A la hán và bồ tát

Đã có hai kiểu nhà huyền bí trên thế giới. Một kiểu Phật Gautam đã gọi là a la hán. Họ đã chọn vẫn còn im lặng. Họ cam kết tuyệt đối với chân lí và họ sẽ không thoả hiệp chút nào. Họ sẽ không nói cái gì đó mà không tuyệt đối đúng, họ sẽ không nói cái gì đó mà chỉ là đúng xấp xỉ, vì đúng xấp xỉ không là gì ngoài dối trá. Họ sẽ không cho ví dụ vì không có cái song song với kinh nghiệm của họ, không có khả năng nào của bất kì so sánh nào. Thấy tình huống này, người ta có thể hiểu tại sao họ đã chọn vẫn còn im lặng.

Nhưng đã có kiểu khác những người đã thức tỉnh, người chứng ngộ, người đã thử, mặc dầu nỗ lực của họ đã không thành công mấy. Bởi chính bản chất của nỗ lực, chúng không thể là vậy được. Nhưng cho dù một người trong cả triệu người đã trở nên thức tỉnh bởi nỗ lực của một bồ tát, loại thứ hai những người chứng ngộ, nỗ lực này là xứng đáng làm.

A la hán cũng có câu trả lời cho điều này. Họ nói rằng nếu một người trong cả triệu người trở nên thức tỉnh bằng việc nghe một bồ tát, người đó đã mang số phận trở nên chứng ngộ dù bồ tát đó có nói hay không.

Tôi đã ở trong thế khó xử. Bạn không thể phủ nhận điều a la hán nói. Họ đang nói con người đã không trở nên thức tỉnh từ việc nghe bạn, vì bất kì cái gì bạn nói đều chỉ là hướng dẫn, xa xôi; nó không thể làm cho bất kì ai được chứng ngộ. Và họ có lí do nào đó để nói điều đó, vì mọi người đã trở nên chứng ngộ khi ngồi bên cạnh họ trong im lặng nữa. Không cái gì đã được nói, không cái gì đã được chỉ dẫn, nhưng chỉ sự hiện diện của a la hán, im lặng của ông ấy, an bình của ông ấy, đã chứng tỏ lây nhiễm. Bất kì người nào nhạy cảm, mở, đã cảm thấy cái gì đó mà không được nói, và đã đi trên con đường này. Người đó không chỉ đã đi… nhiều người đã đạt tới điều tối thượng.

Do đó a la hán có lí do để nói rằng không có nhu cầu nói bất kì cái gì. Những người có thể hiểu sẽ hiểu cho dù im lặng của bạn, và những người không thể hiểu được sẽ không đi tới hiểu; bạn có thể liên tục nói hết năm nọ tới năm kia cho họ, và họ sẽ vẫn còn điếc. Bạn có thể nói về ánh sáng, nhưng họ sẽ không mở mắt ra. Bạn có thể cố gây háo hức cho họ về cái đẹp của điều tối thượng, nhưng họ sẽ liên tục trì hoãn cuộc hành trình.

Nhưng bồ tát có cách lập luận riêng của ông ấy – và có lẽ cả hai đều đúng. Bồ tát nói rằng có những người ở ngay trên bờ rồi: chỉ đẩy chút ít và họ có thể được biến đổi; chỉ chút ít chỉ dẫn – ngón tay chỉ trăng – và họ có thể có khả năng thấy. Và đằng nào đi chăng nữa, cho dù không ai hiểu, vẫn đáng làm nỗ lực; ít nhất nó chỉ ra từ bi của bạn, ít nhất nó chỉ ra bạn không phải là không quan tâm tới nhân loại bao la đang dò dẫm trong bóng tối. Bạn đã làm bất kì cái gì có thể làm về mặt nhân đạo. Nếu không ai nghe thấy nó, nếu không ai lắng nghe nó, điều đó là tuỳ ở họ – nhưng họ không thể trách bạn được. Họ không thể phàn nàn rằng bạn biết và vậy mà bạn vẫn còn im lặng, rằng bạn sẽ không làm nỗ lực nào đó để đánh thức họ dậy.

Hai phân loại này đã ở trong xung đột nhiều thế kỉ, và cả hai đã từng rõ ràng về cách tiếp cận của họ tới mức thậm chí không một a la hán nào đã được chuyển đổi thành bồ tát, hay ngược lại: không một bồ tát nào đã được chuyển đổi thành a la hán.

Hiểu biết riêng của tôi là ở chỗ chuyn đổi này đã không xảy ra vì cả hai đều có cái gì đó tuyệt đối đúng về cách tiếp cận của họ. Một bên được cam kết với chân lí tuyệt đối; một bên được cam kết với yêu, với từ bi tuyệt đối. Và cả hai đều có giá trị, chân lí và yêu, là có ý nghĩa ngang nhau.

Tôi nghĩ không cần bất kì a la hán nào phải trở thành bồ tát, hay bất kì bồ tát nào trở thành a la hán. Có lẽ cả hai đều được cần. Có lẽ mọi người được cần để hát bài ca của cái không thể được nói ra, và mọi người được cần vẫn còn im lặng, im lặng tới mức bản thân im lặng của họ trở thành từ lực. Có lẽ cả hai đều đã làm việc phục vụ vô cùng cho nhân loại, loại này bằng cách làm các nỗ lực khác nhau – qua ngôn ngữ, qua phương cách, hát, múa – và loại kia bằng việc vẫn còn tuyệt đối được định tâm, nhưng sẵn có cho bất kì ai gõ cửa người đó.

Tôi không thấy xung đột như đã được thấy suốt nhiều thời đại. Những người thấy xung đột chỉ là những người có học; họ không là a la hán không là bồ tát.

Tôi nhớ tới một thầy lớn, Mã Tổ. Thiền viện của ông ấy ở ngay đối diện với tu viện khác trong núi sâu, và thầy khác là tuyệt đối đối kháng với phương pháp và giáo huấn của Mã Tổ. Một đệ tử của Mã Tổ đã có thời gian khó khăn với thầy, vì Mã Tổ thường đánh, đập…

Ai cũng biết rằng có lần Mã Tổ đã ném một đệ tử ra khỏi cửa sổ và nhảy lên trên người đó. Đệ tử này bị vài chỗ gẫy xương và Mã Tổ ngồi trên ngực anh ta hỏi, “Hiểu nó chưa?” Và điều kì lạ nhất là ở chỗ anh ta đã hiểu nó! Anh ta không bao giờ hỏi câu hỏi nữa! Điều đó đơn giản chỉ ra anh ta phải đã hiểu nó; kể từ đó anh ta trở nên tuyệt đối im lặng.

Thầy kia rất giận Mã Tổ: “Ông ấy liên tục làm cái loại việc gì vậy? Ông ấy dường như là người khùng!”

Một hôm một đệ tử đang thiền về công án bước vào. Anh ta đã tới từ nhiều ngày và cứ bị đánh. Có hàng trăm công án trong Thiền – những câu đố kì lạ. Anh ta đang thiền về công án nổi tiếng, “tiếng vỗ tay của một bàn tay.” Mã Tổ đã nói, “Bất kì khi nào ông tìm ra âm thanh, tới ta.”

Đệ tử này thiền trong im lặng của đêm, anh ta nghe thấy tiếng gió xào xạc qua rặng thông, và anh ta nhảy lên. Anh ta nói, “Nó đây rồi!” Âm thanh này sao dịu dàng và tất nhiên có tính nhạc tới mức anh ta đi tới thầy và bảo thầy rằng âm thanh khi gió xào xạc qua rặng thông… Thầy đánh anh ta rõ đau và nói, “Đừng mang câu trả lời ngu ngốc tới ta, quay về và thiền đi.”

Và điều này liên tục xảy ra. Có lần anh ta nghe tiếng con chim cúc cu hót trong đêm… dịu dàng, tràn ngập, cảm động tới mức anh ta quên mọi việc đánh và lại tới. Chung cuộc anh ta phát mệt. Anh ta đã mang tới đủ mọi âm thanh có thể, và không câu trả lời nào được nhận, mọi câu trả lời đều bị bác bỏ. Một ý tưởng nảy sinh trong tâm trí anh ta, “Có lẽ đây không phải là thầy – ít nhất là với mình. Mình không nói rằng thầy không phải là thầy, nhưng ít nhất ông ấy không dành cho mình. Mình phải thử sang người đối lập thầy, chỉ ngay gần đây.” Và anh ta đi tới đó.

Thầy hỏi anh ta, “Ông là đệ tử của Mã Tổ phải không, tại sao ông đã tới ta?” Đệ tử này mô tả lại điều đã xảy ra trong nhiều tháng: anh ta mang âm thanh mới và anh ta chỉ bị đánh. Có giới hạn cho kiên nhẫn, và anh ta đã tới đây trong việc tìm kiếm chân lí, không phải để nghe tiếng vỗ tay của một bàn tay. “Một cách không cần thiết, tôi đã bị kìm lại bởi điều này, và bây giờ tôi đã gần vét cạn mọi âm thanh rồi, nhưng ông ấy cứ đánh hoài. Tôi đã tới thầy. Xin nhận tôi là đệ tử của thầy.”

Thầy đó chưa bao giờ đánh bất kì người nào, nhưng thầy cho đệ tử này cú đánh điếng người mà việc đánh của Mã Tổ còn xa mới đau hơn! Thầy nói, “Ông ngốc! Quay về đi, thầy của ông rất từ bi. Ông ấy chỉ đánh ông, ông đáng ra phải bị giết! Về ngay.”

Đệ tử này nói, “Trời! Tôi đã từng đi tìm chân lí… Đầu tiên những người này liên tục nói về chứng ngộ, và khi ông bị mắc vào ý tưởng của họ, thế thì họ làm đủ mọi loại điều kì lạ với ông. Người này đã từng nổi tiếng là chống lại Mã Tổ, và ông ấy không bao giờ dùng phương cách đánh. Sao ông ấy đã làm điều này với mình? Nhưng chắc chắn, nếu mình phải chọn giữa hai người, Mã Tổ là tốt hơn.”

Anh ta quay về, và Mã Tổ hỏi anh ta, “Ông đã ở đâu?”

Anh ta kể lại toàn thể sự việc. Anh ta nói, “Tôi đã bị đánh tệ lắm. Thầy đánh rất đau, nhưng người kia tuyệt đối điên; ông ta muốn giết tôi!”

Mã Tổ nói, “Ông ấy rất từ bi đấy.”

Đệ tử này nói, “Điều này thực lạ. Các thầy là kẻ thù, các thầy đã từng cãi nhau nhiều năm. Mọi thứ được người này nói bị người kia phản bác lại – cả hai thầy đều đồng ý khi có liên quan tới việc giết đệ tử đáng thương này!”

Mã Tổ nói, “Ta chưa bao giờ nói ông ấy sai, ông ấy chưa bao giờ nói ta sai; chúng ta chỉ khác nhau. Ông ấy là a la hán; ông ấy đơn giản sống trong im lặng, và bất kì người nào tới phải ngồi trong im lặng cùng ông ấy. Nhiều năm trôi qua, và người kia cũng trở nên bị nhận chìm, bị tràn ngập, bởi im lặng của thầy. Nhưng rất ít người có khả năng chịu đựng chờ đợi lâu thế.

“Ta làm mọi nỗ lực để tạo ra lối tắt cho ông. Ta là bồ tát. Ta tin cậy rằng có khả năng là cái gì đó có thể được làm để đem ông hướng tới chân lí. Mọi phương cách này, mọi giáo huấn này, chẳng liên quan gì tới chân lí, nhưng chúng có cái gì đó liên quan tới ông. Nỗ lực là để phá huỷ việc níu bám của ông vào tâm trí, nỗ lực là để đánh bại tâm trí ông. Ngày tâm trí ông bị đánh bại, ngày ông được tự do khỏi cái lồng của tâm trí, công việc của chúng ta được hoàn thành; thế thì ông sẽ biết chân lí là gì. Không người nào trong chúng ta có thể trao nó cho ông. Nhưng dầu vậy chúng ta khác: a la hán không bao giờ làm nỗ lực nào; ta làm mọi nỗ lực có thể.”

 

Từ “Thiền sư lớn Đại Huệ”, T.2, Ch.36 Từ bi