“Thánh nhân… dùng vô vi mà xử.” Ông ấy biểu lộ nhân cách của ông ấy mà không có hành động, ông ấy truyền quan điểm của ông ấy, triết lí của ông ấy không bằng lời. Chúng ta sẽ phải suy tư về điều này; vì chưa từng có một hiền nhân nào đã không dùng lời. Nhưng Lão Tử nhấn mạnh rằng hiền nhân không bao giờ truyền học thuyết của ông ấy qua lời. Điều này có thể có hai nghĩa: Một là, bất kì ai đã nói ra đều không là người trí huệ; và rằng chúng ta không có hiểu biết về hiền nhân thực. Thế thì điều kéo theo là, Lão Tử, Phật, Jesus, Mahavira và Krishna không thể được tính trong số những người trí huệ.
Nghĩa thứ hai có thể là (và đó là diễn giải đúng), bất kì cái gì Phật đã nói đều không chứa tinh hoa của học thuyết của ông ấy. Bằng việc nói, ông ấy đã đơn thuần gọi mọi người hướng tới ông ấy. Đó chỉ là phương cách để lôi kép những người gần ông ấy, những người đã hiểu chỉ lời và không truyền đạt chân lí. Chúng ta hãy thăm dò điều này xa hơn nữa:
Chân lí không thể được diễn đạt bằng lời. Ngay khi lời được nói ra về chân lí là đã trở thành phi chân lí. Do đó mọi học thuyết đều trở nên có tính gây tranh cãi – các chủ thuyết.
Thế thì ngay khi chân lí được nói ra trở thành việc phơi bày, việc phơi bày đối lập cũng tới trong hiện hữu. Thế thì mọi tranh luận và tranh cãi, môn phái và giáo điều mà đủ loại hỗn độn bắt đầu. Có thể chăng khi chân lí được nói ra nó phải cho nảy sinh tranh luận? Điều này không thể vậy, vì sự kiện vẫn còn lại là chân lí không bao giờ được nói ra vì nó không thể được nói ra. Bất kì cái gì đã được nói ra đều đã là phương cách đơn thuần để lôi kéo những người gần hơn, người chỉ hiểu ngôn ngữ của lời nói. Một khi họ tới gần hơn, thế thì có thể nói với họ trong im lặng.
Lời của hiền nhân chỉ là mồi nhử cũng như chúng ta nhử trẻ em bằng kẹo để làm cho chúng đi tới trường. Chúng được cho đồ chơi để chơi để cho chúng có thể quen với ý tưởng đi tới trường. Nhà trẻ là sân chơi cho trẻ em, không có hướng dẫn học tập ở trong nó. Thế rồi dần dần đồ chơi được thay thế bằng sách. Nhưng sách này cũng mang các tranh vì đó là cách duy nhất đứa trẻ có thể bị cám dỗ để mở sách ra. Thế rồi dần dần những sách tranh này được rút đi và lời được đưa vào.
Theo chính cùng cách thức này khi Lão Tử hay Phật nói, họ chỉ nói cho những người hiểu mỗi lời. Thế rồi khi những người này bắt đầu kéo tới gần, khi họ phát triển năng lực tới gần, khi họ phát triển việc thưởng thức về nhóm các hiền nhân, thế thì những người như Phật và Lão Tử bắt đầu đi vào trong im lặng. Thế thì người tới vì tham lời, bỏ đi với thông điệp từ im lặng.
Người trí huệ không bao giờ ‘nói’ bất kì cái gì. Điều này tôi nói, vẫn biết rõ đầy đủ rằng họ đã nói rất nhiều. Họ đã thuyết giảng từ bình minh tới lúc tối nhá nhem và vậy mà họ đã không nói gì về chân lí. Chân lí họ chỉ trao khi người nghe trở nên sẵn sàng nhận nó trong im lặng. Khi người đó phát triển tính cảm nhận về chân lí, khi người đó sẵn sàng nhận, chỉ thế thì hiền nhân mới truyền đạt nó cho người đó trong im lặng.
Việc xảy ra của truyền chân lí bao giờ cũng xảy ra trong im lặng.
Bất kì cái gì chúng ta tích luỹ toàn là cái được nói. Do đó chân lí không bao giờ được bao hàm trong kinh sách. Bất kì cái gì đã được nói đều đã là phương cách đơn thuần để lôi kéo. Điều đó dường như là khi chúng ta muốn bảo tồn một trường cho con cháu, chúng ta sẽ cất giữ mọi đồ chơi và vật giải trí. Thế rồi sau hàng nghìn năm chúng ta tuyên bố rằng đây là điều đã được dạy trong trường đó. Tuy nhiên sự kiện là, đã chỉ có các phương cách đơn thuần để lôi kéo trẻ em hướng tới học tập. Đã không có vết tích việc hiểu nào trong các vật giải trí đó. Chúng đã chỉ là lời mời với trẻ em.
Chúng ta tích luỹ bất kì cái gì Phật hay Krishna, Mahavira hay Lão Tử đã nói. Nhưng không có cách nào bảo tồn điều đã được truyền mà không được nói ra. Cái mà không được nói ra, cái đó đã được truyền trong im lặng hay cái đã được nói mà không được nói; và cái đã được truyền đạt trong sự hiện diện của ai đó, cái đã được trải nghiệm trong sự gần gũi và sự hiện diện của ai đó, khi từng người được hội nhập vào trong người kia như dòng chảy sự sống, cái đó không thể nào được bảo tồn.
Đây là lí do tại sao các hiền nhân đã cố gắng trong hàng nghìn năm để không viết kinh sách. Trong hàng nghìn năm họ đã nhìn vào điều đó rằng không kinh sách nào đã được viết, trong lời được viết. Cái còn lại đằng sau mọi thứ được viết ra này, ngay cả nó cũng không thể được nói thành lời. Chỗ trống rỗng tuột ra; và đây là thứ thực tại. Do đó không cái gì đã được viết ra trong hàng nghìn năm. Vedas chỉ 5000 tuổi, mặc dầu chúng đã có trong sự tồn tại trong hơn 90000 năm. Không thể có chuyện các hiền nhân của thủa đó đã không biết tới nghệ thuật viết hay chuyện họ đã không biết cách truyền thông điệp của Vedas. Điều này là không thể được.
Trong 90000 năm Vedas đã không được viết ra. Chúng đã không được viết ra một cách có chủ ý – Tại sao?
Việc truyền trực tiếp là có thể từ người này sang người khác, vì người có liên quan có thể cho lời cũng như sự hiện diện im lặng của người đó. Sách không bao giờ có thể cho sự hiện diện im lặng. Sách là thứ trì trệ. Ngoài ra, sách có thể rơi vào trong tay của người chẳng biết gì và thế thì người dốt nhanh chóng phát triển ảo tưởng về việc là trí huệ. Là dốt là không xấu nhưng điều rất nguy hiểm là khi ảo tưởng về trí huệ phát triển trong người dốt.
Vì thế thì các cánh cửa tới việc hiểu đóng lại. Đây là lí do tại sao, trong hàng nghìn năm các hiền nhân nhấn mạnh rằng Vedas phải không được viết ra. Bất kì cái gì hiền nhân biết, ông ấy truyền cho người có phẩm chất để biết. Chừng nào đệ tử còn chưa có năng lực biết, hiền nhân dùng lời và ngay khi người đó phát triển năng lực của mình, hiền nhân nói với người đó trong im lặng – ông ấy truyền trong im lặng điều đã định để được truyền. Chừng nào người ta còn chưa đủ phẩm chất để nhận trong im lặng, người đó được làm cho hiểu một cách tường minh rằng không cái gì đã được truyền cho người đó. Người đó phải biết rằng duy nhất tri thức bề ngoài đã được trao cho người đó và chân lí thực vẫn còn chưa được truyền. Người đó phải bị bắt chờ đợi cho tới lúc mà người đó trở nên có phẩm chất, sợ rằng người đó đi xa với ảo tưởng về việc đã thu được tri thức.
Từ ngày mà những sách đó bắt đầu được viết ra, đã có ít người của trí huệ và nhiều người của tri thức. Và thế thì truyền thống này của việc truyền giữa người sống gần như đi tới kết thúc, vì sách viết phục vụ cho rất ít người. Chỉ khi sách bắt đầu được in ra mà chúng đã đi vào trong việc đạt tới số đông người. Thế thì mọi điều có ý nghĩa dần bắt đầu bị mất đi vì thiếu tiếp xúc cá nhân và trực tiếp của thầy.
Lão Tử nói trong thời kì khi thánh nhân dùng bất ngôn mà dạy dỗ. Điều này nên được hiểu từ góc độ khác.
Khi chúng ta quay ngược lại trong lịch sử, chúng ta sẽ thấy rằng sadhana không phải là việc học hay sự uyên thâm. Sadhana là việc thực hành đi vào trong im lặng trong khi uyên thâm là việc học tích luỹ lời.
Phật đã bỏ nhà ông ấy và đi xa trong việc tìm chân lí. Ông ấy đã đi tới từng và mọi người đã biết. Với từng người ông ấy nói: “Tôi đã tới trong việc tìm chân lí. Nếu thầy có hiểu biết về chân lí cao nhất, xin nói cho tôi.” Đây là những người kì diệu! Những người đã không biết, thừa nhận một cách cởi mở: “Chúng tôi không có hiểu biết về chân lí tối thượng. Chúng tôi chỉ biết chân lí được giải nghĩa bởi kinh sách và điều đó chúng tôi có thể nói cho ông.” Và Phật đáp, “Tôi không dùng chân lí theo kinh sách.” Trong trường hợp đó,” họ nói, “ông sẽ phải đi đâu đó khác.”
Thế rồi Phật tới những người đã dạy ông ấy sadhana. Ông ấy ở lại với một thầy giáo trong ba năm và thực hành mọi điều thầy đã dạy. Đến cuối ông ấy hỏi guru liệu thầy có bất kì cái gì nhiều hơn để dạy không hay liệu có bất kì khiếm khuyết nào trong sadhana của ông ấy không. Guru đáp đã không có sai lỗi nào về phần ông ấy, cũng không thiếu bất kì sự chân thực nào. “Nhưng”, Phật nói, “tôi không có hiểu biết về chân lí!” “Những gì ta biết, ta đã trao cho ông. Ta cũng không có hiểu biết về chân lí nguyên thuỷ. Giờ đi tới ai đó người biết. Tìm đâu đó khác!” Guru bảo ông ấy. Trong sáu năm Phật đã đi từ chỗ này sang chỗ khác để học và thấm đẫm mọi điều các thầy giáo khác đã dạy. Ông ấy không bao giờ hỏi ông ấy sẽ học mọi điều mà guru phải dạy.
Ông ấy để ba năm ở cùng một thầy giáo. Khi guru này nói ông ta không có gì hơn nữa để dạy, Phật đã nói ông ấy vẫn chưa có hiểu biết về chân lí. Ông ấy có thể đã dễ dàng hỏi ngay lúc ban đầu liệu người này có thể khải lộ về chân lí tối thượng không! Cần phí hoài ba năm quí giá và thế rồi hỏi ở đâu?
Câu hỏi thực tại không phải là liệu bất kì ai có hiểu biết về chân lí tối cao mà trước hết phải làm cho bản thân người ta xứng đáng và đáng giá. Do đó đó là điều Phật đã hỏi sau ba năm, khi ông ấy cảm thấy sự xứng đáng của ông ấy để hỏi câu hỏi này. Khi bản thân guru nói ông ta chẳng có gì nhiều hơn để truyền, chỉ thế thì Phật đã nói thầy đã không có hiểu biết sau mọi thuyết giảng của thầy. Ông ấy cầu xin cho biết nếu như có bất kì sự biếng trễ nào về phần ông ấy mà đã giữ lại hiểu biết từ thầy. Guru đảm bảo với ông ấy rằng ông ấy đã làm việc với mọi lòng hăng hái và chân thành nhưng hỡi ôi, thầy không có nhiều hơn để cho! Thầy đã dạy ông ấy mọi điều thầy đã biết. Giờ để tìm kiếm thêm nữa ông ấy sẽ phải đi đâu đó khác.
Phật đã đi tới mọi guru và mọi học giả về Shastras (luật) nhưng ông ấy đã không tìm ra chân lí. Thế rồi đích thân ông ấy khởi hành một mình. Nhưng trước điều này, ông ấy đã gõ từng và mọi cửa! Nhớ, một mình ông ấy có thể khởi hành cuộc hành trình riêng của ông ấy, người đã bước đi với nhiều người. Chính là chỉ sau khi du hành với những người khác trên nhiều cuộc hành trình và chẳng đạt tới đâu cả mà người ta mới khởi hành cuộc hành trình riêng của mình. Mọi người quanh chúng ta có nhiều người biết chứ. Điều cũng xứng đáng là đi xa khi họ có thể đem bạn đi. Đi một mình trước điều này là nguy hiểm và có hại nữa. Kinh nghiệm này là rất cần thiết để khởi hành cuộc hành trình riêng của người ta.
Cho nên Phật đã tìm từng guru người đã đưa ông ấy đi xa như ông ấy có thể đi được. Phật cám ơn họ vì đã đem ông ấy đi xa thế và rồi đi xa hơn. Khi ông ấy đã trải nghiệm chân lí tối thượng, ông ấy nói “Ban đầu ta thường tự hỏi liệu những người đã giúp ta trên con đường của ta có giữ lại cái gì đó khỏi ta không. Nhưng giờ ta có thể nói, họ đã không giấu cái gì. Thực tại điều về chân lí tối thượng là cái không người nào khác có thể trao nó cho ta. Cũng vậy, ta đã không thể nhận được nó từ ai đó vì im lặng của ta đã không mạnh và không đủ năng lực để nhận nó. Ta đã hỏi trong lời, họ đáp lại trong lời. Lời ai đó đi vào im lặng tuyệt đối, chỉ trong trạng thái đó chân lí mới có thể được khải lộ cho người đó.”
Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.7 Hành vô hành và giáo vô ngôn của người trí huệ