Khó và dễ cùng thành, dài và ngắn cùng hình

Nan Dị tương thành,

Trường Đoản tương hình,

 

Khó và Dễ cùng thành,

Dài và Ngắn cùng hình,

 

Lão Tử nói “Khó và dễ cùng thành – Tính giản dị và tính phức tạp cho sinh ra sự hỗ trợ lẫn nhau.” Nếu bạn đi tới biết rằng bạn là giản dị, thế thì biết chắc chắn bạn đã trở thành phức tạp. Nếu bạn cảm thấy bạn đã trở thành bất bạo hành, biết rằng bạo hành của bạn đã trở nên mạnh và chắc. Nếu bạn cảm thấy bạn đã đạt tới vô dục, biết rằng bạn đã ngã vào vực thẳm của dâm dục. Nếu bạn tuyên bố bạn đã đạt tới Thượng đế, biết rằng bạn đã bỏ lỡ Ngài. Mọi tuyên bố bao giờ cũng dành cho cái đối lập. Và bạn không thể thoát khỏi cái đối lập. Do đó tính giản dị không được tuyên bố. Người là giản dị thì không nhận biết về sự giản dị của mình.

Hiểu điều đó theo cách này: Khi bạn mạnh và khoẻ, bạn không nhận biết chút nào về mạnh khoẻ. Chỉ người ốm nhận biết về khoẻ. Điều này dường như mâu thuẫn nhưng tất cả đều là đúng. Khi bạn tuyệt đối khoẻ, bạn không biết về khoẻ. Khi ốm bệnh gõ cửa bạn, bạn trở thên ý thức về khoẻ. Chỉ người ốm bệnh ý thức về thân thể của họ. Do đó trong Ayurveda, chỉ báo về người khoẻ là việc cảm thấy không có Thượng đế. Người được gọi là khoẻ là người không nhận biết về thân thể của mình. Nếu người đó nhận biết về thân thể, thế thì người đó là ốm. Thực ra, ngay khi bạn trở nên ý thức về phần nào đó của thân thể của bạn, phần đó đang bị ốm. Nếu bạn trở nên nhận biết về bụng, bụng bạn đang bị rối loạn. Nếu bạn trở nên nhận biết về đầu, đầu bạn đang bị đau. Bạn đã bao giờ nhận biết về đầu mà không bị đau đầu không? Nếu bạn nhận biết chút xíu thôi, ốm đang hiện diện trong phần đó. Khoẻ là trạng thái tự nhiên. Nó không phải là nhận biết về bất kì cái gì.

Khi người ta thực sự trở thành giản dị, người ta không nhận biết về sự kiện rằng người ta đã trở thành giản dị. Người đó trở thành giản dị tới mức nếu bất kì ai tới và bảo người đó rằng người đó dường như là người phức tạp, người đó sẵn sàng đồng ý. Người đó đạt tới Thượng đế và được hội nhập nhiều vào Ngài tới mức nếu bất kì người nào bảo người đó rằng người đó chẳng biết gì, người đó sẵn sàng đồng ý. Người đó trở thành bất bạo hành tới mức người đó không ý thức về bất bạo hành của mình, vì ý nghĩ này chỉ có thể tới với người bạo hành.

Theo cùng cách này, vật to và vật nhỏ tạo hình dạng cho nhau. Vật to có vẻ lớn và vật nhỏ có vẻ bé. Vũ trụ dường như khổng lồ và nguyên tử dường như là vật nhỏ; nhưng chính việc kết hợp các nguyên tử hình thành ra vũ trụ. Bỏ các nguyên tử đi và vũ trụ không có ở đâu cả. Bỏ giọt nước và đại dương sẽ không còn nữa, mặc dầu đại dương không biết rằng chính từ giọt nước mà nó được sinh ra. Đại dương không là gì ngoài tuyển tập các giọt nước; và nếu từng giọt nước đi tới hình thành ra đại dương, giọt nước cũng là đại dương thu nhỏ. Giọt nước không thể được mô tả theo bất kì cách nào khác. Cho nên sẽ không sai nếu chúng ta nói rằng giọt nước là đại dương nhỏ và đại dương là giọt nước lớn và điều này là rất gần chân lí.

Cái mà chúng ta gọi là sự mở rộng, cái mà chúng ta gọi là khổng lồ, cái mà chúng ta gọi là vũ trụ đều toàn là nguyên tử. Cho nên cái chúng ta gọi là vũ trụ thì không là gì ngoài nguyên tử, và cái chúng ta gọi là nguyên tử thì cũng là vũ trụ.

“Không có khác biệt giữa thân thể và vũ trụ,” các hiền nhân của Upanishads nói vậy. “Không có khác biệt giữa cái lớn và cái nhỏ; mọi thứ và không cái gì đều là một và cùng một.” Lão Tử nói, “Mọi khác biệt chúng ta ôm giữ đều không là gì nhiều hơn ảo tưởng.”

Nếu chúng ta hỏi nhà khoa học, ông ấy sẽ đồng ý với Lão Tử.

Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng nhiều nhà khoa học trẻ phương Tây bây giờ rất quan tâm tới Lão Tử. Họ đang tranh cãi về khả năng của một khoa học mới đang được tiến hoá trên cơ sở các giáo huấn của Lão Tử. Một nhà tư tưởng và toán học rất lớn đã viết một cuốn sách có tên “Đạo và Khoa học.” Liệu một khoa học mới toàn bộ có thể được tiến hoá ra từ giáo huấn của Lão Tử không?

Điều đó sẽ là vì khoa học của phương Tây mãi tới giờ, đã tiến hoá trên ý thức hệ Hi Lạp, điều chấp nhận ý tưởng tương ứng. Mọi khoa học phương Tây đều theo hướng Aristotle. Nó dựa trên học thuyết của Aristotle. Không có người đối lập nào với Aristotle mà vĩ đại hơn Lão Tử. Ý thức hệ phương Đông là ý thức hệ của Lão Tử trong khi ý thức hệ phương Tây là ý thức hệ của Aristotle.

Nếu chúng ta hiểu khác biệt giữa họ, chúng ta sẽ có khả năng lĩnh hội tốt hơn.

Aristotle nói, “Tối là tối; sáng là sáng. Cả hai là khác nhau và tách rời. Không có điểm gặp gỡ giữa hai điều này.” Và ông ấy nói, “Bằng chứng này không yêu cầu chứng minh.” Thắp sáng đèn và tối tan biến. Tắt đèn đi và không có gì ngoài tối. Do đó, suy ra rằng tối tới trong thiếu vắng sáng và sáng tới trong thiếu vắng của tối. Cho nên Aristotle xác nhận rằng sáng là sáng và tối là tối và hai điều này không bao giờ gặp gỡ ở bất kì đâu. Chủ điểm của ý thức hệ của ông ấy được dựa trên điều này: A là A, B là B và A không thể là B.

Nếu chúng ta muốn giải thích ý thức hệ của Lão Tử trong ngôn ngữ của Aristotle nó sẽ giống thế này: A là A và A cũng là B; và A không thể vẫn là A, nếu không trở thành B. Ý thức hệ của Aristotle là ý thức hệ thể rắn. Ý thức hệ của Lão Tử là ý thức hệ thể lỏng. Lão Tử nói, mọi sự là trong trạng thái lỏng tới mức chúng chảy vào trong cái đối lập và thay đổi. Thung lũng trở thành đỉnh núi và đỉnh núi trở thành thung lũng. Sống trở thành chết và từ chết, sống lại tiến hoá. Tuổi thanh niên đổi thành tuổi già và tuổi già được sinh ra trong trẻ con. Không, tối không là tối và sáng không là sáng. Tối là dạng mờ mờ của sáng và sáng là dạng chói lọi của tối. Lão Tử hay Aristotle – trạng thái quyết định của thế giới ngày nay là như vậy. Cho nên các nhà khoa học của phương Tây nghĩ rằng nếu khoa học được phát minh trên trên cơ sở của ý thức hệ của Lão Tử, nó sẽ có chiều khác toàn bộ. Mãi cho tới giờ, mọi hiểu biết của họ đều dựa trên ý thức hệ Hi Lạp và Aristotle là cha đẻ của ý thức hệ Hi Lạp. Học thuyết của ông ấy đã được phát triển qua một thời kì hai nghìn năm. Aristotle và Einstein là hai móc xích của cùng một dây xích. Logic của họ, cách tư duy của họ là như nhau.

Lão Tử là đối lập tuyệt đối. Nếu Lão Tử trở thành cha của khoa học, nó sẽ là khoa học hoàn toàn khác. Chúng ta không thể hình dung được cái nhìn của nó sẽ là gì.

Hiểu điều đó theo cách này:

Nếu Aristotle là đúng, chúng ta sẽ có khả năng triệt tiêu chết và gìn giữ sống. Chúng ta càng triệt tiêu chết, sống sẽ càng được gìn giữ. Nếu một ngày nào đó chúng ta thành công trong việc triệt tiêu chết hoàn toàn, chúng ta sẽ có khả năng gìn giữ sống tuyệt đối. Sẽ có sống và một mình sống.

Nhưng theo Lão Tử, chính điều đối lập mới hiện hữu. Nếu chúng ta triệt tiêu chết, chúng ta tiêu diệt cả sống nữa. Nếu chết hoàn toàn bị triệt tiêu, sống sẽ không còn nữa. Chúng ta hãy xem xét lại điều này một cách đúng đắn trong hoàn cảnh đang xảy ra ngày nay. Bây giờ điều này là thú vị rằng chúng ta càng tìm ra nhiều cách chữa bệnh cho ốm bệnh của con người, con người càng trở nên ốm bệnh hơn. Mạnh khoẻ của con người đã không được cải thiện bởi tiến bộ của y học.

Vào thời của Lão Tử đã không có nhiều cách chữa bệnh để tranh đấu với bệnh, như cách chữa bệnh ngày nay. Ngay cả ngày nay, người Adivasis trong rừng rậm không có nhiều thuốc để tranh đấu với bệnh; nhưng họ mạnh khoẻ hơn chúng ta nhiều. Bằng chứng về mạnh khoẻ của họ thật đáng ngạc nhiên. Người ta nói rằng ở rừng rậm châu Phi có những người vô văn minh mà vết thương của họ chữa lành trong 48 giờ, không có bất kì điều trị nào! Chiếc rìu rơi vào chân, vết thương lành trong vòng 48 giờ. Các nhà khoa học nói, mạnh khoẻ của họ là không ai vượt qua được. Họ đầy sức sống thế và sức sống này nhanh chóng đổ đầy vào vết thương – không có bất kì điều trị nào hay cách chữa nào mà họ biết. Họ có thể buộc lá lên nó, điều có thể không có nghĩa gì về y học. Người Adivasi hay người trong rừng rậm châu Phi bị bao quanh tứ phía bởi ốm bệnh. Người đó không có phương tiện thuốc men hay nghiên cứu ý tế, vậy mà mạnh khoẻ của người đó là phi thường!

Lão Tử có thể đúng. Ông ấy nói, bạn càng cố xoá ốm bệnh, bạn sẽ càng phá huỷ mạnh khoẻ hơn. Nếu vũ trụ khăng khăng đòi nhị nguyên, nếu bạn bỏ gạch khỏi phía này, gạch đối lập ở phía kia nhất định sụp đổ. Bây giờ các nhà khoa học phương Tây đã bắt đầu chuyên tâm vào Lão Tử vì họ cảm thấy ông ấy có thể đúng.

Có một câu chuyện cổ: Chuyện kể rằng một người già đi theo Lão Tử, ông ấy đã 90 tuổi, bận rộn kéo nước lên từ giếng, cùng với đứa con trai trẻ của ông ấy.

Khổng Tử và Lão Tử là những người đương đại. Có nhiều khác biệt giữa họ như giữa Aristotle và Lão Tử. Do đó, cách nghĩ của Khổng Tử là cách nghĩ của Aristotle. Phương Tây đã tôn vinh Khổng Tử rất nhiều trong 300 năm này. Chỉ bây giờ Lão Tử đang vươn lên trong sự kính mến của họ. Điều này là vì khoa học bây giờ thấy bản thân nó trong tình huống khó khăn kì lạ và bị đối diện với khó khăn lớn.

Tiếp tục câu chuyện của chúng ta: Khổng Tử ngẫu nhiên đi ngang qua. Ông ta thấy một ông già và con trai trẻ của ông ấy, thắng ách cùng nhau kéo nước lên từ giếng. Ông ta tràn đầy lòng từ bi. Ông ta đi tới ông già và nói: “Ông không biết sao, ông bạn hơi ngu này, rằng giờ chúng ta thắng ngựa hay bò để làm việc này? Sao ông làm mệt bản thân ông và cậu trẻ này một cách không cần thiết thế?”

Ông già nói, “Im đi! Xin ông nói khe khẽ thôi để cho con trai tôi không nghe thấy! Tới sau một lúc nữa khi con trai tôi đi ăn trưa.” Khổng Tử lúng túng. Khi anh thanh niên đi rồi, ông ta hỏi ông già này, “Sao ông không để cho con ông nghe điều tôi đã nói?” Ông già đáp, “Tôi đã 90 tuổi rồi và vậy mà tôi vẫn còn mạnh để làm việc bên cạnh thanh niên 30 tuổi. Nếu tôi thuê ngựa để kéo nước, con trai tôi sẽ không có cùng sức mạnh lúc 90 tuổi, như tôi có bây giờ. Cho nên tôi xin ông, đừng nói điều này trước con trai tôi. Đó là vấn đề về mạnh khoẻ của nó. Chúng tôi đã nghe nói điều đó trong thị trấn, ngựa kéo nước từ giếng. Chúng tôi cũng biết rằng có máy móc làm việc này nữa. Nhưng thế thì con trai tôi sẽ làm gì? Điều gì sẽ xảy ra cho mạnh khoẻ của nó, thể trạng của nó?”

Điều chúng ta làm một mặt có hiệu quả tức khắc lên người khác.

Nếu Lão Tử là đúng, kết quả sẽ là tai hại. Chẳng hạn: Chúng ta muốn ngủ ngon. Người ao ước ngủ ngon không thực sự thích nghỉ ngơi. Và người không làm việc quần quật, không thể ngủ say được. Lão Tử nói, “Làm việc và nghỉ ngơi cả hai được thống nhất. Nếu ông ao ước thảnh thơi, làm việc quần quật đi.” Nỗ lực vất vả tới mức thảnh thơi giáng lên bạn. Bây giờ nếu chúng ta nghĩ theo cách thức Aristotle, làm việc và nghỉ ngơi là khác nhau và đối lập. Nếu tôi thích nghỉ ngơi và thoải mái, và ao ước ngủ say, tôi sẽ chỉ ngồi đó cả ngày và không làm gì. Nhưng người nghỉ cả ngày phá huỷ giấc ngủ ban đêm của mình. Nghỉ ngơi phải được thu lấy qua lao động. Bằng không, bạn sẽ phải trải qua đêm mất ngủ.

Điều khác xảy ra là ở chỗ người yêu thích thoải mái, thảnh thơi cả ngày càng làm mất nghỉ ngơi ban đêm của mình. Bây giờ đêm của người đó càng trở nên mất ngủ, người đó càng nghỉ nhiều hơn ngày hôm sau để bù lại cho giấc ngủ bị mất. Thế thì đêm của người đó lại càng trở nên mất ngủ hơn. Thế rồi người đó thấy bản thân mình trong vòng luẩn quẩn, nơi việc nghỉ ngơi trở thành không thể được.

Lão Tử nói: “Nếu ông ước ao nghỉ ngơi, đi theo cách đối lập – làm việc vất vả vào!” Điều này là vì nghỉ ngơi và làm việc là không đối lập nhưng được liên kết, chúng là những kẻ cộng tác. Bạn càng làm việc vất vả, bạn sẽ càng ngủ say. Điều đối lập cũng đúng: bạn càng ngủ ngon, năng lực làm việc của bạn sẽ càng lớn hơn, “Một khi chúng ta hiểu điều này,” Lão Tử nói, “thế thì vấn đề còn lại không là phá huỷ cái đối lập mà là việc dùng nó.”

Aristotle nói, “Tự nhiên gây ra ốm bệnh, cho nên tranh đấu với tự nhiên.” Do đó toàn thể khoa học phương Tây được dựa trên tranh đấu với tự nhiên. Toàn thể ngôn ngữ của nó là về xung đột. Bertrand Russell đã viết một cuốn sách: “Chinh phục tự nhiên”, đó tất cả là trong ngôn ngữ chiến tranh. Lão Tử chắc sẽ cười! Ông ấy chắc sẽ nói, “Các ông chẳng có ý tưởng gì về các ông là một phần của tự nhiên. Làm sao các ông sẽ thắng?” Cái gì sẽ xảy ra nếu tay tôi bắt đầu chinh phục tôi; nếu chân tôi ước muốn đánh bại tôi? Điều đó sẽ là ngu xuẩn rành rành. Lão Tử nói, “Tự nhiên không thể bị chinh phục vì bản thân ông là tự nhiên.” Người bắt đầu lao vào tranh đấu với tự nhiên chính là một phần tích hợp của bản thân tự nhiên và do vậy người đó chỉ thành công trong việc tạo ra căng thẳng và rối loạn bên trong cái ngã riêng của người đó. Sống trong tự nhiên đi, đừng cố chinh phục nó. Đừng tranh đấu với tự nhiên để biết các bí mật của nó. Yêu nó, được hấp thu trong nó và nó sẽ khải lộ mọi điều huyền bí của nó.

Nếu cấu trúc của khoa học được dựa trên Lão Tử, nó sẽ là khoa học khác toàn bộ. Ngôn ngữ của nó sẽ là ngôn ngữ của cộng tác, chỉ thế thì chúng ta có thể nghĩ theo chiều khác. Người nghĩ dưới dạng xung đột, logic của người đó bao giờ cũng là A là A và B là B và nếu bạn muốn đạt tới A, bạn phải phá huỷ B, A chỉ tăng lên nếu B bị giảm đi. Cho nên theo ông ấy, nếu bạn muốn mạnh khoẻ, tranh đấu với ốm bệnh. Xoá bỏ ốm bệnh để thúc đẩy mạnh khoẻ hơn.

Tôi đã đọc hồi kí của Rothschilde trong đó ông ấy viết rằng ông ấy đã lắp máy điều hoà không khí cho toàn thể nhà của ông ấy – thậm chí cả hành lang! Khi ông ấy về tới nhà trong xe hơi có điều hoà không khí từ văn phòng có điều hoà không khí, cửa hành lang tự động mở và ông ấy bước thẳng vào trong nhà của ông ấy.

Thế rồi dần dần Rothschilde thấy bản thân ông ấy bị rất nhiều bệnh. Bác sĩ của ông ấy khuyên ông ấy ngồi trong bồn tắm nước nóng hai giờ hàng ngày. Thế là ông ấy ngồi trong bồn tắm và tự mình toát mồ hôi ra. Thế rồi ông ấy nhận ra điều ông ấy đã làm! Bằng việc sống trong môi trường bao quanh có điều hoà không khí hai mươi bốn tiếng ông ấy đã ngăn cản thân thể khỏi toát mồ hôi. Bằng việc ngồi trong bồn tắm thân thể ông ấy toát mồ hồi và ông ấy cảm thấy nóng, thế rồi ông ấy lại đi sang phòng có điều hoà và làm mát bản thân ông ấy! Thế rồi khi ông ấy trở nên lạnh hơn và không thể vã mồ hôi, ông ấy ngã bệnh. Bản thân ông ấy ngạc nhiên về điều ông ấy đã làm! Ngôn ngữ của xung đột là tới mức nó đặt chúng ta vào trong phiền phức và lúng túng.

Lão Tử nói, “Cái mà chúng ta coi là đảo ngược và mâu thuẫn, thực tại là không như vậy.” Nếu bạn ước ao tận hưởng lạnh, bạn không thể làm như vậy mà không tận hưởng mặt trời. Điều này có thể dường như mâu thuẫn nhưng tôi nói, Lão Tử là đúng. Lạnh không thể được tận hưởng mà không có nóng và người đã không tận hưởng vui thú của vã mồ hôi, thì không có năng lực tận hưởng thời tiết lạnh, vì thế thì nó sẽ trở thành ốm cho người đó. Người đã có vui thú về mồ hôi chảy xuống mặt mình, một mình người đó có thể tận hưởng cái mát mẻ của cái lạnh. Thực tại, người không biết trời là nóng, thì không thể biết mát mẻ là gì. Điều này không đối lập với nhau, điều này là được kết hợp. Nó là liên minh của cả hai, cái tạo nên giai điệu của sự sống.

 

Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.6 Nhạc của nốt đối lập