No dạ, hư lòng, yếu chí mạnh xương

Hư lòng,

No dạ,

Yếu chí,

Mạnh xương.

 

Những bài nói của Lão Tử dường như lộn ngược – hay nó dường như là vậy với chúng ta. Lí do không phải là chúng là lộn ngược, lí do là ở chỗ chúng ta bị lộn ngược.

Một đệ tử của Lão Tử, Trang Tử đang trên giường chết. Bạn bè ông ấy những người đã tụ tập quanh ông ấy hỏi, “Ước nguyện cuối cùng của ông là gì Trang Tử?” Ông ấy đáp, “Ta chỉ có một ham muốn. Trong thế giới này ta đứng trên chân ta, trong thế giới tiếp, ta ước đứng trên đầu ta.” Các đệ tử của ông ấy bị phân vân. Họ bảo ông ấy họ không thể hiểu được điều ông ấy đã nói. “Thầy ước đứng lộn ngược trên cõi trời sao?” họ hỏi. “Điều các ông gọi là đứng đúng,” ông ấy nói, “ta đã khám phá ra là lộn ngược tới mức trong kiếp tiếp của ta, ta muốn thực nghiệm bằng việc đứng trên đầu. Có lẽ mọi sự thế thì sẽ là đúng.”

Lão Tử nói, “Người thức tỉnh, rót đầy bụng những người đang cai quản và thoả mãn cơn đói của họ nhưng làm trống rỗng tâm trí của họ.” Người thức tỉnh quan tâm nhìn thấy mọi nhu cầu thân thể của họ được thoả mãn nhưng thường xuyên làm việc hướng tới việc giữ cho tâm trí của họ thoát khỏi tham vọng. Điều chúng ta làm như một qui tắc là ở chỗ chúng ta hi sinh thân thể tới bất kì mức độ nào để thoả mãn cho tham vọng của tâm trí và làm hài lòng các ham muốn của nó. Chúng ta sẵn sàng mãi mãi để hi sinh thân thể ở ban thờ của ham muốn của tâm trí.

Toàn thể cuộc sống của chúng ta là câu chuyện dài của việc làm hỏng thân thể để thoả mãn cho ham muốn của tâm trí. Và bình thường điều này chúng ta gọi là khôn. Nhưng Lão Tử nói, “No dạ, hư lòng.”

Ông ấy ngụ ý gì bởi hư lòng, bởi tâm trí rỗng? Ông ấy ngụ ý gì bởi no dạ? Mọi người phải khoẻ và mạnh và được nuôi dưỡng tốt nhưng tâm trí của họ phải là trống và rỗng! Và tiêu chí của mạnh khoẻ tối cao là – thân được nuôi tốt và tâm trí rỗng.

Nhưng chúng ta mải mê chất đầy tâm trí hơn. Đây là nỗ lực cả đời của chúng ta – chất đầy tâm trí bằng ý nghĩ, ham muốn, tham vọng! Dần dần, thân vẫn còn nhỏ nhưng tâm trí cứ tăng lên. Thân chỉ lê lết theo sau tâm trí. Nhưng Lão Tử nói, “Hư lòng, – như thuyền rỗng.” Bây giờ chúng ta ngụ ý gì bởi thuyền? Chúng ta ngụ ý vỏ thuyền bên ngoài hay không gian trống rỗng bên trong vỏ thuyền? Thông thường, chúng ta nói tới vỏ thuyền là chiếc thuyền. Lão Tử nói bạn sai. Vỏ thuyền là vô dụng. Chính không gian bên trong mới hữu dụng – Không ai mua thuyền bị chất đầy!

Bạn ngụ ý gì khi bạn nói tới nhà: bốn bức tường hay không gian bên trong? Chúng ta, như một qui tắc nói nhà là nghĩ tới tường. Khi chúng ta nghĩ về xây nhà, chúng ta nghĩ về xây tường. Lão Tử nói, “Suy nghĩ của ông là rất ngược.” Nhà là không gian rỗng bên trong các bức tường, không người nào sống trong tường. Người bao giờ cũng sống trong không gian rỗng bên trong. Bây giờ nếu không gian rỗng này bị chất đầy, khó sống được ở đó. Thân chỉ là tường. Nó phải no và mạnh. Chính tâm trí bên trong là nhà và nó phải rỗng. Hồn của người, atman, ý thức của người đó, nằm trong cung điện này. Nếu tâm trí là rỗng, thế thì một mình atman có thể ở đó một cách thoải mái, vì thế thì sẽ có đủ chỗ cho nó ở. Nếu tâm trí đầy, điều đó hệt như bạn có nhà nhưng nó bị chất đầy các đồ đồng nát tới mức bạn phải ngủ ở bên ngoài, sống ở bên ngoài; vì không còn chỗ cho bất kì cái gì bên trong.

Tất cả chúng ta đều giống như người có nhà quá đầy, nhiều tới mức người đó không thể bước vào được. Thế thì người đó tất yếu phải ngủ ở hành lang. Tâm trí chúng ta là đầy tới mức không còn chỗ nào cho atman, kết quả là nó phải lang thang bên ngoài. Bất kì khi nào chúng ta đi vào bên trong, chúng ta sẽ chỉ thấy tâm trí và không thấy atman. Bạn sẽ bắt gặp ý nghĩ nào đó, ham muốn nào đó, hoàn cảnh nào đó, vì đó là điều tâm trí chứa đầy chúng. Đi vào trong nhà và không có gì ngoài đồ đạc – vắng chủ.

Lão Tử nói, “Những người biết đều nói rằng thân phải mạnh và được nuôi dưỡng tốt nhưng tâm trí phải rỗng.” Tâm trí phải dường như nó không tồn tại. Và tâm trí rỗng, theo Lão Tử, là vô trí – dường như nó không có. Nghệ thuật tối cao của sự tồn tại, tự mở bản thân nó ra từ tâm trí rỗng như vậy và cái nhìn tối cao về sự sống bắt đầu xuất hiện từ đó.

Yếu chí, mạnh xương.‘ Chúng ta bao giờ cũng nỗ lực tăng cường sức mạnh ý chí. Chúng ta bao giờ cũng nói, “Anh không có sức mạnh ý chí à? Nếu vậy, anh là con sâu không xương sống!” Nhưng Lão Tử nói, “Hiền nhân làm yếu chí.” Điều này là rất kì lạ! Chúng ta bao giờ cũng hô hào con cái chúng ta phát triển sức mạnh ý chí.

Người khôn ngày nay cảm thấy rằng sức mạnh ý chí của con người vẫn phải phát triển thêm nữa. Nietzsche đã viết trong một cuốn sách khác thường, ‘Ý chí về sức mạnh.’ Ông ấy nói chỉ có một mục đích trong cuộc sống của con người – ý chí về sức mạnh. Một người càng có nhiều sức mạnh ý chí, người đó càng được cho là vĩ đại. Carlysle Emerson và mọi nhà tư tưởng của phương Tây đã nhấn mạnh nhiều vào sức mạnh ý chí mạnh mẽ. Sức mạnh ý chí của bạn sẽ là bức tường đá không thể thay đổi được. Để thế giới chao đảo, bạn phải không chao đảo. Bạn có thể sụp đổ, bạn có thể chết nhưng không bao giờ cúi mình!

Nhưng đây là Lão Tử, người nói, “Để xương mạnh nhưng tiêu huỷ sức mạnh ý chí – quét sạch nó đi dường như nó không bao giờ tồn tại!” Tại sao? Vì con người phải chọn chỉ từ hai điều – sức mạnh ý chí hay buông xuôi. Người làm mạnh thêm cho quyết tâm của mình, làm mạnh thêm cho bản ngã của người đó. Người buông xuôi, bản ngã của người đó tan biến và trở nên tắt ngấm. Người bước theo con đường quyết tâm, đạt tới cái ngã riêng của người đó. Người bước theo con đường của buông xuôi, đạt tới cái ngã vũ trụ (Thượng đế). Nếu bạn muốn đạt tới Thượng đế, bạn phải rời bỏ ngay cả cái ngã của bạn. Để làm mạnh cho cái ‘tôi’, bạn sẽ phải giữ cái ngã riêng của bạn rất vất vả. Thế thì cho dù xương bạn vỡ hay bản thân bạn chết, quyết tâm của bạn sẽ phải không bao giờ tan vỡ. Đây là trạng thái mọi sự việc của chúng ta và chúng ta gọi nó là việc thu xếp rất thẳng thắn và logic; vì chúng ta nói, “Anh là người yếu làm sao? Anh không thể tranh đấu, anh không có sức mạnh sao?”

Và đây là Lão Tử người nói bạn phải không có sức mạnh này! Không phải là bạn sụp xuống hay bạn cúi xuống. Lão Tử nói, “Ông phải là tới mức ông thậm chí không biết khi nào ông cúi xuống.” Ngay cả không khí cũng phải cảm thấy rằng bạn đã không chống lại. Bạn cúi mình trước cơn gió thổi tới, hệt như cỏ thấp cúi rạp. Cây cao đứng vững trong gió và không uốn cong. Nó chống lại cơn bão. Và điều vui là, cỏ dại nhỏ vượt qua cơn bão trong khi cây lớn thua trong trận chiến.

Lão Tử nói nếu bạn tranh đấu, bạn thua vì bạn không biết bạn đang tranh đấu với ai. Riêng một người khi người đó tranh đấu, người đó tranh đấu chống lại sức mạnh vô hạn. Khi chúng ta tranh đấu, chúng ta tranh đấu với cái vô hạn nằm khắp quanh chúng ta. Lão Tử nói, “Không tranh đấu.” Không để vấn đề chống lại nảy sinh. Không coi bản thân bạn là tách rời tới mức bạn tin bạn sẽ phải tranh đấu. Bạn hạ bản thân bạn xuống thấp. Bạn trở thành một với cơn bão, hợp tác với nó. Thế thì cơn bão sẽ không có hiểu biết về cách nó đã đi qua bạn.

Và khi cơn bão đi qua rồi bạn sẽ thấy rằng nó đã không chạm tới bạn chút nào! Sức mạnh của bạn không kém đi chút nào vì bạn không bao giờ chống lại. Và không có vấn đề về thất bại vì bão thuộc về Ngài, người mà bạn cũng thuộc vào.

Bão đã đi tới tranh đấu, bạn cảm thấy nó đã tới để tranh đấu. Thực ra, nó đã không tranh đấu. Nó đã là vậy nhưng vì sức mạnh ý chí của bạn mà bạn cảm thấy bão xông tới. Bạn sẵn sàng tranh đấu do đó bạn coi nó là kẻ thù; bằng không thì không cần bất kì việc coi nào. Cố hiểu điều này:

Kẻ thù có thực sự là kẻ thù không? Hay bản thân chúng ta coi một người là kẻ thù. Và tại sao chúng ta coi vậy? Vì chúng ta sẵn sàng tranh đấu. Nếu tôi không ước ao tranh đấu, một điều là chắc chắn – tôi sẽ không gọi bất kì ai là kẻ thù của tôi. Nếu tôi ước ao tranh đấu, tôi sẽ tạo ra kẻ thù của tôi. Mọi sự thù địch được sinh ra từ sức mạnh ý chí. Mọi tranh giành được sinh ra từ sức mạnh ý chí.

Lão Tử nói, “Ông hiện hữu như ông không hiện hữu.” Như không khí lướt qua kiếm hay kiếm lướt qua không khí. Không khí không bị kiếm chém ở bất kì chỗ nào vì nó không chống lại kiếm. Kiếm chém xuống nước, nó không chém vào đâu cả. Khi kiếm chém, nước lại tham gia cùng. Nước không chống lại. Bạn nữa cũng không chống lại đi. Lão Tử nói, “Giống nước, giống khí.” Để cho lực cắt cách xa ra, mất đi. Nếu bạn không chống lại nó, bạn sẽ thấy rằng nó bị mất đi ngay, bạn lại là một. Bạn đã không yếu đi nhưng ngược lại nếu bạn tranh đấu, bạn nhất định yếu đi.

Chúng ta cho sức mạnh ý chí là rất quan trọng, mô tả của Lão Tử về nó, chính là điều đối lập. Chúng ta nhất định kính trọng sức mạnh ý chí làm khuôn khổ cho sự tồn tại của chúng ta là thiên hướng trong bản ngã và đứng trên tham vọng. Chúng ta phải chạy xô tới đâu đó, đi tới chỗ nào đó đạt tới cái gì đó – của cải, danh vọng, địa vị, cấp bậc. Chúng ta phải giằng lấy cái gì đó từ ai đó và ngăn cản ai đó khỏi giằng lấy cái gì đó từ chúng ta. Cả đời chúng ta là cuộc tranh giành. Chính cách nhìn vào mọi thứ của chúng ta là từ quan điểm của tranh giành và không từ  quan điểm nhường nhịn. Nếu chúng ta chịu thua, nếu chúng ta cúi mình trước ai đó, đó là chuyện đáng xấu hổ và ghê tởm.

Lão Tử nói, “Cách nhìn này vào sự sống dẫn tới ốm và bệnh. Ông hiện hữu dường như ông không hiện hữu đi.” Trong việc hiện hữu này dường như bạn không hiện hữu, sức mạnh ý chí sẽ không hiện hữu.

Toàn thể nghệ thuật của võ judo hay nhu đạo ở Nhật Bản dựa trên lời kinh này của Lão Tử. Hiểu điều này sẽ là hữu dụng vì thế thì điều Lão Tử nói sẽ trở nên rõ ràng. Bây giờ nếu tôi đấm bạn một cú, phản ứng tự nhiên là ở chỗ bạn sẽ chống lại điều đó. Bạn có thể chống lại theo hai cách: hoặc bạn sẽ cản trở việc công kích của tôi hoặc bạn sẽ đánh tôi để đáp trả. Nếu bạn không thể làm được điều nào, vậy thân thể bạn sẽ chống lại. Các cơ trở nên căng và chúng sẽ ngăn cản tác động khỏi xuyên vào trong bạn. Thân thể bạn sẽ trở nên căng cứng; nó sẽ trở thành giống như bức tường và cố ngăn cản cú đấm đi vào.

Nghệ thuật nhu đạo đích xác là đối lập với điều này; không có nghệ thuật đấu tranh nào lớn hơn nhu đạo. Một người cho dù biết chút ít về nghệ thuật này, có thể đánh bại nhà vô địch không mất thời gian gì; và điều này người đó có thể thực hiện đơn thuần bởi không đánh. Nghệ thuật của nhu đạo nói, “Bất kì khi nào bất kì ai đấm bạn, bạn nhận tất cả điều đó vào. Bạn hợp tác với nó. Không tranh đấu với nó.” Lúc đó bạn trở thành dường như bạn là chiếc gối. Hiểu khác biệt giữa chống cú đấm và nhận cú đấm. Bạn đã nhận cú đấm. “Hợp tác với nó và nhận nó. Không tranh đấu với nó ở bất kì mức nào.” Thế thì, nhu đạo nói, “Tay của kẻ xông tới gãy!” Vì kẻ thù đặt mọi sức mạnh và sức mạnh ý chí của anh ta vào cú đấm nhưng bạn cho anh ta tự do đầy đủ. Thế thì trạng thái của anh ta sẽ giống như, chẳng hạn, bạn và tôi đang co kéo dây. Thế rồi đột nhiên tôi bỏ đầu dây của tôi. Cái gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ ngã!

Nghệ thuật của nhu đạo nói, ‘Không đánh lại.’ Khi bất kì người nào đánh bạn, bạn hợp tác với anh ta, không làm anh ta thành kẻ thù của bạn. Bạn đối xử với anh ta như một phần của thân thể riêng của bạn. Thế thì kẻ gây sự bị mệt ngay. Anh ta sẽ bị giằng xé vì anh ta đã mất năng lượng với từng cú đấm anh ta đã làm. Kẻ thù của bạn không bị động tới. Không chỉ điều này, mà tương ứng với khoa học nhu đạo, năng lượng phát ra từ kẻ thù của bạn sẽ đi vào trong bạn và bạn sẽ cảm thấy mạnh hơn.

Người từng trải trong nhu đạo có thể đánh bại bất kì loại người nào trong vòng năm phút. Kẻ thù không bị đánh bại, kẻ thù làm cho bản thân anh ta bị thất bại.

 

Có một câu chuyện rất nổi tiếng về nhu đạo: Có một kiếm thủ nổi tiếng. Không ai ngang bằng anh ta trong khắp Nhật Bản. Một đêm, anh ta về nhà vào lúc 2 giờ sáng. Khi anh ta vào phòng, anh ta thấy một con chuột chui ra từ hang, và ngồi chễm trệ trên giường. Anh ta rất tức giận. Anh ta cố làm cho con chuột hoảng sợ bỏ đi nhưng con chuột này không cử động. Kiếm thủ đâm ra phân vân. Anh ta có thể làm hoảng sợ ngay cả người khoẻ mạnh nhất và con chuột này sao? Anh ta bây giờ rất tức giận. Anh ta rút kiếm đồ chơi ra, kiếm mà con gái anh ta thường chơi và đánh mạnh vào con chuột. Con chuột nhích ra một li. Nhưng anh ta đã đánh cú đánh trong tức giận tới mức chiếc kiếm rơi xuống và vỡ thành nhiều mảnh. Con chuột ngồi im tại chỗ. Bây giờ anh ta bị rối trí và bản thân anh ta hơi hoảng. Con chuột này dường như không là chuột thường. Anh ta chưa bao giờ đánh trượt cú nào – anh ta không thể hình dung được làm sao anh ta đã đánh trượt?

Anh ta đi và lấy kiếm riêng của mình ra. Bây giờ nếu một người mang kiếm thực để giết chuột, thất bại của anh ta là chắc chắn. Một chiến binh mang kiếm đi giết một con chuột! Anh ta bây giờ đâm ra sợ con chuột này. Nó dường như là loài gậm nhấm bất thường! Tay anh ta bắt đầu run. Bây giờ anh ta sợ nếu kiếm thực bị gẫy thì sẽ không có cách nào uốn nắn lại sự sỉ nhục và điều ô nhục. Cho nên anh ta chém rất thận trọng. Sự kiện nổi tiếng là một cú đánh được thực hiện thận trọng bao giờ cũng trượt mục tiêu. Chính sự kiện rằng bạn thận trọng, chỉ ra rằng có sợ bên trong. Nếu không có sợ bên trong, người ta không bao giờ thận trọng. Anh ta hành động và công việc được hoàn thành. Anh ta đã sử dụng kiếm nhiều lần trong đời mình nhưng hôm nay khi anh ta mang nó ra chém chuột, tay anh ta run run. Chiếc kiếm rơi khỏi tay anh ta và vỡ tan thành nhiều mảnh. Con chuột chỉ nhích ra chút ít. Anh ta đâm ra lúng túng – anh ta mất trí khôn.

Câu chuyện tiếp tục, rằng anh ta thông báo cho cả thị trấn biết là nếu bất kì ai có mèo tinh ranh, người đó nên mang nó tới cho anh ta. Hôm sau người giầu nhất thị trấn mang mèo của mình tới. Con này là một chuyên gia bắt chuột. Nhưng kiếm thủ này hoảng sợ và ông chủ mèo cũng sợ khi ông ta nghe đầy đủ câu chuyện. Nếu kiếm thủ vĩ đại nhất làm vỡ kiếm của mình với con chuột này, và nó đã không bị khuấy động, con mèo này có cơ hội nào? Con mèo cũng đánh hơi được điều đó. Nó cũng bị kinh hoàng. Cả đêm nó nằm thức để nghĩ mưu giết con chuột này. Mọi lúc nó đều tự hỏi tại sao cần bầy mưu kế làm gì. Mọi chuột đều chạy đi khi thấy nó! Nhưng thế rồi nó tự nhủ mình, “Con chuột này là bất thường. Mình cũng cần được chuẩn bị.” Sáng hôm sau nó tới và đứng ở lối vào phòng. Nó nhìn vào và thấy con chuột. Nó run từ ngay cái nhìn này – ở kia con chuột vẫn tĩnh lặng và im lặng và kiếm của kiếm thủ nằm đó trong nhiều mảnh vỡ! Bây giờ với sự kinh hoàng, thay vì nó xông vào, thì chuột lại xông ra. Mèo không bao giờ có thể dự đoán được nước đi như vậy – và điều đó nữa lại từ con chuột! Mèo nhanh chóng chuồn mất!

Bây giờ kiếm thủ này thực sự kinh hoàng. Anh ta gửi yêu cầu tới nhà vua để xin nhà vua gửi con mèo cung điện tới. Bây giờ con mèo này là con mèo giỏi nhất trong thành phố. Trước khi rời khỏi cung điện nó bảo nhà vua, “Ngài không xấu hổ khi cử tôi đi giết con chuột thường sao? Tôi không phải là mèo thường!” Sự kiện là, nó nữa cũng đã nghe nói rằng con chuột này không phải là chuột thường cho nên để khuyên can nhà vua khỏi phái nó đi, nó giở thủ đoạn này. Nhà vua nói, “Nó không phải là chuột thường và chính ta cũng sợ liệu ngươi có quay về còn sống không.” Con mèo này được đem tới nhà của kiếm thủ. Nó vồ lấy con chuột với mọi sức mạnh của nó; nhưng nó vồ hụt con chuột và đập đầu vào tường. Nó quay về cung điện với máu be bét trên đầu. Con chuột vẫn ngồi nơi nó ngồi.

Bây giờ trong thị trấn đó có một ông fakir. Ông ấy có một con mèo, là thầy của mọi mèo. Con mèo cung điện khuyên rằng nên dùng dịch vụ của con mèo thầy này. Có lẽ nó sẽ có cách giải quyết con chuột này. Mèo thầy được triệu tới. Mọi mèo trong thị trấn tụ tập lại để xem điều gì sẽ xảy ra. Đó sẽ là trò chơi quyết định. Nếu con mèo này thua, mọi mèo sẽ thua chuột mãi mãi.

Bây giờ con chuột vẫn ở chỗ nó ở. Mèo của ông fakir vào phòng. Mọi mèo khác bắt đầu khuyên nó điều nó phải làm. Mèo của ông fakir nói to với chúng và nói, “Các ông toàn là đồ ngu – bầy mưu giết chuột! Chính sự kiện các ông bầy mưu chỉ ra rằng các ông sợ. Sau rốt, nó đơn thuần là chuột – ta sẽ bắt nó! Không cần bất kì phương pháp nào. Là mèo là chính nghệ thuật bắt chuột.” Kiếm thủ cũng cảnh báo nó rằng đấy không phải là chuột thường. Anh ta nói nếu nó thất bại, anh ta sẽ phải bỏ nhà này mãi mãi. Con mèo nói, “Con chuột này có là gì đâu? Xin ông cứ bình tâm!”

Con mèo đi vào, bắt con chuột và mang nó ra!

Mọi mèo tụ tập quanh nó để biết nó đã làm điều đó thế nào? Con mèo đáp, “Sự kiện là ta là mèo, thế là đủ. Ta là mèo và nó là chuột và chuột bao giờ cũng hợp tác với mèo vì mèo bao giờ cũng bắt chúng. Đây là bản tính của chúng ta – ta là mèo và nó là chuột. Ta sẽ bắt và nó sẽ bị bắt. Các ông bầy mưu và do đó các ông thua vì các ông đã mang trí tuệ vào giữa.”

Từ hàng trăm năm nay các fakir thiền đã từng kể câu chuyện này. Con mèo này thuộc về ông fakir nghèo. Nó thậm chí không mạnh và khoẻ như con mèo cung điện nhưng nó có nhận biết về bản tính của nó và bản tính của chuột. Không cái gì không thích hợp đã xảy ra.

Những người dạy nhu đạo nói, rằng tự nhiên có qui tắc và cách bố trí của riêng nó. Nếu một cú đánh được hướng tới bạn và bạn chống lại nó, thế thì cả hai năng lượng đánh nhau và các năng lượng này bị phá huỷ. Nếu bạn không chống lại, thế thì năng lượng chảy đi chỉ từ người này và người kia trở thành chỗ hổng; và trong người đó năng lượng từ người kia bị hấp thu. Kẻ hung hăng bị kiệt sức. Người đó đã trù tính việc công kích của mình. Bạn không trù tính và bạn cũng tham gia vào trong việc công kích này. Nếu trống rỗng như vậy được tạo ra bên trong mà không có việc chống lại bất kì cuộc công kích nào vì không có sức mạnh ý chí bên trong để chống lại, thế thì trống rỗng này hiển lộ ra năng lượng mà không có cái tương đương trong thế giới này.

Lão Tử nói “Hư tâm.” Điều này ngụ ý là không quyết tâm, là rỗng bên trong. Không cố là cái gì đó. Con mèo kia nói với bạn của nó, “Các ông là mèo và các ông đang cố là mèo sao? Các ông có phải làm việc quần quật để là mèo không? Các ông là mèo – thế là đủ. Mọi nỗ lực của các ông đều đẩy các ông vào phiền phức.”

Thầy nhu đạo dạy cho võ sinh của mình không công kích nhưng đợi đòn công kích. Và khi đòn công kích tới, chỉ nhớ một điều thôi – hấp thu đòn công kích! Nếu ai đó lăng mạ bạn và bạn nhận lăng mạ của người đó, kẻ gây gổ trở nên yếu. Thử điều này đi nếu bạn có thể! Người uống lời lăng mạ – không kìm nén nó – dường như nó là món quà yêu thương; người hấp thu nó vào bên trong toàn thể con người mình, trở thành vũng nước. Và vũng nước này được chất đầy bằng năng lượng chảy ra từ người đang lăng mạ, và người này trở nên mạnh hơn nhiều.

Cũng vậy, khi người lăng mạ thấy rằng không lời lăng mạ nào đi ra từ người kia, anh ta trở nên rất bực bội. Nếu như bạn đáp lại lăng mạ của anh ta bằng lời lăng mạ, anh ta sẽ không bực bội vì đó là điều anh ta đã mong đợi việc trả đũa. Thế thì anh ta kéo dài thêm việc lăng mạ với sự mạnh mẽ bổ sung thêm để kích động bạn.

Nhưng nếu bạn là từng trải trong nghệ thuật nhận vào, bạn sẽ giữ việc nhận vào sự lăng mạ của anh ta và làm yếu anh ta cho tới khi chung cuộc anh ta làm bản thân anh ta thất bại.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.10 Bí mật của no dạ hư lòng – Đạo

Để lại một bình luận