Một câu hỏi nữa được bao hàm trong nó: Làm sao tôi có thể có tính bao hàm kẻ thù của tôi khi đồng thời đi đầy đủ vào xúc động của hận thù? Điều này chẳng dẫn tới kìm nén sao?
Đây là điểm tinh tế cần được hiểu sâu. Khi bạn ghét, tôi không nói kìm nén nó, vì bất kì cái gì bị kìm nén là nguy hiểm. Và nếu bạn kìm nén cái gì đó bạn không thể mở được bao giờ. Thế thì bạn tạo ra thế giới riêng tư mà sẽ không cho phép bạn bao hàm người khác. Bạn bao giờ cũng sẽ sợ điều này, điều bạn đã kìm nén, vì bất kì khoảnh khắc nào điều này có thể xì ra. Cho nên điều đầu tiên: không kìm nén giận, hận, hay bất kì cái gì. Nhưng không có nhu cầu diễn đạt nó lên ai đó.
Bạn diễn đạt nó lên người nào đó vì bạn cảm thấy người kia chịu trách nhiệm – điều đó là sai. Người kia không chịu trách nhiệm; chỉ bạn chịu trách nhiệm. Bạn cảm thấy ghét vì bạn đang ghét sẵn, và người kia chỉ cho bạn cơ hội, không gì khác. Nếu bạn tới và xúc phạm tôi, bạn đơn giản cho tôi cơ hội để mang ra bất kì cái gì đang có trong tôi. Nếu có ghét, ghét xì ra. Nếu có yêu, thế thì yêu sẽ toả ra. Nếu có từ bi, thế thì từ bi sẽ bay ra. Bạn chỉ là cơ hội cho tôi được làm lộ ra.
Nếu ghét xì ra, đừng cảm thấy rằng người kia chịu trách nhiệm. Người đó chỉ là công cụ. Chúng ta có một từ hay trong tiếng Phạn dành cho nó – nirmit – công cụ. Người đó không là nguyên nhân; nguyên nhân bao giờ cũng ở bên trong. Người đó chỉ là công cụ để mang nguyên nhân đó ra. Cho nên tỏ lòng cám ơn người đó đi – cám ơn rằng người đó làm cho bạn nhận biết về ghét ẩn kín riêng của bạn. Người đó là người bạn. Bạn chuyển người đó thành kẻ thù vì bạn áp đặt mọi trách nhiệm lên người đó. Bạn nghĩ rằng người đó đang tạo ra hận thù. Không ai có thể tạo ra bất kì cái gì trong bạn, nhớ điều đó mãi mãi.
Nếu bạn đi tới Phật và xúc phạm ông ấy, ông ấy sẽ không ghét bạn, ông ấy sẽ không giận bạn. Bất kì cái gì bạn làm, bạn không thể làm cho ông ấy giận được. Không phải bởi vì nỗ lực của bạn là ít, nhưng bởi vì giận không có đó; bạn không thể mang được nó ra. Người khác không phải là cội nguồn của ghét, cho nên đừng ném nó lên người đó. Chỉ cám ơn người đó, biết ơn người đó, và ghét, cái ở bên trong bạn, ném nó lên trời đi. Điều thứ nhất.
Điều thứ hai: có tính bao hàm về ghét nữa. Đó là cõi sâu hơn, chiều sâu hơn. Có tính bao hàm cả ghét nữa.
Tôi ngụ ý gì khi tôi nói điều này? Bất kì khi nào có cái gì đó xấu, bất kì khi nào cái gì đó bạn gọi là xấu, ác, xảy ra, bạn không bao giờ bao hàm nó trong bản thân bạn. Bất kì khi nào cái gì đó tốt xảy ra, bạn bao hàm nó. Nếu bạn đang yêu, bạn nói, ‘Tôi là yêu.’ Khi bạn ghét, bạn không bao giờ nói, ‘Tôi là ghét.’ Khi bạn có từ bi, bạn nói, ‘Tôi là từ bi.’ Khi bạn giận, bạn không bao giờ nói, ‘Tôi là giận.’ Bạn bao giờ cũng nói, ‘Tôi đang giận đây’ – dường như giận đã xảy ra cho bạn; dường như bạn không phải là giận – nó chỉ là việc xảy ra từ bên ngoài, cái gì đó ngẫu nhiên. Và khi bạn nói, ‘Tôi là yêu,’ dường như cái gì đó bản chất; không phải là cái gì đó ngẫu nhiên đã xảy ra cho bạn, không phải là cái gì đó đã tới từ bên ngoài. Nó đang tới từ bên trong.
Bất kì cái gì là tốt, bạn bao hàm nó. Và bất kì cái gì là xấu, bạn không bao hàm nó. Có tính bao hàm cả cái xấu nữa đi. Vì bạn là ghét, bạn là giận, và chừng nào bạn chưa cảm thấy điều này một cách sâu sắc – rằng ‘Tôi là ghét’ – bạn sẽ không bao giờ đi ra ngoài nó.
Nếu bạn có thể cảm thấy, ‘Tôi là giận,’ một quá trình tinh tế của biết đổi bắt đầu ngay lập tức. Điều gì xảy ra khi bạn nói, ‘Tôi là giận’? Nhiều điều xảy ra. Thứ nhất: khi bạn nói, ‘Tôi là giận,’ bạn là khác với năng lượng bạn gọi là giận. Điều này không đúng, và từ cơ sở không đúng, không cái gì đúng có thể xảy ra. Điều này là không đúng – giận này là bạn; đây là năng lượng của bạn. Nó không phải là cái gì đó tách rời khỏi bạn.
Bạn tách rời khỏi nó vì bạn tạo ra hình ảnh giả về bản thân bạn – rằng bạn không bao giờ giận, rằng bạn không bao giờ ghét, rằng bạn bao giờ cũng yêu, rằng bạn bao giờ cũng tốt và thông cảm. Bạn đã tạo ra hình ảnh giả của bản thân bạn. Hình ảnh giả này là bản ngã của bạn. Bản ngã này liên tục nói với bạn, ‘Cắt giận đi, cắt ghét đi, chúng là không tốt.’ Không phải bởi vì bạn biết chúng là không tốt, nhưng bởi vì chúng không cho bạn hình ảnh; chúng không nuôi dưỡng bản ngã của bạn và hình ảnh của bạn.
Bạn là người tốt, đáng kính, tử tế, có văn hoá – bạn có hình ảnh. Đôi khi bạn tụt xuống từ hình ảnh này – những lúc đó là ngẫu nhiên. Bạn thu lại hình ảnh của bạn. Những điều đó là không ngẫu nhiên. Thực sự, chúng là thực về bạn hơn. Khi bạn giận, cái ngã thực của bạn được lộ ra thực hơn là khi bạn mỉm cười giả dối. Khi bạn biểu lộ ghét, bạn là đích thực hơn khi bạn giả vờ yêu.
Điều thứ nhất là phải đích thực, đúng. Bao hàm cả ghét, bao hàm cả giận, bao hàm mọi thứ đang có trong bạn. Cái gì sẽ xảy ra? Nếu bạn bao hàm mọi thứ, hình ảnh giả của bạn sẽ đổ nhào mãi mãi, và điều đó là rất tốt. Điều hay là bạn được giải toả khỏi hình ảnh giả, vì nó liên tục tạo ra phức cảm. Với hình ảnh này đổ nhào bản ngã của bạn sẽ đổ, chính là cánh cửa dẫn tới tâm linh.
Khi bạn nói, ‘Tôi là giận,’ làm sao bạn có thể có bản ngã được? Khi bạn nói, ‘Tôi là ghét, tôi là ghen, tôi là ác. Tôi là bạo hành,’ làm sao bạn có thể có bản ngã được? Bản ngã có thể có dễ dàng khi bạn nói, ‘Tôi là Brahma. Tôi là Thượng đế tối cao.’ Thế thì nó là dễ dàng. ‘Tôi là atma, cái ngã tối cao’ – thế thì nó là dễ. Nhưng khi bạn nói, ‘Tôi là ghen, ghét, giận, đam mê, dục,’ bạn không thể có bản ngã. Với hình ảnh giả bản ngã sụp đổ; bạn trở thành thực, tự nhiên. Thế thì có thể hiểu thực tại của bạn. Thế thì bạn có thể tiếp cận giận của bạn mà không có bất kì thái độ chống đối nào. Nó là bạn. Bạn phải hiểu rằng nó là năng lượng của bạn.
Và nếu bạn có thể hiểu về giận của bạn, chính việc hiểu làm thay đổi và biến đổi nó. Nếu bạn có thể hiểu toàn thể quá trình giận và ghét, trong chính quá trình hiểu, nó biến mất, vì chất liệu cơ bản cho giận và ghét là dốt nát về nó, là vô nhận biết về nó, là không tỉnh táo về nó. Cho nên bất kì khi nào bạn không tỉnh táo, bạn có thể giận. Khi bạn tỉnh táo, bạn không thể giận. Sự tỉnh táo hấp thu mọi năng lượng mà trở thành giận.
Phật đã nói đi nói lại với các sư của ông ấy, ‘Ta không nói phải không giận. Ta nói trong khi ông giận, là tỉnh táo.’ Đây thực sự là một trong những nền tảng cho chuyển hoá. ‘Ta không nói phải không giận. Ta nói: trong khi giận, là tỉnh táo.’ Thử điều đó đi. Khi giận tới, là tỉnh táo. Nhìn vào nó. Quan sát nó. Ý thức tới nó. Không ngủ. Và bạn càng tỉnh táo, càng ít giận. Trong khoảnh khắc khi bạn thực sự tỉnh táo, giận không có – cùng năng lượng này trở thành tỉnh táo.
Năng lượng là trung lập. Cùng năng lượng trở thành giận. Cùng năng lượng trở thành ghét. Cùng năng lượng trở thành yêu. Cùng năng lượng trở thành từ bi. Năng lượng là một; đây là mọi cách diễn đạt. Và có những tình huống cơ bản trong đó năng lượng có thể trở thành tâm trạng đặc biệt. Nếu bạn không tỉnh táo, năng lượng có thể trở thành giận, năng lượng có thể trở thành dục, năng lượng có thể trở thành bạo hành. Nếu bạn tỉnh táo, nó không thể trở thành thế được – tỉnh táo, nhận biết, ý thức, không cho phép nó chuyển vào trong những thói cũ đó. Nó chuyển vào bình diện khác – cùng năng lượng đó.
Phật nói, ‘Bước, ăn, ngồi. Bất kì cái gì ông làm, làm đi, nhưng làm có ý thức đầy đủ, lưu tâm, nhận biết rằng ông đang làm nó.’
Có lần chuyện xảy ra là Phật đang bước đi thì một con ruồi bay tới và đậu lên đầu ông ấy, đậu lên trán ông ấy. Ông ấy đang nói với các sư, cho nên không thực sự chú ý gì tới con ruồi này, ông ấy chỉ phẩy tay và con ruồi bay đi khỏi trán ông ấy. Thế rồi ông ấy trở nên nhận biết rằng ông ấy đã làm cái gì đó không nhận biết đầy đủ, vì nhận biết của ông ấy đã hướng tới các sư mà ông ấy đang nói cho, cho nên ông ấy nói với các sư, ‘Ta xin lỗi một phút.’ Ông ấy nhắm mắt lại và ông ấy giơ tay lên lần nữa. Các sư ngỡ ngàng với điều ông ấy đã làm, vì bây giờ không có ruồi. Ông ấy giơ tay lên lần nữa và phẩy tay gần chỗ con ruồi đã đậu – bây giờ thì nó không còn đó. Ông ấy đưa tay trở lại và thế rồi ông ấy mở mắt ra và nói, ‘Các ông có thể hỏi bây giờ.’
Nhưng các sư kia nói, ‘Chúng tôi đã quên mất điều chúng tôi hỏi. Bây giờ chúng tôi muốn hỏi thầy đã làm gì. Không có ruồi – nó đã có trước đây – cho nên thầy đã làm gì?’
Phật nói, ‘Ta đã làm như ta đáng phải làm trước đó – ý thức đầy đủ việc giơ tay lên. Nó đã là không tốt của ta. Cái gì đó đã được làm một cách vô ý thức, tự động, tựa robot.’
Tỉnh táo như thế không thể trở thành giận được, tỉnh táo như thế không thể trở thành ghét được – không thể được. Cho nên đầu tiên bao hàm ghét, giận, mọi thứ bị coi là xấu. Bao hàm nó vào trong bản thân bạn, bao hàm nó trong hình ảnh của bạn, để cho bản ngã của bạn sụp đổ. Bạn từ trời tụt xuống đất. Bạn trở thành thực.
Thế thì đừng ném nó lên ai đó khác. Để nó ở đó; diễn đạt nó lên trời. Tỉnh táo đầy đủ. Nếu bạn giận, đi vào trong phòng, một mình, và giận và diễn đạt giận của bạn – và tỉnh táo. Làm bất kì cái gì bạn chắc đã làm với người đã là công cụ. Bạn có thể lấy ảnh người đó ở đó, hay chỉ để gối ở đó và nói, ‘Ông là bố tôi,’ và đánh một cú ra trò. Tỉnh táo đầy đủ. Tỉnh táo đầy đủ về điều bạn đang làm, và làm nó.
Đó sẽ là việc nhận ra sâu sắc. Giận sẽ được diễn đạt, và bạn sẽ tỉnh táo. Và bạn sẽ có khả năng cười; bạn sẽ có khả năng biết những điều bạn đang làm ngu xuẩn làm sao. Nhưng bạn có thể đã làm điều này cho ông bố thực của bạn – bạn chỉ đang làm nó cho cái gối. Và nếu bạn thực sự làm nó một cách đích thực, bạn sẽ cảm thấy rất vui lòng, rất yêu thương hướng tới bố bạn. Khi bạn ra khỏi phòng và khi bạn nhìn vào mặt bố bạn, bạn sẽ cảm thấy rất thông cảm, rất yêu thương. Thậm chí bạn sẽ muốn xin ông ấy tha thứ cho bạn.
Đây là điều tôi ngụ ý bởi việc có tính bao hàm. Không kìm nén được ngụ ý. Kìm nén bao giờ cũng nguy hiểm, độc hại. Với bất kì cái gì bạn kìm nén, bạn đang tạo ra phức cảm bên trong điều sẽ tiếp tục và sẽ làm cho bạn chung cuộc phát điên. Kìm nén nhất định trở thành điên. Diễn đạt, nhưng không diễn đạt lên bất kì người nào. Không có nhu cầu. Điều đó là ngu xuẩn, và tạo ra cái vòng luẩn quẩn. Diễn đạt một mình có tính thiền, và tỉnh táo trong khi diễn đạt.
Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 4, Ch.62”