Sống và chết – người quan sát

Xin thầy giải thích. Sống là người quan sát và chết là được quan sát phải không?

 

Không, cả hai đều là cái được quan sát — sống và chết. Bên ngoài cả hai điều này là người quan sát. Bạn không thể gọi người quan sát đó là ‘sống’ vì sống chứa chết trong nó. Bạn không thể gọi người quan sát đó là ‘chết’ vì chết hàm ý sống. Người quan sát đó chính là siêu việt.

Cái mà bạn là thì không là sống không là chết. Bạn trải qua sống, bạn trải qua chết, nhưng bạn không là cả hai. Bạn chỉ là nhân chứng cho tất cả nó. Bạn trải qua sướng, bạn trải qua khổ, bạn trải qua bệnh, bạn trải qua khoẻ, bạn trải qua thành công, bạn trải qua thất bại — nhưng bạn không là cái nào trong những điều này. Bạn vẫn còn là người quan sát, bạn vẫn còn là nhân chứng.

Việc chứng kiến đó là ở bên ngoài mọi nhị nguyên. Cho nên đừng cố làm cho nó bị đồng nhất với một phần của tính cực. Sống là một phần của cùng một vòng tròn trong đó nửa kia, chết, tồn tại. Chết và sống không phải là tách rời, chúng là cùng nhau. Chết và sống là hai mặt của cùng một sinh lực, hai mặt của cùng một đồng tiền — trên mặt này là sống, trên mặt kia là chết. Bạn có thể nghĩ được về sống mà không có chết không? Hay bạn có thể nghĩ về chết mà không có sống không? Cho nên chúng không thực sự là đối lập mà là phần bù. Chúng là bạn bè chứ không là kẻ thù; chúng là các đối tác kinh doanh.

 

Tôi có thể hiểu được câu hỏi của bạn. Bạn muốn được đồng nhất với sống, để cho bạn có thể nói, ‘Tôi là bất tử. Không chết nào dành cho tôi.’ Đó là khao khát của bạn. Và tôi không nói rằng bạn không bất tử, nhưng từ ‘bất tử’ là không đúng. Bạn là vĩnh hằng, không bất tử. ‘Bất tử’ ngụ ý bạn không có chết — bao giờ cũng sống. ‘Vĩnh hằng’ ngụ ý bạn không có cả hai điều này. Bạn là một phần của tính toàn bộ này mà diễn ra mãi — qua sống, qua chết, lên và xuống, thung lũng và đỉnh núi — và liên tục chuyển. Bạn là cái mà sống và là cái mà chết, và vậy mà vẫn còn xa tách… hoa sen trong ao, không bị chạm tới.

 

Chuyện xảy ra, Maharshi Raman sắp chết. Vào thứ năm ngày 13 tháng 4, một bác sĩ mang tới cho Maharshi thuốc giảm đau để làm giảm tắc nghẽn trong phổi, nhưng ông ấy từ chối điều đó. ‘Không cần đâu, mọi thứ sẽ tới đúng trong hai ngày,’ ông ấy nói. Và sau hai ngày ông ấy chết.

Vào lúc mặt trời lặn, Maharshi bảo người phục vụ đỡ ông ấy ngồi dậy. Họ đã biết rằng mọi cử động, mọi cái chạm, đều đau đớn, nhưng ông ấy bảo họ đừng lo nghĩ về điều đó. Ông ấy khổ từ ung thư — ông ấy bị ung thư họng, rất đau. Ngay cả uống nước đã là không thể được, ăn bất kì cái gì đã là không thể được, cử động đầu đã là không thể được. Ngay cả nói vài lời đã là rất khó khăn.

Ông ấy đã ngồi với đầu được một người phục vụ đỡ cho. Bác sĩ bắt đầu cho ông ấy ô xi, nhưng với cái vẫy tay phải, ông ấy ra hiệu cho bác sĩ đi.

Bất ngờ, một nhóm những người thành tâm ngồi trên hành lang bên ngoài phòng bắt đầu hát ‘Arunachala-Siva’ — bài bhajan mà Maharshi rất thích. Ông ấy thích chỗ đó, Arunachala, thích lắm; ngọn núi ông ấy thường sống ở đó — ngọn núi đó có tên ‘Arunachala’. Và bhajan đã là lời ca ngợi, lời ca ngợi ngọn núi này.

Khi nghe thấy nó, mắt của Maharshi mở ra và sáng lên. Ông ấy nở nụ cười nhẹ nhàng hiền dịu không thể tả được. Từ khoé mắt ông ấy nước mắt phúc lạc chảy ra.

Ai đó hỏi ông ấy, ‘Maharshi, thầy có thực sự rời bỏ chúng tôi không?’

Thật khó cho ông ấy nói, nhưng dầu vậy ông ấy đã thốt ra vài lời này: ‘Họ nói rằng tôi sắp chết — nhưng tôi không đi đâu. Tôi có thể đi đâu được? Tôi bao giờ cũng ở đây.’

Thêm một hơi thở nữa, và không thêm nữa. Không có vật lộn, không co thắt, không dấu hiệu khác của chết: chỉ hơi thở tiếp đã không tới.

Điều ông ấy nói có ý nghĩa mênh mông — ‘Tôi có thể đi đâu được? Tôi bao giờ cũng ở đây.’ Không có đâu mà đi. Đây là sự tồn tại duy nhất có đó, đây là điệu vũ duy nhất có đó — người ta có thể đi đâu được? Sống tới và đi, chết tới và đi — nhưng người ta có thể đi đâu? Bạn đã ở đó trước sống.

Đó là lí do tại sao các Thiền sư liên tục nói với đệ tử của họ: Đi thiền đi, và cố nhìn mặt mà ông đã có trước khi ông được sinh ra — hay đôi khi thậm chí trước khi bố mẹ ông được sinh ra, hay trước khi ông bà của ông được sinh ra. Tìm mặt nguyên bản mà ông đã có trước khi ông được sinh ra.

Bạn đã ở đó trước khi sinh và bạn sẽ ở đó sau khi chết. Sống là ở giữa sinh và chết. Bạn không là sống. Bạn là vĩnh hằng, bạn là vô thời gian. Bạn sẽ ở đây và bây giờ, bao giờ và bao giờ cũng vậy. Nhưng đừng gọi nó là bất tử, vì từ ‘tử’ bắt nguồn từ ‘chết’. Nó không phải là bất tử — nó là không sống, nó là không chết.

Bao giờ cũng nhớ, bất kì khi nào bạn bỏ nhị nguyên, bỏ cái toàn thể của nó. Nếu bạn giữ lại một nửa, nửa kia tự động được giữ lại. Nếu bạn nghĩ rằng bạn là sống, thế thì bạn sẽ vẫn còn sợ chết. Thế thì bạn có thể liên tục thuyết phục bản thân bạn rằng bạn sẽ không chết — nhưng bạn bị đồng nhất với sống, và bạn biết sự sống chết đi.

Sống là việc diễn đạt, việc biểu lộ. Chết là sinh lực lại chuyển vào vô biểu lộ. Sống là một hành động của sinh lực, chết là hành động khác, nhưng sinh lực ở bên ngoài hành động: nó là việc hiện hữu.

 

Cách chết của Dược Sơn đã là một bộ phận cùng với sống của ông ấy — Thiền sư Dược Sơn. Khi ông ấy sắp chết, ông ấy hét lên, ‘Sảnh sụp! Sảnh sụp!’ Các sư mang nhiều thứ tới và bắt đầu chống đỡ cho nó. Dược Sơn xua tay và nói, ‘Chẳng ai trong các ông hiểu điều ta ngụ ý!’ Và chết.

‘Sảnh’ dựa trên nhị nguyên sống-và-chết. Nhị nguyên là nhà, đại sảnh. Nhị nguyên sụp đổ — đó là điều Dược Sơn ngụ ý khi ông ấy nói, ‘Sảnh sụp.’ Nhị nguyên đang biến mất và bất nhị đang nảy sinh… mây đang biến mất và chỉ bầu trời thuần khiết còn lại. Bầu trời thuần khiết đó không thể được định danh bởi bất kì lời nào mà tới từ bất kì cặp nhị nguyên nào. Bạn không thể gọi nó là sáng, vì sáng là một phần của tối, đối tác cùng tối. Bạn không thể gọi nó là yêu, vì yêu là đối tác cùng ghét. Bạn không thể gọi nó là đàn ông, vì đàn ông là đối tác cùng đàn bà. Bạn không thể gọi nó là bất kì cái tên nào, vì mọi cái tên đều là một phần của các nhị nguyên.

Do đó, Phật im lặng về nó. Bất kì khi nào ai đó hỏi ông ấy, ‘Cái gì sẽ xảy ra cho thầy, thưa thầy, khi thầy rời khỏi thân thể?’ ông ấy mỉm cười. Ông ấy không nói lấy một lời — vì mọi lời sẽ là sai, không thích hợp. Mọi lời sẽ là giả, không thực — vì mọi lời đều bắt nguồn từ ngôn ngữ nhị nguyên. Ngôn ngữ của chúng ta là nhị nguyên; cái bất nhị không thể được diễn đạt. Đó là lí do tại sao Phật giữ im lặng về Thượng đế, về cái vĩnh hằng, về cái tối thượng — ông ấy sẽ không nói ra một lời.

 

Câu chuyện Thiền mô tả cách Trưởng tăng Huệ Minh tiếp cận thầy, Huệ Năng. Huệ Năng là cái tên lớn thứ hai trong lịch sử Thiền. Cái tên thứ nhất là Bồ đề đạt ma, cái tên thứ hai là Huệ Năng — đây là hai hòn đá tảng của toàn thể câu chuyện về Thiền. Họ đã đặt ra toàn thể cấu trúc.

Bồ đề đạt ma đã cho kĩ thuật, kĩ thuật Thiền về việc thiền, toạ thiền — ngồi im lặng không làm gì, và cỏ tự nó mọc lên. Không làm gì, chỉ chứng kiến. Vi vô vi — hành động qua bất hành. Trong chín năm ông ấy đã chỉ ngồi quay mặt vào tường, Bồ đề đạt ma này — đó đã là kĩ thuật của ông ấy mà ông ấy đã trao cho thế giới, một trong những kĩ thuật vĩ đại nhất. Mọi cách thiền khác có vẻ trẻ con trước kĩ thuật của Bồ đề đạt ma.

Huệ Năng đã cho công án — một kĩ thuật lớn khác mà rất đặc biệt của Thiền. Kĩ thuật của Bồ đề đạt ma không phải rất đặc biệt của Thiền, nó tới từ Phật. Theo cách đó Huệ Năng là nhà tư tưởng nguyên bản hơn Bồ đề đạt ma; ngay cả Bồ đề đạt ma cũng không nguyên bản thế — Huệ Năng đã cho công án. ‘Công án’ ngụ ý vấn đề ngớ ngẩn không thể được trả lời, dù bạn cố gắng theo bất kì cách nào. Nó là không thể trả lời được. Và người ta phải suy ngẫm trên vấn đề không thể trả lời được đó: ‘Tiếng vỗ tay của một bàn tay là gì?’ Bây giờ, một bàn tay không thể vỗ được. Cho nên câu trả lời, từ chính lúc ban đầu, là không thể được. Nhưng người ta phải nghĩ về nó.

Và Huệ Năng nói khi bạn nghĩ về cái mà không thể được nghĩ, dần dần, từ từ, việc suy nghĩ trở thành không thể được. Một hôm, đột nhiên toàn thể cấu trúc suy nghĩ sụp xuống đất, tan tành. Đột nhiên bạn ở trong trạng thái vô ý nghĩ. Đó là điều thiền là gì.

 

Câu chuyện thiền mô tả cách Trưởng tăng Huệ Minh tiếp cận Huệ Năng, tổ thứ sáu, cầu xin học pháp. Tổ nói: ‘Ngay lúc này, tập trung tâm trí, không để ý nghĩ trụ vào lành hay ác.’

 

Huệ Năng, chỉ đang ngồi đó với cây quyền trượng, sẵn sàng đánh. Và ông ấy nói với Huệ Minh, ‘Chỉ nhắm mắt lại. Ngay lúc này, tập trung tâm trí, không để ý nghĩ trụ vào lành hay ác.’ Lành và ác chỉ là một loại nhị nguyên. Bạn có thể gọi nó là sống và chết, bạn có thể gọi nó là ghét và yêu, hay tốt và xấu — chỉ là một loại nhị nguyên.

Và Huệ Năng nói: Ta đang ngồi đây. Ông chỉ giữ cho tâm trí ông tỉnh táo, để cho nó không rơi thành nạn nhân của nhị nguyên tốt và xấu. Không nói bất kì cái gì tốt, và không nói bất kì cái gì xấu. Không phán xét. Nếu các ý nghĩ đi qua, để chúng qua. Nếu Phật đi qua, không nói, ‘Tốt, mình được phúc lành, mình đã thấy Phật trong ý nghĩ.’ Hay nếu gái mãi dâm đi qua, quyến rũ bạn, đừng nói điều này là xấu — ‘Tại sao ý nghĩ này phải xuất hiện cho mình? Tại sao gái mãi dâm này đi theo mình?’ Không gọi nó bằng bất kì cái tên nào. Phật đi qua, để ông ấy đi qua, vẫn còn không quan tâm. Gái mãi dâm đi qua, để cô ấy đi qua. Vẫn còn không quan tâm, chỉ vẫn là bản thân bạn. Khi bạn không trong nhị nguyên, bạn là bản thân bạn.

 

Sau khi Trưởng tăng nói rằng ông ấy đã được chuẩn bị, Tổ tiếp tục: ‘Giờ ông không còn nghĩ về lành hay ác, nhớ lại diện mạo của Trưởng tăng Minh khi ông ấy đã vậy trước khi bố mẹ ông ấy mang ông ấy vào sự sống.’

 

Bây giờ vấn đề thứ hai — khi Minh nói, ‘Giờ tôi sẵn sàng. Giờ tôi không nói tốt hay xấu, tôi sạch bách việc phán xét.’

 

Phải đã là một người hiếm hoi, bản thân Minh này — phải đã từng thiền. Ông ấy đã là sư, là sannyasin, có thể đã thiền trong nhiều năm — bằng không nó không dễ dàng thế. Và bạn không thể quyết định được Thiền sư; bạn không thể chỉ giả vờ, ‘Vâng, tôi đã đạt tới.’ Ngay lập tức đầu bạn sẽ bị đánh mạnh.

Thiền sư không tin vào lễ phép, Thiền sư không tin vào xã giao, Thiền sư là thầy rất hoang dã. Và khi Trưởng tăng nói, ‘Bây giờ tôi được chuẩn bị,’ Huệ Năng nói…

‘Giờ ông không còn nghĩ về lành hay ác, nhớ lại diện mạo của Trưởng tăng Minh khi ông ấy đã vậy trước khi bố mẹ ông ấy mang ông ấy vào sự sống.’

 

Bây giờ đi ngược trở lại. Tìm ra bản thân bạn, bạn đã là ai trước khi bạn được sinh ra, bạn đã là gì trước khi bạn được sinh ra. Nghĩ về tâm thức đó, đi vào trong nó.

 

Ông Trưởng tăng, dưới tác động của những lời này, đột ngột đi vào trạng thái đồng nhất im lặng. Thế rồi ông ấy cúi rạp mình và nói: Nó giống như người uống nước. Người đó biết trong bản thân mình liệu nước là lạnh hay ấm.’

 

Bây giờ ông ấy không thể trả lời được; bản thân ông ấy không thể trả lời được. Ông ấy đã nếm trải, ông ấy đã biết ông ấy đã là ai, và ông ấy đang là ai, và ông ấy sẽ là ai — nhưng bây giờ ông ấy không thể nói được bất kì cái gì về nó. Nó là không thể thốt ra được, nó là không thể nói ra được.

Ông ấy chỉ nói một điều: ‘Thưa thầy, nó giống như người uống nước. Người đó biết trong bản thân người đó liệu nước là lạnh hay ấm. Giờ tôi biết, nhưng tôi không thể nói được với thầy.’

Huệ Năng biết vậy, nhưng ông ấy không thể nói được. Phật biết vậy, nhưng ông ấy không thể nói được. Tôi biết vậy — nhưng tôi không thể nói đích xác nó là gì.

Một điều tôi có thể nói, nhưng điều đó bao giờ cũng là phủ định: Nó không là sống không là chết. Nó không là thời gian không là không gian. Nó không là thân thể không là tâm trí. Nó không là thấy được, không là không thấy được. Nó không là tốt không là xấu. Nó không là Thượng đế không là Quỉ. Tôi chỉ có thể phủ định, tôi chỉ có thể nói cái mà không hiện hữu.

Nhưng nó là gì, bạn sẽ phải uống. Chỉ khi một người uống nước, người đó biết… liệu nó là lạnh hay là ấm.

 

Từ “Thiền: Con đường của nghịch lí’, t.2, ch. 6