế, cái đẹp của thế giới khác, cái đẹp phi trần gian.”
Và Phật nói, “Không, ta không là thần.”
Thế rồi người này nói, “Thế thì ông là ai? Ông là thánh sao?”
Và Phật nói, “Không, ta không là thánh.”
Người này phân vân. Anh ta nói, “Thế thì ông là ai?”
Và Phật nói một điều sâu lắng thế. Ông ấy nói, “Ta là nhận biết. Ta không là thần không là thánh — Ta chỉ là nhận biết.”
Phật tính thậm chí là cao hơn việc là thần. Phật tính là cao hơn rất nhiều so với việc là thánh. Thánh nhân thường xuyên tranh đấu với tội nhân của ông ta. Thánh nhân còn chưa về tới nhà; ông ấy vẫn còn ở chiến trường. Thánh nhân không thể thảnh thơi, thánh nhân không thể đi ngày nghỉ. Hai mươi bốn giờ ông ấy phải giữ việc theo dõi, vì mọi thứ ông ấy đã đè nén bên trong đang sẵn sàng; bất kì khoảnh khắc nào của yếu đuối và nó sẽ chiếm quyền. Dục ông ấy đã đè nén? — thế thì dục có đó chờ đợi, đợi tới khoảnh khắc đúng khi thánh nhân được thảnh thơi chút ít, không tranh đấu vất vả thế, thế thì nó nhảy lên ông ấy. Tham, giận, ghen, sở hữu — mọi thứ đang đợi đó. Thánh nhân ở trong trạng thái rối loạn thường xuyên. Thánh nhân không thể được thảnh thơi. Làm sao chiến binh có thể được thảnh thơi? Ông ta bao giờ cũng phải quan sát; kẻ thù bao giờ cũng vây quanh.
Đó là lí do tại sao cái gọi là thánh nhân là căng thẳng thế, sợ những thứ nhỏ bé — sợ vì họ biết rằng nếu họ cho chút ít thảnh thơi, thế thì họ sẽ phải cho nhiều hơn. Họ đã kìm nén một nửa con người của họ. Nửa đó của con người của họ sẵn sàng nổi dậy. Nửa đó của con người của họ đang trở nên rất, rất điên khùng bên trong bản thân họ.
Thánh nhân sống cuộc sống gần như đạo đức giả. Không có an bình. Thánh nhân sống trong cuộc sống gần như điên khùng, ác mộng. Bất kì cái gì bạn đè nén liên tục báo thù. Nó trồi lên lặp đi lặp lại và với việc báo thù.
Phật là đúng khi ông ấy nói, “Ta không là thánh.” Và Phật nói, “Ta cũng không là thần.” Tại sao? Vì thần là người vẫn còn khao khát vui thú. Nhớ, mục đích tối thượng không phải là cõi trời — ít nhất không là vậy ở phương Đông.
Có hai loại tôn giáo: tôn giáo hướng cõi trời — Ki tô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo. Họ không đi cao hơn cõi trời. Cõi trời là mục đích. Cõi trời ngụ ý trạng thái vui thú thường xuyên, vui vẻ. Nó là ngược với địa ngục; nó vẫn là một phần của nhị nguyên — cõi trời và địa ngục. Địa ngục là toàn khổ và cõi trời là toàn vui thú. Nó là tưởng tượng vì bạn không thể tách rời khổ với vui thú, và bạn không thể tách vui thú khỏi khổ. Điều đó là không thể được.
Với mọi vui thú bên tương ứng của nó bám dính vào — khổ. Không thể nào phân tách chúng được vì chúng không phải là tách rời. Bạn không thể nhận thành công mà không nhận thất bại. Thất bại theo ngay sau thành công. Nó giống như thung lũng và đỉnh núi. Bạn không thể tạo ra được núi mà không tạo ra thung lũng, và bạn không thể tạo ra được thung lũng mà không tạo ra núi — chúng đi cùng nhau. Đích xác giống điều đó, mọi vui thú có khổ của nó và mọi khổ có vui thú của nó. Cõi trời và địa ngục là tưởng tượng; bạn không thể phân tách được chúng ra. Điều đó là không thể được.
Nghĩ mà xem: nếu trong cõi trời chỉ có thành công, thế thì sẽ không có vui thú, vì sẽ không có người nào thất bại. Làm sao có thể có vui thú và thành công khi không ai thất bại? Khi bạn không thể thất bại bởi chính bản tính của mọi sự, làm sao bạn có thể hạnh phúc khi bạn thành công? Không thể được. Vui thú xuất phát từ thành công tới từ khả năng về thất bại. Nếu không ai nghèo trên cõi trời, thế thì không ai có thể giầu. Vui thú của việc là giầu xuất phát từ nhiều người quanh bạn là nghèo, và khả năng rằng bạn cũng có thể nghèo một ngày nào đó. Chính nỗi sợ đó cho bạn vui thú. Nếu tất cả đều hạnh phúc thế thì không ai có thể hạnh phúc.
Và nếu chỉ hạnh phúc xảy ra, thế thì sớm hay muộn bạn sẽ phát chán với nó. Nếu cõi trời này của cái gọi là các thánh nhân của bạn mà tồn tại ở bất kì chỗ nó, nó sẽ hoàn toàn chán. Cứ nghĩ về các thánh nhân của bạn ngồi trong cõi trời mà xem — họ đã ở đó bao lâu rồi? Cùng vui thú, cùng vui thú…. Họ thậm chí không thể có thay đổi dù chỉ vì thay đổi; họ thậm chí không thể có được điều đó. Tất cả họ phải khao khát vào địa ngục — bằng bất kì cách nào. Họ phải khao khát quay lại thế gian. Đó là điều nhiều kinh sách cổ nói: rằng các thần khao khát lại trở thành người. Có những câu chuyện rằng đôi khi vài thần đi vào thế gian dưới dạng trá hình và trở thành con người để có hương vị, hương vị khác.
Phật đề xuất một cái nhìn mới toàn bộ. Ông ấy nói: Không cõi trời, không địa ngục. Tội nhân xuống địa ngục, nhưng không bao giờ có tội nhân hoàn hảo. Tội nhân không thể là hoàn hảo. Ngay cả tội nhân cũng có nhiều tính thánh thiện trong họ.
Bạn có thể đi và quan sát các kẻ tội phạm. Đôi khi điều xảy ra là những kẻ tội phạm, trong số họ, là thân thiện hơn, chân thành hơn cái gọi là công dân tốt, người đáng kính. Bạn có thể tin cậy vào kẻ trộm nếu bạn cho anh ta chút tiền. Nếu anh ta vay chút tiền từ bạn, bạn có thể tin cậy vào kẻ buôn lậu, nhưng bạn không thể tin cậy vào chính khách. Kẻ buôn lậu sẽ hoàn thành lời hứa của người đó, nhưng chính khách thì không.
Không bao giờ có người là kẻ tội phạm hoàn hảo, tội nhân hoàn hảo, cho nên làm sao bạn có thể tống một người vào địa ngục chừng nào người đó chưa là tội nhân hoàn hảo? Cái gì đó tốt bao giờ cũng có đó. Con người là tổ hợp của tốt và xấu. Và chưa bao giờ có thánh nhân hoàn hảo, không thể có được. Không thể được.
Thế thì khác biệt gì giữa thánh nhân và tội nhân? Khác biệt là rất đơn giản. Khác biệt là ở chỗ tội nhân đè nén thánh nhân của người đó còn thánh nhân đè nén tội nhân của người đó. Đó là lí do tại sao các tội nhân liên tục ham muốn làm sao trở thành thánh nhân, và mọi thánh nhân sâu bên dưới đều mong mỏi trở thành tội nhân. Nếu bạn đi vào trong các giấc mơ của thánh nhân, bạn sẽ phân vân rất nhiều. Mơ của họ rất có tính dục, rất trần tục. Và nếu bạn đi vào trong mơ của tội nhân bạn sẽ ngạc nhiên — trong mơ người đó nghĩ rằng người đó đã từ bỏ thế giới, đang thiền, đã trở thành sannyasin, sắp trở thành Phật.
Tội nhân mơ những giấc mơ đẹp. Mơ là cái thay thế. Bất kì cái gì bạn đang làm trong ngày — và không làm trong ngày — sẽ tới trong đêm. Cân bằng phải được tạo ra bởi sự sống. Đó là lí do tại sao các thánh nhân rất sợ giấc ngủ.
Phật nói, “Ta không là thánh nhân, ta không là tội nhân, ta thậm chí không là thần.” Thế thì ông là ai? Phật nói, “Ta chỉ là nhận biết. Ta là nhận biết.”
Đây là định nghĩa về Phật. Bạn học từ Thầy cái mà không thể được học theo bất kì cách nào, cái mà không không thể được dạy theo bất kì cách nào, ngoài việc tin cậy, ngoài việc yêu, ngoài việc ở trong sự hiện diện.
Thầy không ra lệnh cho bạn làm bất kì cái gì, nhưng sự hiện diện của thầy ra lệnh cho bạn. Chính sự hiện diện của thầy tạo ra việc vâng lời tinh tế, kỉ luật tinh tế — không bị ép buộc, không bị điều khiển, thao túng chút nào. Thầy không là người thao túng. Nó là rất im lặng. Bạn không bao giờ đi tới biết khi nào bạn đã bắt đầu theo thầy. Bạn không thể đánh dấu được đường mà bạn rơi vào yêu thầy, và mọi sự bắt đầu xảy ra cho bạn.
Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.3, ch.1