Thị dĩ Thánh nhân
Xử vô vi chi sự,
Vậy nên Thánh nhân.
Dùng vô vi mà xử sự,
Sự tồn tại có tính nhị nguyên. Bất kì cái gì chúng ta làm, cái đối lập cũng bắt đầu xảy ra đồng thời.
Lão Tử đã nói về sự tồn tại trong hai lời kinh đầu. Bây giờ trong lời kinh thứ ba, Lão Tử nói: “Vậy nên thánh nhân dùng vô vi mà xử sự.” Chúng ta sẽ phải đi sâu thêm chút ít để hiểu điều này.
Bây giờ nếu hiền nhân nói với một người rằng ông ấy yêu ông này, ông ấy cho nảy sinh cả hận nữa. Nếu ông ấy nói ông ấy làm việc vì điều thiện của mọi người, nhiều hại cũng sẽ theo sau. Nếu ông ấy nói, “Ta cho ông chân lí”, ông ấy cũng cho phát sinh phi chân lí. Lão Tử đã nói ở chính lúc bắt đầu rằng mọi thứ được tràn đầy với cái đối lập. Bất kì cái gì chúng ta làm, cái đối lập cũng xảy ra ngay lập tức. Không có cách nào thoát khỏi cái đối lập. Chúng ta làm điều này và cho nảy sinh điều khác. Chúng ta cố giữ cái này và chúng ta làm hại cái khác. Nếu chúng ta giữ cái này, chúng ta trở thành nguyên nhân của việc phá huỷ của cái khác.
Tính nhị nguyên này là tinh hoa của mọi sự sống. Cho nên bất kì cái gì chúng ta làm, cái đối lập cũng xảy ra đồng thời. Dù chúng ta biết hay chúng ta không biết, dù chúng ta nhận ra sự kiện này hay không, nhưng không bao giờ có thể – điều đó là không thể được – có chuyện chúng ta cho nảy sinh cái này và cái kia không xảy ra. Do đó Lão Tử nói: “ Vậy nên thánh nhân dùng vô vi mà xử sự.” Nếu họ muốn bạn khoẻ, họ không chủ động đi làm như vậy vì nếu họ làm, họ cho nảy sinh sự không mạnh khoẻ của bạn nữa.
Điều này là khó, rắc rối và sâu.
Nói chung chúng ta nghĩ rằng nếu chúng ta ao ước phát đạt của một người, chúng ta phải chủ động làm việc vì sự thịnh vượng của người đó. Nếu chúng ta ao ước phục vụ người khác, chúng ta phải thực tại phục vụ họ. Nhưng điều Lão Tử giải thích trong lời kinh của ông ấy là ở chỗ khi bạn phục vụ một người, bạn sẽ tạo ra cơ chế làm cho người đó thành nô lệ. Khi bạn yêu một người bạn làm thu xếp để cho nảy sinh ghét hướng tới người đó vì hận được sinh ra vào khoảnh khắc yêu xuất hiện; và ngay khi việc phục vụ được đưa vào hành động, nó trở thành thù địch. Thế thì hiền nhân này làm gì? Ông ấy không hăm hở phục vụ sao?
Nếu ông ấy là hiền nhân, Lão Tử nói, “thánh nhân dùng vô vi mà xử sự.” Ngay cả khi ông ấy yêu, ông ấy không làm cho yêu của mình thành chủ động. Yêu của ông ấy sẽ không bao giờ biểu lộ một cách chủ động. Bỏ hành động sang bên, ông ấy thậm chí sẽ không cho việc diễn đạt cho yêu. Ông ấy không nói nhiều thế về ông ấy yêu, vì ngay khi những lời này được nói ra, tuyến hận thù được hình thành quanh những lời này.
Khi tôi nói với ai đó – ‘Tôi yêu bạn,’ một điều trở nên rõ ràng rằng tôi đã không yêu người đó trước đây. Thế thì sẽ có qui định trong điều kiện nào tôi sẽ yêu và trong điều kiện nào tôi sẽ không yêu hay liệu yêu của tôi sẽ là vô điều kiện hay không. Lời được diễn đạt không bao giờ là vô điều kiện. Thế thì khi tôi nói, ‘Tôi yêu,’ tôi thừa nhận tôi đã không yêu hôm qua. Thế thì cũng sẽ phải được thừa nhận rằng có lẽ ngày mai tôi có thể không yêu.
Quanh hòn đảo nhỏ này của yêu có một đại dương vô biên của không yêu. Thực tại, tuyên bố của tôi không là gì ngoài nỗ lực để bước sang bên khỏi đại dương này. Tôi thắp lên ngọn đèn nhỏ giữa bóng tối bao quanh; và điều kì lạ là chiếc đèn làm cho tính tối nổi bật hơn, rõ ràng hơn, mạnh hơn.
Trong lời kinh quí giá này, Lão Tử nói “Yêu của hiền nhân không phải là yêu chủ động,” thậm chí nói ông ấy yêu là quá nhiều. Yêu của ông ấy không phải là lời tuyên bố nhưng là chính sự tồn tại của ông ấy. Yêu là chính hồn của ông ấy. Đúng hơn, ông ấy là bản thân yêu. Do đó, không thích hợp với ông ấy mà nói rằng ông ấy yêu. Chỗ có ghét, yêu có thể được tuyên bố nhưng người là hoá thân của yêu, làm sao người đó sẽ tuyên bố yêu của mình? Người đó sẽ không bao giờ nói. Người đó cũng sẽ không làm nỗ lực hay chuẩn bị cho thực hiện yêu. Yêu của người đó sẽ là việc biểu lộ im lặng. Nó sẽ là sự hiện diện không được tuyên bố! Sự hiện diện không được khai báo, im lặng và thụ động.
Điều kì diệu nhất về nó là ở chỗ yêu như vậy không tạo ra cái đối lập, cái là ghét, vì cái đã không trở nên chủ động thì không đi vào thế giới của nhị nguyên.
Yêu như vậy là một mình yêu. Yêu như vậy không bao giờ kết thúc vì nó không bắt đầu trong dòng thời gian, nó cũng không kết thúc trong thời gian. Nhưng yêu như vậy là rất khó nhận ra vì chúng ta hiểu lời và không hiểu trong hành động. Nếu một người nói người đó chỉ yêu bạn thế thì chúng ta hiểu. Nếu ai đó trưng ra yêu của người đó thế thì chúng ta hiểu. Nhưng nếu yêu là thụ động, không được biểu lộ, không được tuyên bố, nó không tới từ bên trong việc hiểu của chúng ta. Chúng ta sẽ không nhận ra yêu như vậy khi nó tới con đường của chúng ta. Do đó vấn đề là những người yêu thực của thế giới vẫn còn không được biết tới và không được nhận ra.
Jesus đang đi qua một làng. Ông ấy nghỉ lại dưới một cây. Cây này mọc trong vườn của một gái mãi dâm nổi tiếng thời đó – Magdalene. Cô ấy tình cờ nhìn thấy ông ấy qua cửa sổ ngay khi ông ấy vừa định ra đi. Cô ấy đã thấy nhiều đàn ông nhưng chưa bao giờ thấy một người nào giống ông ấy. Có một cái đẹp thuộc về thân thể này và phai nhoà đi qua thân thiết. Có một cái đẹp – cái đẹp của hồn, cái càng trở nên sâu sắc hơn khi bạn đi tới biết nó. Một cái đẹp là của hình thể, cái đẹp kia là của sự tồn tại. Bản thân cô ấy đã là một trong những người đàn bà đẹp nhất vào thời cô ấy. Các vua thường đợi ở cửa nhà cô ấy. Cô ấy rơi vào yêu Jesus. Cô ấy vội vã tới vườn và chặn Jesus không cho ra đi và đề nghị ông ấy là khách của cô ấy.
Jesus đáp, “Giờ tôi đã nghỉ khoẻ rồi, nếu như bao giờ tôi lại qua đường này lần nữa và tôi mệt, tôi chắc chắn sẽ chấp nhận lời mời của cô. Nhưng giờ là lúc tôi đi.”
Điều đó đã là sỉ nhục lớn cho Magdalene. Khi các vua và hoàng đế trở thành nô lệ của cô ấy từ cái nhìn đầu tiên, cô ấy không thể hình dung được làm sao một thanh niên ăn xin lại có thể vẫn còn không bị tác động một cách sâu sắc bởi sắc đẹp của cô ấy. Jesus nhặt hành lí của mình và chuẩn bị ra đi. “Đây là sự sỉ nhục,” Magdalene nói, “Đây là lần đầu tiên, tôi chưa bao giờ mời bất kì ai. Ông không thể biểu lộ chút ít lòng tốt với tôi bằng việc bước vào nhà tôi trong một hay hai khoảnh khắc sao?” Jesus đáp, “Xin nghĩ cho kĩ đi thưa quí cô: Họ có thực sự yêu cô không, những người tới và tự nhận là yêu cô? Những người đó chưa bao giờ yêu cô. Tôi là người duy nhất có khả năng yêu. Nhưng bây giờ là lúc cho tôi khởi hành.”
Magdalene đã không thể nào hiểu được phát biểu trên của Jesus – rằng một mình ông ấy có khả năng yêu. Trong hàng trăm năm nhiều nỗ lực đã được thực hiện để tìm ra nghĩa đằng sau những lời này. Ông ấy đã ngụ ý gì khi ông ấy nói ông ấy đã là người duy nhất có khả năng yêu? Nếu điều đó là như vậy, tại sao ông ấy đã không bước vào nhà của Magdalene và bày tỏ yêu của ông ấy? Hơn nữa, bản thân phát biểu này là rất vô nhân tính. Jesus đã không nói, “Magdalene tôi yêu cô.” Ông ấy đã nói, “Một mình tôi có khả năng yêu.” Đây không phải là phát biểu hướng tới một người. Nhưng mọi người đã tranh cãi rằng nếu như đó là hơi chút nhỏ nhất của yêu bên trong ông ấy, ông ấy chắc đã làm vừa lòng ao ước của cô ấy và đi vào nhà cô ấy.
Đây là yêu gì, khi Jesus không bao giờ đi qua con đường đó, cũng không nghỉ lại cùng cây đó, cũng không đi vào nhà Magdalene? Cho nên phát biểu này của Jesus đã không bao giờ được chuyển thành hành động, mà nó cũng không là lời tuyên bố hướng tới người nào đó. Thế thì nó ngụ ý cái gì? Nếu bạn hiểu Lão Tử bạn sẽ biết nó ngụ ý gì. Có lẽ Lão Tử có thể đã không nói nhiều về điều này nữa – rằng, ‘Một mình ta có khả năng yêu’. Vì điều này nữa, chắc đã nói quá nhiều rồi. Ngay cả chừng này cũng cho nảy sinh hình thể, hình dạng. Mọi sự được biểu lộ ngay cả bởi chừng này và đi vào dòng thời gian. Lão Tử chắc đã không cho câu trả lời. Ông ấy chắc đã chỉ nhặt gói đồ của mình và bước đi.
Lão Tử nói rằng ngay khi cái gì đó được biểu lộ, cái đối lập lấy việc sinh ra cùng với nó. Điều đó cũng như là tiếng nói vọng lại từ núi. Bạn nói ‘yêu’ ở đây và ghét bắt đầu tụ tập ở kia. Ở phía này bạn nói ‘thương’ và thô bạo tụ tập ở phía kia. Cho nên chính là với bất bạo hành mà có bạo hành. Chúng ta không thể thoát khỏi cái đối lập của bất kì cái gì chúng ta làm.
Do đó, một điều kì lạ xảy ra: chúng ta bị đau khổ bởi chính người chúng ta yêu. Điều này đáng ra phải không như vậy. Nhưng chúng ta thấy rằng yêu tạo ra ghét ngay khi nó được sinh ra và ghét sinh ra đau. Lão Tử nói, “Người biết, người trí huệ, họ biết bí mật này – khi bất kì cái gì được tạo ra trong sự tồn tại, cái đối lập của nó cũng tự động được tạo ra.” Không có cách nào thoát khỏi điều đó. Điều đó không thể khác được. Đây là qui tắc. Thế thì người trí huệ làm gì? Họ cố gắng thế nào? Họ cũng làm các dự liệu cho việc cảm của họ nhưng theo phương pháp của họ, không hành động nào được tham gia vào.
Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.7 Hành vô hành và giáo vô ngôn của người trí huệ