Kinh này nói: Cảm. Được thiết lập trong việc cảm trước hết. Thế rồi ý nghĩ của tôi. Nhìn vào ý nghĩ đó mà bạn bao giờ cũng cảm thấy là của tôi – ý nghĩ của tôi. Được thiết lập trong việc cảm, nhìn vào ý nghĩ, cái của tôi biến mất. Và của tôi là thủ đoạn vì từ nhiều cái của tôi, từ nhiều cái tôi, cái tôi tiến hoá – cái này là của tôi. Nhiều cái của tôi thế; từ chúng cái tôi tiến hoá.
Kĩ thuật này bắt đầu từ chính rễ. Ý nghĩ là rễ của tất cả. Nếu bạn có thể chặt việc cảm về của tôi tại chính rễ, nó sẽ không xuất hiện lại nữa, nó sẽ không được thấy ở bất kì chỗ nào nữa. Nhưng nếu bạn không chặt hạ nó ở đó, bạn có thể liên tục chặt mọi nơi và điều đó là vô dụng; nó sẽ liên tục xuất hiện đi xuất hiện lại.
Tôi có thể chặt nó. Tôi có thể nói, ‘Vợ của tôi sao? Không, chúng tôi là những người lạ, và hôn nhân chỉ là hình thức xã hội.’ Tôi chặt hạ bản thân tôi. Tôi nói, ‘Không ai là vợ của tôi’ – nhưng điều này rất bề ngoài. Thế rồi tôi nói, ‘tôn giáo của tôi.’ Thế rồi tôi nói, ‘giáo phái của tôi.’ Thế rồi tôi nói, ‘Đây là sách tôn giáo của tôi. Đây là Kinh Thánh. Đây là Koran. Đây là sách của tôi.’ Thế thì cái của tôi tiếp tục ở lĩnh vực khác nào đó và bạn vẫn còn là cùng người cũ.
Ý nghĩ của tôi, và thế rồi cái tôi. Đầu tiên nhìn vào lưu thông của ý nghĩ, quá trình suy nghĩ, luồng ý nghĩ tựa sông, và thấy ra liệu ý nghĩ nào thuộc vào bạn hay liệu chúng chỉ là mây bay qua. Và khi bạn đã đi tới cảm thấy rằng không ý nghĩ nào là của bạn, việc gắn của tôi vào bất kì ý nghĩ nào là ảo vọng, thế thì điều thứ hai; thế thì bạn có thể đi vào sâu hơn. Thế thì nhận biết về cái tôi. Tôi này ở đâu?
Raman thường cho các đệ tử của ông ấy một kĩ thuật: họ chỉ truy hỏi, ‘Tôi là ai?’ Ở Tây Tạng họ dùng một kĩ thuật tương tự, nhưng dầu vậy tốt hơn kĩ thuật của Raman. Họ không hỏi, ‘Tôi là ai?’ Họ hỏi, ‘Tôi ở đâu?’ – vì ai có thể tạo ra vấn đề. Khi bạn truy hỏi, ‘Tôi là ai?’ bạn coi có bạn là điều đương nhiên; câu hỏi duy nhất là biết bạn là ai. Bạn đã tiền giả định rằng có bạn đấy. Điều đó không được nêu ra để nghi ngờ. Bạn coi là đương nhiên có bạn đấy. Bây giờ vấn đề duy nhất là bạn là ai. Duy nhất đồng nhất này là cần được biết, bộ mặt cần được nhận ra, nhưng nó có đó – không được nhận ra nó có đó.
Phương pháp Tây Tạng vẫn là sâu hơn. Họ nói là im lặng và thế rồi tìm bên trong về chỗ có bạn. Liên tục đi vào không gian bên trong, đi tới mọi điểm và hỏi, ‘Tôi ở đâu?’ Bạn sẽ không tìm thấy nó ở bất kì chỗ nào. Và bạn càng tìm kiếm, nó sẽ càng không có đó. Và hỏi ‘Tôi là ai?’ hay ‘Tôi ở đâu?’ một khoảnh khắc tới khi bạn đi tới điểm bạn đang hiện hữu, nhưng không là tôi – sự tồn tại đơn giản đã xảy ra cho bạn. Nhưng nó sẽ xảy ra chỉ khi các ý nghĩ không phải là của bạn. Đó là cõi giới sâu hơn – cái tôi.
Chúng ta không bao giờ cảm thấy nó. Chúng ta liên tục nói tôi. Từ tôi được dùng liên tục – từ được dùng nhiều nhất là tôi – nhưng bạn không có việc cảm. Bạn ngụ ý gì bởi tôi? Khi bạn nói tôi, bạn ngụ ý gì? Cái gì được hàm ý qua từ này? Cái gì được diễn đạt? Tôi có thể làm một cử chỉ. Thế thì tôi có thể nói, ‘Tôi ngụ ý điều này.’ Tôi có thể bầy tỏ bằng thân thể – ‘Tôi ngụ ý điều này.’ Nhưng thế thì nó có thể được hỏi, ‘Bạn ngụ ý tay bạn? Bạn ngụ ý chân bạn? Bạn ngụ ý dạ dầy bạn?’ Thế thì tôi sẽ phải phủ nhận, tôi sẽ phải nói không. Thế thì toàn thân sẽ bị phủ nhận. Thế thì bạn ngụ ý gì khi bạn nói tôi? Bạn có ngụ ý đầu của bạn không? Sâu bên dưới, bất kì khi nào bạn nói tôi, nó là cảm giác rất mơ hồ, và cảm giác mơ hồ này là từ ý nghĩ của bạn.
Được thiết lập trong việc cảm, được cắt khỏi các ý nghĩ, đối diện với cái tôi, và khi bạn đối diện nó, bạn thấy rằng nó không tồn tại. Nó chỉ là một từ hữu dụng, một kí hiệu ngôn ngữ – cần thiết, nhưng không thực. Ngay cả vị phật cũng phải dùng nó, ngay cả sau chứng ngộ. Nó chỉ là phương cách ngôn ngữ. Nhưng khi vị phật nói tôi, ông ấy không bao giờ ngụ ý tôi, vì không có ai cả.
Khi bạn đối diện với cái tôi này, nó sẽ biến mất. Sợ có thể nắm giữ bạn tại khoảnh khắc này, bạn có thể bị hoảng hốt. Và điều đó xảy ra cho nhiều người, những người đi vào các kĩ thuật như vậy một cách sâu tới mức họ trở nên sợ, họ chạy khỏi nó. Cho nên nhớ điều này: khi bạn cảm thấy và đối diện với cái tôi, bạn sẽ ở trong cùng tình huống như bạn sẽ ở khi bạn chết – cùng tình huống. Vì tôi đang biến mất, và bạn cảm thấy chết đang xuất hiện cho bạn. Bạn sẽ có cảm giác chìm xuống, bạn sẽ cảm thấy bạn đang chìm xuống mãi. Và nếu bạn bị sợ, bạn sẽ lần nữa đi ra và bạn sẽ bám lấy các ý nghĩ vì những ý nghĩ đó sẽ giúp đỡ. Những mây đó sẽ có đó: bạn có thể bám lấy chúng, và thế thì sợ sẽ rời bỏ bạn.
Nhớ, sợ này là rất tốt, dấu hiệu rất hi vọng. Nó chứng tỏ rằng bây giờ bạn đang đi sâu – và chết là điểm sâu nhất. Nếu bạn có thể đi vào trong chết bạn sẽ trở thành bất tử, vì người đi vào trong chết không thể chết được. Thế thì chết là ở xung quanh; không bao giờ ở trung tâm, chỉ trên ngoại vi. Khi cái tôi biến mất bạn giống hệt chết. Cái cũ không còn nữa và cái mới đang tới trong hiện hữu.
Tâm thức này, cái sẽ đi ra, là tuyệt đối mới, không ô uế, trẻ trung, trinh nguyên. Cái cũ không còn nữa – và cái cũ thậm chí đã không chạm tới nói. Cái tôi đó biến mất, và bạn ở trong sự trinh nguyên tinh khôi, trong tươi tắn tuyệt đối. Tầng sâu nhất của hiện hữu đã được chạm tới.
Cho nên nghĩ về nó theo cách này: ý nghĩ, thế rồi dưới chúng là cái tôi, và thứ ba:
Cảm: ý nghĩ của tôi, cái tôi, bộ phận bên trong – ta.
Khi ý nghĩ đã biến mất hay bạn không bám lấy chúng – nếu chúng đi qua đó không phải là việc của bạn, bạn xa cách và tách rời và không bị đồng nhất, và cái tôi đã biến mất – thế thì bạn có thể nhìn vào các bộ phận bên trong. Những bộ phận bên trong này…. Đây là một trong những điều sâu nhất. Chúng ta biết các bộ phận bên ngoài. Với tay tôi chạm vào bạn, với mắt tôi thấy bạn – đây là những bộ phận bên ngoài.
Bộ phận bên trong là những bộ phận qua đó tôi cảm thấy hiện hữu riêng của tôi. Bộ phận bên ngoài dành cho người khác. Tôi biết về bạn qua bộ phận bên ngoài. Làm sao tôi biết về tôi? Cho dù tôi hiện hữu – làm sao tôi biết về nó? Ai cho tôi cảm giác về hiện hữu riêng của tôi? Có những bộ phận bên trong. Khi ý nghĩ đã dừng lại và khi cái tôi không còn nữa, chỉ thế thì, trong sự thuần khiết đó, trong sáng tỏ đó, bạn có thể thấy các bộ phận bên trong.
Tâm thức, thông minh – chúng là những bộ phận bên trong. Qua chúng, tôi nhận biết về hiện hữu riêng của tôi, về sự tồn tại riêng của tôi. Đó là lí do tại sao nếu bạn nhắm mắt, bạn có thể quên thân thể hoàn toàn, nhưng việc cảm riêng của bạn rằng bạn hiện hữu, vẫn còn. Và điều có thể quan niệm được là khi một người chết…. Nó là sự kiện. Khi một người chết, với chúng ta người đó chết, nhưng cần chút thời gian cho người đó nhận ra sự kiện rằng người đó chết vì việc cảm bên trong về hiện hữu, vẫn còn như cũ.
Ở Tây Tạng họ có một bài luyện tập đặc biệt cho việc chết và họ nói người ta phải sẵn sàng cho chết. Một trong những bài tập là thế này: bất kì khi nào ai đó sắp chết, thầy hay tu sĩ hay người nào đó biết về các kinh nghiệm trung ấm sẽ liên tục nói cho người đó, ‘Nhớ lấy, tỉnh táo, ông đang rời khỏi thân thể.’ Vì ngay cả khi bạn đã rời khỏi thân thể, sẽ mất thời gian để nhận ra rằng bạn đã chết vì việc cảm bên trong vẫn còn như cũ; không có thay đổi.
Thân thể chỉ để chạm và để cảm người khác. Qua nó bạn không bao giờ chạm tới bản thân bạn, qua nó bạn không bao giờ biết tới bản thân bạn. Bạn biết bản thân bạn qua bộ phận khác nào đó, cái là bên trong. Nhưng đây là khổ – rằng chúng ta không nhận biết về những bộ phận bên trong đó và hình ảnh của chúng ta trong con mắt riêng của chúng ta được tạo ra bởi người khác. Bất kì cái gì người khác nói về tôi đều là tri thức của tôi về bản thân tôi. Nếu họ nói tôi đẹp hay nếu họ nói tôi xấu, tôi tin vào điều đó. Bất kì cái gì các giác quan của tôi nói cho tôi qua người khác, được phản xạ qua người khác, đều là niềm tin của tôi về bản thân tôi.
Nếu bạn có thể nhận ra bộ phận bên trong, bạn được tự do với xã hội hoàn toàn. Đó là điều được ngụ ý khi nó được nói trong kinh sách cổ rằng sannyasin không phải là một phần của xã hội, vì bây giờ người đó biết bản thân mình qua các bộ phận bên trong riêng của mình. Bây giờ tri thức của người đó về bản thân người đó không dựa trên người khác, nó không phải là thứ được phản xạ. Bây giờ người đó không cần bất kì gương nào để biết bản thân mình. Người đó đã tìm ra chiếc gương bên trong, và người đó biết qua chiếc gương bên trong. Và thực tại bên trong có thể được biết chỉ khi bạn đã đi tới các bộ phận bên trong.
Bộ phận bên trong. Thế thì bạn có thể nhìn qua các bộ phận bên trong đó. Và thế rồi – cái ta. Khó diễn đạt nó thành lời, đó là lí do tại sao ta được dùng. Bất kì từ nào cũng sẽ sai – ta cũng sai – nhưng cái tôi đã biến mất. Cho nên nhớ, cái ta này không có bất kì liên quan gì tới tôi. Khi ý nghĩ bị bật rễ, khi cái tôi đã biến mất, khi bộ phận bên trong được biết, cái ta xuất hiện. Thế thì lần đầu tiên con người thực của tôi được hiển lộ – con người thực đó có tên là ta.
Thế giới bên ngoài không còn nữa, ý nghĩ không còn nữa, cảm giác về bản ngã không còn nữa, và tôi đã đi tới nhận ra bộ phận bên trong riêng của tôi về việc biết, tâm thức, thông minh – hay bất kì cái gì bạn gọi nó – nhận biết, tỉnh táo. Thế thì, trong ánh sáng của bộ phận bên trong này, ta được hiển lộ.
Cái ta này không thuộc vào bạn. Cái ta này là trung tâm bên trong nhất của bạn, không biết với bạn. Cái ta này không phải là bản ngã. Cái ta này không chống lại bất kì cái bạn nào. Cái ta này là càn khôn. Cái ta này không có biên giới. Trong cái ta này mọi thứ được ngụ ý. Cái ta này không là sóng. Cái ta này là đại dương.
Cảm: ý nghĩ của tôi, cái tôi, bộ phận bên trong. Thế thì có kẽ hở, và đột nhiên cái ta được hiển lộ. Khi cái ta này được hiển lộ, thế thì người ta đi tới biết, ‘Aham Brahmasmi. Ta là Thượng đế.’ Việc biết này không phải là bất kì lời công bố nào của bản ngã; bản ngã không còn đó. Bạn có thể chuyển hoá bản thân bạn qua kĩ thuật này, nhưng trước hết được thiết lập trong việc cảm.
Từ “Vigyan Bhairav Mật tông, tập 3, Ch.55”