Đại Toàn thiện – Hành

Đại Toàn thiện – Hành

 

HÀNH

Khi tuân theo luồng Rigpa trở thành thực tại, nó bắt đầu thấm nhuần hành động và cuộc sống hàng ngày của người tu luyện, và phát sinh sự ổn định và tin tưởng sâu, Đại sư Dudjom nói:

 

Hành động là việc quan sát thực sự các ý nghĩ riêng của bạn, dù tốt hay xấu, khi nhìn vào bản tính thực của bất kì ý nghĩ nào có thể nảy sinh, không dõi vào quá khứ, không mời tương lai, không cho phép bất kì bám víu nào vào những kinh nghiệm vui vẻ, cũng không bị kiệt sức bởi những tình huống tồi tệ. Trong khi làm như vậy, bạn cố đạt tới và duy trì trong trạng thái cân bằng lớn, nơi mọi thứ tốt và xấu, an bình và hiểm nguy, không có căn cước thực.

 

Việc nhận ra Nhìn một cách tinh tế nhưng đầy đủ làm biến đổi cái nhìn của bạn về mọi thứ. Càng ngày tôi càng đi tới nhận ra cách các ý nghĩ và quan niệm toàn là các thứ ngăn chúng ta khỏi bao giờ cũng hiện hữu, hoàn toàn đơn giản, trong cái tuyệt đối. Bây giờ, tôi thấy rõ ràng tại sao các thầy thường nói thế: “Cố gắng hết sức không tạo ra quá nhiều hi vọng và sợ,” vì chúng chỉ làm sinh ra ngày càng nhiều chuyện tầm phào tâm trí. Khi Nhìn có đó, các ý nghĩ được thấy về điều chúng thực sự là gì: trôi nổi và trong suốt, và chỉ là tương đối. Bạn thấy qua mọi thứ một cách trực tiếp, dường như bạn có con mắt nhìn bằng tia X. Bạn không bám theo các ý nghĩ và cảm xúc hay bác bỏ chúng, nhưng đón chào tất cả chúng bên trong vòng ôm bao la của Rigpa. Điều mà trước đây bạn coi là nghiêm chỉnh thế – tham vọng, kế hoạch, mong đợi, hoài nghi và đam mê – không bắt giữ bạn một cách sâu sắc và lo âu nữa, vì Nhìn đã giúp bạn thấy cái vô tích sự và lạc lõng của tất cả chúng, và làm sinh ra trong bạn tinh thần từ bỏ thực.

Vẫn còn trong sự sáng tỏ và tin tưởng của Rigpa cho phép mọi ý nghĩ và cảm xúc của bạn phóng thích một cách tự nhiên vô nỗ lực bên trong sự mở rộng bao la của nó, như viết trên nước hay vẽ trong bầu trời. Nếu bạn hoàn thiện thực sự tu luyện này, nghiệp không có cơ hội chút nào để được tích luỹ; và trong trạng thái từ bỏ vô mục đích, vô tư này, điều mà Đại sư Dudjom gọi là “thoải mái không bị ức chế, trần trụi,” luật nghiệp của nhân quả không còn trói buộc bạn theo bất kì cách nào.

Đừng giả định, dù bạn làm bất kì cái gì, rằng điều này là, hay có thể là, dễ dàng. Cực kì khó an định không bị sao lãng trong bản tính tâm trí, cho dù trong một khoảnh khắc, để một mình tự giải thoát riêng một ý nghĩ hay cảm xúc khi nó nảy sinh. Chúng ta thường giả định rằng đơn giản vì chúng ta hiểu cái gì đó về mặt trí tuệ, hay nghĩ chúng ta hiểu, chúng ta đã thực tại nhận ra nó. Đây là ảo tưởng lớn. Nó đòi hỏi sự chín chắn mà chỉ nhiều năm nghe, suy ngẫm, suy tư, thiền và tu luyện lâu dài mới c thể chín muồi. Và điều có thể được nói ngay là tu luyện Đại Toàn thiện bao giờ cũng đòi hỏi có hướng dẫn và chỉ bảo của một thầy đủ phẩm chất.

Bằng không sẽ có nguy hiểm lớn, được gọi theo truyền thống là “mất Hành trong Nhìn.” Giáo huấn cao siêu và mạnh mẽ như Đại Toàn thiện chứa rủi ro cực lớn. Tự lừa bản thân bạn rằng bạn đang giải thoát các ý nghĩ và cảm xúc, khi thực ra bạn không ở đâu gần với việc là có khả năng làm vậy, và nghĩ rằng bạn đang hành động với tính tự phát của hành giả yogi Đại Toàn thiện thực thụ, nọi điều bạn đang làm đơn giản tích luỹ khối lượng bao la nghiệp xấu. Như Liên Hoa Sinh nói, và đây là thái độ mà chúng ta cần phải có:

 

Mặc dù Nhìn của ta thoáng đãng như bầu trời,

Hành động của ta và việc kính trọng nhân quả là nhỏ mịn như hạt bột mì:

 

Các thầy của truyền thống Đại Toàn thiện đã nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại rằng không được quen thuộc toàn diện và sâu sắc về “bản chất và phương pháp về tự giải thoát” qua tu luyện lâu dài, thiền “chỉ dẫn đi xa thêm trên con đường ảo vọng.” Điều này dường như khắc nghiệt nhưng nó là hoàn cảnh, vì chỉ thường xuyên tự giải thoát các ý nghĩ có thể thực sự kết thúc sự chế ngự của ảo tưởng và thực sự bảo vệ bạn khỏi nhào lại vào khổ và chứng thần kinh. Không có phương pháp tự giải thoát, bạn sẽ không có khả năng chống lại bất hạnh và các hoàn cảnh tồi tệ khi chúng nảy sinh, và cho dù bạn thiền bạn sẽ thấy rằng vẫn còn những cảm xúc như giận dữ và ham muốn lan tràn tới. Nguy hiểm của loại thiền khác mà không có phương pháp này là ở chỗ họ trở thành giống như “thiền về chư thiên,” đi lạc quá dễ dàng vào việc chỉ quan tâm tới mình một cách xa hoa hay mê mẩn thụ động hay lơ đãng kiểu này kiểu khác, và không một cách thiền nào như vậy tấn công và làm tan biến ảo tưởng tại rễ của nó.

Thầy Đại Toàn thiện vĩ đại Vimalamitra đã nói theo cách chính xác nhất về mức độ tính tự nhiên tăng lên trong giải thoát này: Khi lần đầu tiên bạn làm chủ tu luyện này, giải thoát xảy ra đồng thời với việc nảy sinh, giống như nhận ra người bạn cũ trong đám đông. Hoàn thiện và làm sâu sắc tu luyện này, giải thoát xảy ra đồng thời với nảy sinh của ý nghĩ và cảm xúc, tựa như con rắn duỗi mình và mở những nút riêng của nó. Và trong trạng thái thái làm chủ cuối cùng, việc giải thoát tựa như kẻ trộm đi vào nhà trống rỗng; bất kì cái gì nảy sinh đều không làm hại cũng không lợi cho hành giả yogi Đại Toàn thiện thực thụ.

Ngay cả ở hành giả yogi vĩ đại nhất, buồn và vui vẫn nảy sinh như trước đây. Khác biệt giữa người thường và hành giả yogi là ở cách họ nhìn các cảm xúc và phản ứng lại chúng. Người thường sẽ chấp nhận hay bác bỏ chúng theo bản năng và do vậy làm nảy sinh gắn bó hay không thích mà điều này sẽ làm tích luỹ thêm nghiệp xấu. Tuy nhiên hành giả yogi cảm nhận mọi thứ nảy sinh trong trạng thái tự nhiên, tinh khôi của nó, không cho phép nắm giữ đi vào trong cảm nhận của mình.

Đại sư Dilgo Khyentse mô tả hành giả yogi đi lang thang qua vườn. Anh ta hoàn toàn thức tỉnh với vẻ rực rỡ và đẹp đẽ của những bông hoa, và sự hấp dẫn của màu sắc của chúng, hình dáng, hương thơm của chúng. Nhưng không có dấu vết gì về nắm giữ cũng như bất kì “hậu ý” nào trong tâm trí anh ta. Như Đại sư Dudjom nói:

 

Bất kì cảm nhận nào nảy sinh, bạn phải giống như đứa trẻ nhỏ đi vào trong ngôi đền trang hoàng lộng lẫy; nó nhìn, nhưng việc nắm giữ không chen vào cảm nhận của nó. Cho nên bạn bỏ mọi thứ còn tươi tắn, tự nhiên, sống động và không bị làm hỏng. Khi bạn bỏ mọi thứ ở trong trạng thái riêng của nó, thế thì hình dáng của nó không thay đổi, màu sắc của nó không tàn phai và vẻ rực rỡ của nó không biến mất. Bất kì cái gì xuất hiện đều không bị đổi mầu bởi bất kì nắm giữ nào, cho nên thế thì mọi thứ mà bạn cảm nhận nảy sinh như trí huệ trần trụi của Rigpa, cái là tính không thể phân chia của chói sáng và trống rỗng.

 

Niềm tin, sự mãn nguyện, sự an bình bao la, sức mạnh, tính hài hước sâu sắc, và cái chắc chắn nảy sinh trực tiếp từ việc nhận ra cái Nhìn của Rigpa là kho báu lớn nhất của cuộc sống, là hạnh phúc tối thượng, mà một khi được đạt tới được, không cái gì có thể phá huỷ được, ngay cả chết. Đại sư Dilgo Khyentse nói:

 

Một khi bạn đã có Nhìn, mặc dù cảm nhận ảo tưởng của luân hồi có thể nảy sinh trong tâm trí bạn, bạn sẽ giống như bầu trời; khi cầu vồng xuất hiện trước nó; nó không lấy làm hãnh diện, và khi mây mù xuất hiện, nó cũng không thất vọng. Có cảm giác sâu sắc của mãn nguyện. Bạn cười thầm trong lòng khi bạn thấy vẻ ngoài của luân hồi và niết bàn; Nhìn sẽ giữ cho bạn thường xuyên tươi cười, với nụ cười bên trong nhỏ bé nở ra mọi lúc.

 

Như Đại sư Dudjom nói: “Sau khi đã làm thuần khiết ảo tưởng lớn, bóng tối của tim, ánh sáng toả ra từ mặt trời không bị che mờ liên tục bừng lên.”

 

Ai đó nhập tâm những chỉ dẫn của quyển sách này về Đại Toàn thiện và thông điệp của nó về việc chết, tôi hi vọng, sẽ được hứng khởi để đi tìm, thấy, và đi theo thầy có phẩm chất, và đảm nhận cam kết với thầy để hoàn thành huấn luyện. Trung tâm của huấn luyện Đại Toàn thiện là hai tu luyện, TrekchoTogal, điều không thể thiếu để hiểu sâu điều xảy ra trong các trung ấm. Tôi chỉ có thể đưa ra ở đây tóm tắt về giới thiệu vào chúng. Giải thích đầy đủ chỉ được trao từ thầy cho đệ tử, khi đệ tử đã cam kết toàn tâm theo giáo huấn, và đã đạt tới giai đoạn nào đó của sự phát triển. Điều tôi đã giải thích trong chương này, “Bản chất bên trong nhất,” là phần trung tâm của tu luyện Trekcho.

Trekcho ngụ ý cắt đứt ảo tưởng một cách hoàn toàn triệt để, trực tiếp. Về bản chất ảo tưởng bị cắt bởi lực không cản nổi của cái Nhìn của Rigpa, như dao cắt suốt qua tảng bơ hay như võ sĩ karate chém vỡ chồng gạch. Toàn thể dinh thự tưởng tượng của ảo tưởng sụp đổ, dường như bạn đã đập vỡ tan tành phần trung tâm của nó. Ảo tưởng bị cắt đứt, và sự thuần khiết nguyên thuỷ cùng đơn giản tự nhiên của bản tính tâm trí được lộ ra trần trụi.

Chỉ khi thầy đã xác định rằng bạn có nền tảng vững chắc trong tu luyện về Trekcho, thầy giới thiệu cho bạn một tu luyện chuyên sâu khác về Togal. Người tu luyện Togal làm việc trực tiếp với Ánh sáng Rõ ràng, cái cư ngụ ở “hiện diện tự phát,” bên trong mọi hiện tượng, bằng cách dùng các bài tập đặc biệt mạnh mẽ và ngoại lệ để làm hiển lộ nó bên trong bản thân người đó.

Togal có phẩm chất của việc nhận ra ngay lập tức, tức khắc. Thay vì phải du hành qua rặng núi để lên tới đỉnh cao nhất, cách tiếp cận Togal sẽ đưa bạn nhảy ngay đến đó trong một cú nhảy. Hiệu quả của Togal là tạo khả năng cho người ta thực tại hoá mọi khía cạnh khác nhau của chứng ngộ bên trong bản thân họ trong một đời.[i] Do đó nó được coi như một phương pháp phi thường, duy nhất của Đại Toàn thiện; trong khi Trekcho là trí huệ của nó, Togal là phương tiện khéo léo của nó. Nó đòi hỏi kỉ luật khổng lồ và nói chung được tu luyện trong môi trường ẩn dật.

Vậy mà vẫn phải nhấn mạnh rằng con đường của Đại Toàn thiện chỉ có thể được đi theo dưới hướng dẫn trực tiếp của một thầy đủ tư cách. Như Đạt lai Lạt ma nói: “Một sự kiện bạn phải luôn tâm niệm trong đầu là ở chỗ tu luyện Đại Toàn thiện, như Trekcho và Togal, chỉ có thể được đạt tới thông qua hướng dẫn của một thầy đã trải nghiệm, và thông qua việc nhận hứng khởi và phúc lành từ một người đang sống có thực chứng đó.”[ii]

 

 

THÂN CẦU VỒNG

Thông qua những tu luyện chuyên sâu về Đại Toàn thiện, người tu luyện đã hoàn thành có thể mang cuộc sống của họ tới kết thúc phi thường và chiến thắng. Khi họ chết, họ có khả năng làm cho thân xác của họ được hấp thu trở lại thành bản chất ánh sáng của những phần tử tạo ra nó, và hậu quả là thân xác vật chất của họ tan biến vào trong ánh sáng và thế rồi biến mất hoàn toàn. Quá trình này được biết là “thân cầu vồng” hay “thân ánh sáng,” vì sự tan rã thường được kèm theo bởi những biểu lộ tự phát về ánh sáng và cầu vồng. Các mật chú cổ đại của Đại Toàn thiện, và các bài viết của các thầy vĩ đại, các phân loại khác nhau nổi bật của hiện tượng đáng ngạc nhiên, như của thế giới khác, vì đã có thời, nếu ít nhất là không bình thường, nó đã thường xảy ra một cách có lí.

Thường một người biết mình sắp đạt tới thân cầu vồng sẽ yêu cầu được bỏ lại một mình, không bị quấy rối trong một phòng hay lều trong bẩy ngày. Đến ngày thứ tám chỉ móng và tóc, cái không thuần khiết của thân thể, được tìm thấy.

Điều này có thể rất khó cho chúng ta tin bây giờ, nhưng lịch sử sự kiện của dòng truyền thừa Đại Toàn thiện đầy thí dụ về các cá nhân đã đạt tới thân cầu vồng, và như Đại sư Dudjom thường chỉ ra, điều này không chỉ có trong lịch sử cổ đại. Trong nhiều thí dụ tôi muốn chọn một trong những thí dụ gần đây nhất, một trường hợp mà tôi có kết nối cá nhân. Vào năm 1952 đã có một vụ nổi tiếng về thân cầu vồng ở miền đông Tây Tạng, được rất nhiều người chứng kiến. Người đã đạt tới trạng thái đó, Sonam Namgyal, là bố của thầy kèm của tôi và là anh của Lạt ma Tseten, người có cái chết mà tôi đã mô tả ở đầu cuốn sách này.

Ông ấy là một người rất giản dị, khiêm tốn, chuyên làm nghề thợ khắc đá lưu động, khắc các mật chú và văn bản linh thiêng. Một số người nói ông ấy đã là thợ săn hồi còn trẻ và đã nhận được giáo huấn từ một thầy lớn. Không ai thực sự biết ông ấy đã là một người tu luyện; ông ấy đã thực sự là cái được gọi là “hành giả yogi ẩn kín.” Một thời gian nào đó trước cái chết của ông ấy, ông ấy được thấy đi lên núi và chỉ ngồi, hình bóng nổi lên nền trời, nhìn chăm chăm vào không gian. Ông ấy soạn những bài thơ và bài tụng và hát chúng thay cho các bài hát truyền thống. Không ai có bất kì ý tưởng nào về ông ấy đang làm gì. Thế rồi ông ấy ngã bệnh, hay dường như vậy, nhưng ông ấy đã trở nên hạnh phúc tăng lên một cách kì lạ. Khi bệnh tình trầm trọng hơn, gia đình ông ấy mời các thầy và bác sĩ tới. Con trai ông ấy bảo ông ấy nên nhớ mọi giáo huấn mà ông ấy đã từng nghe, còn ông ấy mỉm cười và nói, “Bố đã quên hết chúng rồi và đằng nào thì cũng không có gì để nhớ. Mọi thứ là ảo tưởng, nhưng bố tin rằng tất cả tốt.”

Ngay trước cái chết của ông ấy vào tuổi bẩy chín, ông ấy đã nói: “Mọi điều tôi yêu cầu là ở chỗ khi tôi chết, không di chuyển xác tôi trong một tuần.” Khi ông ấy chết gia đình ông ấy đã bao bọc xác ông ấy và mời các Lạt ma và các sư tới làm lễ cho ông ấy. Họ đặt cái xác vào một phòng nhỏ trong nhà, và họ không thể đừng để ý đến rằng mặc dù ông ấy đã từng là người cao lớn, họ không gp rắc rối gì khi đưa xác vào phòng, dường như là ông ấy trở nên nhỏ hơn. Đồng thời việc hiển thị phi thường về ánh sáng mầu cầu vồng đã được thấy khắp quanh ngôi nhà. Khi họ nhìn vào trong phòng vào ngày thứ sáu họ thấy rằng cái xác đã ngày càng nhỏ lại. Đến ngày thứ tám sau khi cái chết của ông ấy, buổi sáng hôm dự định làm lễ tang, những người làm dịch vụ tang lễ tới lấy xác ông ấy. Khi họ mở tấm phủ xác ra, họ không thấy cái gì bên trong ngoài móng và tóc của ông ấy.

Thầy tôi, Jamyang Khyentse, đã yêu cầu đem những cái còn lại đó đến cho thầy xem, và đã xác nhận rằng đây là trường hợp của thân cầu vồng.

 

Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.10 Bản chất bên trong nhất

[i] Qua tu luyện Tögal, người tu luyện đã hoàn thành có thể nhận ra ba thân trong một kiếp (xem Chương 21, “Quá trình phổ quát”). Đây là Kết quả của Đại Toàn thiện.

[ii] Từ giáo huấn được cho ở Helsinki, Finland, in 1988.