Yêu bình thường và yêu của phật

Thầy đã nói rằng yêu là có thể chỉ cùng với chết. Thế thì xin thầy giải thích về yêu của Phật.

 

Với người dốt nát yêu bao giờ cũng là một phần của ghét, nó bao giờ cũng đi cùng với ghét. Với tâm trí dốt nát, ghét và yêu chỉ là hai mặt của cùng một đồng tiền. Với người dốt nát yêu không bao giờ thuần khiết.

Và đó là khổ của yêu – vì ghét trở thành chất độc. Bạn yêu một người và bạn ghét cùng người này. Nhưng bạn có thể không làm cả hai đồng thời, cho nên bạn không nhận biết về nó. Khi bạn yêu một người bạn quên mất phần hận, nó đi ở dưới, nó đi vào trong vô thức và nó đợi ở đó. Thế rồi khi yêu của bạn bị mệt mỏi, nó rơi vào trong vô thức và phần ghét trồi lên. Thế thì bạn ghét cùng người này.

Và khi bạn ghét, bạn không nhận biết rằng bạn cũng yêu – bây giờ yêu đã đi sâu bên dưới vào trong vô thức. Điều này tiếp diễn, như đêm và ngày. Nó liên tục chuyển trong vòng tròn. Nó trở thành khổ.

Nhưng với vị phật, với người được chứng ngộ, lưỡng phân này, nhị nguyên này, biến mất. Ở mọi nơi – không chỉ có liên quan tới yêu – toàn thể sự sống trở thành tính một. Thế thì không có lưỡng phân, cái đối lập không tồn tại.

Cho nên thực sự, gọi yêu của Phật là ‘yêu’ là không hay, nhưng chúng ta không có thuật ngữ khác. Bản thân Phật không bao giờ dùng từ ‘yêu’. Ông ấy dùng từ ‘từ bi’. Nhưng nó nữa cũng không rất hay. Vì từ bi của bạn bao giờ cũng bị trộn lẫn với ác của bạn, bất bạo hành của bạn bao giờ cũng bị trộn lẫn với bạo hành – bất kì cái gì bạn làm sẽ có cái đối lập của nó ngay bên cạnh. Bạn tồn tại giữa các mâu thuẫn; do đó có căng thẳng, phiền não, lo âu. Bạn không là một; bạn bao giờ cũng là hai. Bạn là đám đông, bị phân chia thành nhiều mảnh mẩu, và những mảnh mẩu đó đối lập lẫn nhau. Hiện hữu của bạn là căng thẳng; hiện hữu của Phật là thảnh thơi sâu sắc. Nhớ, căng thẳng tồn tại giữa hai cực đối lập, còn thảnh thơi là ở ngay chính giữa, nơi hai cực đối lập không còn đối lập. Chúng phủ định lẫn nhau – và có siêu việt. Cho nên yêu của Phật về căn bản khác với điều bạn biết là yêu.

Yêu của bạn là không thoải mái; yêu của Phật là thảnh thơi toàn bộ. Không có phần đầu của nó, cho nên phẩm chất của nó thay đổi hoàn toàn. Nhiều điều sẽ có trong yêu của Phật mà không thể có trong yêu thông thường. Thứ nhất, nó không thể nồng nàn. Nồng nàn tới từ ghét. Nó không phải là đam mê, thay vì thế nó là từ bi. Nó không nồng nàn, nó bình thản. Với chúng ta, yêu bình thản ngụ ý cái gì đó đã đi sai. Yêu của Phật là bình thản, không có nồng nàn cho nó. Nó không giống mặt trời, nó giống mặt trăng. Nó sẽ không tạo ra đam mê trong bạn, nó sẽ tạo ra bình thản sâu.

Thứ hai, yêu của Phật không thực sự là quan hệ tình cảm – yêu của bạn là quan hệ tình cảm. Yêu của Phật là trạng thái hiện hữu của ông ấy. Thực sự, ông ấy không yêu bạn, ông ấy là yêu. Phân biệt này phải được hiểu rõ ràng. Nếu bạn yêu một người, yêu của bạn là hành động, bạn làm cái gì đó, bạn cư xử theo cách nào đó, bạn tạo ra quan hệ tình cảm, chiếc cầu. Yêu của Phật chỉ là hiện hữu của ông ấy, nó chỉ là cách ông ấy hiện hữu. Ông ấy không yêu hướng tới bạn, ông ấy chỉ là yêu. Ông ấy chỉ giống như đoá hoa có trong vườn – bạn đi qua và hương thơm tới với bạn. Không phải là hoa đang gửi hương thơi tới đặc biệt cho bạn – khi không có ai đi qua, hương vẫn có đó. Và nếu không người nào đã từng đi qua, hương sẽ vẫn có đó.

Khi người yêu của bạn không ở cùng bạn, khi người được yêu của bạn không ở cùng bạn, yêu biến mất, hương thơm không có đó. Nó là nỗ lực về phần bạn, nó không đơn giản là hiện hữu của bạn. Bạn phải làm cái gì đó để mang nó ra. Khi không ai có đó và Phật đang ngồi một mình dưới cây Bồ đề, thế nữa ông ấy vẫn là người yêu. Điều đó có vẻ ngớ ngẩn rằng thế nữa ông ấy vẫn là người yêu. Không có ai để được yêu nhưng dầu vậy ông ấy vẫn là người yêu. Việc là người yêu này là trạng thái của ông ấy. Và bởi vì nó là trạng thái của ông ấy, nó không bao giờ căng thẳng. Phật không thể mệt mỏi vì yêu của ông ấy. Bạn sẽ bị mệt, vì nó là cái gì đó bạn đang làm. Cho nên những người yêu bị mệt vì nhau nếu có quá nhiều yêu. Họ bị mệt, họ cần kẽ hở, khoảng hở để phục hồi. Nếu bạn ở cùng người yêu của bạn trong hai mươi bốn giờ người đó sẽ phát chán vì nó là sự chú ý quá nhiều. Hai mươi bốn giờ làm cái gì đó là quá nhiều.

Phật không làm cái gì đó, ông ấy không mệt vì yêu của ông ấy. Nó là chính hiện hữu của ông ấy, nó cũng hệt như ông ấy thở. Như bạn không bao giờ mệt về thở, bạn không bao giờ mệt về hiện hữu, cho nên ông ấy không mệt về yêu của ông ấy.

Và thế thì điều thứ ba theo sau: bạn sẽ nhận biết rằng bạn yêu, Phật sẽ không có khả năng nhận biết chút nào. Vì nhận biết cần cái tương phản. Phật do vậy được trút đầy bởi yêu mà ông ấy sẽ không nhận biết. Nếu bạn hỏi ông ấy, ông ấy sẽ nói, “Tôi yêu bạn.” Nhưng ông ấy không nhận biết về nó. Nó tuôn chảy im lặng thế từ ông ấy, nó đã trở thành phần cố hữu tới mức ông ấy không thể nhận biết về nó. Bạn sẽ trở nên nhận biết rằng ông ấy yêu, và nếu bạn mở và cảm nhận bạn sẽ trở nên nhận biết nhiều hơn rằng ông ấy yêu bạn nhiều hơn. Điều đó tuỳ thuộc vào năng lực của bạn, vào bạn có thể nhận được bao nhiêu. Nhưng với ông ấy nó không phải là món quà. Ông ấy không cho bạn bất kì cái gì – ông ấy là cách thức này, ông ấy xảy ra để là cách thức này. Bất kì khi nào bạn trở nên nhận biết về hiện hữu toàn bộ của bạn, được chứng ngộ, được giải thoát, sự lưỡng phân từ cuộc sống của bạn mất đi. Thế thì không có nhị nguyên. Thế thì sống trở thành sự hài hoà – không cái gì chống lại bất kì cái gì.

Vì sự hài hoà này, nhiều an bình xảy ra. Không có rối loạn. Rối loạn không được tạo ra từ bên ngoài, nó ở bên trong bạn. Mâu thuẫn liên tục tạo ra rối loạn mặc dầu bạn có thể tìm ra các cớ bên ngoài. Chẳng hạn, quan sát điều xảy ra với người yêu của bạn, hay với người bạn, người bạn thân, rất thân thiết, gần gũi. Sống cùng người đó, và chỉ quan sát điều đang xảy ra cho bạn. Khi bạn gặp gỡ, bạn rất phấn chấn, cực lạc, nhảy múa. Nhưng bạn có thể nhảy múa được bao nhiêu? Và bạn có thể cảm thấy cực lạc thế nào? Vài phút sau bạn dịu xuống, phấn chấn đã qua, và sau vài giờ bạn bị chán, bạn nghĩ tới trốn đi chỗ nào đó khác. Và sau vài ngày bạn sẽ tranh đấu. Chỉ quan sát điều đang xảy ra. Đây là mọi sự xảy ra từ bên trong, nhưng bạn sẽ tìm ra những cái cớ bên ngoài. Bạn sẽ nói rằng bây giờ người này không đáng yêu như anh ta đã vậy khi anh ta tới; bây giờ người này đang quấy rối tôi, anh ta đang làm cho tôi giận. Và bạn bao giờ cũng sẽ tìm ra rằng anh ta đang làm cái gì đó với bạn, bạn sẽ không bao giờ nhận biết rằng tâm trí lưỡng phân của bạn, tâm trí nhị nguyên của bạn, các cái đối lập bên trong, đang làm cái gì đó. Chúng ta không bao giờ nhận biết về cách làm việc của tâm trí riêng của chúng ta.

Tôi đã nghe nói rằng một nữ diễn viên Hollywood rất nổi tiếng, đẹp quyến rũ đi tới một studio để lấy ảnh chụp. Ảnh đã được chụp ngày hôm trước. Người chụp ảnh đưa bức ảnh cho cô ấy, nhưng cô ấy bực tức, giận dữ. Cô ấy nói, “Ông đã làm gì vậy? Ông đã lấy ảnh chụp của tôi từ trước và chúng đã đẹp tuyệt trần!” Người chụp ảnh nói với nữ diễn viên, “Vâng, nhưng cô đã quên mất rằng tôi đã trẻ hơn mười hai tuổi khi tôi chụp ảnh cô. Tôi đã trẻ hơn mười hai tuổi, cô quên điều đó.”

Chúng ta không bao giờ nhìn bên trong vào cái gì đang xảy ra. Nếu ảnh chụp là không được với bạn, cái gì đó sai với người chụp ảnh. Không phải là mười hai năm đã trôi qua và bạn già hơn – nó là quá trình bên trong, người chụp ảnh không quan tâm chút nào. Nhưng người chụp ảnh phải đã là người rất trí huệ! Anh ta nói, “Cô quên mất rằng tôi đã trẻ hơn mười hai tuổi hồi đó.”

Yêu của Phật là khác toàn bộ, nhưng chúng ta không có từ khác dành cho nó. Từ tốt nhất chúng ta có là ‘yêu’. Nhưng, nếu bạn có thể nhớ điều này, thế thì phẩm chất thay đổi hoàn toàn.

Và lưu ý một điều, nghĩ về nó thật sâu. Nếu phật là người yêu của bạn, bạn có sẽ được thoả mãn không? Bạn sẽ không được thoả mãn đâu. Vì bạn sẽ cảm thấy rằng nó là lạnh nhạt, rằng không có đam mê trong nó. Bạn sẽ cảm thấy rằng ông ấy yêu bạn như ông ấy yêu mọi người – bạn chẳng là gì đặc biệt. Bạn sẽ cảm thấy rằng yêu của ông ấy không phải là món quà – ông ấy đang là cách này, đó là lí do tại sao ông ấy yêu.

Bạn sẽ cảm thấy yêu của ông ấy là tự nhiên tới mức bạn sẽ không được thoả mãn với nó. Nghĩ vào bên trong đi. Bạn không thể được thoả mãn với yêu mà không có ghét. Và bạn không thể được thoả mãn với yêu mà có ghét. Đây là vấn đề. Cả hai đằng bạn sẽ không được thoả mãn. Nếu yêu mà có ghét, bạn sẽ không được thoả mãn, bao giờ cũng ốm yếu, vì phần ghét sẽ quấy rối bạn. Nếu yêu mà không có ghét, bạn sẽ cảm thấy rằng nó là lạnh nhạt. Và điều đó đang xảy ra cho phật tự nhiên tới mức cho dù bạn không có đó nó vẫn xảy ra – cho nên nó không là gì đặc biệt với bạn. Cho nên bản ngã của bạn sẽ cảm thấy không được thoả mãn. Và chính cảm giác của tôi là nếu bạn có vị phật hay người không phật để chọn làm người yêu của bạn, bạn sẽ chọn người không phật… vì bạn có thể hiểu ngôn ngữ của người đó. Người không phật ít nhất là giống bạn. Bạn sẽ tranh đấu, bạn sẽ cãi cọ, toàn thể sự việc sẽ chỉ là đống lộn xộn, đống điên khùng, nhưng dầu vậy bạn sẽ chọn người không phật. Vì phật sẽ cao tới mức bạn không thể hiểu được cách thức phật yêu trừ phi bạn vươn lên.

Với người không phật, với người dốt nát, bạn không cần biến đổi bản thân bạn. Bạn có thể vẫn còn là cùng người cũ. Người đó không là thách thức. Thực sự chính điều ngược lại xảy ra cho những người yêu. Khi hai người yêu gặp gỡ và rơi vào yêu, họ cả hai cố thuyết phục lẫn nhau rằng họ là rất cao. Họ đem ra cái tốt nhất ở bên trong họ. Họ dường như là trên đỉnh núi. Nhưng điều đó cần nhiều nỗ lực gian nan! Bạn không thể vẫn còn trên đỉnh núi này. Cho nên khi bạn bắt đầu lắng đọng, bạn quay lại xuống đất.

Cho nên những người yêu bao giờ cũng bị thất vọng với nhau vì họ tưởng người kia là thiêng liêng, và khi họ lắng dịu, khi mọi thứ trở thành điều tầm thường, chỉ bình thường, họ nghĩ người kia đã lừa dối. Không, người kia không lừa dối, người kia chỉ trình hiện bản thân người đó trong mầu sắc tốt nhất của người đó. Có vậy thôi. Người kia không lừa dối bất kì ai, người kia không làm bất kì cái gì một cách có ý thức. Người kia chỉ trình hiện bản thân người đó trong mầu sắc tốt nhất của người đó. Và cùng điều này cũng được làm bởi người này. Nhưng các bạn không thể liên tục trình hiện bản thân bạn như điều đó trong thời gian lâu được vì việc đó trở thành gian nan, khó khăn, nặng nề. Cho nên bạn bước xuống.

Khi hai người yêu lắng đọng, khi họ bắt đầu coi nhau là đương nhiên có đấy, thế thì họ dường như là rất tầm thường, rất xoàng xĩnh, rất bình thường – chính cái đối lập với điều họ đã tỏ ra là vậy trước đây. Thế thì họ đã là thiên thần; giờ họ dường như chỉ là đệ tử của quỉ. Bạn ngã sóng xoài, bạn đi tới mức bình thường của bạn.

Yêu bình thường không phải là thách thức, nhưng hiếm khi rơi vào yêu với người nào đó đã chứng ngộ. Chỉ những người rất may mắn rơi vào yêu như vậy. Điều đó là hiếm hoi. Nó xảy ra chỉ khi bạn đã từng đi tìm kiếm người chứng ngộ trong nhiều kiếp. Chỉ nếu điều này xảy ra bạn rơi vào yêu với người chứng ngộ. Rơi vào yêu với người chứng ngộ trong bản thân nó là thành tựu lớn – nhưng thế thì có vấn đề. Vấn đề là ở chỗ người chứng ngộ là thách thức. Người đó không thể bước xuống mức của bạn được, điều đó là không thể có được, điều đó là không thể được. Bạn phải đi lên đỉnh của người đó; bạn phải du hành, bạn phải được biến đổi.

Cho nên yêu trở thành sadhana nếu bạn rơi vào trong yêu với vị phật. Nó trở thành sadhana, sadhana vĩ đại nhất có thể có. Vì điều này, bất kì khi nào có một Phật hay một Jesus, hay một Lão Tử, nhiều người quanh họ có khả năng đạt tới đỉnh trong một kiếp sống mà họ đáng ra đã không thể đạt tới trong nhiều kiếp sống. Nhưng bí mật là nếu họ có thể rơi vào yêu. Điều đó là không thể tưởng tượng nổi, nó là không tưởng tượng được. Bạn có thể đã từng ở đó trong thời của Phật, bạn phải đã từng ở đâu đó xung quanh. Phật có thể đã đi qua làng hay thị trấn của bạn và bạn thậm chí có thể đã không nghe thấy ông ấy, bạn có thể đã không nhìn thấy ông ấy. Vì ngay cả để nghe một Phật hay để thấy một Phật hay để tới gần ông ấy, yêu nào đó được cần tới, việc tìm kiếm nào đó được cần tới về phần bạn.

Khi ai đó rơi vào yêu một người chứng ngộ, điều đó là có nghĩa, rất có nghĩa. Nhưng gian nan sẽ là con đường này. Dễ rơi vào yêu người thường, không có thách thức, nhưng với người chứng ngộ thách thức sẽ là nhiều, và con đường này sẽ là khó khăn, vì bạn sẽ phải du hành trên tất cả. Và những điều đó sẽ gây rối. Yêu của ông ấy sẽ là lạnh nhạt, yêu của ông ấy sẽ có vẻ dường như nó dành cho mọi người, yêu của ông ấy sẽ không có phần hận thù.

Điều này đã từng là kinh nghiệm của tôi. Nhiều người rơi vào yêu với tôi, và thế rồi họ bắt đầu chơi trò chơi – trò chơi bình thường. Dù cố ý hay vô ý, họ bắt đầu chơi nó. Theo một cách nào đó điều đó là tự nhiên. Họ bắt đầu mong đợi các thứ từ tôi, những mong đợi bình thường, và tâm trí họ làm việc trong nhị nguyên. Chẳng hạn, nếu bạn yêu tôi, bạn sẽ hạnh phúc nếu bạn có thể làm cho tôi hạnh phúc. Đây là cách yêu cảm thấy, nó muốn làm cho người kia hạnh phúc. Nếu bạn có thể làm cho tôi hạnh phúc, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc – nhưng bạn không thể làm cho tôi hạnh phúc được, tôi đã hạnh phúc rồi.

Nếu bạn rơi vào yêu tôi, bạn sẽ cảm thấy thất vọng, bạn sẽ cảm thấy rất không được thoả ước vì bạn không thể làm cho tôi hạnh phúc, bạn không thể làm cho tôi hạnh phúc hơn, không có gì hơn cả. Nếu bạn không thể làm cho tôi hạnh phúc bạn sẽ cảm thấy bất hạnh, và do vậy bạn sẽ cố làm cho tôi bất hạnh! Vì ít nhất bạn có thể làm điều đó, điều đó nữa sẽ là việc thoả mãn. Bạn sẽ cố làm cho tôi bất hạnh – một cách không cố ý, bạn không tỉnh táo, bạn không nhận biết về nó. Nếu bạn nhận biết bạn sẽ không làm nó. Nhưng bạn sẽ cố – tâm trí vô thức của bạn sẽ cố làm cho tôi bất hạnh. Nếu bạn có thể làm cho tôi bất hạnh thế thì bạn có thể chắc chắn rằng bạn có thể làm cho tôi hạnh phúc nữa. Nhưng nếu bạn không thể làm cho tôi bất hạnh bạn bị thất vọng toàn bộ. Thế thì bạn sẽ cảm thấy rằng bạn không có quan hệ tình cảm với tôi chút nào, vì đây là điều mối quan hệ tình cảm ngụ ý cho bạn.

Yêu bình thường là bệnh vì nhị nguyên liên tục còn dai dẳng. Và hiểu yêu của người chứng ngộ là khó. Về mặt trí tuệ không có cách nào để hiểu nó. Bạn phải rơi vào yêu. Và thế thì bạn phải tỉnh táo về tâm trí riêng của bạn vì tâm trí đó sẽ liên tục quấy rối.

 

Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 4, Ch. 72”