Khác biệt gì giữa việc nhìn chăm chăm vào bầu trời trong mở, nhìn chăm chăm vào ảnh của thầy chứng ngộ, và nhìn chăm chăm vào cái tối?
Kĩ thuật nhìn chăm chăm không thực sự liên quan tới đối thể; nó liên quan tới bản thân việc nhìn chăm chăm. Vì khi bạn nhìn chăm chăm mà không nháy mắt, bạn trở nên được hội tụ, và bản chất của tâm trí là thường xuyên chuyển động. Nếu bạn thực sự nhìn chăm chăm, không chuyển động chút nào, tâm trí nhất định ở trong khó khăn.
Bản chất của tâm trí là chuyển từ đối thể này sang đối thể khác, chuyển động thường xuyên. Nếu bạn nhìn chăm chăm vào cái tối hay vào cái sáng hay vào cái gì đó khác, nếu bạn thực sự nhìn chăm chăm, chuyển động của tâm trí dừng lại. Vì nếu tâm trí liên tục chuyển động, việc nhìn chăm chăm của bạn sẽ không có đó; bạn sẽ liên tục bỏ lỡ đối thể. Khi tâm trí đã di chuyển đi đâu đó khác, bạn sẽ quên, bạn sẽ không có khả năng nhớ bạn đã nhìn vào cái gì. Đối thể sẽ có đó một cách vật lí, nhưng với bạn nó đã biến mất vì bạn không có đó; bạn đã di chuyển trong ý nghĩ.
Nhìn chăm chăm ngụ ý, tratak ngụ ý, không cho phép ý thức của bạn di chuyển. Và khi bạn không cho phép tâm trí di chuyển, lúc ban đầu nó vật lộn, vật lộn vất vả, nhưng nếu bạn liên tục thực hành nhìn chăm chăm, dần dần tâm trí mất vật lộn. Với nhiều khoảnh khắc nó dừng lại. Và khi tâm trí dừng lại, không có tâm trí, vì tâm trí có thể tồn tại chỉ trong chuyển động, suy nghĩ có thể tồn tại chỉ trong chuyển động. Khi không có chuyển động, suy nghĩ biến mất, bạn không thể nghĩ được, vì suy nghĩ ngụ ý chuyển động – chuyển từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác. Nó là quá trình.
Nếu bạn nhìn chăm chăm một cách liên tục vào một vật, nhận biết và tỉnh táo đầy đủ đi… vì bạn có thể nhìn chăm chăm qua mắt chết. Thế thì bạn có thể liên tục suy nghĩ – chỉ mắt, mắt chết, không nhìn vào… chỉ với mắt của người chết bạn có thể nhìn vào, nhưng tâm trí bạn sẽ chuyển động. Điều đó sẽ không có bất kì giúp đỡ nào. Nhìn chăm chăm ngụ ý không chỉ mắt bạn, mà toàn bộ tâm trí bạn được hội tụ qua mắt.
Cho nên dù đối thể là bất kì cái gì…. Điều đó còn tuỳ: nếu bạn thích sáng, điều đó là được. Nếu bạn có thể thích tối, tốt. Dù đối thể là bất kì cái gì, nó là không liên quan sâu sắc. Vấn đề là dừng tâm trí hoàn toàn trong cái nhìn chăm chăm của bạn, để hội tụ nó, để cho chuyển động bên trong, sự bồn chồn dừng lại; việc vẩn vơ bên trong dừng lại. Bạn đơn giản nhìn, không làm bất kì cái gì. Việc nhìn sâu đó sẽ làm thay đổi bạn hoàn toàn. Nó sẽ trở thành thiền.
Và nó là tốt; bạn có thể thử nó. Nhưng nhớ rằng mắt bạn và ý thức của bạn phải gặp gỡ trong việc hội tụ. Bạn phải thực sự nhìn qua mắt; bạn phải không thiếu vắng ở đó. Sự hiện diện của bạn được cần tới – hiện diện toàn bộ. Thế thì bạn không thể nghĩ được, thế thì suy nghĩ là không thể được. Chỉ có một nguy hiểm: bạn có thể trở thành vô ý thức, bạn có thể rơi vào giấc ngủ. Cho dù với mắt mở vẫn có thể là bạn rơi vào giấc ngủ. Thế thì cái nhìn chăm chăm của bạn sẽ trở thành lạnh lùng như đá.
Lúc ban đầu rắc rối đầu tiên sẽ là ở chỗ bạn sẽ nhìn, nhưng bạn sẽ không hiện diện. Đây là rào chắn thứ nhất. Tâm trí bạn sẽ chuyển động. Mắt bạn sẽ cố định, tâm trí bạn sẽ chuyển động – sẽ không có gặp gỡ của mắt và tâm trí. Đây sẽ là khó khăn thứ nhất. Nếu bạn chiến thắng nó, khó khăn thứ hai sẽ là ở chỗ với việc nhìn chăm chăm không chuyển động, bạn sẽ rơi vào giấc ngủ. Bạn sẽ chuyển vào tự thôi miên, bạn sẽ bị thôi miên bởi bản thân bạn. Điều đó là tự nhiên, vì tâm trí chúng ta chỉ biết hai trạng thái: hoặc chuyển động thường xuyên hoặc ngủ. Tâm trí chỉ biết hai trạng thái một cách tự nhiên: chuyển động thường xuyên, suy nghĩ, hay rơi vào giấc ngủ. Và thiền là trạng thái thứ ba.
Trạng thái thứ ba về thiền ngụ ý tâm trí bạn im lặng như ngủ say, và tỉnh táo và nhận biết như trong suy nghĩ – cả hai điều này phải hiện diện. Bạn phải tỉnh táo, hoàn toàn tỉnh táo, và im lặng dường như sâu trong ngủ. Cho nên Kinh Yoga của Patanjali nói rằng thiền là một loại ngủ say, chỉ với một khác biệt – rằng bạn tỉnh táo. Patanjali coi là tương đương giữa sushupti và samadhi: ngủ say và thiền tối thượng. Khác biệt chỉ là ở chỗ trong ngủ say bạn không nhận biết, và trong thiền bạn nhận biết, nhưng phẩm chất của cả hai là im lặng sâu – im lặng không dậy sóng, không gợn sóng, im lặng không chuyển động.
Lúc ban đầu điều có thể xảy ra là qua việc nhìn chăm chăm bạn có thể rơi vào giấc ngủ. Cho nên nếu bạn đã trở nên có năng lực đem tâm trí của bạn tới hội tụ của bạn và tâm trí không chuyển động, thế thì vẫn còn tỉnh táo đi, đừng rơi vào giấc ngủ. Vì nếu giấc ngủ tới, bạn đã rơi vào trong vực thẳm, cái rãnh. Chỉ ở giữa hai cái rãnh này – suy nghĩ thường xuyên và ngủ – là chiếc cầu hẹp của việc hiện hữu trong thiền.
Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 3, Ch.52”