Đây là bài ca về thiền. Bạch Ẩn đã gọi nó là ‘bài ca’ – vâng, nó là bài ca. Nếu thiền mà không có bài ca nó là làm và chết – nó không đập nó không thở. Nó là bài ca và điệu múa: hát nó và múa nó đi. Chỉ đừng nghĩ về nó – thế thì bạn sẽ bỏ lỡ thông điệp này bạn sẽ bỏ lỡ nội dung của nó. Bạn sẽ thấy bài ca này và nghĩa của nó chỉ khi bạn đang hát và múa. Khi âm nhạc của sự sống đã xảy tới bạn, đã sở hữu bạn.
Bài ca của Bạch Ẩn là nhỏ thế vậy mà bao la thế, điều đó không thể nào tin được. Làm sao một người có thể cô đọng chân lí nhiều thế và đáng yêu thế và sáng suốt thế trong vài lời vậy? Nhưng Bạch Ẩn đã là con người kiệm lời, con người của im lặng. Trong nhiều năm ông ấy không nói chút nào, và thế rồi ông ấy sẽ nói một hay hai lời.
Có lần Hoàng đế Nhật Bản đã mời ông ấy cho bài giảng trong cung điện. Và hoàng hậu và nhà vua và thừa tướng và các quan thượng thư và các quan chức và các tướng lĩnh, tất cả họ đã tụ tập với kính trọng lớn để nghe. Bạch Ẩn tới, đứng đó trong một khoảnh khắc, nhìn quanh, và rời khỏi phòng. Nhà vua phân vân. Ông ấy hỏi thừa tướng, ‘Có chuyện gì với người này vậy? Chúng ta đã tới để nghe.’ Thừa tướng già nói, Đây là bài giảng vĩ đại nhất mà thần đã từng nghe. Ông ấy đã nói nó rồi! Bệ hạn đã mời ông ấy tới và dạy cho bệ hạ về im lặng. Ông ấy đã dạy nó rồi! Ông ấy đã đứng đó trong im lặng, ông ấy đã là im lặng. Bệ hạ còn hỏi gì thêm? Bệ hạ yêu cầu gì thêm? Ông ấy đã là im lặng thuần khiết, đứng đó trong vài giây. Ông ấy đã hoàn toàn im lặng. Ông ấy đã im lặng, đập rộn ràng, rung động. Nhưng bệ hạ đã trông đợi nghe lời nào đó.’
Nhưng về im lặng không cái gì có thể được nói. Và mọi cái được nói về im lặng sẽ là sai. Làm sao bạn có thể nói bất kì cái gì về im lặng? Nói cái gì đó sẽ làm sai nó đi. Đó là lí do tại sao Lão Tử nói Không cái gì có thể được nói về Đạo – và nếu cái gì đó được nói, trong chính việc nói nó, nó trở thành không đúng. Đạo là im lặng. Nhưng im lặng đó không phải là im lặng của nghĩa địa. Nó là im lặng của khu vườn nơi cây đang thở sống động và vậy mà có im lặng hoàn toàn. Nó không là im lặng chết, nó là im lặng sống. Do đó ông ấy đã gọi nó là ‘Bài ca của Thiền’.
Phật nói: Lối vào thực tại của ta không phải là niềm tin mà là việc thấy. Tôn giáo của ông ấy đã được nói rõ là ‘ihi passika: Tới và thấy.’ Không là ‘Tới và tin.’ Phật nói ‘Tới và thấy: ihi passika.’ Nó ở đây, hiện tại – ông chỉ tới và thấy. Ông ấy không yêu cầu bạn tin. Ông ấy là thầy giáo duy nhất trên thế giới bỏ niềm tin – và với việc bỏ niềm tin ông ấy đã biến đổi tôn giáo từ tầm vóc trẻ con rất thấp thành thứ rất trưởng thành. Với Phật tôn giáo trở thành trẻ. Bằng không nó đã là trẻ con. Nó đã là một loại niềm tin – niềm tin là mê tín, niềm tin là từ sợ. Và niềm tin là mù quáng. Phật đã đem mắt cho tôn giáo. Ông ấy nói: Thấy, và không có nhu cầu tin. Và khi bạn đã thấy thế thì nó sẽ không là niềm tin, nó sẽ là việc biết.
Trong bài ca này của Bạch Ẩn bạn sẽ thấy cách nhìn – cách mở mắt. Vì chân lí bao giờ cũng có đó, bao giờ cũng có đó. Không phải là chân lí phải được tạo ra. Phật nói: yatha bhutam – Nó hiện hữu! Nó đã có đó, nó đang đương đầu với bạn! Nó là ở phương đông, nó là ở phương tây, nó là ở phương bắc, nó là ở phương nam. Nó bao quanh bạn – nó là ở bên ngoài và nó là ở bên trong. Nhưng bạn sẽ phải nhìn thấy nó: ihi passika. Mắt bạn nhắm, bạn đã quên cách mở chúng. Thiền không là gì ngoài nghệ thuật mở mắt bạn. Nghệ thuật lau sạch mắt bạn, nghệ thuật loại bỏ bụi đã tụ lại trên gương của tâm thức của bạn. Điều đó là tự nhiên, bụi tụ lại. Con người đã từng du hành và du hành trong hàng nghìn kiếp – bụi tụ lại. Chúng ta tất cả đều là các lữ khách, nhiều bụi đã tụ lại – nhiều tới mức gương đã hoàn toàn biến mất. Chỉ có hết bụi tới bụi, hết tầng bụi nọ tới tầng bụi kia, và bạn không thể thấy được gương. Nhưng gương vẫn có đó – nó không thể bị mất, vì nó là chính bản tính của bạn. Nếu nó có thể bị mất thế thì nó sẽ không là bản tính của bạn. Không phải là bạn có gương: bạn là gương. Lữ khách là gương – người đó không thể làm mất nó, người đó chỉ có thể quên nó. Nhiều nhất, sự quên lãng.
Bạn đã không đánh mất Phật tính của bạn. Phật tính nghĩa là gương sạch bụi. Gương lại tươi tắn, lại phản xạ, lại vận hành – đó là điều Phật tính là gì. Phật tính ngụ ý tâm thức đã trở nên thức tỉnh. Ngủ không còn nữa và mơ không còn nữa và ham muốn đã biết mất. Bụi tụ lại, điều đó là tự nhiên. Nhưng bạn bám lấy bụi – ham muốn của bạn vận hành như chất dính.
Và ham muốn của bạn là gì? Điều đó phải được hiểu. Nếu bạn đã hiểu ham muốn của bạn, bạn đã hiểu tất cả. Vì trong việc hiểu ham muốn, ham muốn dừng lại. Và khi ham muốn dừng lại, đột nhiên bạn có cảm giác mới toàn bộ về con người bạn; bạn không còn là người cũ nữa. Ham muốn là gì? Việc tìm của bạn là gì? Việc kiếm của bạn là gì?
Hạnh phúc. Phúc lạc. Vui vẻ. Đó là điều bạn đang kiếm. Và bạn đã từng tìm kiếm trong hàng nghìn năm, và bạn vẫn chưa tìm thấy nó. Giờ là lúc, đúng lúc để nghĩ lại, để suy ngẫm lại. Bạn đã từng tìm kiếm vất vả thế, bạn đã từng cố gắng gian nan thế – có lẽ bạn đang bỏ lỡ chỉ bởi vì bạn đang cố chăng? Có thể chính việc cố gắng giữ bạn ở xa khỏi hạnh phúc chăng? Chúng ta hãy nghĩ về điều đó, suy ngẫm về điều đó. Cho việc dừng lại chút ít với tìm kiếm của bạn, tóm tắt lại.
Bạn đã từng tìm trong nhiều kiếp rồi. Bạn không nhớ các kiếp khác, không cần – nhưng trong kiếp này bạn đã từng tìm, điều đó sẽ có tác dụng. Và bạn đã không tìm thấy nó. Và không ai đã bao giờ tìm thấy nó bởi việc tìm. Cái gì đó sai trong chính việc tìm. Trong việc tìm một cách tự nhiên bạn quên mất bản thân bạn; bạn bắt đầu nhìn mọi nơi, mọi nơi khác. Bạn nhìn phương bắc và phương đông và phương tây và phương nam, và nhìn lên trời và dưới biển, và bạn liên tục tìm ở mọi nơi. Và việc tìm trở thành ngày một tuyệt vọng hơn, vì bạn càng tìm và bạn không thấy, lo âu lớn nảy sinh – ‘Mình sẽ làm nó lần này , hay mình sẽ bỏ lỡ nó?’
Càng tuyệt vọng hơn, càng khổ hơn, càng điên hơn. Bạn phát rồ. Và hạnh phúc vẫn còn xa xăm như bao giờ – thực ra nó lùi xa hơn khỏi bạn. Bạn càng tìm, càng ít có khả năng có được nó. Vì nó ở bên trong bạn.
Hạnh phúc là chức năng của tâm thức bạn khi nó thức tỉnh. Bất hạnh là chức năng của tâm thức bạn khi nó ngủ. Vô ý thức là gương của bạn bị nặng gánh với bụi lớn và hành lí và quá khứ. Hạnh phúc là khi gánh nặng này đã bị bỏ đi và gương đã được lại tìm thấy. Và lần nữa gương của bạn có thể phản xạ cây và mặt trời và cát và biển và sao. Khi bạn đã lại trở thành hồn nhiên, khi bạn lại đã thu được hồn nhiên, khi bạn lại có mắt của trẻ thơ – trong sáng tỏ đó bạn hạnh phúc.
Hạnh phúc đột nhiên nhảy lên bạn. Khi ham muốn biến mất, hạnh phúc xuất hiện. Khi nỗ lực không còn nữa, lần đầu tiên bạn thấy bạn là ai. Việc biết đó là điều Phật ngụ ý: Tới và nhìn – ihi passika. Ông ấy đang gọi bạn từ đâu: ‘Tới và nhìn’? Ông ấy đang gọi bạn từ ham muốn của bạn. Bạn đã đi xa xôi khỏi nhà bạn, bạn đã đánh mất cơ sở nhà bạn. Bạn không ở chỗ bạn dường như cần ở. Mơ của bạn đã mang bạn tới những thế giới xa xăm – tưởng tượng; ảo vọng, bịa đặt riêng của bạn.
Bây giờ là bài ca này của Bạch Ẩn.
Mọi sinh linh từ chính lúc bắt đầu là chư phật.
Một phát biểu này là đủ. Nó là bắt đầu và chỗ giữa và chỗ cuối. Nó là tất cả. Alpha và omega.
Mọi sinh linh từ chính lúc bắt đầu là chư phật.
Các bạn là chư phật. Bạn không bao giờ đã là khác đi cho dù một khoảnh khắc. Bạn không thể khác được. Bạn thực sự không thể đi xa khỏi Phật tính của bạn, bạn chỉ có thể mơ. Bạn chỉ có thể mơ rằng bạn đã đi xa, nhưng trong khi mơ bạn sẽ vẫn còn ở đây bây giờ. Điều này là không thể được, làm mất Phật tính của bạn, vì Thượng đế được tham gia vào trong mọi thứ và mọi sinh linh. Và khi Bạch Ẩn nói, ‘Mọi sinh linh từ chính lúc bắt đầu là chư phật,’ đừng nghĩ rằng ông ấy đang nói chỉ con người. Con vật được bao hàm, chim và cây và đá cũng được bao hàm. Mọi cái đang hiện hữu, đều được bao hàm.
Từ tiếng Anh ‘being-hiện hữu’ bắt nguồn từ gốc tiếng Phạn ‘bhu‘. Bhu nghĩa là ‘cái đang tăng trưởng’. Mọi cái đang tăng trưởng đều là Thượng đế. Cây tăng trưởng, chim tăng trưởng, đá tăng trưởng. Mọi cái tăng trưởng đều là Thượng đế. Và mọi cái tăng trưởng theo nhịp riêng của nó. Nhớ, gốc của ‘hiện hữu’, từ ‘hiện hữu-being’, là bhu. Nó đơn giản có nghĩa là cái thở, cái lớn lên, cái có sự sống – dù thô sơ thế nào, dù nguyên thuỷ thế nào. Mọi thứ đều được bao hàm.
Mọi sinh linh từ chính lúc bắt đầu là chư phật.
Và nghĩa của Phật là gì? ‘Phật’ ngụ ý tâm thức cái đã quay lại bản thân nó – cái không còn lang thang trong mơ, không còn suy nghĩ về tương lai, không còn suy nghĩ về quá khứ. Tâm thức không bị sở hữu bởi kí ức hay bị sở hữu bởi tưởng tượng. Tâm thức đã gạt bỏ quá khứ và gạt bỏ tương lai, tâm thức chỉ có ở hiện tại. Tâm thức sống trong khoảnh khắc này, hoàn toàn ở đây bây giờ. Tỉnh táo, thức tỉnh, rạng ngời.
Mọi sinh linh là chư phật. Thiền nhân gọi điều này trong một câu ‘Tiếng gầm của Sư tử’. Nó là vậy. Trong một nét Bạch Ẩn đã chuyển cho bạn, đã cứu bạn khỏi bản thân bạn. Không có cứu rỗi nào được cần. Một phát biểu là đủ để giải thoát bạn khỏi mọi lệ thuộc. Bạn là Phật. Nhưng nhớ bạn không là Phật theo bất kì nghĩa đặc biệt nào. Mọi người hiện hữu – chó và bò và trâu và lừa, mọi người hiện hữu! Cho nên đừng nhận điều đó theo nghĩa bản ngã, rằng ‘tôi là phật’. Đừng làm nó thành tham vọng, đừng đi trên hành trình tham vọng. Mọi người là Phật. Sự sống là Phật, con người là Phật tính, sự tồn tại là Phật tính.
Nghĩ về nó mà xem. Một trong những phát biểu lớn nhất đã từng được đưa ra:
Mọi sinh linh từ chính lúc bắt đầu là chư phật.
Bạch Ẩn đã kết thúc trong một câu. Bài ca còn lại sẽ là sự lặp lại, thực sự. Bài ca còn lại sẽ dành cho những người không thể hiểu được phát biểu đầu tiên này. Người ta nói, khi Bạch Ẩn viết bài ca này và ông ấy đã viết câu đầu tiên – ‘Mọi sinh linh ngay từ chính lúc đầu là chư phật’ – một trong các đệ tử của ông ấy đã ngồi đó và anh ta nói, ‘Dừng lại bây giờ đi. Bây giờ không có gì nhiều để nói.’ Anh ta rời khỏi phòng, đệ tử này rời khỏi phòng. Anh ta nói, ‘Bây giờ chẳng có ích gì. Thầy đã kết thúc trong câu thứ nhất – điều này đáng phải là câu cuối cùng!’
Nhưng dầu vậy bài ca này là hay. Nó sẽ giúp bạn từ những hướng khác nhau đi tới cùng chân lí. Nó sẽ giúp bạn thấy ra vấn đề từ những điểm lợi thế khác nhau, từ những cửa sổ khác nhau. Bạn sẽ thấy cùng Phật đang ngồi, từ mọi cánh cửa của ngôi đền. Nhưng điều đó là tốt, vì từ cửa sổ nào đó có thể có nhiều ánh sáng hơn rơi lên Phật, từ cửa sổ nào đó mầu lục của cây có thể được phản xạ trên mặt Phật, từ cửa sổ nào đó một ngôi sao có thể nhìn vào Phật, từ cửa sổ nào đó cái gì đó khác – chim có thể đậu và cất tiếng hót.
Mọi sinh linh từ chính lúc bắt đầu là chư phật.
Vũ trụ được làm từ chất liệu có tên là ‘Thượng đế’. Cho nên Thượng đế không phải ở chỗ cuối. Thượng đế là ở chỗ bắt đầu, ở chỗ giữa, và ở chỗ cuối. Duy nhất Thượng đế hiện hữu. Nhưng để tôi nhắc bạn, khi tôi dùng từ ‘Thượng đế’ tôi ngụ ý tính Thượng đế.
Từ “Chính thân này là Phật”, Ch.1