Khen và chê với bản ngã

Lão Tử đã biến mất. Một trong các đệ tử đã đi theo ông ấy một chặng đường dài ra khỏi làng. Lão Tử khuyên nhủ anh ta quay về, vì bây giờ ông ấy định đi vào chỗ không ai biết. Ông ấy bảo anh ta, “Quay về đi và ông sẽ đạt tới những chiều cao lớn về thành công. Hàng nghìn người sẽ tới để hỏi về ta. Ông phải trả lời cho họ.” Điều này hấp dẫn lí trí của đệ tử này. Con người mê đắm làm sao trong hợp lí hoá!

“Chính là để làm công việc của thầy mà tôi sẽ quay về,” anh ta nói với Lão Tử. “Mọi người sẽ tới và thầy sẽ không có đó để trả lời các câu hỏi của họ. Tôi không thể giải thích được như thầy, nhưng tôi sẽ cố hết sức.”

Tâm trí anh ta bám lấy ham muốn danh tiếng và kính trọng. Bây giờ điều rõ ràng với anh ta là chẳng cần gì đi theo Lão Tử. Không ai biết ông ấy trong làng cả bên ngoài lẫn bên cạnh làng, ông ấy định chết nơi hoang dã. Nhưng tổng cộng nỗ lực của cả đời ông ấy nằm đằng sau ông ấy. Trong cả đời mình ông ấy phát tán hương thơm và không phát tán khi mọi người bị kéo tới bởi hương thơm này, ông ấy đã đi mất! Đệ tử này chỉ có một đêm ở cùng ông ấy. Sáng hôm sau anh ta quay về làng.

Người cuối cùng thấy Lão Tử là lính gác nơi biên ải. Từ sau đó, không ai biết cái gì đã xảy ra cho ông ấy. Truyền thống Trung Quốc tin rằng ông ấy vẫn còn sống. Vì làm sao một người như vậy có thể chết được? Chết chỉ xuất hiện cho bản ngã. Làm sao một người như vậy, người không bao giờ tích luỹ bất kì bản ngã nào, có thể chết được? Khi nhà vua tới sụp xuống dưới chân ông ấy, ông ấy bỏ lều và chạy mất. Người như vậy không bao giờ có thể chết!

Hai câu chuyện bất thường tồn tại về Lão Tử: Một là ở chỗ ông ấy đã sáu mươi hai tuổi khi được sinh ra… một ông già! Những người yêu ông ấy đã khẳng định rằng người như vậy bao giờ cũng được sinh ra là già.

Phần lớn chúng ta vẫn còn trẻ con mãi cho tới lúc chết. Chúng ta thấy những người già tám mươi tuổi còn chơi các đồ chơi. Đồ chơi là khác, nhưng trò chơi là như nhau.

Chúng ta thấy đứa trẻ bú chai và chúng ta thấy ông già hút tẩu. Các nhà tâm lí nói cả hai đang làm cùng một việc. Nếu ông già mà bú sữa từ chai, ông ta chắc có vẻ kì quặc; cho nên ông ta tìm phương tiện khác để thoả mãn cho bản thân mình. Ông ấy hút tẩu hay thuốc lá. Khi khói ấm đi vào bên trong, ông ta có cùng sự thoả mãn như khi sữa mẹ ấm đi xuống cổ họng. Điều này làm vui sướng và thoả mãn ông ta. Không có khác biệt giữa đứa trẻ và ông già. Và nếu có, đó chỉ là khác biệt trong sự ngu xuẩn. Đứa trẻ ít nhất còn uống sữa để duy trì bản thân nó. Ông già chẳng đạt được cái gì ngoài sự thoả mãn giả. Một quan sát chung về người già là ở chỗ tính trẻ con bẩm sinh của họ vẫn còn nguyên. Chỉ hình thể và phương pháp đã thay đổi. Tính trẻ con còn dai dẳng.

Những thứ nhỏ bé làm cho chúng ta cáu. Những thứ nhỏ bé làm mạnh cho bản ngã, làm tăng tham của chúng ta, sợ của chúng ta và ham muốn. Mọi thứ vẫn còn như cũ khi chúng ta trở nên già hơn; không có khác biệt. Cho nên theo quan điểm của Lão Tử, tất cả chúng ta đều chết như trẻ con.

Và ở đây là Lão Tử người được cho là được sinh ra mà già. Ông ấy sáu mươi hai tuổi khi ông ấy được sinh ra – truyền thuyết đến thế. Có nhiều truyền thuyết như vậy trong hòm báu vật của phương Đông mà rất có nghĩa. Sự kiện là, một Lão Tử không thể được sinh ra chừng nào ông ấy còn chưa trưởng thành.

Câu chuyện khác về ông ấy là ở chỗ, không ai biết khi nào ông ấy chết vì ông ấy không bao giờ chết. Người như vậy không bao giờ chết. Thứ hữu tử chết đi bên trong chúng ta là bản ngã. Chúng ta không chết; chính bản ngã do chúng ta tạo ra mới chết. Cái đau của chết là cái đau của bản ngã chết. Mọi thứ chúng ta đã thu thập với sự khăng khăng của bản ngã của chúng ta, chúng ta thấy đang bị giằng đi khỏi chúng ta vào lúc chết. Mọi thứ chúng ta đã xây dựng vỡ tan; mọi thứ chúng ta đã đạt tới đều bị mất.

Một điều trong mọi thứ này là chắc chắn – chúng ta đã không tạo ra bản thân chúng ta. Điều chắc chắn khác là ở chỗ chúng ta không bị giằng đi ngay cả bởi chết.

Bạn có biết bạn đã là ai trước khi bạn được sinh ra không? Không, vì không cái gì được nhớ ngoại trừ bản ngã, và bản ngã mất ba tới năm năm để phát triển. Do đó, các nhà tâm lí nói rằng chúng ta không thể nhớ được các kiếp sống của chúng ta trước ba tới năm tuổi. Tại sao điều này là vậy? Sau rốt, chúng ta đã hiện diện từ sinh tới ba tuổi. Đó là vì phải mất ba năm cho bản ngã phát triển.

Điều này mang chúng ta tới một sự kiện thú vị – trẻ con không bao giờ lưỡng lự ăn cắp hay nói dối. Điều này không có nghĩa chúng là kẻ cắp hay người nói dối. Sự kiện thực tại là, bản ngã vẫn còn vắng bóng cho nên đứa trẻ không thể thấy khác biệt giữa ‘của tôi’ và ‘của anh’. Điều chúng ta coi như là kẻ cắp thì là chủ nghĩa xã hội thuần tuý cho đứa trẻ. Cái ‘tôi’ tạo ra khác biệt giữa hai người còn chưa được phát triển. Điều chúng ta coi như kẻ cắp là vì bản ngã. Với đứa trẻ, mọi thứ trên thế giới đều là của nó; bất kì cái gì nó thích đều thuộc về nó. Cho đến lúc này, cái thích và không thích của nó là mọi thứ thành vấn đề với nó. Bản ngã quyết định tất cả còn chưa được hình thành.

Tương tự, đứa trẻ không thấy khác biệt giữa chân lí và phi chân lí, vì nó không thể phân biệt được giữa mơ và thực tại. Chúng ta thường thấy đứa trẻ thức dậy từ giấc ngủ khóc vì búp bê bị vỡ trong mơ của nó. Bản ngã là bản chất để phân biệt giữa mơ ban đêm và thực tại ban ngày.

Khi một người như Lão Tử bỏ rơi bản ngã của ông ấy và nhìn thế giới, ông ấy nữa cũng không thấy khác biệt giữa mơ và thực tại. Đây là lí do mà Shankara có thể nói, “Thế giới là ảo vọng.” Điều đó chỉ ngụ ý thế này; rằng trong chừng mực nào đó, thế giới cũng là mơ. Có thời mơ là thực như thế giới – trước việc tới của bản ngã. Thế rồi bản ngã tới và phân tách mơ khỏi thực tại. Sự khu biệt này đã được bản ngã tạo ra. Thế thì với Lão Tử bản ngã này, cái ‘tôi’ này tan biến và thế giới lại bắt đầu có vẻ giống như mơ.

Vào khoảnh khắc chết, cái ‘tôi’ tự tạo này vỡ vụn và đổ vỡ. Trong mọi khía cạnh sự nắm giữ của nó chịu thua. Điều này là đau đớn, nỗi đau, về chết. Giá mà chúng ta nhớ vào lúc đó khi bản ngã không có, thế nữa tôi vẫn hiện hữu. Thế thì chúng ta chắc sẽ đi vào chết thật vui vẻ như chúng ta đã đi vào sinh. Thế thì chúng ta chắc sẽ đi vào cõi giấc ngủ lớn của chết một cách sẵn lòng và hạnh phúc như chúng ta đi vào cõi ngủ từng đêm.

Tuy nhiên việc xảy ra này không thể tình cờ xảy ra vào lúc chết. Người đã tích luỹ thành công cả đời mình và tránh xa thất bại; người không bao giờ bỏ lỡ một cơ hội nào, cho dù nó là giả, để nuôi dưỡng bản ngã của mình, đã chỉ kết tinh bản ngã của người đó. Đó là lí do tại sao nịnh có vẻ dịu ngọt thế. Người nịnh biết rằng điều mình nói là không thực và người được nịnh cũng biết rằng điều người kia nói là không thực, vậy mà khi lời khen được trút xuống, chúng ta không có sức mạnh để khước từ nó. Nếu ai đó nói với bạn rằng bạn là người trông đẹp nhất mà người đó đã từng thấy – và bạn biết rằng ý nghĩ như vậy chưa bao giờ nảy sinh trong tâm trí bạn khi bạn đứng trước gương từng ngày, bạn vẫn cảm thấy thích tin vào người đó khi người đó khen bạn. Bạn chấp nhận lời khen bạn mà không một câu hỏi.

Và bạn không bao giờ từ chối việc chê người khác không thành vấn đề nó là không thực thế nào. Việc khen riêng cho người ta, dù ngớ ngẩn thế nào, bao giờ cũng là chấp nhận được; chúng ta không bao giờ cảm thấy việc tâng bốc đang đi ra ngoài các giới hạn. Mọi thứ xuất hiện bên trong biên giới của lí trí cả khi có liên quan tới lời khen về bản thân người ta hay lời chê người khác. Người vui thú trong chê người khác, người vui sướng trong việc khen riêng cho mình, người đứng đầy tự hào đối diện với thế giới trong lúc chiến thắng của người đó và ẩn bản thân mình vào lúc thất bại, người bao giờ cũng tìm kiếm kính trọng và tôn vinh và bỏ chạy khỏi chế nhạo và sỉ vả – người như vậy không thể buông bỏ bản ngã của mình một cách bất thần vào lúc chết.

Nhưng người đã làm điều đối lập với điều này – người đã hoài nghi việc chê người khác và từ chối tin vào điều đó, người đã hoài nghi sự đích thực của lời khen được nói cho người đó và từ chối tin vào điều đó; người đã giữ vững lập trường của mình trong đối diện với thất bại và đã rút lui trong lúc thành công; nếu đặc trưng như vậy còn mãi suốt đời người đó, tự do là có thể vào lúc chết. Những cánh cửa địa ngục bị đóng vĩnh viễn cho người như vậy vì người đó đã làm mất chính chìa khoá mở nó. Những cổng cõi trời là mở mãi mãi cho người đó. Cõi trời ngụ ý rằng các cánh cửa hạnh phúc còn mở rộng cho người đó. Thế thì bất kì chỗ nào người đó ở, dù người đó như thế nào, người đó không thể là bất kì cái gì ngoài hạnh phúc. Không có cách nào lấy đi hạnh phúc của người đó. Mắt người đó bao giờ cũng bắt lấy cái thiện và cái đẹp trong mọi thứ và người đó nhận được vui sướng từ điều đó. Người đó vẫn còn đóng với khía cạnh đau và xấu của mọi thứ. Người như vậy thấy kim cương trong đá cuội và hoa trong gai. Người đó thấy sáng trong tối. Với người đó, chết là tiếng ồn tối thượng của sống.

Do đó, tôi nói, cuộc sống không phải là toán học mà toàn là huyền không giải được. Nó không phải là số học nơi hai cộng với hai bao giờ cũng là bốn. Điều bí ẩn không bao giờ tuân thủ các tính toán. Nhiều lần kết quả biến thành cái khác hơn là kết quả được tính toán; thậm chí ngược lại. Dù sao đi chăng nữa, điều bí ẩn có qui tắc riêng của chúng mà rất tinh tế – và chính về những điều bí ẩn này mà Lão Tử nói. Nếu chúng ta muốn hiểu công việc của điều bí ẩn, trước hết chúng ta sẽ phải hiểu toán học tinh tế của nó. Hiểu điều đó theo cách này. Khi thợ săn bắn mũi tên vào con chim đang bay trên không trung, anh ta phải dùng tính toán tinh tế nào đó. Nếu anh ta nhắm thẳng vào chim khi nó đang ở chỗ nào đó và bắn, anh ta nhất định bắn trượt. Anh ta phải nhắm mũi tên và chỗ con chim sẽ tới khi mũi tên đạt tới chiều cao tại đó con chim đang bay. Nếu anh ta nhắm thẳng vào chim, con chim sẽ đi qua mục tiêu lâu khi mũi tên bay tới. Cho nên anh ta phải nhắm vào điểm mà không có chim, nhưng là chỗ chim sẽ ở đó vào thời gian đúng. Cung thuật là bắn mũi tên vào chỗ không có chim, vì bạn đang nhắm vào sự sống đang chuyển động, đang trôi. Đây là bí mật của sự sống nữa. Với chim chết không tính toán nào được cần tới nhưng với chim sống, bạn phải tính toán.

Toán học chết chuyển động theo đường thẳng. Toán học của sự sống không thể đi một cách tuyến tính. Lão Tử nói, “Nếu ông ước thành công, tránh nó ra. Nếu ông muốn thất bại, bám lấy thành công.” Lão Tử nói, “Nếu ông muốn trở nên tắt ngấm, nếu ông muốn chết, bám lấy sống với mọi sức mạnh của ông. Nếu ông muốn sống, buông bỏ sống, buông bỏ việc nắm giữ của ông vào nó.”

Nếu bạn muốn là hạnh phúc, đừng tìm kiếm hạnh phúc. Người tìm kiếm hạnh phúc thì làm mất nó. Người tìm kiếm bất hạnh thì làm mất nó. Người khởi hành để đạt tới hạnh phúc thay vào đó nhận được bất hạnh: và người tìm kiếm bất hạnh, không bao giờ tìm thấy nó. Nếu chúng ta bắt đầu nhìn mọi thứ theo cảnh quan này, mọi chuyển động của chúng ta, phương thức nghĩ của chúng ta, cái nhìn của chúng ta, triết lí của chúng ta sẽ hoàn toàn khác.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.3, Ch.1 Nguy của thành công, đau của bản ngã và cổng trời

Để lại một bình luận