Ý thức – Giác quan – Vật thể

Chúng ta sống trên bề mặt của bản thân chúng ta – chỉ tại bên mép, biên giới. Giác quan chỉ ở trên đường biên và ý thức của bạn ở sâu bên dưới tại trung tâm. Chúng ta sống ở các giác quan; điều đó là tự nhiên. Nhưng điều đó không phải là việc nở hoa tối thượng, nó chỉ là sự bắt đầu. Và khi chúng ta sống ở các giác quan, chúng ta về căn bản liên quan tới các vật thể, vì giác quan là không liên quan chừng nào không có mối quan tâm tới vật nào đó của sự tận hưởng. Chẳng hạn, mắt là vô dụng chừng nào không có cái gì đó để được nhìn, tai là vô dụng chừng nào không có cái gì đó để được nghe, và tay là vô dụng chừng nào không có cái gì đó để được chạm.

Chúng ta sống trong các giác quan; do đó, chúng ta phải sống trong các vật thể. Các giác quan chỉ là ở đường biên của việc hiện hữu, trong thân thể, và các vật thể thậm chí không phải là ở trên đường biên: chúng ở bên ngoài đường biên. Cho nên ba điểm phải được hiểu trước khi chúng ta đi vào những kĩ thuật này.

Thứ nhất, ý thức ở trung tâm. Thứ hai, các giác quan qua đó ý thức đi ra là ở đường biên. Và thứ ba, các vật thể trong thế giới mà ý thức đi tới, qua các giác quan, là ở bên ngoài biên giới. Ba điều này phải được nhớ: ý thức ở trung tâm, giác quan ở đường biên và các vật thể ở bên ngoài đường biên. Cố hiểu điều đó cho rõ ràng, vì thế thì các kĩ thuật này sẽ rất đơn giản.

Nhìn vào nó từ nhiều hướng. Một: giác quan chỉ là ở giữa, chỉ ở chỗ giữa. Phía bên này là ý thức, phía bên kia là thế giới các vật thể. Giác quan ở ngay chính giữa – giữa hai điều này. Từ giác quan bạn có thể đi theo hai cách: hoặc bạn có thể đi tới các vật thể hoặc bạn có thể đi tới trung tâm. Cách nào thì khoảng cách cũng là như nhau. Từ các giác quan, các cánh cửa mở theo hai cách – đi tới các vật thể hay đi tới trung tâm.

Bạn ở tại các giác quan. Đó là lí do tại sao một trong những Thiền sư nổi tiếng nhất, Bokuju, đã nói rằng niết bàn và thế giới là cách xa cùng khoảng cách. Cho nên đừng nghĩ rằng niết bàn là rất xa xôi. Thế giới và niết bàn, thế giới này và thế giới kia, cả hai đều ở cùng một khoảng cách.

Lời nói này đã tạo ra nhiều lẫn lộn vì chúng ta cảm thấy rằng niết bàn là rất, rất xa xôi – rằng Moksha, giải thoát, vương quốc của Thượng đế, là rất, rất xa xôi. Chúng ta cảm thấy rằng thế giới thật gần, ngay đây. Nhưng Bokuju nói, và ông ấy nói đúng, rằng cả hai đều ở xa cùng khoảng cách.

Thế giới là ở đây và niết bàn cũng là ở đây. Thế giới là gần, và niết bàn cũng gần. Với niết bàn bạn phải đi vào trong, với các vật thể bạn phải đi ra ngoài; khoảng cách là như nhau. Từ mắt tôi, trung tâm của tôi ở gần như bạn ở gần tôi. Tôi có thể thấy bạn nếu tôi đi ra ngoài, tôi có thể thấy bản thân tôi nếu tôi đi vào trong. Và chúng ta đều ở cánh cửa các giác quan, nhưng một cách tự nhiên, nhu cầu của thân thể là tới mức ý thức đi ra ngoài. Bạn cần thức ăn, bạn cần nước uống, bạn cần nhà để sống. Đây là các nhu cầu của bạn và những điều này chỉ có thể được tìm thấy trong thế giới, cho nên hoàn toàn tự nhiên, ý thức đi qua các giác quan hướng tới thế giới. Chừng nào bạn chưa tạo ra nhu cầu mà chỉ có thể được đáp ứng khi bạn đi vào trong, bạn sẽ không bao giờ đi vào trong.

Chẳng hạn, nếu đứa trẻ được sinh ra mà tự túc được, nếu nó không cần thức ăn nào, nó chắc sẽ không nhìn vào mẹ nó chút nào. Người mẹ sẽ trở thành không liên quan, vô nghĩa, vì với đứa trẻ người mẹ không phải là nghĩa: thức ăn là nghĩa. Người mẹ là thức ăn đầu tiên của nó, và vì người mẹ cho nó thức ăn và thoả mãn nhu cầu cơ bản của nó, không có người mẹ nó sẽ chết, nó bắt đầu yêu người mẹ. Yêu đó tới một cách phụ thêm, như cái bóng, vì người mẹ đang đáp ứng nhu cầu cơ bản.

Cho nên những người mẹ đang nuôi con họ bằng sữa chai không nên mong đợi nhiều tình yêu vì với đứa trẻ thức ăn được cần, không phải người mẹ. Người mẹ sẽ tới trong sự hiện hữu của nó, đi vào trong sự hiện hữu của nó chỉ qua thức ăn. Đó là lí do tại sao thức ăn và tình yêu được lập quan hệ sâu, rất, rất sâu. Nếu nhu cầu yêu của bạn được đáp ứng, bạn sẽ ít cần thức ăn. Nếu nhu cầu yêu của bạn không được đáp ứng, bạn sẽ cần nhiều thức ăn. Cho nên những người yêu và người được yêu sẽ không tích trữ nhiều béo. Cũng còn có các lí do khác, nhưng đây là một trong những lí do cơ bản nhất. Họ sẽ không ăn nhiều. Nếu yêu không được đáp ứng, thế thì thức ăn trở thành cái thay thế. Thế thì họ sẽ ăn nhiều.

Với đứa trẻ, thức ăn là nhu cầu cơ bản. Nhưng nếu đứa trẻ phải được sinh ra mà có thể tự túc được, người không cần thức ăn nào, người không cần bất kì giúp đỡ bên ngoài nào để sống động, người đó sẽ không đi vào trong thế giới chút nào. Bạn có nghĩ người đó sẽ đi vào không? Sẽ không có nhu cầu. Và chừng nào nhu cầu không có đó, năng lượng sẽ không bao giờ vận động. Chúng ta đi ra ngoài không phải bởi vì chúng ta là tội nhân. Chúng ta đi ra ngoài vì chúng ta có nhu cầu mà có thể được đáp ứng chỉ qua các vật thể – điều có thể được thu lấy nếu chúng ta đi vào trong thế giới các vật thể.

Tại sao bạn không đi vào trong? Vì bạn còn chưa tạo ra nhu cầu để đi vào trong. Một khi nhu cầu có đó, dễ dàng đi vào trong như đi ra ngoài. Nhu cầu đó là gì? Nhu cầu đó liên quan tới tôn giáo. Bạn không thể có tính tôn giáo chừng nào nhu cầu đó chưa có đó. Làm sao nhu cầu đó được tạo ra? Theo quá trình nào người ta trở nên nhận biết về nhu cầu sâu điều giúp cho bạn đi vào trong?

 

Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 2”