Thiền là gì? Thiền là ở trong hài hoà – bên trong và bên ngoài. Thiền là trong hài hoà. Thiền là việc là hài hoà.
Con người đã đánh mất bản thân mình vì con người đã đánh mất sự hài hoà này. Con người ở trong xung đột; con người bị kéo ra theo các hướng khác nhau đồng thời. Con người không là một, con người là nhiều. Là nhiều tức là ở trong trạng thái phi thiền; không là nhiều và chỉ là một, là ở trong thiền. Và khi thực sự chỉ có một, khi ngay cả một cũng không còn đó…. Ở phương Đông chúng ta đã gọi nó là trạng thái bất nhị, không phải là trạng thái của tính một. Chúng ta phải phát minh ra từ này ‘bất nhị’ để mô tả, để chỉ dẫn, rằng nó không là nhị nguyên, có vậy thôi. Hai không còn đó, nhiều đã biến mất, và tất nhiên với nhiều, một cũng biến mất. Một có thể tồn tại chỉ trong nhiều.
Con người bình thường là đám đông, quần chúng. Con người bình thường không phải là cái ngã vì người đó không có sự tích hợp. Con người toàn là các mảnh mẩu, con người không gắn lại, con người không là một khối.
Thiền là để trở thành một khối, và khi bạn là một khối bạn ở trong an bình.
Đầu tiên hài hoà này phải được đạt tới bên trong và thế rồi phải đạt tới bên ngoài nữa. Đầu tiên con người phải trở thành hài hoà và ở đó phải bắt đầu đập cùng sự hài hoà lớn hơn của sự tồn tại.
Cho nên có hai bước trong thiền. Bước thứ nhất là không trong xung đột với bản thân bạn, không cho phép bất kì xung khắc liên tục nào bên trong bản thân bạn – tâm trí tranh đấu với thân thể, lí trí tranh đấu với tình cảm, tình cảm tranh đấu với tính dục. Việc tranh đấu liên tục đang tiếp diễn – bạn đã không quan sát điều đó sao? Có chiến tranh liên tục; nó liên tục không kẽ hở nào.
Tất nhiên, bạn không thể hạnh phúc. Trừ phi những phần tử xung khắc này bên trong bạn ôm choàng lẫn nhau, dừng xung khắc, rơi vào yêu lẫn nhau, hay tan biến vào nhau, không có khả năng nào của hạnh phúc. Thế thì hạnh phúc vẫn còn chỉ là hi vọng. Hạnh phúc là cái bóng của hài hoà, nó đi theo hài hoà. Không có cái khác để là hạnh phúc. Chừng nào bạn chưa hài hoà, bạn có thể phấn đấu và phấn đấu và bạn sẽ bị ngày càng nhiều thất vọng hơn và bạn sẽ ngày càng khổ hơn. Như cái bóng đi theo bạn, hạnh phúc đi theo khi bạn ở trong sự toàn bộ hài hoà.
Bước thứ nhất xảy ra bên trong bạn – và khi bạn đã trở thành việc đập rộn ràng mà không phân chia, một sóng năng lượng mà không đối kháng, không cái thấp hơn và không cái cao hơn, mà không chọn lựa, mà không đánh giá, mà không phán xét, khi bạn đơn giản là một, thế thì hạnh phúc xảy ra ở bước thứ hai. Khi bạn là một bạn có thể thấy cái một – chỉ thế thì cái một mới có thể được thấy. Mắt là trong trẻo thế thì bạn có sự sáng tỏ rõ ràng. Khi bạn là một bạn có thể lập tức thấy cái một bao quanh bạn. Bây giờ bạn biết ngôn ngữ của cái một. Ngôn ngữ của cái nhiều đã biến mất – tiếng ồn đó không còn nữa, nhà thương điên đó không còn nữa, ác mộng đó được kết thúc. Bạn là im lặng. Trong im lặng này bạn có thể lập tức tan biến vào trong sự tồn tại; bây giờ bạn có thể rơi vào hoà điệu với việc đập của bản thân vũ trụ. Đó là bước thứ hai của thiền.
Bước thứ nhất là khó, bước thứ hai không khó. Bước thứ nhất cần nỗ lực, nỗ lực lớn; bước thứ hai là rất đơn giản, tới gần như một cách tự động. Bước thứ nhất giống như người mù được mổ để cho người đó có thể có mắt. Bước thứ hai là sau khi việc mổ đã xong rồi: mắt có đó và người mù mở mắt ra và người đó có thể thấy ánh sáng và thế giới của ánh sáng và hàng triệu niềm vui quanh người đó về mầu sắc, ánh sáng, cái đẹp, hình dạng.
Bước thứ nhất cần nỗ lực, bước thứ hai tới một cách vô nỗ lực. Bước thứ nhất giống nhiều với yoga, bước thứ hai giống nhiều với Thiền – hay, đi tới tương tự với thế giới hiện đại hơn, bước thứ nhất là giống Gurdjieff hơn và bước thứ hai là giống Krishnamurti hơn. Đó là lí do tại sao tôi nói Thiền là cực đỉnh. Thiền là lời cuối cùng. Yoga là bắt đầu của cuộc hành trình, Thiền là chỗ cuối.
Khi bạn là một và đột nhiên bạn thấy tính một ở bên ngoài, mọi rào chắn biến mất. Thế thì không có ‘ta’ và không có ‘người’, thế thì chỉ có Thượng đế hay chân lí hay samadhi hay bất kì từ nào bạn muốn – niết bàn. Thiền nhân gọi trạng thái này là sonomama hay konomama – trạng thái đây này, như thế, tathata thuần khiết. Người ta đơn giản hiện hữu. Người ta không làm bất kì cái gì, người ta không nghĩ bất kì cái gì, người ta không cảm bất kì cái gì, người ta đơn giản hiện hữu. Cái đây này là kinh nghiệm tối thượng về phúc lạc. Bên ngoài nó không có cái gì. Và đây là mục đích. Đạt tới tính đây này là việc tìm, việc tìm vĩnh hằng, của mọi con người.
Trước khi chúng ta có thể hiểu cách đạt tới sự hài hoà bên trong này chúng ta sẽ phải nhìn sâu vào trong cách chúng ta đã trở thành đám đông. Làm sao thảm hoạ này đã rơi lên chúng ta? Ai đã tạo ra nó? Nó đã được tạo ra thế nào? Chừng nào chúng ta chưa biết nó đã được tạo ra thế nào, không có cách nào để phá nó.
Một lần chuyện xảy ra là khi Phật tới thuyết pháp buổi sáng ông ấy có một chiếc khăn tay cầm trong tay. Ngồi xuống trước mười nghìn sư ông ấy bắt đầu thắt nút trên chiếc khăn tay. Tất cả họ đều ngạc nhiên – ông ấy chưa bao giờ làm bất kì cái gì như điều đó. Ông ấy đã làm gì? Ông ấy đã quên bài thuyết pháp rồi sao? Nhưng do kính trọng họ đơn giản giữ yên tĩnh và liên tục nhìn vào điều ông ấy làm.
Sau khi Phật đã thắt năm nút trong chiếc khăn tay ông ấy nói, ‘Ta muốn hoàn tác lại những nút này. Trước khi ta hoàn tác chúng ta muốn hỏi hai câu hỏi. Một là: Chiếc khăn này có cùng như nó vậy trước khi các nút được thắt không?’
Một trong các đại đệ tử của ông ấy, Ananda, nói, ‘Thưa thầy, theo một cách nào đó nó là cùng khăn cũ vì các nút thắt không tạo ra khác biệt cho sự tồn tại của nó. Chúng không thêm bất kì cái gì và chúng không phá huỷ bất kì cái gì. Chiếc khăn tay vẫn còn đích xác như cũ, phẩm chất của nó là như cũ, nó vẫn là chiếc khăn tay. Nhưng dầu vậy nó không là cùng khăn đó – cái gì đó đã thay đổi. Không thể có là giá trị nền tảng nào nhưng nó có cái gì đó mới trong nó: năm nút này. Nó bị thắt lại với nhau cho nên nó không còn tự do. Tự do đã bị mất. Chiếc khăn tay là như cũ nhưng bây giờ nó là nô lệ.’
Phật nói, ‘Đúng rồi, Ananda, đó là điều ta muốn nói cho các sư. Khi một người bị phân chia người đó vẫn còn là cùng người đó theo một cách nào đó và vậy mà người đó không là cùng người cũ. Tự do của người đó bị mất, hài hoà của người đó bị mất – và vậy mà về nền tảng không cái gì đã thay đổi. Các bạn là những Thượng đế và nữ Thượng đế, không cái gì đã thay đổi; chỉ mỗi việc Thượng đế đã trở nên bị cầm tù. Vài cái nút đã đi vào sự tồn tại. Về nền tảng bạn là tự do như Phật, về mặt tồn tại bạn đích xác hiện hữu ở chỗ tôi hiện hữu, và vậy mà về mặt tâm lí bạn không ở chỗ tôi hiện hữu, bạn không là điều Phật là. Về mặt tồn tại chúng ta tất cả đều là chư phật, về mặt tâm lí chúng ta sống trong những thế giới khác nhau, riêng tư… những cái nút đó.’
Thế rồi Phật hỏi câu hỏi kia. Ông ấy nói, ‘Các sư, ta có câu hỏi khác để hỏi là thế này: Nếu ta muốn hoàn tác lại những nút này, ta phải làm gì?’ Một sư khác, Xá Lợi Tử, đứng dậy và nói, ‘Thưa thầy, nếu thầy muốn hoàn tác lại chúng thế thì để tôi lại gần hơn, để tôi quan sát chúng. Vì chừng nào tôi chưa biết cách chúng đã bị thắt lại ở đó thì không có cách nào biết làm sao chúng có thể được hoàn tác. Quá trình nào đã được dùng để thắt chúng? Làm sao chúng đã được tạo ra? Chỉ biết điều đó, chúng mới có thể được gỡ ra. Để tôi lại gần hơn. Và đừng làm bất kì cái gì trước khi tôi nhìn, vì nếu thầy làm cái gì đó mà không biết cách các nút đã đi vào sự tồn tại, thầy thậm chí có thể tạo ra những nút tinh vi hơn. Chúng có thể thậm chí trở nên khó hơn. Thậm chí có thể sự việc trở thành không thể nào mở được chúng.’
Và Phật nói, ‘Đúng rồi, Xá Lợi Tử, đó đích xác là điều ta muốn nói.’
Trước khi người ta hiểu cách đạt tới, người ta phải hiểu cách người ta bỏ lỡ. Nguyên nhân của khổ của chúng ta là gì? Làm sao chúng ta đã trở nên bị phân chia? Làm sao điều không thể được này đã xảy ra – rằng cái không thể phân chia được đã trở nên bị phân chia, rằng cái phúc lạc tuyệt đối đã rơi vào trong khổ, rằng các Thượng đế đã trở nên bị cầm tù? Làm sao điều đó đã xảy ra?
Cái ‘làm sao’ này phải được biết rất, rất chi li, để cho đầu tiên chúng ta sẽ đi vào trong cái ‘làm sao’ của nó.
Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, T.1, Ch.7