Khác biệt nền tảng giữa tư duy đạo đức và tư duy tôn giáo là một mình điều này. Tư duy đạo đức bao giờ cũng chẻ sự sống ra làm đôi. Nó khinh bỉ cái này và ca ngợi cái kia. Cái mà nó ca ngợi, nó tôn vinh và khuyến khích; cái mà nó khinh bỉ, nó sỉ nhục và hạ nhục. Bạn đã bao giờ cân nhắc bí mật gì đằng sau chiến lược này không? Bí mật gì đằng sau toàn thể kinh sách đạo đức này? Nó là bản ngã.
Chúng ta nói kẻ cắp là xấu, anh ta là thấp kém, hèn hạ, đáng khinh. Khi chúng ta nói điều này, chúng ta đang nói cho bản ngã của mọi người rằng nếu bạn bị bắt khi ăn cắp bạn sẽ mất mọi danh tiếng của bạn, bạn sẽ bị sỉ nhục, bạn sẽ trở thành vô giá trị; mọi người sẽ nhìn xuống khinh bạn. Nếu bạn không ăn cắp, bạn sẽ được kính trọng, mọi người sẽ tán dương bạn, đeo vòng hoa cho bạn, kính trọng bạn; bạn sẽ có được vinh quanh không chỉ trong thế giới này mà còn cả trong thế giới tiếp. Nếu bạn làm điều ác, bạn sẽ chết mòn trong địa ngục, trong tội lỗi và dặt dẹo. Chúng ta thực tại đang làm cái gì bởi điều này? Chúng ta làm tổn thương bản ngã của người xấu và làm thoả mãn bản ngã của người tốt. Chúng ta đang dạy mọi người rằng nếu bạn muốn bản ngã của bạn đạt tới sự hoàn thành, là người tốt đi. Nếu bạn là người xấu, bản ngã của bạn sẽ chịu khổ.
Toàn thể khuôn khổ của đạo lí đứng trên bản ngã. Bây giờ sự kiện kì lạ xuất hiện cho chúng ta là làm sao kinh sách đạo đức có thể đứng trên bản ngã! Cái gì có thể là vô đạo đức hơn bản ngã? Nhưng chính sự kiện là bản ngã là cơ sở của mọi đạo lí. Khi Lão Tử nói điều này, ông ấy kéo đổ toàn thể khuôn khổ của đạo lí. Ông ấy nói, “Chúng ta không chấp nhận thiện và ác, chúng ta không chấp nhận tội lỗi và đức hạnh. Chúng ta ao ước trạng thái của tâm trí mà không có ý tưởng về nhị nguyên.” Nhưng không có sự tồn tại của bản ngã. Tôn giáo là trạng thái không bản ngã trong khi đạo lí đứng trên nền tảng của bản ngã.
Toàn thể cuộc đời chúng ta, mọi lời mở đầu của chúng ngay từ thời thơ ấu tới tuổi già, là xoay quanh bản ngã. Chúng ta nói với con cái của chúng ta, “Phải đứng đầu lớp nếu con không muốn bị hổ thẹn. Đứng đầu, được điểm tốt và con sẽ được vinh dự, bằng không con sẽ bị xếp hạng dưới.” Thế rồi cùng trò chơi này tiếp tục tới tuổi già. Chúng ta nói với các con đã lớn của chúng ta rằng nếu chúng thực hiện những hành vi thiện, việc xếp hạng của chúng sẽ là cao và chúng sẽ đạt tới cõi trời. Nếu không, chúng sẽ sa ngã trong con mắt của người khác và sẽ đi xuống địa ngục. Chúng sẽ chẳng có tên tuổi gì trong thế giới này và thế giới tiếp. Xin lưu ý về sức ép toàn lên cái tên.
Đạo lí được dựa trên bản ngã do đó không thể nào là đức hạnh. Xem như kết quả, vô đạo đức lan rộng tới chính rễ của thể chế đạo lí. Mọi người láu lỉnh đều khắc khoải để trưng ra đức hạnh của mình thay vì là đức hạnh, vì điều thực là thu được cái tên, thu được sự kính trọng và tự hào. Điều mọi người sẽ nói là tất cả mọi thứ thành vấn đề.
Nếu tôi là kẻ cắp nhưng không bị bắt trong hành động, tôi không là kẻ cắp. Đạo lí chỉ nhấn mạnh rằng bạn phải không là xấu trong con mắt của người khác, dù mọi người gọi bạn là ác hay Thượng đế gọi bạn là ác, điều đó không tạo ra khác biệt. Nếu mọi người gọi tôi là xấu, tôi cảm thấy bị xúc phạm nhưng nếu tôi ăn cắp và không bị bắt, thế thì tôi ăn cắp và tôi cứu bản ngã của tôi nữa. Thế thì cái hại ở đâu? Cho nên đạo lí chung cuộc chứng tỏ chỉ là giả dối. Những người láu lỉnh và khéo léo hơn, tìm ra các cách thức láu lỉnh và vô đạo đức trong khi vẫn trưng ra đức hạnh cho thế giới. Họ có vẻ là điều mà họ không là vậy.
Lão Tử nói: “Chúng ta không tin vào đạo lí như vậy.”
Khi Upanishads lần đầu tiên đạt tới thế giới phương Tây, mọi người đã rất quan tâm; vì Upanishads là rất gần với Lão Tử. Không có chỗ nào trong chúng được nhắc tới rằng người phải không ăn cắp, rằng người phải không bạo hành. Phương Tây quen thuộc chỉ với Mười lời răn, điều nói – Không ngoại tình, không ăn cắp, không dối trá v.v. Do đó khi Upanishads được dịch ra, khi Đạo đức kinh của Lão Tử lần đầu tiên được dịch ra tiếng Anh, người phương Tây nghĩ những người phương Đông là vô đạo đức. Các hiền nhân của họ là như vậy sao? Họ không thốt ra một chân lí nào của tôn giáo! Nghĩa vụ của tôn giáo là dạy cho con người không ăn cắp, là thực thà, không dối trá – điều chẳng có chỗ nào trong các giáo huấn của những người này! Đây là loại kinh sách gì vậy? – Họ đã tự hỏi. Tác động ban đầu của trí huệ của phương Đông, phương Tây đã kết án nó là vô đạo đức. Nhưng khi họ đi sâu hơn và việc hiểu của họ tăng lên, họ đã nhận ra nó đã không phải là vô đạo đức. Ngược lại, họ phải phát minh ra một phân loại mới – phân loại thứ ba về đạo lí. Ba phân loại là: vô đạo đức, đạo đức và siêu đạo đức. Dần dần họ bắt đầu hiểu rằng những kinh sách này không đạo lí cũng không phi đạo lí, thay vì thế, chúng không nói về đạo đức chút nào! Chúng đang cố bộc lộ ra điều huyền bí đi bên ngoài mọi đạo lí. Bây giờ họ thừa nhận rằng đây là những kinh sách tôn giáo thực.
Chính một sự kiện thú vị là người vô thần cũng có thể là người đạo đức. Mà thường hơn cả là người đó nhiều phần là người đạo đức hơn người vô thần. Đạo đức của người vô thần là cái bục mặc cả của người đó. Người đó hi vọng đạt tới cõi trời, việc sinh tốt hơn, bằng đức hạnh của người đó. Người đó biết rằng bằng việc trải qua vài gian khó ở đây, người đó sẽ có được nhiều hạnh phúc hơn về sau. Và tính đạo đức của người vô thần là thuần đạo đức. Không có mặc cả, vì người đó không tin vào việc sống sau chết.
Người vô thần biết rằng người có hành vi đức hạnh chết và trở về với cát bụi và người là ác, cũng gặp cùng số phận đó. Không có thưởng và phạt. Cho dù có, người vô thần là đức hạnh, quan niệm vô thần của người đó là xứng đáng hơn bất kì quan niệm hữu thần nào; và đạo đức của người đó là đích thực hơn vì không có dự tính, không có mong đợi đằng sau nó. Người đó không mong đợi thưởng vì hành động thiện vì không có Thượng đế để thưởng cho người đó; với người đó không có qui tắc của hành động là việc tự thưởng, không có vận may, không có việc sinh mới. Với người đó cuộc sống này là cuối cùng. Dù tôi nói chân lí hay tôi nói dối trá, một ngày nào đó tôi sẽ biến thành cát bụi tất cả như nhau. Nếu người vô thần trở nên đức hạnh, đạo đức của người đó là sâu hơn nhiều so với đạo đức của người hữu thần. Và điều này là có thể vì không khó cho người vô thần là có đạo lí nhưng người đó không thể có tính tôn giáo.
Người hữu thần chỉ là người đạo đức, là người sa ngã hơn người vô thần. Nếu người hữu thần có tính tôn giáo, chỉ thế thì quan niệm hữu thần của người đó là có giá trị; bằng không quan niệm hữu thần của người đó là thấp hơn đạo lí của người vô thần. Người đó đang làm cái gì đó để đạt tới cái gì đó. Nếu người hữu thần đi tới biết rằng không có Thượng đế, rằng không có cái gì sau sinh, đạo lí của người đó sẽ dao động và sụp đổ. Nếu người đó được bảo cho biết rằng luật là bị đảo ngược và rằng người nói chân lí đi xuống địa ngục và người nói dối, đi lên cõi trời, người đó sẽ mau lẹ bắt đầu nói dối.
Nhưng với người vô thần, sẽ không tạo ra khác biệt gì dù Thượng đế của bạn hiện hữu hay không, hay liệu cõi trời và địa ngục thay đổi vì người đó không phụ thuộc vào chúng. Người đó không đức hạnh nhờ vào chúng. Nếu người đó là đúng, người đó là vậy, vì người đó hài lòng là vậy. Lập luận của người đó cho người đó biết là đúng và người đó là vậy – không có động cơ khác đằng sau nó. Người đó thấy bản thân mình chân thành và an bình hơn bằng việc là đức hạnh – và do vậy người đó là đức hạnh. Người hữu thần là người hữu thần chỉ nếu người đó có tính tôn giáo và không bởi việc là đức hạnh. Người đạo đức có thể trở thành người vô thần và vậy mà là tốt hơn người hữu thần.
Lão Tử đang làm sâu sắc cho lời kinh nền tảng của quan niệm hữu thần. Ông ấy nói, “Không phân chia sự tồn tại thành các cái đối lập. Ở bên ngoài chúng.” Tâm trí chúng ta bị trói bởi đạo lí sẽ bị mắc vào sợ, và thế thì chắc chắn chúng ta sẽ trở thành vô đạo đức! Ý nghĩ đầu tiên tới với tâm trí khi nghe Lão Tử là: Nếu chúng ta đi ra ngoài cả hai thế thì sao không ăn cắp? Chúng ta cảm thấy, nếu chúng ta bỏ cả hai, thế giới sẽ trở thành ác, vì chúng ta biết chúng ta là thiện chỉ trên bề mặt. Bên trong của chúng ta bị chất đầy với ác. Ngay cả nếu chúng ta thảnh thơi hơi chút thôi, cái thiện bề mặt sẽ vỡ ra và cái ác sẽ tràn ra ngoài. Đây là sợ thực bên trong tất cả chúng ta.
Nhưng Lão Tử nói: “Người sẵn sàng đi ra ngoài thiện sẽ không bao giờ sẵn sàng rơi vào trong ác.” Người thậm chí sẵn sàng bỏ thiện, làm sao bạn sẽ tống người đó vào trong ác? Thực sự, bản ngã là nguyên nhân cho việc sa ngã vào ác của con người. Chúng ta đã làm cho bản ngã của mình thành bàn đạp đi vào trong thiện và đây là chính nguyên nhân của việc sa ngã của chúng ta vào trong ác.
Lão Tử nói: “Người thậm chí không hăm hở vươn lên cái thiện, sẽ không được chuẩn bị để đi ngay cả vào trong cái ác. Và người hăm hở vươn lên trong cái thiện bao giờ cũng bị cám dỗ vào trong cái ác.” Nếu người đó cảm thấy rằng cái ác là kết quả hơn cái thiện, rằng bản ngã của người đó có thể được thoả mãn nhiều hơn bởi nó, người đó sẽ mau lẹ đi vào trong cái ác, vì đó là kết quả người đó theo đuổi chứ không phải đạo lí. Nếu người đó ôm lấy cái thiện điều đó là để thoả mãn cho bản ngã của người đó; nếu người đó ôm lấy cái ác điều đó chỉ dành cho bản ngã của người đó. Lão Tử nói: “Người đi ra ngoài cả tốt và xấu, với người đó không có trù liệu gì để vươn lên và không có cách nào để sa ngã.” Người đó không trèo lên các đỉnh cao và không ngã vào vực thẳm. Người đó sống trên bình diện bằng và phẳng của sự tồn tại. Mức độ bằng phẳng này của sự tồn tại được gọi là ‘rit’ hay ‘Đạo‘, nơi người đó không đi một li lên hay xuống. Mức độ bằng phẳng này của sự tồn tại được gọi là tôn giáo.
Cho nên Lão Tử trong lời kinh vô giá này nói: “Ta không nói cho ông, tránh xa cái ác; ta không nói cho ông ôm giữ cái thiện. Điều ta nói là, hiểu rằng thiện và ác là hai cái tên của cùng một điều. Nhận ra rằng chúng là những việc xảy ra được kết hợp chặt chẽ cả hai. Khi ông nhận ra chúng là như vậy, ông sẽ đi ra ngoài chúng.”
Chúng ta hãy cố hiểu điều này theo cách khác.
Bạn đang đứng bên cạnh một đoá hoa. Có cần nói nó là đẹp không? Có cần nói nó là xấu không? Và phát biểu của bạn có mang lại thay đổi trong hoa không? Hoa không bị ảnh hưởng chút nào bởi nhận xét của bạn. Khi bạn nói hoa là đẹp đó là cách đối xử riêng của bạn hướng tới hoa cái gây ra thay đổi. Nếu bạn gọi nó là xấu, đó lại là cách đối xử riêng của bạn hướng tới nó, cái gây ra thay đổi. Nhận xét của bạn mang tới thay đổi không trong hoa nhưng trong bạn.
Tiêu chí về đẹp là gì? Chúng ta sử dụng thước đo nào để đo cái đẹp của hoa? Đó là câu hỏi khó trả lời. Ở chiều rất sâu của phát biểu của bạn có lí do để gọi hoa là đẹp và điều đó là vậy – vì bạn nghĩ vậy. Nhưng ưa thích của bạn có phải là qui tắc về cái đẹp không? Cơ sở gì nằm đằng sau việc gọi một vật là xấu? Nó là vậy, rằng bạn nghĩ là vậy. Nhưng cái không thích của bạn có là qui tắc do tự nhiên đặt ra không, rằng một vật là xấu vì bạn không thích nó? Cái thích và không thích của bạn biểu lộ điều gì? Nó chỉ ra mọi điều về bạn và chẳng nói gì về hoa; vì đứng gần cũng hoa đó, tôi có thể làm cho cái thích và không thích của tôi được biết tới. Hoa vẫn còn là như vậy, dù ai đó gọi nó là đẹp hay xấu; hay dù không nhận xét nào được đưa ra, hoa vẫn còn là hoa vậy thôi. Để cả nghìn người làm cả nghìn nhận xét, hoa vẫn còn là cùng hoa vậy.
Thế thì những nhận xét này nói cho chúng ta về cái gì – về hoa hay về người đưa ra những nhận xét này?
Nếu chúng ta hiểu rõ, chúng ta sẽ biết rằng mọi phát biểu đều cho chúng ta biết về người nói. Bây giờ chẳng hạn lấy phát biểu này “Hoa này là đẹp.” Điều tôi thực sự ngụ ý để truyền đạt là ở chỗ tôi là người như vậy, người thấy hoa này là đẹp. Bây giờ không bắt buộc là hoa này sẽ vẫn có vẻ đẹp với tôi vào buổi tối. Nó có thể dường như là xấu với tôi vào buổi tối. Thế thì tôi sẽ phải nói, “Bây giờ tôi đã trở thành người như vậy, người thấy hoa này là xấu.” Những việc cảm về đẹp hay xấu này là khách quan hay chủ quan? Chúng có là những cảm giác bản chất của riêng chúng ta hay là hình thể thực tại của các vật? Chúng là gì? Chúng là các cảm giác và phản xạ tâm trí của chúng ta.
Áp đặt những hình ảnh tâm trí của bạn lên hoa là không công bằng. Bạn là ai mà làm như vậy? Bạn có quyền gì? Không ai có bất kì quyền gì. Nhưng mọi người trong chúng ta vẫn áp đặt lên bản thân chúng ta. Đứng bên cạnh hoa một ngày nào đó đi. Đứng tĩnh lặng và yên tĩnh. Lưu ý tới thói quen của của bạn về phát biểu mọi thứ. Dừng phán xét của bạn lại – hoa ở phía này, bạn ở phía kia – để không có phán xét về đẹp hay xấu của hoa.
Trong vài ngày bạn sẽ thấy rằng cái ngày mà không có ước định, không có phán xét giữa bạn và hoa, bạn sẽ trải nghiệm cái đẹp mới toàn thể của hoa, cái ở bên ngoài đẹp và xấu. Sẽ có sự bộc lộ mới hoàn toàn của hoa trước bạn. Ngày đó sẽ không có tưởng tượng tâm trí hay thích và không thích giữa bạn và hoa. Chỉ hoa sẽ hiện hữu – nở hoa trong sự hoàn hảo của nó.
Và khi hoa nở trong sự hoàn hảo tuyệt đối của nó và không có can nhiễu của hình ảnh tâm trí của bạn, thế thì nó có mọi cái đẹp của riêng nó, cái siêu việt lên trên cả đẹp và xấu. Nhớ, tôi nói, nó có mọi cái đẹp của riêng nó, cái ở bên ngoài quan niệm của chúng ta.
Lão Tử nói: “Một mình cái đó chúng ta gọi là là đẹp nơi xấu không có sự tồn tại.” Nhưng thế thì không có dấu hiệu nào của cái đẹp mà chúng ta biết. Bạn đang đi dọc đường và cành cây rơi vào bạn. Bạn không nói cây đã làm sai, rằng cây là xấu, nó đã bạo hành; rằng điều đó được ngụ ý làm hại bạn và bạn sẽ trả thù nó! Không, bạn không nói điều như vậy. Thực ra bạn không làm quyết định ủng hộ hay chống lại cây. Bạn đi qua mà không phát xét chống lại nó. Và sự vụ này không quấy rối giấc ngủ ban đêm của bạn, mà bạn cũng không trải qua nhiều ngày và tháng nghĩ cách trả thù. Và mọi điều này là vì bạn đã không làm quyết định liệu cây đã hành xử tốt hay ngược lại. Không những thế, bạn thậm chí đã không nghĩ cây đã làm bất kì cái gì với bạn. Đó đã là chuyện trùng hợp ngẫu nhiên mà cành rơi khi bạn đi qua dưới cây. Bạn không trách cây.
Nhưng nếu một người đánh bạn bằng chiếc gậy hay – điều đó vẫn là cớ có thể cho chiếc gậy gây ra tổn thương – nếu một người sỉ nhục bạn, tâm trí lập tức làm quyết định ủng hộ hay chống lại người này. Làm sao lời đơn thuần có thể làm tổn thương người ta? Nhưng ngay lập tức người đó quyết định trả thù và ý nghĩ này bắt giữ tâm trí. Bây giờ sẽ có những hình ảnh được hình thành quanh những lời chửi rủa và điều này có thể tiếp diễn hàng tháng và hàng năm, không những thế mà còn cả đời! Nhưng tất cả nó bắt đầu ở đâu? Nó đã bắt đầu với sự sỉ nhục của người này hay nó đã bắt đầu từ quyết định của bạn – điều đó cần được hiểu.
Nếu bạn đã không làm quyết định và đã nói rằng đó là vấn đề trùng hợp ngẫu nhiên mà bạn đã đi qua và việc sỉ nhục đã xảy ra để buột ra từ môi của người này, hệt như bạn đã ngẫu nhiên đi qua và cành cây rơi xuống thì sao? Nếu thực ra chúng ta không làm quyết định và coi nó chỉ là việc trùng hợp ngẫu nhiên, lo âu liệu có hình thành bên trong chúng ta không? Thế thì việc sỉ nhục này có thể trở thành vết thương bên trong chúng ta không? Thế thì chúng ta có phải phí thời gian quí giá của chúng ta khi bịa ra việc sỉ nhục tươi mới để trả đũa không? Không chuyện này chắc đã kết thúc ở đó và ngay tại đó. Chúng ta không làm quyết định về đúng hay sai. Nó đã là sự kiện, chúng ta đã biết nó là như vậy và đi tiếp! Lão Tử nói điều này tương ứng theo ông ấy – là thiện.
Bây giờ nhớ, có những khác biệt rất vi tế. Bây giờ Jesus nói, “Nếu người ta tát ông vào má phải, chìa má trái của ông ra.” Lão Tử nói, “Không làm điều đó.” Vì theo Lão Tử, khi bạn chìa má trái ra, bạn sẽ làm quyết định và bạn đã phản ứng! Đồng ý rằng bạn đã không sỉ nhục nhưng bạn đã đáp trả lại bằng việc chìa má kia ra! Jesus nói, “Yêu kẻ thù của ông.” Lão Tử nói, “Đừng.” Vì khi bạn biểu lộ tình yêu hướng tới kẻ thù của bạn, bạn chấp nhận người đó là kẻ thù.
Giải thích của Lão Tử là rất, rất siêu việt. Lão Tử nói, “Yêu kẻ thù là biết người đó như kẻ thù.” Thế thì dù bạn sỉ nhục hay biểu lộ hận thù hay tình yêu công khai, đây là những điều phụ. Một điều trở nên rõ ràng bởi hành động này là kẻ thù vẫn còn là kẻ thù.
Có một sự vụ trong đời của Nasruddin là một hôm anh ta tát em trai của anh ta. Bố anh ta quở trách anh ta, nói, “Nasruddin, mới hôm qua con đã đọc ‘Người ta phải yêu ngay cả kẻ thù của người ta!'” Nasruddin đáp, “Điều đó là đúng bố ạ, nhưng nó không phải là kẻ thù, nó là em con.”
“Chấp nhận kẻ thù” Lão Tử nói, “Và quyết định được thực hiện.” Thế rồi ông ấy nói, “Ông đồng ý rằng người này đã làm sai và do đó người này sẽ được trả lời không phải bởi điều ác mà bởi điều thiện.”
Jesus nói, “Đáp lại điều ác bằng việc cho điều thiện.” Nhưng sự kiện vẫn còn lại là bạn đã quyết định phẩm chất của hành động này là xấu. Thế thì nếu chúng ta phản ứng lại điều này bằng điều thiện, nó sẽ là hành động đúng nhưng không phải là hành động tôn giáo. Lão Tử nói, “Không trả lời! vì ông không làm quyết định về việc xảy ra.” Vấn đề kết thúc ở đó. Bạn từ chối nghĩ ra ngoài điều này. Bạn không cho phép bất kì ý nghĩ nào về sự vụ này nảy sinh bên trong bạn. Người đó đã tát bạn, vấn đề được kết thúc ở đó, việc xảy ra đã kết thúc. Bạn không bắt đầu bất kì cái gì bên trong bản thân bạn với sự vụ này. Bạn không nghĩ liệu anh ta là sai hay đúng, liệu anh ta là bạn hay thù. Anh ta là ai, bạn phải làm gì, bạn phải không làm gì – bạn không bắt đầu suy nghĩ bên trong tâm trí của bạn. Sự vụ này được kết thúc, cánh cửa được đóng lại, chương này hết rồi. Bạn gọi nó là chỗ kết thúc, bạn không kéo nó đi xa hơn trong tâm trí của bạn. “Thế thì,” Lão Tử nói, “ông có tính tôn giáo.” Nếu bạn nói ngay cả chừng này thôi, “Điều này đáng phải không xảy ra, giờ tôi sẽ làm gì?” Thế thì bạn sẽ bỏ lỡ. Làm khác biệt là rơi khỏi tôn giáo. Quyết định mang tới việc rơi ra khỏi tôn giáo.
Toàn thể nỗ lực của Lão Tử là để đánh thức bạn tới thói quen ở chỗ sâu nhất của tâm trí về việc bẻ mọi thứ thành đôi. Bạn phải thức tỉnh rộng trước khi tâm trí bẻ một thứ thành đôi; vì một khi nó thành công trong việc bẻ một thứ, sẽ khó cho bạn bước ra khỏi vòng tròn này. Cho nên thức dậy và không để tâm trí bắt gặo bạn đang lơ đễnh!
Đây là lí do tại sao Lão Tử nêu ra câu hỏi về đẹp và thiện. Một mình hai điều này là khác biệt nền tảng. Mọi khả năng phán đoán của chúng ta về thẩm mĩ đứng trên những khác biệt về đẹp. Toàn thể các nguyên lí đạo lí của chúng ta đứng trên các khác biệt về thiện và ác. Lão Tử nói, “Tôn giáo không ở bên trong những điều này, tôn giáo ở bên ngoài những điều này – yêu được-không yêu được, ham muốn được-không ham muốn được, đẹp-xấu, thiện-ác, có triển vọng-vô triển vọng – bên ngoài mọi khác biệt này là tôn giáo.”
Lão Tử sẽ không bao giờ nói, “Tha thứ là thiêng liêng.” Ông ấy sẽ nói, “Ông tha thứ, cho nên ông đã thừa nhận việc dâng lên của giận.” Không, khi giận hay tha thứ nảy sinh bên trong bạn, tỉnh táo và quan sát rằng phần đối ngược của nhị nguyên này đang nảy sinh bên trong bạn. Do đó, chúng ta không thể gọi Lão Tử là việc tha thứ. Nếu chúng ta hỏi Lão Tử “Ông có tha thứ cho mọi người không?” Ông ấy sẽ đáp “Ta không bao giờ giận bất kì ai.” Nếu ai đó sỉ nhục Lão Tử, ông ấy sẽ không nói gì chỉ cứ đi theo cách của ông ấy. Chúng ta có thể nghĩ ông ấy đã tha thứ cho người này nhưng chúng ta lầm. Lão Tử không giận người này cho nên vấn đề về tha thứ không nảy sinh. Tha thứ là có thể chỉ khi giận tới và một khi giận tới, tha thứ ở đâu? Điều đó đơn thuần là cái che đậy, cách ăn mặc để che giấu vết thương. Lão Tử nói, “Ta đã không nổi giận ngay khoảnh khắc đầu tiên, cho nên ta không phải trải qua phiền phức của việc tha thứ. Đó là bước thứ hai ta sẽ phải lấy nếu ta đã giận.”
Nhấn mạnh đầy đủ của Lão Tử là vào tỉnh táo hướng tới các cặp đối lập. Người ta phải tỉnh táo và có tính quan sát trước khi chúng nảy sinh để cho người ta vẫn còn vô tư lự và không thiên vị. Không đi vào trong rối loạn của nhị nguyên.
Từ “Con đường Đạo”, T.1, Ch.5 Tự do khỏi biến thiên tương tự – cái đẹp và cái thiện