“Dùng dao sắc bén, Không bén được lâu.”
Đây là phần thứ hai của cùng một điều khó hiểu. Phần thứ nhất là: “Không đem các thứ tới điểm cuối logic của chúng vì thế thì ông phá huỷ chúng. Ông trở thành người phá huỷ chính thứ ông bắt đầu hoàn thành. Dừng lại! Dừng nửa chừng trước khi bánh xe làm vòng quay đầy đủ.” Phần thứ hai của điều khó hiểu này, Lão Tử nói là: “Bằng việc cảm thấy một thứ lặp đi lặp lại, ông làm cho nó mất sắc đi. Nếu ông liên tục cảm thấy lưỡi kiếm, phải chắc nếu nó sắc, lưỡi trở nên cùn đi.” Nhưng đây là điều chúng ta làm trong cuộc sống! Nếu tôi đang yêu người nào đó, tôi cố khẳng định yêu của tôi nhiều lần trong ngày. Với mục đích này tôi thử mọi phương tiện, trực tiếp và gián tiếp. Nhưng một thứ được trải nghiệm qua thời gian và mất đi hiệu quả của nó. Chính bản thân những người yêu giết chết tình yêu.
Điều này không chỉ đúng trong trường hợp của yêu mà trong mọi mặt của cuộc sống. Nếu bạn có ý thức về trí tuệ của bạn vào mọi lúc, bạn làm giảm trí tuệ đi. Nếu bạn nhận biết về vĩ đại của bạn mọi lúc, bạn là phương tiện lau sạch nó khi khỏi bản thân bạn.
Làm sao có chuyện thứ chúng ta thường xuyên cảm thấy lại bị làm cho tắt ngấm đi? Có các lí do cho điều này.
Thứ nhất và trên hết, chúng ta chỉ cảm thấy cần lặp đi lặp lại điều mà chúng ta không chắc chắn. Chúng ta biết trong trung tâm tim của chúng ta rằng cảm giác tự tin bị thiếu. Trong việc cố đảm bảo cho bản thân mình, chúng ta thường xuyên cố giữ có cùng kinh nghiệm. Nhưng từng nỗ lực chỉ gây ra cảm giác mất đi lưỡi sắc của nó. Cái sắc của lưỡi là sắc chỉ trong va chạm lần đầu. Từng kinh nghiệm lại lấy đi một chút sắc bén của nó.
Mọi người tới tôi và nói, “Chúng tôi có kinh nghiệm sâu sắc trong chính việc thiền đầu tiên, nhưng bây giờ chẳng có gì cả!” Họ hăm hở cảm cùng kinh nghiệm này lặp đi lặp lại. Kiếm mất sắc của nó khi thường xuyên chạm vào. Thiền cũng vậy. Thực ra, chính nỗ lực lặp lại một kinh nghiệm làm cho nó cũ đi; và vì nó cũ đi nó mất tính nhạy cảm của nó. Nếu bạn chỉ chấp nhận một kiểu nước hoa mọi ngày, mọi người trừ bạn sẽ nhận biết về hương của nó. Việc lặp lại hàng ngày làm cho lỗ mũi của bạn mất đi mọi nhạy cảm hướng tới mùi hương đặc biệt đó. Nếu bạn nhìn mầu đẹp nào đó hết ngày nọ tới ngày kia, bạn sẽ trở nên không đáp ứng hướng tới cái đẹp của chúng. Điều này xảy ra không phải vì mầu sắc, mà bởi vì sự kiện rằng mắt bạn không còn nhạy cảm với chúng. Sự sống trở nên nhạt nhẽo khi chúng ta đòi hỏi và phấn đấu để lặp lại. Sự sống trở nên đờ đẫn và chết.
Các kiếp sống của chúng ta đã trở nên cũ rích và chết. Buổi sáng dường như không mọc ra trong sự tồn tại cũ rích của chúng ta, mà mặt trời cũng không chiếu những tia sáng mới. Không hoa mới nào nở ra, không chim nào hót điệu hót mới – mọi thứ đều cũ rích và ôi thiu. Lí do gì đằng sau việc cũ rích này, việc ôi thiu này?
Trong nỗ lực của chúng ta để làm mới một kinh nghiệm lặp đi lặp lại, chúng ta có xu hướng giết chết sự sắc bén của kinh nghiệm này. Nếu tôi cầm tay bạn một cách yêu thương hôm nay, ngày mai bạn lại mong đợi tôi làm cùng điều đó. Nếu tôi nữa cũng thấy kinh nghiệm này là thú vị, tôi sẽ cố cầm tay bạn lần nữa. Do vậy cả hai chúng ta sẽ làm cho kinh nghiệm này về vui thành không hiệu quả. Tay chúng ta sẽ gặp gỡ nhưng cái gì đó sẽ thiếu; và niềm vui mà đã được trải nghiệm trong việc gặp gỡ đầu tiên sẽ không còn đó nữa. Thế rồi chúng ta làm cho cái nắm của chúng ta chặt hơn và liều lĩnh cố thu lại các cảm giác đầu tiên và thấy niềm vui cứ mỗi lúc một ít đi. Từng nỗ lực để bảo tồn kinh nghiệm này đều trở thành nguyên nhân cho việc tắt ngấm của nó. Đây là cách chúng ta phá huỷ mọi hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta phấn đấu như điên để làm sống lại từng kinh nghiệm và giết nó trong chính quá trình này. Cuộc sống là rất kì lạ. Nó là kì lạ theo nghĩa rằng những việc xảy ra trái ngược xuất hiện tại chỗ. Người không làm nỗ lực nào để đạt tới cùng niềm vui, thấy bản thân mình trải nghiệm nó mọi ngày. Và người không lo nghĩ về tính sắc bén của chiếc kiếm của mình, thấy nó bao giờ cũng sắc.
Chuyện kể rằng một ngày nào đó có xáo trộn lớn trong một công ti kịch nổi tiếng ở Nga. Diễn viên chính, người định đóng vai người nói lắp, bị ốm. Buổi biểu diễn sắp bắt đầu và bộ phận quản lí chẳng biết phải làm gì. Nhưng thế rồi ai đó gợi ý rằng con trai của người giầu có trong làng có bệnh nói lắp không thể chữa được. Cậu con trai được đưa tới và sau một chỉ dẫn cẩn thận đã được chuẩn bị cho lên sân khấu. Nhưng thế rồi phép màu xảy ra. Cậu con trai không thể nói lắp được, dù cố đến đâu! Cái gì đã xảy ra? Các nhà tâm lí nói rằng nếu một người trở nên ý thức đầy đủ về một thứ, thứ đó bị mất.
Tôi đã ở trong một thị trấn nơi một thanh niên được đưa tới tôi. Anh ta là thầy giáo ở đại học. Phiền phức của anh ta là ở chỗ trong khi bước đi anh ta đột nhiên bắt đầu bước như đàn bà. Anh ta đã trải qua đủ loại điều trị nhưng bệnh này vẫn còn dai dẳng. Điều đó gây rất ngượng nghịu cho anh ta, còn hơn nữa vì anh ta là thầy giáo. Tôi đã có thể nghĩ về chỉ một cách chữa cho anh ta. Tôi bảo anh ta rằng bất kì khi nào anh ta thấy bản thân mình đang bước như đàn bà, anh ta nên có ý thức và chủ định bước như đàn bà chứ không kìm bản thân mình lại. Mãi cho tới giờ anh ta đã ép buộc bản thân mình một cách có ý thức để bước đi như đàn ông, nhưng một cách vô thức anh ta vẫn bước như đàn bà. Bây giờ anh ta phải làm cái đối lập: bất kì khi nào cảm giác này tới, anh ta cần cho nó việc diễn đạt đầy đủ.
Anh ta kịch liệt phản đối: ‘Cứ như nó vậy, tôi đã thấy phiền phức lắm rồi. Và đây là điều thầy gợi ý sao? Tôi sẽ bước đi như đàn bà mọi lúc!” Tôi cố an ủi anh ta và bằng cách khuyến khích, tôi đề nghị anh ta thử và bước như đàn bà ngay trước mắt tôi. Nhưng khi thử đi mà cố như đàn bà, anh ta đã không thể bước được.
Một qui tắc của tâm trí là, khi bạn cố rất vất vả để làm cái gì đó, cái gì đó đó mất đi cạnh sắc của nó. Đây là cách chúng ta làm mất đi cạnh sắc của hạnh phúc của chúng ta. Thay vì thế điều xảy ra là cạnh sắc của bất hạnh của chúng ta vẫn còn sắc như cạnh lưỡi dao cạo. Chúng ta chịu đựng nhiều khổ thế trong thế giới không phải bởi vì có nhiều khổ thế mà vì có lỗi lầm nền tảng trong cách sống của chúng ta. Chúng ta không muốn chạm vào bất hạnh cho nên cạnh sắc của nó vẫn còn là cạnh sắc của dao cạo; và chúng ta hăm hở chạm vào hạnh phúc tới mức chúng ta làm cùn nhụt cạnh sắc của nó trong quá trình này. Trong phân tích cuối cùng chúng ta chẳng thấy gì ngoài khổ khắp xung quanh và không có dấu hiệu nào của hạnh phúc ở bất kì đâu. Thế rồi chúng ta nói, “Hạnh phúc khó mà có được. Nó chỉ là mơ. Cuộc sống là luồng khổ dài dài.”
Luồng khổ và đau này toàn bộ là do việc làm riêng của chúng ta. Người giữ cảm giác về cạnh sắc của khổ và không lo nghĩ về hạnh phúc chút nào thì dần dần thấy rằng cạnh sắc của khổ trở nên cùn và toàn bộ cuộc sống trở thành nguồn vui. Bất kì cái gì bạn chạm tới đều bị phá huỷ; bất kì cái gì bạn ham muốn đều bị mất đi. Bạn không bao giờ đạt tới cái bạn đuổi theo. Cuộc sống không phải là phương trình toán học mà là điều bí ẩn thách thức giải pháp. Người coi nó là khoa học được tính toán lại thấy bản thân mình gặp khó khăn. Người coi sự sống như điều bí ẩn, điều huyền bí lại làm chủ mọi bí mật của nó và đạt tới sự tồn tại cao nhất.
Lão Tử nói: “Vàng ngọc đầy nhà, khó mà giữ lâu.”
Điều này là mâu thuẫn. Thực tại, một người có thể bảo vệ các kho báu của mình chỉ khi người đó nghèo, chỉ khi nó chỉ đủ để được canh gác bởi một người. Khi một người đòi hỏi sự giúp đỡ của người khác để canh gác cho của cải của mình, chỉ thế thì người đó có thể được gọi là giầu. Và khi nhu cầu này nảy sinh, sợ mất của cũng bắt đầu vì của cải trong tay của người khác không bao giờ được an toàn. Bởi chính lí do này, việc xảy ra duy nhất được chứng kiến trên toàn thế giới: người nghèo ngủ không có trông nom gì, dường như toàn thế giới thuộc về người đó; trong khi người giầu trải qua những đêm mất ngủ. Người ăn xin sống với sự uy nghi của hoàng đế trong khi cuộc sống của hoàng đế còn tệ hơn cuộc sống của người ăn xin. Ông ta phải giao phó cho người khác cái là của ông ta và do đó cả lo âu của ông ta.
Thành Cát Tư Hãn chết. Cái chết của ông ta là có ý nghĩa. Chính điều tự nhiên duy nhất cho người như ông ta là sợ chết. Ông ta đã giết hàng triệu người tới mức ông ta không thể vẫn còn sống động; nhưng ông ta càng giết nhiều, ông ta càng trở nên sợ hơn. Ông ta sợ rằng ai đó nhất định giết ông ta vì ông ta đã tạo ra nhiều kẻ thù. Các đêm ông ta đều bị mất ngủ vì chết có khả năng nhiều hơn trong bóng tối của đêm. Sợ của ông ta đưa ông ta tới nghi ngờ mọi lính gác, cho nên ông ta tạo ra lính gác khác để canh chừng các lính gác này và loạt các lính gác khác để canh chừng các lính gác này. Ông ta giữ bẩy tuyến lính gác cho lều của ông ta. Ông ta đã chắc rằng những lính gác này đứng canh chừng lẫn nhau đã không thể nào là bạn bè.
Mỗi lần, ông ta lại thêm một tuyến lính gác cho an ninh thêm.
Thành Cát Tư Hãn ngủ trưa và không bao giờ ngủ đêm, mặc cho những thận trọng kĩ lưỡng. Nhưng một đêm ông ta mệt tới mức ông ta rơi vào ngủ. Kiếm bao giờ cũng ở bên ông ta phòng trường hợp khẩn cấp. Chuyện xảy ra là một trong các con ngựa buộc bên ngoài lều của ông ta bị lỏng cương. Có huyên náo khắp xung quanh. Lính gác bắt đầu la hét và chạy. Thành Cát Tư Hãn giật mình thức dậy. Kiếm trong tay, ông ta chạy xô ra, chắc mẩm kẻ thù đã lợi dụng trời tối. Chân ông ta trượt và ông ta ngã ra, đập mặt xuống. Cọc buộc lều xuyên vào bụng ông ta. Cọc này, lều này đã là một phần của việc thu xếp an toàn cho ông ta. Không ai đã tới giết ông ta. Sợ riêng của ông ta đã giết ông ta – ông ta đã chạy ra để cứu bản thân mình.
Những việc xảy ra như vậy vẫn xảy ra trong suốt cuộc đời. Người xây nhà; thế rồi anh ta canh gác nhà. Anh ta ki cóp của cải; thế rồi anh ta phải làm các thu xếp để bảo vệ nó. Mạng này lan ngày càng rộng cho tới khi chung cuộc anh ta quên mất người mà vì người đó anh ta đã làm việc quần quật nhiều thế, nay biến thành người canh giữ đơn thuần.
Trong tiểu sử của Andrew Carnegie, nhà triệu phú Mĩ, có viết rằng hai ngày trước cái chết của ông ấy, ông ấy đã hỏi viên thư kí của mình nếu cả hai người trong họ mà được tái sinh lần nữa, anh ta có muốn là thư kí của ông ấy không hay anh ta muốn là Andrew Carnegie? (Vào lúc chết, ông ấy đáng giá mười tỉ ru pi.)
Thư kí của ông ấy đáp, “Tôi xin lỗi thưa ngài, nhưng tôi sẽ không bao giờ phạm phải sai lầm hỏi xin Thượng đế về của cải như vậy. Giá mà tôi đã không là thư kí của ông, có lẽ tôi chắc đã chết với ham muốn trở thành Andrew Carnegie trong kiếp tiếp; nhưng bây giờ thì không.” Andrew hỏi anh ta lí do tại sao. Anh ta nói, “Tôi đã chứng kiến cuộc sống mọi ngày của ông và đã đi tới kết luận rằng không ai có thể nghèo túng hơn ông. Ông không thể ngủ ngon, ông không thể nói hay đi một cách tự do, ông không có thời gian dành cho vợ và con ông. Ông tới văn phòng sớm. Ông ở đó trước 8.30 sáng. Ngay cả công nhân thấp nhất của ông cũng không tới trước 9 giờ sáng. Thư kí của ông tới lúc 10:30, người quản lí của ông tới lúc 12.00 còn giám đốc của ông tới lúc 1.00 chiều. Tôi thấy giám đốc của ông về lúc 3:00 giờ chiều, người quản lí của ông lúc 4:00 chiều, thư kí của ông về lúc 4:30 và công nhân thấp nhất của ông về lúc 5:00 chiều. Nhưng tôi không bao giờ thấy ông rời văn phòng trước 7:00 tối. Tất cả những người làm việc cho ông đều chăm nom tới mối quan tâm của ai đó khác vì mục đích kiếm sống của họ, trong khi Andrew Carnegie phải canh cho mối quan tâm riêng của ông ấy.”
Lão Tử nói, “Vàng ngọc đầy nhà, khó mà giữ lâu.” Và khi người chủ không thể bảo vệ được kho báu của mình, ông ta không còn là người chủ mà là nô lệ cho của cải của ông ta.
Chúng ta không bao giờ biết khi nào chúng ta trở thành nô lệ cho tài sản của chúng ta. Nỗ lực của chúng ta bao giờ cũng hướng tới quyền sở hữu lớn hơn. Chúng ta quên mất rằng chúng ta đã trở thành nô lệ cho cái chúng ta tìm kiếm việc làm chủ và sở hữu. Sự kiện là ở chỗ bất kì ai cố là người chủ của bất kì cái gì trên thế giới này đều sẽ trở thành nô lệ của nó. Người ta nói rằng sự sống là huyền lớn vì chỉ người không nhấn mạnh vào quyền sở hữu của mình với bất kì ai hay bất kì cái gì mới là người chủ theo nghĩa thực của từ này.
Đây không phải chỉ là hoàn cảnh với người. Nếu bạn cố sở hữu ngay cả các thứ vô tri vô giác, chúng sẽ sở hữu bạn! Khi bạn phải bỏ ngôi nhà của bạn, nhà không khóc vì việc chia li mà bạn khóc. Đồ vật cũng trở thành người chủ. Người sở hữu trở thành cái bị sở hữu. Chủ trở thành nô lệ của chính thứ anh ta sở hữu.
Từ “Con đường Đạo”, T.3, Ch.1 Nguy của thành công, đau của bản ngã, và cổng trời