Bạn ngồi gần đoá hoa hồng: nhìn nó đi. Điều đầu tiên cần làm là chăm chú toàn bộ, cho đoá hồng sự chú ý toàn bộ, tới mức toàn thế giới biến mất và chỉ đoá hồng còn lại đó – ý thức của bạn là chăm chú toàn bộ tới sự hiện hữu của đoá hồng. Nếu chú ý là toàn bộ thế thì thế giới biến mất, vì chú ý càng được tập trung vào đoá hồng, mọi thứ khác càng rơi rụng đi. Thế giới biến mất; chỉ đoá hồng còn lại. Đoá hồng trở thành thế giới.
Đây là bước đầu tiên – tập trung vào đoá hồng. Nếu bạn không thể tập trung được vào đoá hồng, sẽ khó chuyển sang người biết, vì thế thì tâm trí bạn bao giờ cũng bị làm chệch hướng. Cho nên tập trung trở thành bước đầu tiên hướng tới thiền. Chỉ đoá hồng còn lại; toàn thể thế giới đã biến mất. Bây giờ bạn có thể di chuyển vào bên trong; bây giờ đoá hồng trở thành điểm từ đó bạn có thể di chuyển. Bây giờ nhìn đoá hồng, và bắt đầu trở nên nhận biết về bản thân bạn – người biết.
Lúc ban đầu bạn sẽ bỏ lỡ. Khi bạn dịch chuyển sang người biết, hoa hồng sẽ trượt ra khỏi ý thức. Nó sẽ trở nên yếu ớt, nó sẽ đi xa, nó sẽ trở thành xa cách. Lần nữa bạn sẽ tới hoa hồng, và bạn sẽ quên cái ngã. Trò chơi trốn tìm này sẽ tiếp diễn, nhưng nếu bạn kiên trì, sớm hay muộn một khoảnh khắc sẽ tới khi đột nhiên bạn sẽ ở giữa. Người biết, tâm trí, và hoa hồng sẽ có đó, và bạn sẽ chỉ ở giữa, nhìn cả hai. Điểm giữa đó, điểm cân bằng đó, là nhân chứng.
Một khi bạn biết điều đó, bạn đã trở thành cả hai. Thế thì hoa hồng – cái được biết, và người biết – tâm trí, chính là hai cánh của bạn. Thế thì đối thể và chủ thể chỉ là hai cánh; bạn ở trung tâm của cả hai. Chúng là việc mở rộng của bạn. Thế thì thế giới và điều thiêng liêng cả hai là những mở rộng của bạn. Bạn đã đi tới chính trung tâm của hiện hữu. Và trung tâm này chỉ là nhân chứng.
Cảm nhận người ta hiện hữu như người biết và cái được biết.
Bắt đầu bằng việc tập trung vào cái gì đó. Khi tập trung đã đi tới là toàn bộ, thế thì thử đi vào trong, trở nên lưu tâm tới bản thân bạn, và thế rồi cố giữ cân bằng. Điều đó sẽ cần thời gian – nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Nó tuỳ thuộc vào nỗ lực của bạn mãnh liệt thế nào, vì nó là sự cân bằng tinh tế nhất tới giữa hai điều này. Nhưng nó xảy ra, và khi nó xảy ra bạn đã đạt tới trung tâm của sự tồn tại. Trong trung tâm đó bạn được bắt rễ, tiếp đất, im lặng, phúc lạc, trong cực lạc, và nhị nguyên không còn nữa. Đây là điều người Hindu đã gọi là samadhi. Đây là điều Jesus đã gọi là vương quốc của Thượng đế.
Chỉ hiểu theo lời sẽ không giúp đỡ gì mấy, nhưng nếu bạn thử, từ chính lúc ban đầu bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng cái gì đó đang xảy ra. Khi bạn tập trung vào hoa hồng, thế giới sẽ biến mất. Đây là phép màu – khi toàn thể thế giới biến mất. Thế thì bạn đi tới hiểu rằng chính chú ý của bạn là cơ bản, và bất kì chỗ nào bạn di chuyển chú ý tới, thế giới được tạo ra, và từ bất kì chỗ nào bạn loại bỏ chú ý của bạn, thế giới mất đi. Cho nên bạn có thể tạo ra các thế giới qua chú ý của bạn.
Nhìn điều đó theo cách này. Bạn đang ngồi ở đây. Nếu bạn đang trong yêu ai đó, thế thì đột nhiên chỉ một người còn lại trong phòng này; mọi thứ khác biến mất, nó không có đó. Cái gì xảy ra? Tại sao chỉ một người còn lại khi bạn đang trong yêu? Toàn thế giới thực sự mất đi; nó như ma, bóng hình. Chỉ một người là thực, vì bây giờ tâm trí bạn được tập trung vào một người, tâm trí bạn bị hấp thu toàn bộ vào một người. Mọi thứ khác trở thành tựa hình bóng, sự tồn tại hình bóng – nó không thực cho bạn.
Bất kì khi nào bạn có thể tập trung, chính việc tập trung làm thay đổi toàn thể hình mẫu sự tồn tại của bạn. Thử nó đi – trên bất kì cái gì. Bạn có thể thử nó trên tượng Phật hay đoá hoa hay cây hay bất kì cái gì. Hay chỉ trên mặt người yêu của bạn hay bạn của bạn – chỉ nhìn vào mặt.
Điều đó sẽ là dễ dàng, vì nếu bạn yêu mặt nào đó thì rất dễ tập trung. Và thực sự, nhưng người cố tập trung vào Phật, vào Jesus, vào Krishna, họ đã là những người yêu; họ yêu Phật. Cho nên rất dễ cho Xá Lợi Tử hay cho Mục kiền liên hay cho các đệ tử khác tập trung vào mặt Phật. Khoảnh khắc họ nhìn vào mặt Phật họ dễ dàng tuôn chảy tới nó. Yêu có đó; họ bị mê tít.
Cho nên thử tìm một mặt – bất kì mặt nào bạn yêu đều có tác dụng – và chỉ nhìn vào mắt và tập trung và mặt này. Đột nhiên toàn thể thế giới mất đi; một chiều mới đã mở ra. Tâm trí bạn được tập trung vào một thứ – thế thì người đó hay vật đó trở thành toàn thế giới.
Khi tôi nói điều này, tôi ngụ ý rằng nếu chú ý của bạn là toàn bộ hướng tới bất kì cái gì, thứ đó trở thành toàn thể thế giới. Bạn tạo ra thế giới qua chú ý của bạn. Thế giới của bạn do bạn tạo ra qua chú ý riêng của bạn. Và khi bạn được hấp thu toàn bộ, chảy như sông hướng tới đối thể, thế thì đột nhiên bắt đầu trở nên nhận biết về cội nguồn nguyên thuỷ từ đó chú ý này chảy. Sông đang chảy; bây giờ trở nên nhận biết về nguồn gốc.
Lúc ban đầu bạn sẽ bị lạc đi lạc lại; bạn sẽ dịch chuyển. Nếu bạn di chuyển tới nguồn gốc, bạn sẽ quên sông và đối thể; quên biển mà nó đang chảy tới. Nó sẽ thay đổi: nếu bạn đi tới đối thể, bạn sẽ quên cội nguồn. Điều đó là tự nhiên, vì tâm trí đã trở nên bị cố định tới hoặc đối thể hoặc chủ thể.
Đó là lí do tại sao nhiều người đi vào chỗ ẩn cư. Họ bỏ thế giới. Bỏ thế giới về căn bản có nghĩa là bỏ đối thể, để cho họ có thể tập trung vào bản thân họ. Điều đó là dễ. Nếu bạn bỏ thế giới và nhắm mắt lại và đóng mọi giác quan, bạn có thể nhận biết về bản thân bạn dễ dàng, nhưng lần nữa nhận biết đó là giả vì bạn đã chọn một điểm của nhị nguyên. Đây là cực đoan khác của cùng một bệnh.
Trước hết bạn đã nhận biết về đối thể – cái được biết , và bạn đã không nhận biết về chủ thể – người biết. Bây giờ bạn bị cố định với người biết và bạn đã quên cái được biết, nhưng bạn vẫn còn bị phân chia trong nhị nguyên. Và điều này lại là tâm trí cũ trong hình mẫu mới. Không cái gì đã thay đổi.
Đó là lí do tại sao nhấn mạnh của tôi là không bỏ thế giới các đối thể. Không bỏ thế giới các đối thế. Thay vì thế, cố trở nên nhận biết về cả chủ thể và đối thể đồng thời, cái bên ngoài và cái bên trong đồng thời. Nếu cả hai có đó, chỉ thế thì bạn có thể được cân bằng giữa chúng. Nếu một có đó bạn sẽ bị ám ảnh với nó.
Những người đi lên Himalayas và đóng bản thân họ, họ chỉ giống như bạn đang đứng ở tư thế lộn ngược. Bạn bị cố định với đối thể, họ bị cố định với chủ thể. Bạn bị cố định với cái bên ngoài, họ bị cố định với cái bên trong. Bạn không tự do họ cũng không tự do, vì bạn không thể tự do với một. Với một bạn trở nên bị đồng nhất. Bạn có thể là tự do chỉ khi bạn trở nên nhận biết về hai. Thế thì bạn có thể trở thành cái thứ ba, và cái thứ ba là điểm tự do. Với một bạn trở nên bị đồng nhất. Với hai bạn có thể vận động, bạn có thể dịch chuyển, bạn có thể cân bằng, và bạn có thể đi tới điểm giữa, điểm giữa tuyệt đối.
Phật thường nói rằng con đường của ông ấy là trung đạo – majjhim nikaya. Người ta đã không thực sự hiểu tại sao ông ấy nhấn mạnh nhiều thế vào việc gọi nó là trung đạo. Đây là lí do: vì toàn thể quá trình của ông ấy là của việc lưu tâm – nó là con đường giữa. Phật nói, ‘Không bỏ thế giới này, và không bám lấy thế giới khác. Thay vì thế, ở giữa. Không bỏ cực đoan này và chuyển sang cực đoan khác; chỉ ở giữa, vì ở giữa cả hai không hiện hữu. Chỉ ở giữa bạn là tự do. Chỉ ở giữa không có nhị nguyên. Bạn đã đi tới một, và nhị nguyên đã trở thành chỉ là việc mở rộng của bạn – chỉ hai cánh.’
Trung đạo của Phật dựa trên kĩ thuật này. Nó là hay. Vì nhiều lí do thế nó là hay. Một: nó rất khoa học, vì chỉ giữa hai bạn có thể cân bằng. Nếu chỉ có một điểm, mất cân bằng nhất định có đó. Cho nên Phật nói rằng những người trần tục là mất cân bằng, và những người đã từ bỏ lại là mất cân bằng trong cực đoan kia. Người cân bằng là người không trong cực đoan này không trong cực đoan kia; người đó sống ngay ở giữa. Bạn không thể gọi người đó là theo thế giới này, bạn không thể gọi người đó là theo thế giới khác. Người đó tự do di chuyển; người đó không bị gắn với bất kì chỗ nào. Người đó đã đi tới điểm giữa, phương tiện vàng.
Thứ hai: rất dễ chuyển sang cực đoan kia – rất dễ. Nếu bạn ăn quá nhiều, bạn có thể dễ dàng nhịn ăn, nhưng bạn không thể ăn kiêng dễ dàng. Nếu bạn nói quá nhiều bạn có thể đi vào trong im lặng rất dễ dàng, nhưng bạn không thể nói ít được. Nếu bạn ăn quá nhiều, rất dễ không ăn chút nào – đây là cực đoan kia. Nhưng ăn đơn giản, đi tới điểm giữa, là rất khó. Yêu người là dễ; ghét người là dễ. Đơn giản việc là dửng dưng là rất khó. Từ cực đoan này bạn có thể chuyển sang cực đoan kia.
Vẫn còn ở giữa là rất khó. Tại sao? Vì ở giữa bạn phải làm mất tâm trí bạn. Tâm trí bạn tồn tại ở các cực đoan. Tâm trí có nghĩa là thái quá. Tâm trí bao giờ cũng là kẻ cực đoan: hoặc bạn ủng hộ hoặc bạn chống đối. Bạn không thể đơn giản trung lập. Tâm trí không thể tồn tại trong tính trung lập: nó có thể ở đây hay ở kia – vì tâm trí cần cái đối lập. Nó cần được đối lập với cái gì đó. Nếu nó không bị đối lập với bất kì cái gì, nó biến mất. Thế thì không có vận hành cho nó; nó không thể vận hành.
Thử điều này đi. Theo bất kì cách nào, trở thành trung lập, dửng dưng – đột nhiên tâm trí không có vận hành. Nếu bạn ủng hộ, bạn có thể nghĩ; nếu bạn chống đối, bạn có thể nghĩ. Nếu bạn không ủng hộ không chống đối, cái gì được bỏ lại để nghĩ? Phật nói rằng dửng dưng là cơ sở của trung đạo. Upeksha dửng dưng – là dửng dưng với các cực đoan. Chỉ thử một điều: là dửng dưng với các cực đoan. Việc cân bằng xảy ra.
Việc cân bằng này sẽ cho bạn chiều hướng mới của việc cảm nơi bạn là cả người biết và cái được biết, thế giới này và thế giới khác, cái này và cái nọ, thân thể và tâm trí. Bạn là cả hai, và đồng thời không là cả hai – ở trên cả hai. Tam giác đã đi vào sự tồn tại.
Bạn có thể đã thấy rằng nhiều xã hội bí mật, huyền bí đã dùng tam giác như biểu tượng của họ. Tam giác là một trong những biểu tượng huyền bí cổ nhất chỉ bởi vì điều này – vì tam giác có ba góc. Bình thường bạn chỉ có hai góc, góc thứ ba bị thiếu. Nó chưa có đó, nó đã không tiến hoá. Góc thứ ba ở bên ngoài cả hai góc kia. Cả hai thuộc vào nó, chúng là một phần của nó, và dầu vậy nó ở bên ngoài và cao hơn cả hai.
Nếu bạn làm thực nghiệm này bạn sẽ giúp tạo ra tam giác bên trong bản thân bạn. Góc thứ ba sẽ nảy sinh dần dần, và khi nó tới thế thì bạn không thể trong khổ. Một khi bạn có thể chứng kiến, bạn không thể trong khổ. Khổ nghĩa là bị đồng nhất với cái gì đó.
Nhưng một điểm tinh tế phải được nhớ – thế thì bạn thậm chí sẽ không bị đồng nhất với phúc lạc. Đó là lí do tại sao Phật nói, ‘Ta có thể nói chỉ ngần này – rằng sẽ không có khổ. Trong samadhi, trong cực lạc, sẽ không có khổ. Ta không thể nói rằng sẽ có phúc lạc.’ Phật nói, ‘Ta không thể nói điều đó. Ta có thể đơn giản nói sẽ không có khổ.’
Và ông ấy đúng, vì phúc lạc ngụ ý khi không có đồng nhất thuộc bất kì kiểu nào – thậm chí không đồng nhất với phúc lạc. Điều này rất tinh tế. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn phúc lạc, sớm hay muộn bạn sẽ lại ở trong khổ. Nếu bạn cảm thấy phúc lạc, bạn đang chuẩn bị là khổ lần nữa. Bạn vẫn bị đồng nhất với tâm trạng.
Bạn cảm thấy sướng: bây giờ bạn bị đồng nhất với sướng. Khoảnh khắc bạn bị đồng nhất với sướng, khổ đã bắt đầu. Bây giờ bạn sẽ bám lấy nó, bây giờ bạn sẽ trở nên sợ cái đối lập, bây giờ bạn sẽ mong đợi nó vẫn còn với bạn thường xuyên. Bạn đã tạo ra mọi thứ được cần cho khổ có đó và thế thì khổ sẽ đi vào, và khi bạn bị đồng nhất với hạnh phúc, bạn sẽ bị đồng nhất với khổ. Đồng nhất là bệnh.
Tại điểm thứ ba bạn không bị đồng nhất với bất kì cái gì: bất kì cái gì tới và qua, tới và qua; bạn vẫn còn là nhân chứng, chỉ là khán giả – trung lập, dửng dưng, không đồng nhất.
Sáng tới và mặt trời mọc và bạn chứng kiến nó. Bạn không nói, ‘Tôi là buổi sáng.’ Thế rồi khi trưa đến, bạn không nói, ‘Tôi đã trở thành buổi trưa.’ Bạn chứng kiến nó. Và khi mặt trời lặn và tối đến và đêm, bạn không nói, ‘Tôi là tối và đêm.’ Bạn chứng kiến nó. Bạn nói, ‘Đã có sáng, thế rồi có trưa, thế rồi có tối và giờ có đêm. Và lần nữa sẽ có sáng và vòng tròn này sẽ tiếp diễn và tôi chỉ là người xem. Tôi liên tục chứng kiến.’
Nếu cùng điều này trở thành có thể với các tâm trạng của bạn – tâm trạng buổi sáng và tâm trạng buổi trưa và tâm trạng buổi tối và đêm, và chúng có vòng tròn riêng của chúng, chúng liên tục vận động – bạn trở thành nhân chứng. Bạn nói, ‘Bây giờ sướng đã tới – cũng như buổi sáng. Và bây giờ đêm sẽ tới – khổ. Tâm trạng sẽ liên tục thay đổi quanh tôi, và tôi sẽ vẫn còn được định tâm trong bản thân tôi. Tôi sẽ không bị gắn vào bất kì tâm trạng nào. Tôi sẽ không bám lấy bất kì tâm trạng nào. Tôi sẽ không hi vọng về bất kì cái gì và tôi sẽ không cảm thấy thất vọng. Tôi sẽ đơn giản chứng kiến. Bất kì cái gì xảy ra, tôi sẽ nhìn nó. Khi nó tới, tôi sẽ nhìn; khi nó đi, tôi sẽ nhìn.’
Phật dùng điều này nhiều lần. Ông ấy nói đi nói lại rằng khi một ý nghĩ nảy sinh, nhìn nó. Ý nghĩ về khổ, ý nghĩ về sướng nảy sinh – nhìn nó. Nó đi tới cực đỉnh – nhìn nó. Thế rồi nó bắt đầu sụt xuống – nhìn nó. Thế rồi nó biến mất – nhìn nó. Nảy sinh, tồn tại, chết, và bạn vẫn còn chỉ là nhân chứng; liên tục nhìn nó. Điểm thứ ba này làm cho bạn thành nhân chứng, sakshi, và là nhân chứng là khả năng cao nhất của ý thức.
Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 4, Ch.61”