Lão Tử nói, “Thánh nhân dùng vô vi mà xử sự.” Điều này không ngụ ý họ không làm gì. Đừng làm điều này thành sai lầm. Vô vi không ngụ ý biếng nhác. Không phải là hiền nhân này không làm gì cả. Nó ngụ ý cái gì đó rất khác. Nó ngụ ý: hiền nhân thu xếp hành động của ông ấy bằng vô vi, vô hành động.
Nếu người bố thực sự được con trai anh ta kính trọng và tôn trọng, (và thế thì riêng mình anh ta thực sự là người bố) thế thì con trai anh ta phải thấy thoải mái và không ngần ngại ngồi trước anh ta. Người bố phải không đập gậy để tuyên bố: “Bố tới đây – chú ý!” Sự hiện diện của anh ta phải là đủ mang tới việc thu xếp cần thiết. Anh ta thậm chí không phải nhận biết về khác biệt này. Anh ta tới và sự hiện diện của anh ta phải mang tới thay đổi thích hợp.
Nếu người bố yếu hơn chút ít có lẽ anh ta phải truyền đạt sự hiện diện của anh ta qua mắt anh ta. Nhưng ngay cả thế anh ta là người bố có quyền thế, người mang tới thay đổi cần thiết với ánh mắt lung linh. Thậm chí khó mà tìm ra người bố như vậy ngày nay. Tuy nhiên người bố này là yếu vì sự hiện diện đơn thuần của anh ta là không đủ. Anh ta phải hành động qua mắt mình để làm cho sự hiện diện của anh ta được cảm thấy. Thế rồi còn có người bố yếu hơn, người phải công bố sự hiện diện của mình. “Bố đang ở đây và im đi và ngồi một cách kính trọng!” Cho dù anh ta là người bố hiệu quả, vì tìm ra một người giống như anh ta cũng là khó – anh ta nói và anh ta được vâng lời. Khả năng lớn hơn trong những ngày này là ở chỗ người bố nói và không ai nghe.
Ai đó hỏi Nasruddin, “Anh có bẩy con trai. Chúng phải gây phiền phức nhiều cho anh.” Nasruddin nói, “Không bao giờ, con trai tôi không bao giờ gây phiền phức cho tôi. Chỉ mỗi một lần tôi phải giơ tay lên để tự vệ. Sau đó tôi đã không gặp vấn đề gì. Giờ tôi không làm bất kì cái gì như thế mà theo đó tình huống đó có thể được lặp lại.”
Người bố nói. “Tôi né tránh con trai tôi! Tôi chăm chú không cắt ngang con đường của chúng!” Còn có những người bố yếu hơn, người nói một điều năm mươi lần và không hiệu quả gì. Ngay cả thế anh ta vẫn hăm hở tuyên bố mệnh lệnh của mình trong năm mươi lần đầu!
Cùng điều này áp dụng trong trường hợp của hiền nhân. Hiền nhân truyền đạt mà không hành động. Chính sự hiện diện của ông ấy mang tới các điều kiện cần thiết. Ông ấy không đi vào trong hành động vì hành động là cái thay thế cho trí huệ. Khi trí huệ không hiện hữu, thế thì hành động phải được sử dụng.
Do đó, điều huyền bí khác trở thành rõ ràng. Bạn càng nhìn vào trong lịch sử của quá khứ, bạn sẽ càng thấy người trí huệ là nhiều phần vô vi hơn (không hành động hơn). Bạn thấy ông ấy ngồi trong lều hay trong rừng rậm. Một mình sự hiện diện của ông ấy mang tới những hoàn cảnh cần thiết. Ngay cả nhà vua cũng chạy tới ông ấy để xin lời khuyên và ngồi dưới chân ông ấy! Các vua và hoàng đế đã hăm hở và ham muốn rằng hiền nhân phải ở trong vương quốc của họ. Chính sự hiện diện của họ là đủ cho các vua.
Thế rồi khi chúng ta đi vào lịch sử, chúng ta thấy rằng hiền nhân đi vào trong hành động. Phật và Mahavira cũng không có vẻ rất chủ động với chúng ta. Nếu như họ mà được sinh ra vào thời đại của chúng ta, chúng ta chắc sẽ bảo họ làm công việc xã hội nào đó – làm việc trong bệnh viện, mở trường học – làm cái gì đó! Làm cái gì đó đi! – bắt đầu phong trào garibi hatao (Xoá nghèo)! Hoạt động đi! Có nghĩa gì trong việc ngồi không làm gì? Phật chắc phải đối diện với khó khăn lớn ngày nay và Lão Tử thậm chí phải không mơ tới việc được sinh vào trong thế giới ngày nay! Trời biết chúng ta sẽ bảo ông ấy làm công việc gì!
Những người mà chúng ta coi như các mahatmas ngày nay, đều không là hiền nhân. Chức danh của ông ấy ‘mahatma’ tuỳ thuộc và công việc gì ông ấy đang làm và không thuần tuý vào nhân cách của ông ấy. Việc là mahatma của ông ấy không phụ thuộc vào sự hiện hữu của ông ấy nhưng vào việc làm của ông ấy. Câu hỏi ngày nay không phải là ông ấy là gì mà là ông ấy làm gì – phân biệt gì về công việc của ông ấy?
Nếu ngày nay chúng ta hỏi: “Lão Tử đã làm gì?” Chúng ta sẽ không nhận được chi tiết về công việc của ông ấy. Cuộc sống của ông ấy đã hoàn toàn né tránh hành động. Nếu chúng ta phán xét sự thành thạo hành động, thế thì đơn thuần một dân làng ngày nay làm nhiều hơn điều Lão Tử đã làm. Nhưng vào thời xưa, câu hỏi này không bao giờ được hỏi. Ông ấy đã không bao giờ được hỏi ông ấy đã làm gì; thay vì thế ông ấy đã được hỏi – ông là gì. Và đó là sự kiện nổi tiếng, rằng khi một quyền năng tâm linh lớn như vậy giáng xuống trái đất, mọi sự xảy ra bởi bản thân chúng, chúng phải không được làm.
Nếu Lão Tử hiện diện trong làng này – sự một mình đó là đủ. Bất kì cái gì đều có thể là có khả năng cho làng đó, xảy ra đơn thuần bởi sự hiện diện của ông ấy. Người phải thực hiện hành động, là hiền nhân yếu. Sự hiện diện của hiền nhân là bản thân hành động. Nó cũng là như sự hiện diện đơn thuần của nam châm, mạt sắt tự động bị hút về nó. Nếu nam châm phải làm nỗ lực để hút từng hạt mạt sắt về bản thân nó, nó không phải là nam châm. Sức mạnh của nam châm nằm trong chính sự hiện hữu của nó. Chính sự hiện diện của nó tạo ra trường của nó và bất kì cái gì tới bên trong trường đó đều tự động bị hút về nó.
Bất kì chỗ nào Phật ngồi, trường từ được tạo ra và mọi thứ bắt đầu xảy ra bên trong nó. Có những câu chuyện (và đến giờ vẫn còn đơn thuần là chuyện) rằng bất kì chỗ nào Phật ở lại, thường không có kẻ cắp trong làng đó. Không phải là Phật đã dạy cho kẻ cắp từ bỏ việc ăn cắp. Đã không có tội ác – không phải là Phật chủ trương mọi người lấy lời nguyện không giết người. Một mình sự hiện hữu của ông ấy mang điều này tới. Và Phật đã biết rằng nếu sự hiện hữu của ông ấy đã không mang tới thay đổi hiệu quả trong mọi người, lời của ông ấy sẽ không bao giờ đem tới thay đổi? Nếu sự hiện hữu của tôi không có hiệu lực, tuyên bố của tôi có thể làm được gì? Sự tồn tại là thứ rất mạnh, và nếu bản thân sự tồn tại đang chứng tỏ là vô dụng thì việc hét lên của tôi sẽ là hữu dụng gì? Nếu Phật đứng trước kẻ cắp và xu hướng ăn cắp của kẻ cắp này không sụp đổ, việc thuyết giảng của Phật cho người này liệu có hữu dụng gì? Nếu sự hiện hữu của Phật không thể dừng người đó khỏi việc ăn cắp, thế thì lời của ông ấy có lớn hơn được sự hiện hữu của ông ấy mà chúng sẽ hiệu quả hơn không?
Bây giờ nhìn điều đó từ góc độ khác: Nếu Phật mà quì xin và bảo kẻ cắp đừng ăn cắp, thế thì hành động của ông ấy là lớn hơn sự hiện hữu của Phật không? Không. Điều Lão Tử nói, “Không có gì lớn hơn sự tồn tại.” Không có gì lớn hơn chính sự hiện hữu của chúng ta. Hành động v.v là thứ nhỏ bé và bề ngoài. Nếu tinh hoa của linh hồn không thể làm được bất kì cái gì, không cái gì khác có thể làm.
Lão Tử nói, “Do đó, ông tạo ra cái này và cái đối lập được sinh ra.” Do đó, hiền nhân thu xếp công việc của ông ấy mà không tham gia vào hành động theo cách thức của ông ấy và truyền triết lí của ông ấy trong im lặng. Điều họ đã biết, họ truyền đạt trong im lặng và điều họ đã sống, họ lan toả qua sự hiện diện của họ. Đây là việc xảy ra rất im lặng và thanh thản. Hiền nhân di chuyển dường như ông ấy là số không, dường như ông ấy không tồn tại.
Một sự kiện thú vị là không cái gì được biết về cái chết của Lão Tử. Không ai biết khi nào ông ấy chết, nơi nào và làm sao ông ấy chết. Tuy nhiên có một câu chuyện phổ biến rằng người cuối cùng gặp Lão Tử, đã hỏi ông ấy đang định đi đâu. Lão Tử đáp, ông ấy đang trở về nơi ông ấy đã tới. Tuy nhiên người này nói, “Nhưng mọi người sẽ lo nghĩ về ông; ông đã đi đâu và cái gì đã xảy ra cho ông?” Lão Tử nói, “Khi ta được sinh ra, ta đã là người dốt. Cho nên đã ít có ồn ào về việc sinh của ta. Bây giờ ta đã đạt tới trí huệ, sẽ không có tiếng động nào về cái chết của ta.
“Việc xảy ra chết sẽ không xảy ra trong trường hợp của ta, theo một cách nào đó. Sẽ không có bản tin nào về chết của ta trên thế giới các việc xảy ra vì hiền nhân sống một cách im lặng và ra đi trong im lặng.”
Và do vậy ông ấy đã ra đi một cách im lặng.
Mọi điều mọi người biết đã là ở chỗ Lão Tử đã hiện hữu và không gì nhiều hơn. Việc xảy ra chết đã không xảy ra theo nghĩa rằng không ai thấy ông ấy chết. Lời cuối cùng của ông ấy với lữ khách nào đó đã là: “Giờ ta đã đạt tới trí huệ, do đó, chết của ta sẽ không tạo ra tiếng động.” Khi trống rỗng bước đi, không có dấu hiệu về bước chân của nó, khi trống rỗng bước đi, không có dấu hiệu về dấu chân của nó – như chim bay trong không trung và không để lại dấu vết đằng sau chúng.
Khó giải thích bằng lời phát biểu này của Lão Tử! rằng hiền nhân thực hiện nhiệm vụ của ông ấy qua vô vi, không qua hành động. Thực tại, hiền nhân này không làm nỗ lực chủ động nào để quản lí công việc của ông ấy. Mọi sự được tiến hành bởi bản thân chúng. Cho nên thay vì nói rằng: Thánh nhân dùng vô vi mà xử sự, chắc sẽ tốt hơn mà nói rằng mọi việc được xử lí mà không có hành động. Công việc của thánh nhân được tiến hành mà không có bất kì hành động nào trong quá khứ của ông ấy. Khi biết điều này, ông ấy phải không làm bất kì cái gì một cách có ý thức. Ông ấy không làm gì vì sự kiện đơn giản rằng ảo tưởng về việc làm sụp đổ cùng bản ngã. Chừng nào mà cái ‘tôi’ còn tồn tại, người làm tồn tại; đến lúc đó việc cảm về ‘tôi đang làm’ vẫn còn dai dẳng.
Và điều nực cười là ở chỗ tôi tuyên bố khả năng người làm về những thứ mà tôi không làm chút nào! Và chừng nào bản ngã còn tồn tại, tôi sẽ nhấn mạnh rằng tôi thực hiện những hành động này. Tôi nói, “Tôi thở, tôi sống, tôi ốm, tôi khoẻ, tôi trẻ, tôi già” – dường như tôi mang mọi hành động này!
Bản ngã gắn mọi hành động vào bản thân nó.
Bản ngã của hiền nhân bị bỏ đi hoàn toàn và do đó từng hành động của ông ấy là sự nhất trí với Thượng đế. Cho nên chính tâm linh vũ trụ làm việc qua ông ấy. Ông ấy trở thành trung gian cho quyền năng tối cao, là phương tiện của nó. Thế thì chính Thượng đế làm cho ông ấy đứng, chính Thượng đế làm cho ông ấy ngồi; thế thì chính Thượng đế bước đi và nói hay trở thành im lặng trong ông ấy.
Do đó các rishis của Upanishads không bao giờ gắn tên của họ vào các giáo huấn của họ. Chúng ta đã không có khả năng kết nối Vedas với bất kì người nào. Thay vì thế chúng ta bao giờ cũng biết rằng chúng không phải là sáng tạo của tâm trí con người. Tuy nhiên điều này đã cho việc nảy sinh nhiều phỏng đoán ngu xuẩn nữa. Mọi người bắt đầu nói rằng bản thân Thượng đế đã viết Vedas. Sự kiện thực tại là những người đã viết Vedas đã rất có tính người nhưng họ đã không hiểu bản thân họ là người nguyên gốc. Bản ngã của họ đã hoàn toàn bị triệt tiêu và do đó họ không có lí do để cảm thấy bản thân họ là người viết ra Vedas. Nếu người như vậy mà được hỏi, người đó sẽ nói, “Thượng đế làm cho tôi viết,” hay “Thượng đế viết.” Điều đó là vì họ đã hoàn toàn quên lãng việc cảm hay về khả năng người làm do việc tắt ngấm bản ngã, tới mức họ có thể nói rằng Vedas không được con người viết, tới mức Vedas là công trình của điều thiêng liêng.
Bất kì khi nào có khải lộ về chân lí cao nhất trên thế giới, nó không bao giờ thông qua người hữu tử. Bất kì ai khải lộ chúng, đều không có ý tưởng nào về khả năng người làm. Và bất kì khi nào người làm có ý thức về hành động của mình, chân lí trở nên bị thay đổi và biến dạng; thế thì cái đẹp biến thành cái xấu và yêu thành hận.
Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.7 Hành vô hành và giáo vô ngôn của người trí huệ