Mặc dù lời được nói để giải thích cái trống rỗng, – trống rỗng như nó vậy không bao giờ có thể được diễn đạt. Mặc dù chúng ta nói “Tâm trí sáng như ánh sáng,” nó ở ngoài mọi lời và biểu tượng.
Một điều sẽ có ích để hiểu. Có ba cách tiếp cận tới thực tại. Một là cách tiếp cận theo kinh nghiệm, cách tiếp cận của tâm trí khoa học – thực nghiệm, thực nghiệm với thế giới đối thể, và chừng nào cái gì đó chưa được chứng minh bởi thực nghiệm, không chấp nhận nó. Thế rồi có cách tiếp cận khác, của tâm trí logic. Người đó không thực nghiệm; người đó đơn giản nghĩ, tranh cãi, tìm cái ủng hộ và chống đối, và chỉ bằng nỗ lực của tâm trí, lập luận, người đó quyết định. Và thế rồi có cách tiếp cận thứ ba, ẩn dụ, cách tiếp cận của thơ ca – và của tôn giáo. Ba cách tiếp cận này có đó; ba chiều, người ta với tới thực tại.
Khoa học không thể đi ra ngoài đối thể, vì chính cách tiếp cận này tạo ra giới hạn. Khoa học không thể đi ra ngoài cái bên ngoài, vì chỉ với cái bên ngoài, thực nghiệm là có thể. Triết học, logic, không thể đi ra ngoài tính chủ thể, vì đó là nỗ lực của tâm trí, bạn làm việc với nó trong tâm trí của bạn. Bạn không thể làm tan biến tâm trí, bạn không thể đi ra ngoài nó. Khoa học mang tính đối thể; logic, triết học mang tính chủ thể. Tôn giáo đi ra ngoài, thơ ca đi ra ngoài: nó là chiếc cầu vàng, nó bắc cầu cho đối thể với chủ thể. Nhưng thế thì mọi thứ trở thành hỗn độn – tất nhiên, rất có tính sáng tạo; thực ra, không có tính sáng tạo nếu không có hỗn độn. Nhưng mọi thứ trở thành phân biệt, việc phân chia xuất hiện.
Tôi muốn nói điều đó theo cách này. Khoa học là cách tiếp cận ban ngày: ở giữa trưa, mọi thứ là rõ ràng, phân biệt, có biên giới, và bạn có thể thấy rõ cái khác. Logic là cách tiếp cận ban đêm; dò dẫm trong tối chỉ với tâm trí, không có bất kì hỗ trợ thực nghiệm nào, chỉ suy nghĩ. Thơ ca và tôn giáo là cách tiếp cận lúc tranh tối tranh sáng; ngay ở giữa. Ngày không còn đó, sự rực rỡ của trưa đã mất rồi, mọi thứ là không rõ ràng, phân biệt thế. Đêm còn chưa tới; tối còn chưa bao bọc tất cả. Tối và ngày gặp gỡ, có một loại tính xám mềm mại, không trắng không đen – các biên giới gặp gỡ và hội nhập, mọi thứ không phân biệt, mọi thứ là mọi thứ khác.
Đây là cách tiếp cận biểu dụ.
Đó là lí do tại sao thơ ca nói theo biểu dụ – và tôn giáo là thơ ca tối thượng; tôn giáo nói theo biểu dụ. Nhớ, những biểu dụ đó không được hiểu theo nghĩa đen của từ, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ vấn đề. Khi tôi nói “sáng bên trong,” đừng nghĩ nó dưới dạng hiểu theo từng từ, không. Khi tôi nói “sáng bên trong là giống như sáng,” nó là biểu dụ. Cái gì đó được chỉ tới, nhưng không được phân ranh giới, không được xác định; cái gì đó của bản tính sáng, không đích xác là sáng – nó là biểu dụ.
Và điều này trở thành vấn đề vì tôn giáo nói theo biểu dụ; nó không thể nói khác được, không có cách khác. Nếu tôi đã ở thế giới khác và tôi đã thấy hoa mà không tồn tại trên trái đất này, và tôi đi tới bạn và nói về những hoa này, tôi sẽ làm gì? Tôi sẽ phải có tính biểu dụ. Tôi sẽ nói “như hoa hồng” – nhưng chúng không là hoa hồng; bằng không tại sao nói “như hoa hồng,” đơn giản nói “hoa hồng.” Nhưng chúng không phải là hoa hồng, chúng có phẩm chất khác cho chúng.
“Như” ngụ ý tôi đang cố bắc cầu từ việc hiểu của tôi về thế giới khác bằng việc hiểu của bạn về thế giới này – do đó có biểu dụ. Bạn biết hoa hồng; bạn không biết các hoa kia của thế giới khác. Tôi biết những hoa đó của thế giới khác và tôi đang cố giao tiếp với bạn về cái gì đó của thế giới đó; tôi nói chúng giống như hoa hồng. Đừng giận tôi khi bạn đạt tới thế giới khác và bạn không tìm thấy hoa hồng; đừng lôi tôi ra toà – vì tôi không bao giờ ngụ ý nó đúng theo từ. Chỉ phẩm chất của hoa hồng được chỉ ra; nó chỉ là một cử chỉ, ngón tay chỉ trăng. Nhưng đừng bắt giữ ngón tay, ngón tay là không liên quan – nhìn vào trăng và quên ngón tay đi. Đó là nghĩa của biểu dụ; không bám vào biểu dụ.
Nhiều người ở trong nước bùn sâu vì điều này: họ bám lấy biểu dụ. Tôi nói về sáng bên trong – ngay lập tức, sau vài ngày, mọi người bắt đầu tới tôi, họ nói, “Tôi đã thấy sáng bên trong”! Họ đã tìm thấy hoa hồng của thế giới khác… chúng không tồn tại ở đó. Vì ngôn ngữ biểu dụ này, nhiều người đơn giản trở nên có tính tưởng tượng.
P.D. Ouspensky đã làm ra một từ; ông ấy thường gọi nó là “đồ tưởng.” Bất kì khi nào ai đó tới và người đó bắt đầu nói về kinh nghiệm bên trong: “Kundalini đã dâng lên; tôi đã thấy sáng trong đầu; luân xa đang mở ra,” ông ấy sẽ lập tức dừng người đó lại và nói, “Đồ tưởng.” Thế là mọi người sẽ hỏi, “’Đồ tưởng’ này là cái gì?” Ông ấy sẽ nói, “Bệnh tưởng,” và ông ấy sẽ đơn giản bỏ chuyện này đi. Ngay lập tức ông ấy sẽ nói, “Thôi đi! Ông đã rơi thành nạn nhân.”
Tôn giáo nói theo biểu dụ – vì không có cách khác để nói, vì tôn giáo nói về thế giới khác, về cõi bên kia. Nó cố tìm ra sự tương tự trong thế giới này. Nó dùng các lời mà không liên quan, nhưng bằng cách nào đó những lời không liên quan đó là những lời sẵn có duy nhất; bạn phải dùng chúng.
Thơ ca bạn có thể hiểu dễ dàng; tôn giáo là khó, vì với thơ ca bạn đã biết nó là tưởng tượng cho nên không có phiền phức. Khoa học bạn có thể hiểu dễ dàng vì bạn biết nó không phải là tưởng tượng, nó là sự kiện kinh nghiệm. Thơ ca bạn có thể hiểu dễ dàng, bạn biết nó là thơ ca, đơn thuần thơ ca, được kết thúc – nó là tưởng tượng. Tốt! Hay! Bạn có thể tận hưởng nó – nó không phải là chân lí.
Bạn sẽ làm gì với tôn giáo? – và tôn giáo là thơ ca tối thượng. Và nó không phải là tưởng tượng. Và tôi bảo bạn, nó là kinh nghiệm như khoa học – nhưng nó không thể dùng thuật ngữ khoa học, chúng quá mang tính đối thể. Nó không thể dùng thuật ngữ triết học, chúng quá mang tính chủ thể. Nó phải dùng cái gì đó mà không phải cả hai, nó phải dùng cái gì đó bắc cầu qua cả hai – nó dùng thơ ca.
Mọi tôn giáo đều là thơ ca tối thượng, thơ ca bản chất. Bạn không thể tìm ra nhà thơ nào vĩ đại hơn Phật. Tất nhiên, ông ấy không bao giờ thử viết một bài thơ nào. Tôi ở đây cùng bạn. Tôi là nhà thơ. Tôi đã không soạn một bài thơ nào, thậm chí không bài cú haiku nào, nhưng tôi liên tục nói theo biểu dụ. Tôi liên tục cố bắc cầu qua kẽ hở được tạo ra bởi khoa học và triết học. Tôi đang cố cho bạn cảm giác về cái toàn thể, không phân chia.
Khoa học là một nửa, triết học là một nửa – làm gì đây? Làm sao cho bạn cảm giác về cái toàn thể? Nếu bạn đi sâu hơn vào trong triết học, bạn sẽ đi tới điều Shankara đã đi tới. Ông ấy nói, “Thế giới là ảo vọng, nó không tồn tại – duy nhất tâm thức tồn tại.” Điều này là quá một chiều. Nếu bạn đi cùng nhà khoa học bạn sẽ đi tới điều Marx đã đi tới. Marx và Shankara là các đối lập cực. Marx nói, “Không có tâm thức – duy nhất thế giới tồn tại.” Và tôi biết cả hai là đúng và cả hai là sai. Cả hai là đúng vì họ đang nói một nửa chân lí; và cả hai là sai vì họ đang phủ nhận nửa kia. Và nếu tôi phải nói về cái toàn thể, làm sao làm điều đó? Thơ ca là cách duy nhất, biểu dụ là cách đi ra duy nhất. Nhớ điều này:
Mặc dù lời được nói để giải thích cái trống rỗng, – trống rỗng như nó vậy không bao giờ có thể được diễn đạt.
Đó là lí do tại sao các hiền nhân liên tục khăng khăng, “Bất kì cái gì chúng ta đang nói, chúng ta không thể nói được. Nó là không thể diễn đạt được, và dầu vậy chúng ta đang cố diễn đạt nó.” Họ bao giờ cũng nhấn mạnh vào sự kiện này, vì khả năng tồn tại là bạn có thể hiểu chúng theo từng từ.
Trống rỗng là trống rỗng theo nghĩa rằng không cái gì của bạn sẽ bị bỏ lại ở đó; nhưng trống rỗng không là trống rỗng theo nghĩa khác, vì cái toàn thể sẽ giáng vào trong nó – cái trống rỗng sẽ là hiện tượng đầy đủ, hoàn hảo nhất. Cho nên làm gì đây? Nếu bạn nói “trống rỗng,” đột nhiên tâm trí nghĩ không có gì cả; thế thì sao bận tâm? Và nếu bạn nói nó không là trống rỗng, nó là sự hiện hữu hoàn hảo nhất, tâm trí liên tục đi “hành trình tham vọng”: Làm sao trở thành hiện hữu hoàn hảo nhất. Thế thì bản ngã bước vào trong nó.
Để bỏ bản ngã từ “trống rỗng” được nhấn mạnh. Nhưng để làm cho bạn tỉnh táo, trống rỗng không thực sự là trống rỗng, nó được rót đầy bằng cái toàn thể. Khi bạn không hiện hữu, toàn thể sự tồn tại đi vào trong bạn. Khi giọt nước biến mất, nó trở thành đại dương.
Mặc dù chúng ta nói “Tâm trí sáng như ánh sáng,” Tilopa nói, – nó ở ngoài mọi lời và biểu tượng.
Đừng bị lừa bởi biểu dụ, đừng bắt đầu tưởng tượng ánh sáng bên trong. Điều đó rất dễ dàng – “Đồ tưởng.” Bạn có thể nhắm mắt lại và tưởng tượng ánh sáng; bạn là người mơ thế, bạn có thể mơ nhiều thứ thế, sao không mơ ánh sáng?
Tâm trí có năng lực tạo ra bất kì cái gì mà bạn muốn, chỉ hơi chút kiên trì được cần. Bạn có thể tạo ra đàn bà đẹp trong tâm trí, sao không tạo ra ánh sáng? Cái gì sai trong ánh sáng? Bạn có thể tạo ra nhiều đàn bà đẹp trong tâm trí của bạn, tới mức bất kì đàn bà nào trong đời thực sẽ là không thoả mãn vì cô ấy sẽ không bao giờ đạt tới chuẩn đó. Bạn có thể tạo ra toàn thế giới kinh nghiệm bên trong. Mọi giác quan có sức tưởng tượng riêng của nó đằng sau nó.
Trong thôi miên điều đó xảy ra: tưởng tượng bắt đầu làm việc với sự vận hành tuyệt đối, và lí trí mất đi hoàn toàn vì lí trí đi vào ngủ trong thôi miên. Thôi miên không là gì ngoài giấc ngủ của lí trí, kẻ hoài nghi; thế thì tưởng tượng vận hành hoàn hảo. Thế thì không có phanh trên nó, chỉ có bộ tăng tốc – bạn cứ đi mãi, không có phanh ở đó.
Trong thôi miên bất kì cái gì cũng có thể được tưởng tượng: bạn đưa một củ hành cho một người đang nằm bị thôi miên và nói, “Đó là quả táo đẹp, rất ngon,” và người đó sẽ ăn củ hành và sẽ nói, “Nó thực sự ngon. Tôi chưa bao giờ được nếm quả táo ngon thế trước đây.” Bạn đưa cho người đó quả táo và nói, “Đây là củ hành,” và mắt người đó sẽ bắt đầu trào nước mắt và người đó sẽ nói, “Mùi hăng quá ” – và người đó đang ăn táo. Cái gì đang xảy ra? Người hoài nghi không có đó; đó là thôi miên, người hoài nghi đã đi ngủ. Bây giờ tưởng tượng vận hành, không có kiểm tra trên điều đó – đó là vấn đề với tôn giáo nữa.
Tôn giáo cần tin cậy. Tin cậy nghĩa là: khả năng hoài nghi của tâm trí đi ngủ. Nó giống như thôi miên. Cho nên khi mọi người nói với bạn, “Người này, Osho, đã thôi miên bạn,” họ là đúng theo nghĩa nào đó. Nếu bạn tin cậy tôi điều đó giống như thôi miên: thức tỉnh đầy đủ, bạn đã bỏ lí trí của bạn – giờ chc năng tưởng tượng có năng lực toàn bộ, giờ bạn ở trong tình huống nguy hiểm.
Nếu bạn cho phép tưởng tượng, bạn có thể tưởng tượng mọi điều: kundalini đang dâng lên, luân xa đang mở ra; bất kì thứ gì bạn có thể tưởng tượng, và chúng sẽ xảy ra cho bạn. Và chúng là đẹp – nhưng không thực. Cho nên khi bạn tin cậy một người, trong chính việc tin cậy đó bạn phải nhận biết về tưởng tượng. Tin cậy, nhưng không trở thành nạn nhân của tưởng tượng. Bất kì cái gì được nói ở đây đều là biểu dụ. Và bao giờ cũng nhớ, rằng mọi kinh nghiệm đều là tưởng tượng; mọi kinh nghiệm, tôi nói, một cách vô điều kiện. Chỉ người trải nghiệm là chân lí.
Cho nên bất kì cái gì bạn trải nghiệm, đừng chú ý nhiều tới nó, và đừng bắt đầu khoe khoang về nó. Chỉ nhớ rằng mọi thứ được trải nghiệm đều là ảo tưởng – duy nhất người trải nghiệm là thực. Chú ý tới nhân chứng; hội tụ vào nhân chứng và không vào kinh nghiệm. Dù đẹp thế nào, mọi kinh nghiệm đều như mơ và người ta phải đi ra ngoài tất cả chúng.
Cho nên, tôn giáo mang tính thơ ca, người ta phải nói một cách biểu dụ. Đệ tử ở trong tin cậy sâu, người đó có thể rơi thành nạn nhân của tưởng tượng một cách dễ dàng – người ta phải rất rất tỉnh táo. Tin cậy, nghe biểu dụ, nhưng nhớ chúng là biểu dụ. Tin cậy – nhiều thứ sẽ bắt đầu xảy ra, nhưng nhớ: tất cả đều là tưởng tượng trừ bạn. Và bạn phải đi tới một điểm mà không có kinh nghiệm; chỉ người trải nghiệm ngồi trong im lặng, không kinh nghiệm nào ở bất kì chỗ nào, không đối thể, không ánh sáng, không hoa nở, không – không cái gì.
Ai đó đã hỏi Lâm Tế – ông ấy đang ngồi trong tu viện, một tu viện nhỏ trên đỉnh núi. Ông ấy đang ngồi dưới cây, gần tảng đá, và ai đó hỏi, “Cái gì xảy ra khi người ta đã đạt tới?” Và Lâm tế nói, “Ta ngồi một mình ở đây – mây bay qua, và ta quan sát; và mùa tới và ta quan sát; và khách thăm đôi khi tới và ta quan sát. Và ta quan sát ở đây.”
Chung cuộc chỉ nhân chứng, tâm thức, còn đang quan sát mọi thứ. Mọi kinh nghiệm biến mất, chỉ chính nền tảng của mọi việc trải nghiệm còn lại. Bạn còn lại, mọi thứ bị mất đi. Nhớ điều này, vì với tôi bạn tin cậy và tôi nói biểu dụ – và thế thì tưởng tượng là có thể. “Đồ tưởng”: nhận biết về bệnh đó.
Mặc dù chúng ta nói “Tâm trí sáng như ánh sáng,” nó ở ngoài mọi lời và biểu tượng. Mặc dù tâm trí là trống rỗng về bản chất, nó ôm trọn và chứa mọi thứ.
Những khẳng định này có vẻ mâu thuẫn: bạn nói tâm trí là trống rỗng, và khoảnh khắc tiếp bạn nói nó chứa mọi thứ và mọi sự. Tại sao có những mâu thuẫn này? Nó chỉ là bản tính của toàn thể kinh nghiệm tôn giáo. Biểu dụ phải được dùng – và ngay lập tức bạn phải tỉnh táo không trở thành nạn nhân của tưởng tượng.
Nó là trống rỗng về bản chất, nhưng nó chứa mọi thứ. Khi bạn trở thành trống rỗng toàn bộ, chỉ thế thì bạn sẽ được hoàn thành. Khi bạn không còn nữa, chỉ thế thì lần đầu tiên bạn sẽ hiện hữu.
Jesus nói, “Nếu ông làm mất bản thân ông, ông sẽ đạt tới. Nếu ông bám lấy bản thân ông, ông sẽ mất. Nếu ông chết, ông sẽ được tái sinh. Nếu ông có thể xóa bản thân ông một cách hoàn toàn, ông sẽ trở thành vĩnh hằng, ông sẽ trở thành chính vĩnh hằng.”
Đây toàn là biểu dụ – nhưng nếu bạn tin cậy, nếu bạn yêu, nếu bạn cho phép tim bạn mở ra hướng tới tôi, thế thì bạn sẽ có khả năng hiểu. Việc hiểu đó vượt qua mọi việc hiểu. Nó không có tính trí tuệ, nó là từ tim qua tim. Nó là năng lượng nhảy từ tim này sang tim khác.
Tôi ở đây và tôi đang cố nói với bạn, nhưng điều đó là phụ. Điều cơ bản là nếu bạn mở tôi có thể rót bản thân tôi vào trong bạn. Nếu việc nói của tôi có thể giúp chỉ ngần này thôi, rằng bạn trở nên ngày càng mở hơn, nó đã làm xong việc của nó rồi. Tôi không cố nói cái gì đó cho bạn, tôi chỉ cố làm cho bạn mở hơn – điều đó là đủ. Thế thì tôi có thể rót bản thân tôi vào trong bạn… và chừng nào bạn chưa nếm trải tôi, bạn sẽ không có khả năng hiểu điều tôi đang nói.
Từ “Tantra hiểu biết tối cao”, Ch.3 Bản tính của tối và sáng