Làm ra mà không cậy công

Lão Tử nói, “Làm ra mà không cậy công!” Họ làm điều họ cho rằng đúng nhưng không cậy công. Họ không bao giờ nói: “Nói rằng tôi đã làm điều này đi, chấp nhận sự kiện này đi.”

Nasruddin đang tắm trong sông. Sông thì sâu. Anh ta không có ý tưởng về nó sâu thế nào, anh ta ra xa hơn và suýt bị chết đuối. Một người cứu anh ta. Thế rồi bất kì khi nào người này gặp anh ta, dù là ở trong nhà thờ hồi giáo hay ở bãi chợ, người này bao giờ cũng nhắc nhở anh ta: “Nhớ đấy, chính tôi là người đã cứu anh?” Nasruddin phát ngán. Người này không bao giờ bỏ lỡ một cơ hội nào. Bất kì khi nào người này gặp anh ta, người này lại nói, “Nhớ chưa Nasruddin, cách tôi đã cứu anh khỏi chết đuối?”

Một hôm Nasruddin túm lấy người này và nói, “Đi cùng tôi, nhanh lên!” Anh ta đưa người này tới sông và để người này trên bờ, anh ta đi và đứng đích xác ở chỗ nơi người này đã cứu anh ta. Thế rồi anh ta nói với người này, “Người anh em, tôi đang đứng đích xác ở chỗ anh đã cứu tôi. Chẳng phải sao? Bây giờ xin anh đi đi và bỏ mặc tôi. Đừng cứu tôi, điều đó hoá ra là rất đắt. Mặc kệ tôi với số phận của tôi, tôi sẽ chết nếu tôi phải chết, tôi sẽ sống nếu số phận ra lệnh, nhưng xin anh đi đi cho!”

Bất kì cái gì chúng ta làm dù chút ít thôi, chúng ta tuyên bố bằng nhịp trống; và chính hành động này chỉ ra đây là việc giao dịch và không phải hành động về phần chúng ta. Chúng ta đã không trải nghiệm vui vẻ từ nó, thay vì thế ở đó nữa, chúng ra mặc cả, ở đó nữa chúng ta tính toán.

Trong lời kinh này Lão Tử nói, “Làm ra mà không cậy công!” Khi nhiệm vụ được hoàn thành, họ rời đi một cách im lặng. Khi việc làm xong rồi, họ rời đi không tiếng động. Họ không đợi, cho dù bạn có thể cám ơn họ nhiều thế. Điều bao giờ cũng xảy ra là bất kì cái gì hiền nhân làm, ông ấy làm một cách yên tĩnh tới mức bạn thậm chí không nhận biết về nó. Thông thường hơn cả thì không thế, ai đó khác cậy công về điều đó. Thánh nhân lui về một góc trong khi người khác bước vào nhận việc ca ngợi. Hiền nhân đi đầu trong hành động và bước lui lại sau, khi công trạng được trao – tại sao?

Hiền nhân tin rằng bản thân hành động là nhiều phúc lạc thế! Nhiệm vụ trong bản thân nó là niềm vui hoàn hảo. Duy nhất người cố cậy công là người không có được niềm vui trong khi thực hiện nhiệm vụ này.

Người mẹ nuôi lớn đứa con trai của mình. Nếu cô ấy đã trải nghiệm niềm vui trong việc nuôi lớn nó, cô ấy sẽ không bao giờ cố nói chính cô ấy đã nuôi nó lớn lên. Nếu cô ấy đã bao giờ nhắc tới rằng cô ấy đã nuôi lớn nó, đã cưu mang nó trong bụng cô ấy trong chín tháng, đã chịu nhiều khổ thế với nó, thế thì biết rằng cô ấy đã phủ nhận bản thân cô ấy về niềm vui của người mẹ. Cô ấy đã đơn thuần là vú nuôi; cô ấy không thể là người mẹ. Là người mẹ là phúc lạc tới mức nếu cô ấy mà thực sự là người mẹ, cô ấy chẳng có gì đòi hỏi về đứa con. Phúc lạc này đi ra từ việc là người mẹ là lớn hơn rất nhiều so với bổn phận của người mẹ!

Thường hơn cả, hiền nhân sẽ cám ơn bạn vì đã tạo cho ông ấy cơ hội để diễn đạt phúc lạc. Tuy nhiên ông ấy không mong đợi lời cám ơn từ bạn.

 

Vì bởi không ở lại, nên không bị bỏ đi.

 

Trong lời thốt ra cuối cùng Lão Tử nói rằng vì họ không cậy công, họ không thể bị tước công. Duy nhất người có thể bị bác bỏ là người cậy công. Việc cậy công có thể không được chấp nhận nhưng làm sao ông ấy có thể bị từ chối, người không đưa ra lời cậy công? Do đó Lão Tử nói rằng người không cậy công thì không thể bị tước công về nó.

Những người cậy công, chỉ họ có thể bị bác bỏ và sự việc là ở chỗ họ đã bị tước công vì họ không đạt tới cái gì từ hành động này.

Ham muốn về việc được ca ngợi là bằng chứng rằng nhiệm vụ này trong bản thân nó có đủ điều kiện để không có vui thích nào và do vậy vui thích được tìm trong việc ca ngợi. Thực tại, ham muốn về lời khen nảy sinh khi hành động này không được thực hiện vì hiệu năng của hành động là toàn bộ trong bản thân nó tới mức vấn đề ca ngợi không nảy sinh. Nhưng người không thực hiện hành động này trong tính toàn thể của nó, cảm thấy hối tiếc và hối hận bên trong và để giết chết con sâu hối hận, người đó cậy công.

Người mẹ đã không có khả năng làm bất kì cái gì cho con trai mình, bao giờ cũng kể lại chi tiết mọi thứ cô ấy đã làm cho nó. Và người mẹ đã làm nhiều cho con trai mình, bao giờ cũng sẽ kể lại điều cô ấy đã không thể làm được cho con mình và điều này bao giờ cũng làm day dứt cô ấy. Người mẹ như vậy là người mẹ theo nghĩa đúng của từ này, trong khi người mẹ nói trên không thực sự là người mẹ. Mọi cậy công trong cuộc sống đều được sinh ra từ hối hận.

Các nhà tâm lí thời nay xác nhận chân lí của sự kiện này, đặc biệt Adler. Ông ấy là một trong ba nhà tâm lí học được hoan nghênh nhất trên thế giới. Ông ấy chấp nhận phát biểu này của Lão Tử từ sâu thẳm.

Adler nói, “Người làm ra lời cậy công, làm như vậy vì bên trong bản thân mình người đó cảm thấy người đó không xứng đáng với nó.” Chính người kém cỏi bao giờ cũng tham vọng; và bao giờ cái sợ cũng làm ra việc phô bầy về bạo dạn; và người yếu bên trong làm ra việc phô bầy sức mạnh; và người dốt bao giờ cũng bận rộn chất tri thức lên bản thân mình.

Adler nói, “Người ta bao giờ cũng nói ra cái là đối lập của điều người ta là vậy.” Cái ở bên trong bao giờ cũng là đau đớn, cho nên người đó cố quên đi cái bên trong của mình bằng việc ca ngợi cái đối lập. Điều này là đúng ở mức độ lớn. Những người chịu khổ từ phức cảm kém cỏi bao giờ cũng cố chứng tỏ cho thế giới rằng họ là cái gì đó; và chừng nào họ chưa thành công, họ không thể thoát ra khỏi cái nút kém cỏi. Ngày thế giới ca ngợi họ rằng họ là cái gì đó, sự việc trở thành dễ hơn cho họ để tin vào ảo giác này.

Nhưng cảm giác về hư không vẫn còn bên trong. Nó không thể bị quên đi dễ dàng thế. Chỉ tự lừa dối có thể được duy trì.

Cố hiểu phát biểu này của Lão Tử, rằng hiền nhân không cậy công, trong hoàn cảnh này. Người có công thực không làm việc cậy công. Công lao của họ là ngay thẳng, đích thực tới mức nó không yêu cầu việc nói. Công lao của họ là đúng tới mức ngay cả Thượng đế cũng không thể phủ nhận được nó. Do đó không cần ca ngợi.

Jesus đã bị đóng đinh. Đệ tử của ông ấy nghĩ ông ấy không bao giờ có thể bị đóng đinh. Phép màu nhất định xảy ra. Jesus không thể bị treo trên cây chữ thập. Ngược lại, họ nghĩ kẻ thù của ông ấy đã cung cấp cơ hội vàng cho ông ấy chứng minh rằng ông ấy đã là con trai của Thượng đế!

Mặt khác, ngay cả kẻ thù đã thách thức ông ấy rằng cây chữ thập sẽ quyết định liệu ông ấy có thực sự là con trai của Thượng đế không. Nếu Thượng đế không bảo vệ con trai riêng của ngài, ngài sẽ bảo vệ ai? Và nếu con trai của Thượng đế có thể bị đẩy vào chết bởi người thường và Thượng đế không thể làm một việc về điều đó, thế thì lời tuyên bố này là giả.

Kẻ thù của Jesus đã hăm hở chờ đợi để xem cái gì xảy ra trên cây chữ thập như những người đi theo ông ấy. Nếu ông ấy thực sự là con trai của Thượng đế, họ sẽ không có khả năng đóng đinh ông ấy. Những người đi theo của ông ấy cũng hăm hở chờ đợi khoảnh khắc này. Họ trông đợi phép màu xảy ra.

Nhưng Jesus đã chết một cách yên lặng trên cây chữ thập, như người bình thường. Khi đinh được đóng vào tay ông ấy, những người đi theo của ông ấy đã theo dõi từng chuyển động một cách mong đợi – bây giờ phép màu sẽ xảy ra – bây giờ! Kẻ thù cũng chờ đợi – có lẽ người này là con của Thượng đế? Nhưng cả hai đã bị thất vọng: kẻ thù cũng như người đi theo, Jesus đã chết như bất kì người thường nào. Đây đã là cú đánh lớn.

Không cần kẻ thù phải bị làm thất vọng. Ngược lại họ đã nói, “Chúng tôi đã nói cho các ông như vậy rồi, người này là gian trá! Người này không là gì nhiều hơn con trai của thợ mộc bình thường. Người này không là con trai của Thượng đế – và do vậy người này đã chết và sự kiện này được chứng minh!” Nhưng người đi theo đã đau đớn khủng khiếp. Điều đó là tự nhiên. Mong đợi của họ đã là lớn, họ đã bị vỡ mộng.

Trong 2000 năm, những người yêu Christ đã suy tư về điều này. Jesus đáng ra đã chứng minh rằng ông ấy là con trai của Thượng đế. Tuy nhiên nếu họ có thể hiểu Lão Tử, họ sẽ có khả năng hiểu Jesus.

Jesus là con trai của Thượng đế nhiều thế, lời tuyên bố này là rất đích thực tới mức không cần chứng minh điều đó. Giá mà Jesus làm phép màu, ông ấy chắc đã sa ngã trong sự quí trọng của tôi, vì điều đó chắc đã chứng tỏ rằng ông ấy đã rất hăng hái chứng minh sự chân thành của ông ấy. Việc chấp nhận im lặng về chết của ông ấy, sự dửng dưng của ông ấy, chỉ ra rằng ông ấy đã không là người thường. Người thường vùng vẫy. Không, Jesus đã không làm bất kì cái gì, bỏ sang bên việc vùng vẫy đi. Cây chữ thập là nặng và người mang nó là già, họ khó mà mang nó. Jesus nói, “Để cây chữ thập lên vai ta, ta vẫn còn trẻ.” Cho nên ông ấy đã mang cây chữ thập của riêng ông ấy lên đồi. Thế rồi không một lời, ông ấy trèo lên cây chữ thập và chết một cách im lặng.

Tuyên bố này là sâu lắng thế, sự hiện diện của Thượng đế là gần ông ấy tới mức chứng minh điều đó là không quan trọng. Giá mà Jesus đã cố chứng minh bản thân ông ấy, ông ấy chắc đã chỉ chứng minh được rằng ông ấy không là con trai của Thượng đế. Thực ra, chính người có quyền để hoan nghênh, thì không bao giờ là người hoan nghênh. Ki tô giáo đã không hiểu sự kiện này mãi tới giờ, vì Ki tô giáo không biết về Lão Tử và không biết Lão Tử, bạn không thể hiểu được Jesus. Do Thái giáo không có kinh nhờ đó nó có thể hiểu Jesus và chưa bao giờ có nhân cách nào như Jesus, chưa bao giờ có trong lịch sử của họ. Với người Do Thái, Jesus đã là phần tử ngoại lai.

Sự thực là, Jesus đã nhận thông điệp về chân lí từ Ấn Độ, Ai Cập và Trung Quốc. Ông ấy đã nhận huấn luyện ở những nước này. Tinh hoa của chính sự sống của phương Đông đã ở trong sở hữu của Jesus. Do đó những người biết đều coi chính phép màu là ở chỗ Jesus đã không làm phép màu nào! Người nhỏ bé làm nỗ lực lớn để mang cái gì đó bất thường. Jesus đã không làm gì. Chuyện này là trực tiếp và rõ ràng – vấn đề về ca ngợi ở đâu? Và trước đấy ông ấy đã là ai để chứng minh bản thân ông ấy? Khi công lao là rõ ràng trước bản thân Thượng đế, không có nhu cầu chứng minh trước con người! Chỉ người cố chứng minh bản thân mình trước mọi người, là người không thể chứng minh bản thân mình trước Thượng đế.

Vì họ không cậy công, họ không thể bị tước công. Do đó tôi nói rằng vì Jesus đã không cậy công, công lao không thể bị tước đi khỏi ông ấy. Ông ấy đã chứng minh bản thân ông ấy là con trai của Thượng đế bằng phép màu của vô phép màu. Tâm trí con người bao giờ cũng sẵn sàng thực hiện cái gì đó. Và nơi đó có căng thẳng thế! – Jesus bị treo trên cây chữ thập, hàng triệu người chờ đợi và quan sát, mọi người đều hăm hở chứng kiến phép màu, bạn bè và người đi theo! Tất cả đã bị thất vọng.

Jesus đã chết một cách im lặng. Đó là cùng người đã chạm vào cái xác và nó đã trở lại sống. Ông ấy là cùng người có cái chạm đã mang người ốm trở lại khoẻ. Ông ấy là cùng người đã ngồi dưới cây khô và cây bật ra sự sống mang tới lá mới! Và ông ấy là người đã ra lệnh cho sóng im lặng bằng việc đơn thuần nâng tay lên, và đại dương vâng lời!

Ngay cả khi chết, ông ấy cũng không cậy công. Kẻ thù nữa cũng bị choáng! Sau rốt người này đã biết cái gì đó. Ông ấy có thể không là con trai của Thượng đế nhưng ông ấy chắc chắn có hiểu biết và quyền năng nào đó vì họ đã thấy người ốm được chữa lành bởi việc chạm tay đơn thuần của ông ấy; họ đã thấy cái xác quay lại sự sống theo mệnh lệnh của ông ấy. Kẻ thù cũng mong đợi phép màu – cái gì đó – có lẽ phá vỡ cây chữ thập hay họ không thể nào đóng đinh được vào ông ấy hay không máu nào chảy ra từ Jesus – cái gì đó! Và đây là những chuyện bình thường mà người yogi bình thường cũng có thể thực hiện được. Người yogi bình thường với hiểu biết nào đó về pranayam, có thể kiểm tra luồng máu của mình và ngăn cản máu khỏi chảy ra. Mọi người đã được tràn ngập với mong đợi nhưng không cái gì đã xảy ra.

Người này phải đã là duy nhất! Việc chết tới mức đó của ông ấy không có âm thanh, là phép màu trong bản thân nó. Nếu bạn hiểu Lão Tử, bạn sẽ hiểu Jesus.

Có nhiều câu nói của Jesus mà không thể được hiểu nếu không có việc hiểu Lão Tử. Jesus nói, “Được ân huệ là những người không có gì vì họ sẽ sở hữu vương quốc cõi trời.” Điều này là khó hiểu trừ phi chúng ta hiểu Lão Tử. Jesus nói, “Được ân huệ là người khiêm tốn, vì họ sẽ có vương quốc cõi trời. Được ân huệ là người nghèo trong tâm linh vì mọi kho báu của trời là của họ.” Nguồn của những phát biểu này không gì khác hơn là Lão Tử. Chúng không có chỗ trong kinh sách Do Thái.

Tín ngưỡng Do Thái nói, “Nếu một người lấy một mắt của ông, ông lấy đi cả hai mắt của người đó.” Nếu một người làm mù một mắt của người khác, cộng đồng trừng phạt anh ta bằng việc làm mù cả hai mắt của anh ta. Bây giờ ở đây sinh ra một anh chàng nói, “Nếu ai đó lấy áo choàng của ông, cho người đó cả áo sơ mi của ông nữa.” – Có lẽ từ bối rối người đó không thể lấy được nó từ ông! – “Và nếu ai đó bảo ông mang hành lí của người đó đi hai dặm, ông mang nó đi ba dặm.”

Quan điểm này là hoàn toàn mang tính Lão Tử: “Không cậy công và công không bao giờ có thể bị tước đi khỏi ông.” Hỏi xin ca ngợi và cả nghìn người sẽ tụ tập quanh ông để giằng lấy nó, vì Lão Tử nói cái đối lập xuất hiện ngay lập tức. Ham muốn ca ngợi và bạn bị trách móc, ham muốn kính trọng và khinh thường là chắc chắn. Bạn nhắm tới ngai vàng và bạn sẽ lăn trong cát bụi. Lão Tử nói, “Ngồi ở chỗ mà không có chỗ thấp hơn để xuống. Thế thì không ai có thể đẩy ông xuống, và thế thì ông đang ở trên ngai vàng.”

Theo Lão Tử, ngai vàng là cái mà không thể bị di chuyển. Và ai ngồi trên ngai vàng? Bạn ngồi ở chỗ bên dưới mà không có người khác. Thế thì không ai có thể chiếm chỗ bạn. Thế thì bạn ở trên ngai vàng vì không có vấn đề chiếm chỗ của bạn.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.8 Hành động tự do khỏi sở hữu và thừa nhận