Tự nhiên tính

Nếu ai đó mù tất cả chúng ta đều thông cảm với người đó. Chúng ta cảm thấy đó không phải là lỗi của người đó nhưng nếu ai đó ngu ngơ, chúng ta không thông cảm với người đó. Ngược lại, chúng ta gọi người đó là người ngu! Chúng ta không bao giờ chờ đợi và suy nghĩ người đó có lỗi thế nào nếu người đó ngu ngơ? Người đáng thương này bị chỉ trích và bị coi khinh. Ở mọi nơi người đó sẽ bị đối xử tệ và bị đẩy ra sau. Không ai đã bao giờ tốt với người đó. Tại sao? Vì chúng ta đã làm cho trí tuệ trở thành lời kinh của chúng ta về tham vọng. Không có trí tuệ chúng ta không tiến lên trong tham vọng. Do đó việc đo trí tuệ, chỉ số I.Q. đã trở thành rất quan trọng.

Nhưng cái gì ở đằng sau mọi điều này? Một người được sinh ra là một Einstein, phẩm chất của Einstein trong đó là gì? Người đó đã không mang tới thiên tài của mình. Một người được sinh ra là kẻ ngốc – lỗi của người đó trong điều đó là gì?

Lão Tử nói, “Tự nhiên làm người này theo cách này và người khác theo cách khác. Chính bởi vì chúng ta không chấp nhận tự nhiên và qui cho người này là đủ phẩm chất và người kia là kém phẩm chất nên chúng ta làm sinh ra mọi tranh giành và ganh đua.” Điều này có nghĩa là chúng ta không có khả năng thấy cái gì là tự nhiên, cái gì là phẩm chất đặc trưng của một người. Chúng ta chồng chất các mong đợi của chúng ta lên tự nhiên và nghĩ theo đó.

Lão Tử tin vào ‘tự nhiên tính’. Ông ấy tin vào các đặc trưng tự nhiên. Đạo ngụ ý khuynh hướng tự nhiên. “Ta là như vậy”, ông ấy nói, “không chỉ cái này mà còn cả cái kia cũng như vậy.” “Thế thì điều này sẽ ngụ ý, chúng ta phải chấp nhận kẻ cắp là kẻ cắp, kẻ lừa là kẻ lừa vì tự nhiên đã làm họ là như vậy sao?” Chúng ta có thể cãi, “Nếu tự nhiên đã làm họ là vậy, cái gì có thể được làm? Chúng ta phải chấp nhận lừa dối và để nó làm việc theo cách của nó trong sự sống sao?”

Đây là tranh đấu giữa Lão Tử và những người đạo đức. Người đạo đức chắc chắn sẽ nói rằng kinh này là nguy hiểm. Giả sử chúng ta thậm chí đi xa tới mức chấp nhận rằng một người là ngốc, một người là thiên tài và tự nhiên đã làm ra họ như vậy; nhưng nếu một người là kẻ lừa gạt, nếu người đó là kẻ cắp, kẻ giết người, chúng ta định làm gì? Chúng ta có nên chấp nhận họ như được tự nhiên tạo ra không? Nếu bạn hỏi Lão Tử, ông ấy sẽ nói, “Khi ông đã không chấp nhận họ vì điều họ đang là vậy, ông sẽ cải tạo được bao nhiêu kẻ sát nhân? Ông đã cải tạo được bao nhiêu kẻ lừa gạt thành người lương thiện? Ông đã trừng phạt kẻ bất lương bằng việc quất roi người đó, cho người đó vào tù và thậm chí hành hình người đó. Ông đã có khả năng cải tạo mọi người theo cách này sao?”

“Sự thực là,” Lão Tử nói, “Khi ông trừng phạt một người, ông làm cho người đó mạnh hơn trong thiếu sót của người đó.” Bạn không bao giờ giũ sạch được lỗi của người đó, bạn chỉ làm cho người đó thêm năng lực. Người vào tù một lần, dần dần trở thành người vào tù nhiều lần, vì ở đó người đó có được bạn tù người đó muốn có. Người đó tìm thấy đủ giáo dục về nghề của mình. Người đó bắt gặp các thầy tội phạm và những người khác có kinh nghiệm lớn hơn mình. Cho nên việc hiểu về nghệ thuật của người đó cải tiến. Cũng vậy, nếu một người bị qui là tội phạm, bạn đóng dấu lên người đó. Thế thì cũng không có cách nào cải tiến cách thức của người đó. Cho dù người đó ngụ ý là lương thiện, không ai sẽ chấp nhận người đó. Lão Tử nói, “Ông không thể làm ra thánh nhân từ tội nhân.”

Ở Anh, quãng 150 năm trước, kẻ cắp bị trừng phạt bằng việc bị quất roi ở bãi chợ. Đám đông lớn sẽ tụ tập để chứng kiến việc quất roi. Điều này được thực hiện với ý định làm nản lòng những người khác để không dám ăn cắp. Người ta sớm phát hiện ra rằng khi đám đông đang tham gia xem cảnh này, nhiều túi đã bị móc!

Điều này đã được thảo luận ở nghị viện Anh. Khi một hình phạt được đưa ra để ngăn mọi người khỏi ăn cắp, tại chính lúc đó các túi lại bị móc! Mặc cho mọi việc trừng phạt, chúng ta đã không có khả năng thay đổi ít nhất trong con người. Anh ta cứ tồi tệ hơn mọi ngày. Theo Lão Tử: khi luật tăng lên, những kẻ lách luật cũng tăng lên. Mọi luật mới đều trở thành kinh để tạo ra những kẻ tội phạm mới. Mọi bản án đều tạo ra tội mới. Lão Tử nói, “Ông có thể luôn nói ‘Cái gì sẽ xảy ra cho người nếu người đó không thay đổi!’ Sự kiện vẫn còn lại là ông đã không thay đổi được một người.” Nhiều toà án và nhà tù và nhiều sách luật đã thất bại thảm hại. Nhưng dường như tính tư lợi của một số người bị ẩn kín đằng sau điều này.

Tôi đã nghe nói rằng một kẻ cắp bị kết án tới lần thứ ba. Đây là lần cuối cùng, vì anh ta đã bị xử tử hình. Sau khi đọc hết lời tuyên án, quan toà hỏi anh ta, “Anh đã lấy việc sinh vào thế giới này và anh đã đóng góp gì cho nó?” “Ông không biết sao?” Kẻ cắp đáp, “Vì tôi mà bao nhiêu quan toà và luật sư và thám tử và cảnh sát đã kiếm sống được? Họ chắc đã mất việc nhưng may là có tôi. Ông nữa chắc đã đi xin trên phố nếu mà đã không có tôi!”

Đây không đơn thuần là chuyện đùa. Đây là sự thực – sự thực sâu sắc. Nếu không có kẻ cắp trên thế gian này, làm sao quan toà sẽ hiện hữu được? Mọi việc tiến hành thu xếp tinh vi nhiều địa vị và chức vụ thế về nó, phụ thuộc hoàn toàn vào những kẻ cắp, kẻ lừa đảo và người của thế giới ngầm. Nếu chúng ta nhìn sâu vào những người này, chúng ta sẽ thấy rằng mọi giai cấp của những người làm luật này chắc sẽ không hài lòng khi biết Lão Tử. Họ sẽ tranh cãi, “Thế thì điều đó ngụ ý chấp nhận kẻ cắp là kẻ cắp. Không làm gì về điều đó. Thế thì cái gì sẽ xảy ra cho người làm luật?” Và điều thú vị nhất là các nhà tâm lí đã khám phá ở chỗ chỉ những người đó mới trở thành người làm luật, người sẽ là người đầu tiên phá mọi luật nếu như những người này bị loại bỏ. Thực ra, duy nhất kẻ cắp nhận vui thú trong việc đánh kẻ cắp.

Nasruddin đã làm việc trong một cửa hàng nhưng anh ta đã không cư xử tốt với khách hàng. Thế là anh ta bị đuổi ra. Người chủ của cửa hành bảo anh ta, “Anh bị đuổi ra vì hành vi của anh với khách hàng là xấu. Nhớ, luật có nói, ‘khách hàng bao giờ cũng đúng’. Cho nên không có chỗ cho anh ở đây nếu anh bao giờ cũng cố chứng minh bản thân anh là đúng và khách hàng là sai.” Mười lăm ngày sau, ông chủ cửa hàng thấy Nasruddin đang đứng ở ngã tư đường là cảnh sát viên. Ông ấy hỏi anh ta, “Nasruddin anh đã trở thành cảnh sát rồi sao?” “Vâng” Nasruddin nói. “Đây là việc duy nhất tôi tìm thấy nơi khách hàng bao giờ cũng sai.”

Phát biểu của Lão Tử là khó hiểu và khó tuân theo. Không chỉ bộ máy quan toà mà cả sadhu cũng thấy nó không thoả đáng vì sadhu coi lòng mộ đạo của ông ấy là phẩm chất được vun trồng và không phải là một phần của bản tính của ông ấy. Ông ấy nói, “Với việc hành xác sám hối và sadhana lớn lao và với tu luyện gian nan, tôi đã đạt tới lòng mộ đạo. Ông không phải là sadhu vì ông đã không làm gì.” Nhưng lòng mộ đạo và thiện lành của Lão Tử là tối cao. Ông ấy nói, “Nếu ta là người thiện, nó không phải là thành tựu về phần ta, ta không xứng với công lao vì nó. Nếu ông không phải là người thiện ông không xứng đáng khinh miệt. Việc là thiện của ta là bản tính của ta, việc không là thiện của ông là bản tính của ông.” Chúng ta có thể làm cái gì nơi có vấn đề về bản tính? Cho nên không ai là cao và không ai là thấp.

Tuy nhiên nỗ lực của sadhu của chúng ta là được ở trên đỉnh. Nếu ông ấy không ở trên chúng ta, mọi nỗ lực của ông ấy là vô tích sự. Nếu chúng ta thôi tôn kính sadhus và không cho họ sự tự hào về địa vị ấy, 99 trong số 100 sadhu sẽ lập tức biến mất; vì kính trọng và tôn kính là chỗ dựa chính duy nhất của họ. Lòng mộ đạo của họ là chất nuôi dưỡng cho tham vọng của họ, bản ngã của họ và tự hào của họ. Là một sadhu là rất làm thoả mãn và khi xã hội đặc biệt có tính tội lỗi, tính thánh thiện đóng vai số bị chia lớn, vì thế thì bản ngã của bạn, tham vọng của bạn và lòng tự hào của bạn nhận được nuôi dưỡng tốt nhất.

Sadhu không bao giờ chấp nhận Lão Tử. Do đó, lời của Lão Tử đã chứng tỏ là rất cách mạng cho Trung Quốc. Thậm chí bây giờ sau 2500 năm, chúng vẫn có tính cách mạng và thế rồi 2500 năm nữa cũng vậy, chúng sẽ vẫn có tính cách mạng. Không có cách mạng nào lớn hơn triết lí của Lão Tử. Lão Tử nói, “Ta giống như lá đắng của cây sầu đông. Không phải là lỗi của cây sầu đông mà lá của nó đắng! Cây xoài mang quả ngọt, vĩ đại nào của cây xoài ở trong điều đó? Tại sao cây sầu đông bị coi là thấp và cây xoài được coi là cao? Cho dù một người là hữu dụng với ông hơn người khác, đó không phải là tiêu chí để phán xét.”

Chúng ta phải hiểu cái đối lập của bộ máy tư pháp, chính khách và người đạo đức. Luận cứ của họ là ở chỗ xã hội sẽ suy thoái xuống thấp hơn nhưng họ không nhận ra rằng xã hội đã suy thoái thấp rồi và không thể nào xuống thấp hơn. Xã hội bị thoái hoá – sẽ không chỉ như vậy.

Tuy nhiên Lão Tử nói, “Chính ông đã làm cho xã hội bị suy thoái. Ông sỉ vả kẻ cắp và tiêu diệt khả năng thay đổi của người đó.” Bạn đóng mọi cánh cửa của cải tạo. Thực ra, bất kì khi nào bạn ca ngợi hay kết án, bạn tạo ra biên giới. Thế thì khi chúng ta tạo ra các biên giới này của ca ngợi và kết án, chúng ta ép buộc người làm ác vẫn còn là người làm ác và ràng buộc người thiện phát triển đạo đức giả để duy trì vẻ ngoài của tính thiện liên tục. Chúng ta không để lại chỗ nào cho người đó là ác vì không người nào là thiện tới mức không còn dấu vết của ác trong người đó và không người nào xấu tới mức không có thiện trong người đó.

Chúng ta có xu hướng chia đôi mọi thứ. Chúng ta nói, “Người này là thiện, không có ác trong người này, và không người nào là xấu tới mức không có thiện trong người đó.”

Chúng ta có khuynh hướng chia đôi mọi thứ. Chúng ta nói, “Người này là thiện, không có ác trong người này.” Thế rồi khi phần nào đó của ác bắt đầu biểu lộ bản thân nó trong cuộc sống của người đó, người đó sẽ phải thực hành lừa dối nào đó. Người đó sẽ cố che giấu và kìm nén cái ở bên trong người đó và bắt đầu trưng ra cái không có bên trong người đó. Nỗ lực này của chúng ta để ca ngợi tính thiện, biến thiện thành đạo đức giả. Đó là lí do tại sao 99% trong cái gọi là người thiện của chúng ta đều đơn thuần là kẻ đạo đức giả. Một khi chúng ta dán nhãn thiện cho một người, trong toàn bộ của sống của mình, người đó sẽ tranh đấu để gìn giữ nó.

Theo cùng cách thức, khi chúng ta gọi một người là xấu, chúng ta đóng mọi cánh cửa của việc cải thiện cho người đó. Kết án thường xuyên giết chết mọi mong đợi có thể của người đó để cải thiện. Người đó cảm thấy bản thân mình không có năng lực lấy bất kì bước tiến nào theo hướng đó. Người đó nhìn bản thân mình như một người mang định mệnh đoạ địa ngục. Thế rồi dần dần ý nghĩ này được làm mạnh thêm bên trong người đó. “Thế thì tại sao mình phải không là chuyên gia trong tính xấu của mình?” Thế rồi điều này trở thành cuộc phiêu lưu trong đời người đó.

Lão Tử nói, “Không gọi người xấu, người ác, cũng không gọi người thiện, người tốt. Không đặt nhãn. Chỉ biết điều này, rằng từng người sống tương ứng với bản tính của người đó.” Nghĩa của điều này là gì?

Điều này nghĩa là phải không có phân loại, không có cấp bậc trong xã hội. Phải không có cao và không có thấp. Điều này có ngụ ý phải là chủ nghĩa cộng sản không? Điều này cần được hiểu một chút. Kiểu xã hội mà Lão Tử nói tới, nếu nó được chấp nhận theo cách đó, thế thì mọi người sẽ là khác thường và từng người sẽ là tương ứng với bản tính của người đó. Do đó, sẽ không có cảm giác về bất bình đẳng.

Lão Tử nói, “Nếu một người có năng lực kiếm sống, người đó sẽ kiếm sống và nếu một người có năng lực đánh mất, người đó sẽ mất và nếu một người có năng lực chỉ đi xin, người đó sẽ đi xin.” Nhưng không có cách nào để người đi xin kém hơn người giầu, vì chúng ta không cho cấp bậc địa vị cho người giầu. Chúng ta nói, đó là bản tính của người này mà người đó không thể ở lại mà không xây dựng lâu đài. Bản tính của người khác là người đó không thể giữ được tiền người đó có. Người đó không thể đừng được việc phung phí nó. Đây là bản tính của người đó. Nhưng chúng ta không tạo ra phân biệt nào. Chúng ta chấp nhận khuynh hướng của từng người và kính trọng điều đó. Thực vậy, dấu hiệu chính của sadhu là ở chỗ người đó chấp nhận tất cả – mọi loại khuynh hướng và đặc trưng.

Nếu khả năng như vậy xảy ra rằng chúng ta chấp nhận mọi kiểu khuynh hướng, sẽ không còn bất hoà và tranh giành.

Tôi đã nói chuyện với một người bạn hôm qua. Có xung đột giữa anh ấy và vợ anh ấy. Như tự nhiên, anh ấy nghĩ nếu anh ấy mà lấy người đàn bà khác chắc đã không có tình trạng sự việc thế này. Bây giờ người đàn ông này không có kinh nghiệm về người đàn bà khác. Cô ấy chỉ tồn tại trong tưởng tượng. Vợ cũng cảm thấy theo cùng cách. Cô ấy cảm thấy cô ấy đã làm chọn lựa sai. Người đàn ông khác chắc đã là người chồng tốt hơn. Cũng trong trường hợp này, không có kinh nghiệm về người đàn ông khác. Anh ta là tưởng tượng thuần tuý. Bây giờ chúng ta không thể có kinh nghiệm về mọi đàn bà trên thế giới hay mọi đàn ông trên thế giới, do đó, ảo tưởng này còn dai dẳng.

Tôi bảo bạn tôi, “Vấn đề không phải là người đàn bà này hay người đàn bà kia. Vấn đề là bản tính khác nhau của các bạn. Có xung đột trong khuynh hướng của các bạn. Và chính là việc thu xếp giữa đàn ông và đàn bà mà xã hội đã qui định rằng điều này là đáng trách, vì đó là việc thu xếp về quyền sở hữu. Bất kì chỗ nào chúng ta làm ra mối quan hệ thường hằng, bất hoà nhất định hiện hữu, vì tâm trí có tính tạm thời nhất và mối quan hệ là rất thường hằng.

Hôm nay tôi có thể nói cho một người, “Không ai là đẹp hơn bạn,” nhưng không nhất thiết là ngày mai tôi sẽ nói cùng điều này. Có lẽ tôi không cảm thấy theo cách đó ngày mai chăng? Điều này không ngụ ý rằng điều tôi đã nói đã là sai. Nó đã là tuyệt đối đúng và điều đó thuộc vào khoảnh khắc khi tôi cảm thấy nó là như vậy. Nhưng khoảnh khắc này không thể đặt toàn thể tương lai của tôi vào sự lệ thuộc. Ngày mai tôi có thể cảm thấy điều đó đã là sai: điều đó cũng có thể là đúng cho khoảnh khắc đó. Thế thì tôi sẽ làm gì cho khoảnh khắc đó?

Tôi có phản bội lại sự thực của khoảnh khắc khởi đầu hay tôi gợi lên lừa dối? Nếu tôi công bố hành động, sẽ có xung đột. Tôi sẽ sa ngã trong sự kính trọng riêng của tôi với người đạo đức giả mà tôi tạo ra! Bất kì chỗ nào chúng ta sửa chữa mối quan hệ, tâm trí không ổn định lại gây ra phiền toái. Bất kì chỗ nào có nhu cầu, nhất định có xung đột. Nếu một người thấy bản thân mình ở bậc thang cao nhất, người đó sẽ phấn đấu gian nan nhất để vẫn còn ở đó và do vậy bao giờ cũng ở giữa cuộc tranh giành. Mọi việc suy nghĩ của chúng ta đều hướng theo xung đột.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.9 Chất độc của tham vọng và trật tự của sự sống